bachsa
Moderator
Lĩnh vực tài chính và kế toán đem lại những công cụ thiết thực để các nhà quản lý có thể sử dụng nhằm đánh giá tình hình kinh doanh và ra quyết định. Những công cụ này có thể giúp bạn trả lời một số câu hỏi quan trọng mà bạn sẽ gặp trong quá trình thực hiện nhiệm vụ quản lý của mình:
* Chi phí và lợi ích của một phương hướng hành động cụ thể là gì?
* Tỷ lệ hoàn vốn đầu tư (ROI) ước tính là gì?
* Công ty sẽ mất bao lâu để thu lại vốn đầu tư của mình vào một dự án cụ thể?
* Công ty phải bán bao nhiêu đơn vị sản phẩm ở mức giá cụ thể nào đó để hòa vốn?
* Làm thế nào công ty có thể ước tính những chi phí và lợi ích không thể định lượng?
Chương này sẽ giúp bạn giải đáp những câu hỏi này, đồng thời còn cho bạn biết cách theo dõi hiệu suất hoạt động của một dự án đầu tư đã thực hiện sau khi áp dụng những hình thức phân tích này.
Phân tích chi phí - lợi ích
Công ty Amalgamated đang xem xét hai phương án đầu tư sau: (1) trang bị thiết bị mới, và (2) tạo một dòng sản phẩm mới. Thiết bị mới ở đây là một máy ép nhựa nhiệt độ cao có công nghệ thông minh với chi phí 100.000 USD. Công ty Amalgamated tin rằng loại máy này sẽ tiết kiệm thời gian và tiền bạc về lâu dài cũng như an toàn hơn loại máy hiện tại. Phương án thứ hai - tung ra dòng sản phẩm giá treo mới - đòi hỏi đầu tư 250.000 USD vào nhà máy, trang thiết bị và thiết kế. Dựa trên cơ sở nào để Công ty Amalgamated đưa ra quyết định chọn phương án đầu tư tiết kiệm hơn?
Quy trình xác định câu trả lời cho vấn đề này được gọi là phân tích chi phí - lợi ích. Về cơ bản, hình thức phân tích này sẽ đánh giá trong một khoảng thời gian nhất định, lợi ích của việc đầu tư mới hay cơ hội kinh doanh mới có lớn hơn chi phí phải bỏ ra không.
Trước khi bắt đầu phân tích chi phí - lợi ích, điều quan trọng là bạn phải hiểu được chi phí hiện trạng. Bạn cần đo lợi ích của mỗi cuộc đầu tư so với những hậu quả tiêu cực (nếu có) của việc xúc tiến cuộc đầu tư đó. Phân tích chi phí - lợi ích của một cuộc đầu tư cụ thể gồm những bước sau:
1. Xác định chi phí liên quan đến việc mua hàng hay cơ hội kinh doanh.
2. Xác định lợi ích của việc tăng doanh thu nhờ cuộc đầu tư này.
3. Xác định những khoản tiết kiệm chi phí cần đạt được.
4. Vạch ra kế hoạch thời gian cho chi phí mong đợi và doanh thu dự báo.
5. Đánh giá những lợi ích và chi phí không thể định lượng.
Ba bước đầu tiên khá dễ hiểu. Hãy bắt đầu bằng việc xác định tất cả các chi phí liên quan đến dự án kinh doanh này - chi phí trả trước của năm đó cũng như các chi phí mà bạn dự đoán phải trả trong những năm tiếp theo. Sau đó hãy xem xét những lợi ích có thể mang lại. Doanh thu có thể tăng thêm nhờ có nhiều khách hàng hơn hoặc nhờ khách hàng hiện tại sẽ mua nhiều hơn. Để hiểu được lợi ích của những khoản doanh thu này, hãy nhớ tính đến những chi phí mới liên quan đến chúng. Cuối cùng, bạn phải nhìn vào lợi nhuận. Với việc tiết kiệm chi phí, điều này có đơn giản hơn chút ít, ít ra là theo ý nghĩa mà chúng đại diện cho lợi nhuận gia tăng. Tuy nhiên, tiết kiệm chi phí đôi khi làm cho việc nhận biết và định lượng tinh tế và khó khăn hơn. Những khoản tiết kiệm này có thể đến từ nhiều nguồn như những công tác cải thiện sau đây:
* Xử lý hiệu quả hơn. Điều này có nghĩa là cần ít người hơn cho cùng một công việc, hoặc quy trình đó đòi hỏi ít bước hơn, thậm chí là thời gian bỏ ra cho từng bước giảm xuống.
* Xử lý chính xác hơn. Cả thời gian để sửa lỗi lẫn số khách hàng thất thoát đều có thể giảm xuống. Mức giá mà quy trình sản xuất dùng để tạo ra những sản phẩm khó bán cũng có thể giảm xuống.
Tiếp theo, hãy chỉ ra những chi phí và doanh thu - hoặc các khoản tiết kiệm chi phí - trong khoảng thời gian liên quan. Khi nào thì bạn muốn bỏ chi phí ra? Trong những khoản phát sinh nào? Khi nào thì bạn muốn nhận được lợi ích (doanh thu tăng thêm hay tiết kiệm chi phí)? Trong những khoản tăng thêm nào? Một khi đã xác định những việc đó, bạn đã sẵn sàng để bắt đầu giai đoạn đánh giá bằng cách dùng một hoặc nhiều công cụ phân tích sẽ được trình bày sau đây: tính toán tỷ lệ hoàn vốn đầu tư, thời gian hoàn vốn và phân tích hòa vốn.
Tài chính cho người quản lý
* Chi phí và lợi ích của một phương hướng hành động cụ thể là gì?
* Tỷ lệ hoàn vốn đầu tư (ROI) ước tính là gì?
* Công ty sẽ mất bao lâu để thu lại vốn đầu tư của mình vào một dự án cụ thể?
* Công ty phải bán bao nhiêu đơn vị sản phẩm ở mức giá cụ thể nào đó để hòa vốn?
* Làm thế nào công ty có thể ước tính những chi phí và lợi ích không thể định lượng?
Chương này sẽ giúp bạn giải đáp những câu hỏi này, đồng thời còn cho bạn biết cách theo dõi hiệu suất hoạt động của một dự án đầu tư đã thực hiện sau khi áp dụng những hình thức phân tích này.
Phân tích chi phí - lợi ích
Công ty Amalgamated đang xem xét hai phương án đầu tư sau: (1) trang bị thiết bị mới, và (2) tạo một dòng sản phẩm mới. Thiết bị mới ở đây là một máy ép nhựa nhiệt độ cao có công nghệ thông minh với chi phí 100.000 USD. Công ty Amalgamated tin rằng loại máy này sẽ tiết kiệm thời gian và tiền bạc về lâu dài cũng như an toàn hơn loại máy hiện tại. Phương án thứ hai - tung ra dòng sản phẩm giá treo mới - đòi hỏi đầu tư 250.000 USD vào nhà máy, trang thiết bị và thiết kế. Dựa trên cơ sở nào để Công ty Amalgamated đưa ra quyết định chọn phương án đầu tư tiết kiệm hơn?
Quy trình xác định câu trả lời cho vấn đề này được gọi là phân tích chi phí - lợi ích. Về cơ bản, hình thức phân tích này sẽ đánh giá trong một khoảng thời gian nhất định, lợi ích của việc đầu tư mới hay cơ hội kinh doanh mới có lớn hơn chi phí phải bỏ ra không.
Trước khi bắt đầu phân tích chi phí - lợi ích, điều quan trọng là bạn phải hiểu được chi phí hiện trạng. Bạn cần đo lợi ích của mỗi cuộc đầu tư so với những hậu quả tiêu cực (nếu có) của việc xúc tiến cuộc đầu tư đó. Phân tích chi phí - lợi ích của một cuộc đầu tư cụ thể gồm những bước sau:
1. Xác định chi phí liên quan đến việc mua hàng hay cơ hội kinh doanh.
2. Xác định lợi ích của việc tăng doanh thu nhờ cuộc đầu tư này.
3. Xác định những khoản tiết kiệm chi phí cần đạt được.
4. Vạch ra kế hoạch thời gian cho chi phí mong đợi và doanh thu dự báo.
5. Đánh giá những lợi ích và chi phí không thể định lượng.
Ba bước đầu tiên khá dễ hiểu. Hãy bắt đầu bằng việc xác định tất cả các chi phí liên quan đến dự án kinh doanh này - chi phí trả trước của năm đó cũng như các chi phí mà bạn dự đoán phải trả trong những năm tiếp theo. Sau đó hãy xem xét những lợi ích có thể mang lại. Doanh thu có thể tăng thêm nhờ có nhiều khách hàng hơn hoặc nhờ khách hàng hiện tại sẽ mua nhiều hơn. Để hiểu được lợi ích của những khoản doanh thu này, hãy nhớ tính đến những chi phí mới liên quan đến chúng. Cuối cùng, bạn phải nhìn vào lợi nhuận. Với việc tiết kiệm chi phí, điều này có đơn giản hơn chút ít, ít ra là theo ý nghĩa mà chúng đại diện cho lợi nhuận gia tăng. Tuy nhiên, tiết kiệm chi phí đôi khi làm cho việc nhận biết và định lượng tinh tế và khó khăn hơn. Những khoản tiết kiệm này có thể đến từ nhiều nguồn như những công tác cải thiện sau đây:
* Xử lý hiệu quả hơn. Điều này có nghĩa là cần ít người hơn cho cùng một công việc, hoặc quy trình đó đòi hỏi ít bước hơn, thậm chí là thời gian bỏ ra cho từng bước giảm xuống.
* Xử lý chính xác hơn. Cả thời gian để sửa lỗi lẫn số khách hàng thất thoát đều có thể giảm xuống. Mức giá mà quy trình sản xuất dùng để tạo ra những sản phẩm khó bán cũng có thể giảm xuống.
Tiếp theo, hãy chỉ ra những chi phí và doanh thu - hoặc các khoản tiết kiệm chi phí - trong khoảng thời gian liên quan. Khi nào thì bạn muốn bỏ chi phí ra? Trong những khoản phát sinh nào? Khi nào thì bạn muốn nhận được lợi ích (doanh thu tăng thêm hay tiết kiệm chi phí)? Trong những khoản tăng thêm nào? Một khi đã xác định những việc đó, bạn đã sẵn sàng để bắt đầu giai đoạn đánh giá bằng cách dùng một hoặc nhiều công cụ phân tích sẽ được trình bày sau đây: tính toán tỷ lệ hoàn vốn đầu tư, thời gian hoàn vốn và phân tích hòa vốn.
Tài chính cho người quản lý
First News và NXB Tổng hợp TPHCM