Congvien_it
Moderator
Giải thể đội tuyển Võ cổ truyền Đà Nẵng: Vì sao?
Những ngày qua, Ban huấn luyên (BHL) và 17 vận động viên (VĐV) đội tuyển (ĐT) Quyền bộ môn Võ cổ truyền TP Đà Nẵng rất buồn và hoang mang về việc bị Trung tâm Huấn luyện và Đào tạo VĐV Đà Nẵng (TTHL&ĐTVĐV) ký quyết định chấm dứt hợp đồng thi đấu. Xung quanh sự việc này, Phóng viên Báo Công an TP Đà Nẵng đã vào cuộc tìm hiểu các bên liên quan.
Đón đọc những tin tức mới nhất về Đà Nẵng tại Tin Đà Nẵng
Về quyết định thôi đào tạo VĐV chuyên nghiệp đối với ĐT Quyền, Giám đốc TTHL&ĐTVĐV TP Đà Nẵng, ông Đặng Đông Hải nêu rõ lý do: vì VĐV không đảm bảo yêu cầu chuyên môn. Nhưng theo võ sư Nguyễn Hùng - HLV bộ môn võ thuật cổ truyền - Quyền Đà Nẵng, lý do này không thuyết phục. Bởi, tính từ khi thành lập và thi đấu đến nay (từ năm 2003-2012), năm nào đội quyền cũng đạt huy chương ở cấp khu vực và toàn quốc. Cụ thể: 2003 (1HCĐ giải VĐQG), 2004 (1HCĐ giải trẻ QG), 2005 (4HCĐ trẻ và 1HCĐ VĐQG), 2006 (1HCV, 1HCĐ VĐQG), 2007 (1HCV trẻ, 1 HCB VĐQG), 2008 (2HCĐ trẻ, 1 HCĐ VĐQG), 2009 (1HCĐ trẻ, 1 HCĐ VĐQG), 2010 (2HCB, 2HCĐ trẻ, 7HCV Hội thi 1.000 năm Thăng Long), 2011 (2HCĐ trẻ, 2HCB, 3HCĐ VĐQG), 2012 (9HCV, 4HCB, 4HCĐ Vô địch duyên hải miền Trung; 4HCĐ trẻ, 3HCB, 7HCĐ giải QĐND Việt Nam). Dự kiến Đại hội TDTT toàn quốc năm 2014, ĐT Quyền đăng ký chỉ tiêu 1 HCV, 1HCB và 1 HCĐ nhưng đến nay thì bị giải tán.
Trong đơn khiếu nại và xin cứu xét gửi đến lãnh đạo các cấp, võ sư Nguyễn Hùng trình bày, ĐT Quyền hiện chỉ có 1 HLV, 4 VĐV chuyên nghiệp và 12 VĐV bán chuyên nghiệp. Mỗi tháng, HLV và 4 VĐV chuyên nghiệp được TTHL&ĐTVĐV ký hợp đồng trả lương 5 triệu đồng, còn 12 VĐV bán chuyên nghiệp chỉ được hỗ trợ 750.000 đồng/tháng. Với mức đầu tư kinh phí không lớn nhưng thành tích ĐT Quyền mang lại cho thể thao Đà Nẵng là không nhỏ. Thêm nữa, theo quy định, nếu giải tán nội dung quyền thì khi tham gia giải, cho dù ĐT Đối kháng có đạt bao nhiêu huy chương đi nữa thì cũng không được tính vị trí toàn đoàn. Chính vì vậy mà hiện nay trên cả nước có tới 22 tỉnh, thành, ngành duy trì ĐT Quyền.
Theo ông Nguyễn Trọng Thao - Trưởng Phòng nghiệp vụ Sở VH-TT&DL TP Đà Nẵng, Tổng thư ký Liên đoàn võ thuật cổ truyền TP Đà Nẵng, việc xóa bỏ ĐT Quyền là điều không nên. Thứ nhất, võ cổ truyền Đà Nẵng có bề dày truyền thống từ lâu đời, hiện toàn thành phố có tới 28 CLB, võ đường, thu hút hàng ngàn võ sinh tập luyện. Trong đó, quyền thuật là nội dung rất quan trọng, là tinh hoa của bộ môn, không chỉ phục vụ cho thi đấu mà còn biểu diễn phục vụ các sự kiện văn hóa lớn của thành phố. Thứ hai, ĐT Quyền đã tồn tại gần 10 năm, thi đấu đạt được một số thành tích nhất định, nếu giải tán thì VĐV và HLV sẽ đi về đâu? Và sau này, nếu khôi phục lại thì liệu ĐT có tiếp cận với mặt bằng thi đấu cấp QG? Thứ ba là trong định hướng phát triển của Liên đoàn võ thuật cổ truyền Đà Nẵng, nội dung biểu diễn quyền sẽ tham gia vào sự kiện Cuộc thi trình diễn pháo hoa quốc tế, nếu xóa bỏ thì sẽ gặp không ít khó khăn.
Theo ông Thao, dù thế nào thì cũng phải duy trì ĐT Quyền thuật. Thời gian tới, BCH Liên đoàn võ thuật cổ truyền TP Đà Nẵng sẽ có buổi làm việc với TTHL&ĐTVĐV TP Đà Nẵng để bàn về tương lai của đội tuyển quyền.
Theo Nguyên Thảo (Công an Đà Nẵng)
Những ngày qua, Ban huấn luyên (BHL) và 17 vận động viên (VĐV) đội tuyển (ĐT) Quyền bộ môn Võ cổ truyền TP Đà Nẵng rất buồn và hoang mang về việc bị Trung tâm Huấn luyện và Đào tạo VĐV Đà Nẵng (TTHL&ĐTVĐV) ký quyết định chấm dứt hợp đồng thi đấu. Xung quanh sự việc này, Phóng viên Báo Công an TP Đà Nẵng đã vào cuộc tìm hiểu các bên liên quan.
Đón đọc những tin tức mới nhất về Đà Nẵng tại Tin Đà Nẵng
Về quyết định thôi đào tạo VĐV chuyên nghiệp đối với ĐT Quyền, Giám đốc TTHL&ĐTVĐV TP Đà Nẵng, ông Đặng Đông Hải nêu rõ lý do: vì VĐV không đảm bảo yêu cầu chuyên môn. Nhưng theo võ sư Nguyễn Hùng - HLV bộ môn võ thuật cổ truyền - Quyền Đà Nẵng, lý do này không thuyết phục. Bởi, tính từ khi thành lập và thi đấu đến nay (từ năm 2003-2012), năm nào đội quyền cũng đạt huy chương ở cấp khu vực và toàn quốc. Cụ thể: 2003 (1HCĐ giải VĐQG), 2004 (1HCĐ giải trẻ QG), 2005 (4HCĐ trẻ và 1HCĐ VĐQG), 2006 (1HCV, 1HCĐ VĐQG), 2007 (1HCV trẻ, 1 HCB VĐQG), 2008 (2HCĐ trẻ, 1 HCĐ VĐQG), 2009 (1HCĐ trẻ, 1 HCĐ VĐQG), 2010 (2HCB, 2HCĐ trẻ, 7HCV Hội thi 1.000 năm Thăng Long), 2011 (2HCĐ trẻ, 2HCB, 3HCĐ VĐQG), 2012 (9HCV, 4HCB, 4HCĐ Vô địch duyên hải miền Trung; 4HCĐ trẻ, 3HCB, 7HCĐ giải QĐND Việt Nam). Dự kiến Đại hội TDTT toàn quốc năm 2014, ĐT Quyền đăng ký chỉ tiêu 1 HCV, 1HCB và 1 HCĐ nhưng đến nay thì bị giải tán.
Trong đơn khiếu nại và xin cứu xét gửi đến lãnh đạo các cấp, võ sư Nguyễn Hùng trình bày, ĐT Quyền hiện chỉ có 1 HLV, 4 VĐV chuyên nghiệp và 12 VĐV bán chuyên nghiệp. Mỗi tháng, HLV và 4 VĐV chuyên nghiệp được TTHL&ĐTVĐV ký hợp đồng trả lương 5 triệu đồng, còn 12 VĐV bán chuyên nghiệp chỉ được hỗ trợ 750.000 đồng/tháng. Với mức đầu tư kinh phí không lớn nhưng thành tích ĐT Quyền mang lại cho thể thao Đà Nẵng là không nhỏ. Thêm nữa, theo quy định, nếu giải tán nội dung quyền thì khi tham gia giải, cho dù ĐT Đối kháng có đạt bao nhiêu huy chương đi nữa thì cũng không được tính vị trí toàn đoàn. Chính vì vậy mà hiện nay trên cả nước có tới 22 tỉnh, thành, ngành duy trì ĐT Quyền.
ĐT Quyền thuật võ cổ truyền TP Đà Nẵng đạt huy chương tại giải VĐQG năm 2011
Mang những thắc mắc, trăn trở của võ sư Nguyễn Hùng trao đổi với ông Đặng Đông Hải - Giám đốc TTHL&ĐTVĐV TP Đà Nẵng thì được biết, nguyên nhân việc giải tán là do khó khăn về kinh phí. Thêm nữa, nội dung quyền của môn võ cổ truyền Đà Nẵng so với các địa phương khác còn yếu, thi đấu giải quốc gia khó đạt được thành tích cao nhất. Cũng theo ông Hải, không chỉ võ cổ truyền mà hiện nay Trung tâm đã cắt giảm hầu hết nội dung quyền của các môn võ khác như Whusu, Teakwondo, Karatedo... Việc cắt giảm này là bất khả kháng, phía lãnh đạo Trung tâm cũng khá trăn trở khi đưa ra quyết định, xem là giải pháp tạm thời, về lâu dài sẽ cân nhắc thành lập trở lại.
Theo ông Nguyễn Trọng Thao - Trưởng Phòng nghiệp vụ Sở VH-TT&DL TP Đà Nẵng, Tổng thư ký Liên đoàn võ thuật cổ truyền TP Đà Nẵng, việc xóa bỏ ĐT Quyền là điều không nên. Thứ nhất, võ cổ truyền Đà Nẵng có bề dày truyền thống từ lâu đời, hiện toàn thành phố có tới 28 CLB, võ đường, thu hút hàng ngàn võ sinh tập luyện. Trong đó, quyền thuật là nội dung rất quan trọng, là tinh hoa của bộ môn, không chỉ phục vụ cho thi đấu mà còn biểu diễn phục vụ các sự kiện văn hóa lớn của thành phố. Thứ hai, ĐT Quyền đã tồn tại gần 10 năm, thi đấu đạt được một số thành tích nhất định, nếu giải tán thì VĐV và HLV sẽ đi về đâu? Và sau này, nếu khôi phục lại thì liệu ĐT có tiếp cận với mặt bằng thi đấu cấp QG? Thứ ba là trong định hướng phát triển của Liên đoàn võ thuật cổ truyền Đà Nẵng, nội dung biểu diễn quyền sẽ tham gia vào sự kiện Cuộc thi trình diễn pháo hoa quốc tế, nếu xóa bỏ thì sẽ gặp không ít khó khăn.
Theo ông Thao, dù thế nào thì cũng phải duy trì ĐT Quyền thuật. Thời gian tới, BCH Liên đoàn võ thuật cổ truyền TP Đà Nẵng sẽ có buổi làm việc với TTHL&ĐTVĐV TP Đà Nẵng để bàn về tương lai của đội tuyển quyền.
Theo Nguyên Thảo (Công an Đà Nẵng)