Congvien_it
Moderator
Làng đá Non Nước và danh hiệu làng nghề truyền thống: Bức xúc môi trường
Làng nghề truyền thống, di sản văn hóa phi vật thể cấp quốc gia (và hướng tới thế giới) đang là mục tiêu của Làng nghề đá mỹ nghệ Non Nước (Ngũ Hành Sơn). Tuy vậy, con đường này còn lắm ngổn ngang, ngày một ngày hai chưa thể hoàn thành như mong đợi.
Trong đó, môi trường ở Làng nghề đá mỹ nghệ Non Nước luôn là mối quan tâm hàng đầu của người dân sống trong khu vực này và các cơ quan chức năng.
<table class="image center" align="center" width="500"> <tbody> <tr align="center"> <td>
</td> </tr> <tr align="center"> <td class="image_desc" style="text-align: justify;">Những người thợ đá đã góp phần làm nên thương hiệu Làng nghề đá mỹ nghệ Non Nước. Các cơ sở sản xuất, kinh doanh đá sẽ di dời đến nơi quy hoạch mới. Ảnh: TRỌNG HUY</td> </tr> </tbody> </table> Xưởng sản xuất trong phố
Một ngày đầu tháng 6, giữa cái nắng gay gắt mùa hè, tôi chạy xe vào đường Nguyễn Duy Trinh để đến trung tâm Làng nghề đá mỹ nghệ Non Nước. Tiếng máy nổ rền vang, bụi đá của những cơ sở sản xuất ven đường bay mù mịt. Mặt đường lấp xấp nước, “ổ trâu, ổ bò” nhấp nhô làm con đường càng gập ghềnh. Công nhân dính đầy bụi đá miệt mài đục, đẽo, mài, dũa đá trong làn khói bụi đá và tiếng máy cưa, xẻ dồn dập, liên hoàn. Dòng người đeo kính, mang khẩu trang vẫn qua lại liên tục trên con đường đang ngày càng bị xuống cấp…
Chị bán nước mía ven đường Nguyễn Duy Trinh than thở: “Ế khách lắm, không thể tìm chỗ nào đứng bán nên đành chấp nhận trú chân ở đây. Khói bụi thế, chỉ cần 5 phút không lau lại thì bàn sẽ phủ đầy một lớp bụi. Có che chắn thế nào cũng không tránh khỏi bụi xâm lấn vào nước mía. Chưa kể, ngoài đường nước tràn, mấy ai ngồi uống nước”.
Một ngày đầu tháng 6, giữa cái nắng gay gắt mùa hè, tôi chạy xe vào đường Nguyễn Duy Trinh để đến trung tâm Làng nghề đá mỹ nghệ Non Nước. Tiếng máy nổ rền vang, bụi đá của những cơ sở sản xuất ven đường bay mù mịt. Mặt đường lấp xấp nước, “ổ trâu, ổ bò” nhấp nhô làm con đường càng gập ghềnh. Công nhân dính đầy bụi đá miệt mài đục, đẽo, mài, dũa đá trong làn khói bụi đá và tiếng máy cưa, xẻ dồn dập, liên hoàn. Dòng người đeo kính, mang khẩu trang vẫn qua lại liên tục trên con đường đang ngày càng bị xuống cấp…
Chị bán nước mía ven đường Nguyễn Duy Trinh than thở: “Ế khách lắm, không thể tìm chỗ nào đứng bán nên đành chấp nhận trú chân ở đây. Khói bụi thế, chỉ cần 5 phút không lau lại thì bàn sẽ phủ đầy một lớp bụi. Có che chắn thế nào cũng không tránh khỏi bụi xâm lấn vào nước mía. Chưa kể, ngoài đường nước tràn, mấy ai ngồi uống nước”.
<table class="image center" align="center" width="620"> <tbody> <tr> <td align="center">
</td> </tr> <tr> <td class="image_desc" style="text-align: justify;" align="center">Mặc dù đang giữa mùa hè nắng hạn, nhưng đường Nguyễn Duy Trinh vẫn ngập nước và bụi.</td> </tr> </tbody> </table> Làng nghề đá mỹ nghệ Non Nước có lịch sử hơn 400 năm tồn tại và phát triển, nhưng đến nay vẫn chỉ là làng nghề truyền thống mang tính tự phát. Các cơ sở sản xuất đá (sản phẩm) nằm gần khu dân cư. Bụi, tiếng ồn, nguồn nước gây ô nhiễm khu dân cư là điều không thể tránh khỏi. Bản thân các chủ cơ sở sản xuất đá mỹ nghệ cũng thừa nhận thực trạng trên. Hộ sản xuất Phan Văn Thương cho biết: “Các con tôi ở chỗ khác, chứ sao ở đây được. Bao nhiêu hợp âm, khói bụi thế thì làm sao sinh hoạt, học hành”.
Theo ông Huỳnh Chín, Trưởng Ban quản lý Làng nghề đá mỹ nghệ Non Nước, vấn đề nhức nhối nhất của làng nghề là tình trạng ô nhiễm. Ngoài khói bụi, tiếng ồn, nguồn nước còn bị pha nhiễm các loại axit (dùng làm bóng sản phẩm đá). Do quy mô làng nghề ngày càng phát triển cả về số lượng lẫn chất lượng, việc áp dụng kỹ thuật vào sản xuất khiến môi trường ô nhiễm ngày càng nặng nề, tác động đến không khí, nguồn nước ngầm, sinh hoạt ăn uống hằng ngày, từ đó dẫn tới tiềm ẩn nguy cơ bệnh tật, tác động trực tiếp đến công nhân sản xuất, người dân sống lân cận và các hoạt động kinh doanh du lịch tại khu danh thắng Ngũ Hành Sơn…
Theo ông Huỳnh Chín, Trưởng Ban quản lý Làng nghề đá mỹ nghệ Non Nước, vấn đề nhức nhối nhất của làng nghề là tình trạng ô nhiễm. Ngoài khói bụi, tiếng ồn, nguồn nước còn bị pha nhiễm các loại axit (dùng làm bóng sản phẩm đá). Do quy mô làng nghề ngày càng phát triển cả về số lượng lẫn chất lượng, việc áp dụng kỹ thuật vào sản xuất khiến môi trường ô nhiễm ngày càng nặng nề, tác động đến không khí, nguồn nước ngầm, sinh hoạt ăn uống hằng ngày, từ đó dẫn tới tiềm ẩn nguy cơ bệnh tật, tác động trực tiếp đến công nhân sản xuất, người dân sống lân cận và các hoạt động kinh doanh du lịch tại khu danh thắng Ngũ Hành Sơn…
<table class="image center" align="center" width="620"> <tbody> <tr> <td align="center">
</td> </tr> <tr> <td class="image_desc" style="text-align: justify;" align="center">Đường bị xe tải trọng lớn chở đá vằm nát, xuống cấp nghiêm trọng.</td> </tr> </tbody> </table> Cạnh tranh không lành mạnh
Bên cạnh môi trường tự nhiên bị ô nhiễm, môi trường cạnh tranh sản phẩm đá mỹ nghệ Non Nước cũng là điều đáng bàn. Mặc dù thị trường tiêu thụ đá mỹ nghệ trong vòng 15 năm qua đều tăng đạt bình quân 15%, năm sau cao hơn năm trước, nhưng do còn mang tính tự phát nên dễ nảy sinh tiêu cực trong cạnh tranh. Môi trường cạnh tranh chưa thành nền nếp, chưa mang tính văn minh thương mại, chưa có tổ chức đại diện và tìm đầu ra cho sản phẩm. Thực tế, tại làng nghề đá mỹ nghệ Non Nước xuất hiện ngày càng nhiều sản phẩm đồng loại có xuất xứ Trung Quốc. Theo thông tin từ Ban quản lý Làng nghề đá mỹ nghệ Non Nước, có 20% doanh thu trong tổng doanh thu từ sản phẩm đá mỹ nghệ ở Non Nước thuộc về các sản phẩm đến từ Trung Quốc. Đây cũng là hệ quả của quá trình cạnh tranh thiếu lành mạnh trong nội bộ làng nghề, ý thức “màu cờ sắc áo” của một số hộ kinh doanh vẫn còn hạn chế, dẫn tới hàng Trung Quốc lọt vào dễ dàng.
Một khó khăn đáng kể cho các hộ sản xuất, kinh doanh đá mỹ nghệ vừa và nhỏ là nguồn vốn ít. Nhu cầu mở rộng quy mô, lập xưởng, trại mới gặp nhiều khó khăn vì thiếu vốn, trong khi để vay ngân hàng, những hộ này lại thiếu cơ sở pháp lý về tài sản thế chấp (nhà, đất); quá trình phân hóa nhanh giữa các hộ sản xuất lớn và nhỏ dẫn tới tình trạng “người ăn không hết, kẻ lần không ra”.
Làng nghề đá mỹ nghệ Non Nước cần một cuộc “cách mạng” thực sự. Ý tưởng quy hoạch làng nghề đã thai nghén từ đầu những năm 2000. Cuối năm 2008, hình hài dự án hiện hữu, đến nay chỉ còn vài tháng nữa ước mơ ấy sẽ trở thành hiện thực.
Bên cạnh môi trường tự nhiên bị ô nhiễm, môi trường cạnh tranh sản phẩm đá mỹ nghệ Non Nước cũng là điều đáng bàn. Mặc dù thị trường tiêu thụ đá mỹ nghệ trong vòng 15 năm qua đều tăng đạt bình quân 15%, năm sau cao hơn năm trước, nhưng do còn mang tính tự phát nên dễ nảy sinh tiêu cực trong cạnh tranh. Môi trường cạnh tranh chưa thành nền nếp, chưa mang tính văn minh thương mại, chưa có tổ chức đại diện và tìm đầu ra cho sản phẩm. Thực tế, tại làng nghề đá mỹ nghệ Non Nước xuất hiện ngày càng nhiều sản phẩm đồng loại có xuất xứ Trung Quốc. Theo thông tin từ Ban quản lý Làng nghề đá mỹ nghệ Non Nước, có 20% doanh thu trong tổng doanh thu từ sản phẩm đá mỹ nghệ ở Non Nước thuộc về các sản phẩm đến từ Trung Quốc. Đây cũng là hệ quả của quá trình cạnh tranh thiếu lành mạnh trong nội bộ làng nghề, ý thức “màu cờ sắc áo” của một số hộ kinh doanh vẫn còn hạn chế, dẫn tới hàng Trung Quốc lọt vào dễ dàng.
Một khó khăn đáng kể cho các hộ sản xuất, kinh doanh đá mỹ nghệ vừa và nhỏ là nguồn vốn ít. Nhu cầu mở rộng quy mô, lập xưởng, trại mới gặp nhiều khó khăn vì thiếu vốn, trong khi để vay ngân hàng, những hộ này lại thiếu cơ sở pháp lý về tài sản thế chấp (nhà, đất); quá trình phân hóa nhanh giữa các hộ sản xuất lớn và nhỏ dẫn tới tình trạng “người ăn không hết, kẻ lần không ra”.
Làng nghề đá mỹ nghệ Non Nước cần một cuộc “cách mạng” thực sự. Ý tưởng quy hoạch làng nghề đã thai nghén từ đầu những năm 2000. Cuối năm 2008, hình hài dự án hiện hữu, đến nay chỉ còn vài tháng nữa ước mơ ấy sẽ trở thành hiện thực.
Bài và ảnh: TRỌNG HUY