[Marketing] Chiến lược chọn thị trường mục tiêu

BNN

Hỏa Sơn
Chiến lược chọn thị trường mục tiêu

Marketing mục tiêu là việc phát triển phối thức tiếp thị riêng cho một hoặc nhiều phân khúc thị trường. Marketing mục tiêu trái ngược với marketing đại trà, là hình thức tiếp thị một sản phẩm cho toàn bộ thị trường.

Hai điểm quan trọng khi lựa chọn phân khúc thị trường mục tiêu là độ hấp dẫn của thị trường và mức độ phù hợp của phân khúc với mục tiêu, nguồn lực hay năng lực của công ty.

Sự hấp dẫn của phân khúc thị trường mục tiêu

Một số tiêu chí để đo mức độ hấp dẫn của một phân khúc thị trường là:

- Độ lớn của phân khúc (số lượng khách hàng hay số lượng sản phẩm tiêu thụ)

- Mức độ tăng trưởng của phân khúc.

- Mức độ cạnh tranh trong phân khúc.

- Mức độ trung thành thương hiệu trong phân khúc.

- Mức chi phí tiếp thị ước tính để thâm nhập phân khúc

- Tỉ lệ thị phần cần thiết để đạt điểm điểm hòa vốn.

- Tiềm năng bán hàng tại phân khúc này

- Tỉ lệ lợi nhuận biên kỳ vọng tại phân khúc này.

Nghiên cứu thị trường là phương pháp để thu thập được các loại thông tin này. Ví dụ, thông qua việc thấu hiểu được ý định mua sắm, số lượng sản phẩm tiêu dùng, cách thức mua sản phẩm hay thời điểm mua sản phẩm… thì doanh nghiệp có thể ước lượng được tiềm năng thị trường cũng như doanh số kỳ vọng của công ty.

Có một điểm lưu ý là độ lớn của phân khúc thị trường, có nhiều phân khúc lớn không có nghĩa là doanh nghiệp sẽ thu được lợi nhuận lớn hơn khi thâm nhập. Thông thường các phân khúc thị trường lớn thì sẽ có nhiều đối thủ cạnh tranh hơn, mức độ cạnh tranh về giá sẽ lớn dẫn đến tỉ lệ lợi nhuận biên trên đơn vị sản phẩm sẽ không cao. Vì vậy, doanh nghiệp nên chọn phân khúc nhỏ với mức độ lợi nhuận cao hơn.

Sự phù hợp của phân khúc thị trường với doanh nghiệp

Một phân khúc thị trường hiệu quả còn được đánh giá qua mức độ phù hợp của phân khúc với những mục tiêu, chiến lược hay nguồn lực kinh doanh của doanh nghiệp. Một số khía cạnh dùng để đánh giá như:

- Liệu doanh nghiệp có thể mang đến các sản phẩm vượt trội trong phân khúc này.

- Liệu khi phục vụ phân khúc này có ảnh hưởng gì tới hình ảnh của toàn doanh nghiệp.

- Liệu có cần phải thiết lập kênh phân phối mới cho phân khúc này.

- Liệu nguồn vật lực và tài lực của doanh nghiệp có đảm bảo cho việc thâm nhập phân khúc này.

- Một phân khúc càng phù hợp với công ty, có mức độ hấp dẫn thị trường cao thì sẽ hứa hẹn sẽ mang lại nhiều lợi nhuận cao cho doanh nghiệp.

Các chiến lược lựa chọn phân khúc thị trường mục tiêu

Có nhiều chiến lược lựa chọn phân khúc thị trường mục tiêu khác nhau. Doanh nghiệp có thể tham khảo các chiến lược sau:

Một phân khúc thị trường (Single Segment): chỉ hoạt động trong một phân khúc thị trường duy nhất bằng một phối thức tiếp thị duy nhất. Chiến lược này thường phù hợp cho các công ty nhỏ có nguồn lực hạn hẹp.

Một số phân khúc chọn lọc (Selective Specialization): chọn lọc một số phân khúc thị trường để hoạt động, các phương pháp phối thức tiếp thị khác nhau sẽ được sử dụng cho các phân khúc thị trường khác nhau. Về mặt sản phẩm thì có thể giống nhau hoàn toàn hoặc khác nhau chút ít, trong một số trường hợp chỉ có kênh phân phối và thông điệp tiếp thị là khác nhau.

Chuyên môn hóa sản phẩm (product specialiation): doanh nghiệp chỉ tập trung vào một sản phẩm duy nhất và hiệu chỉnh tính năng cho phù hợp từng phân khúc thị trường mục tiêu.

Chuyên môn hóa thị trường (market specialiation): doanh nghiệp chỉ tập trung vào một thị trường mục tiêu duy nhất và phát triển nhiều sản phẩm khác nhau để phục vụ.

Bao phủ toàn thị trường (Full market coverage): doanh nghiệp hướng đến việc phục vụ toàn thị trường. Chiến lược này có thể sử dụng qua việc sử dụng một chiến lược marketing cho toàn bộ thị trường (marketing đại trà) hoặc phối thức tiếp thị khác nhau cho từng phân khúc thị trường.

Dưới đây là biểu đồ minh họa 5 chiến lược lựa chọn thị trường mục tiêu thông qua việc phân chia ra 3 phân khúc thị trường S1, S2, S3 và 3 sản phẩm P1, P2, P3.

Khi gia nhập một phân khúc thị trường, doanh nghiệp nên ưu tiên lựa chọn phân khúc nào hấp dẫn và phù hợp với năng lực của mình nhất. Khi đã có chỗ đứng trên thị trường, doanh nghiệp có thể mở rộng thị trường bằng cách áp dụng chiến lược tập trung sản phẩm (Product specialization) qua việc cung ứng sản phẩm có tính năng khác nhau đáp ứng các phân khúc khác nhau, hoặc sử dụng chiến lược tập trung vào thị trường bằng việc cung ứng nhiều sản phẩm khác nhau cho cùng một thị trường.
Sưu tầm
 

Facebook Comment

Similar threads
Thread starter Tiêu đề Diễn đàn Trả lời Ngày
BNN [Thương hiệu] Chiến lược doanh nghiệp và chọn lựa màu sắc cho doanh nghiệp cùng ngành Thiết kế Thương hiệu 0
BNN [Marketing] Xây dựng chiến lược marketing: Chọn "gỗ" hay "sơn"? Chiến lược thương hiệu 0
bachsa [Marketing] Lựa chọn chiến lược phù hợp với tổ chức-kinh doanh-Kho sách trực tuyến Marketing 0
E Lựa chọn chiến lược kinh doanh - bài toán cho mọi nhà quản lý Thư viện - Sổ tay 0
V [Quản trị] Những chiến lược quảng bá hình ảnh cho doanh nghiệp Thông tin & Giao lưu 0
Q Chiến lược chơi blackjack online chi tiết[/b] CLB THỂ THAO DNG 0
C Đà Nẵng cần có chiến lược xúc tiến đầu tư mới Đầu tư Đà Nẵng 0
C [Thế giới] Tướng Trung Quốc hé lộ chiến lược vây “cải bắp” chiếm Biển Đông Tin tức 24h 0
C Năm 2013 “Đầu tư vào chứng khoán sẽ là chiến lược thắng lợi” Chứng khoán Đà Nẵng 0
BNN [Marketing] Phát triển chiến lược tiếp thị bằng nội dung Quảng bá thương hiệu 0
BNN [Thương hiệu] Vai trò của logo trong chiến lược thương hiệu Thiết kế Thương hiệu 0
BNN [Thương hiệu] Các chiến lược đặt tên thương hiệu Chiến lược thương hiệu 0
BNN [Thương hiệu] Đặt tên thương hiệu theo “Tây”: trào lưu hay chiến lược Chiến lược thương hiệu 0
BNN [Thương hiệu] Chiến lược định vị thương hiệu Chiến lược thương hiệu 0
BNN [Thương hiệu] Chiến lược mở rộng thương hiệu Chiến lược thương hiệu 0
BNN [Thương hiệu] 18 chiến lược và công cụ đặt tên sản phẩm hay tên công ty Chiến lược thương hiệu 0
BNN [Thương hiệu] Chiến lược phát triển thương hiệu như thế nào thì hợp lý? Chiến lược thương hiệu 0
BNN [Thương hiệu] Chiến lược và thiết kế thương hiệu - luôn gắn kết nhau Chiến lược thương hiệu 0
BNN [Thương hiệu] Các chiến lược đặt tên thương hiệu Chiến lược thương hiệu 0
BNN [Thương hiệu] Giá trị thương hiệu: Giải mã chiến lược định giá Chiến lược thương hiệu 0
BNN [Thương hiệu] Chiến thắng nhờ chiến lược tạo lĩnh vực mới Chiến lược thương hiệu 0
BNN [Thương hiệu] Chiến lược Apple – khi người dùng được thể hiện bản thân Chiến lược thương hiệu 0
BNN [Thương hiệu] Chiến lược phát triển thương hiệu như thế nào thì hợp lý? Chiến lược thương hiệu 0
BNN [Thương hiệu] Chiến lược và thiết kế thương hiệu - luôn gắn kết nhau Chiến lược thương hiệu 0
BNN [Thương hiệu] Xây dựng chiến lược thương hiệu - TOP10 Tổng quát thương hiệu 6
BNN [Thương hiệu] Nhận diện đi trước chiến lược: Thảm họa tái cấu trúc thương hiệu Tổng quát thương hiệu 0
BNN [Marketing] 5 dấu hiệu bạn cần thay đổi chiến lược marketing Tổng quát thương hiệu 0
BNN [Marketing] Doanh nghiệp nhỏ và chiến lược dùng “kéo” để “đẩy” Tổng quát thương hiệu 0
BNN [Thương hiệu] Hành vi tiêu dùng và chiến lược tiếp thị Tổng quát thương hiệu 0
BNN [Thương hiệu] Nền tảng thương hiệu: Từ chiến lược đến thực thi Tổng quát thương hiệu 0
BNN [Thương hiệu] Chiến lược xây dựng thương hiệu cho doanh nghiệp mới lập Tổng quát thương hiệu 0
BNN [Thương hiệu] Nhượng quyền thành công với chiến lược "cái gì đó" Tổng quát thương hiệu 0
BNN [Thương hiệu] 5 chiến lược chuẩn bị thương hiệu cho thành công Xây dựng thương hiệu 0
BNN [Thương hiệu] Xây dựng thương hiệu trong thời đại suy thoái - Một cơ hội chiến lược thực sự Xây dựng thương hiệu 0
BNN [Thương hiệu] Chiến lược mở rộng kiến trúc thương hiệu Xây dựng thương hiệu 0
BNN [Marketing] Chiến lược giá thời lạm phát Xây dựng thương hiệu 0
BNN [Lịch sử] Đà Nẵng trong chiến lược phòng thủ biển của triều Nguyễn Lịch sử Đà Nẵng 0
BNN Công bố Quy hoạch tổng quan Đà Nẵng và Chiến lược phát triển vùng Dự án Đà Nẵng 0
bachsa Chiến lược thâm nhập cho các dự án kinh doanh mới Quản lý - Điều hành 0
bachsa [Marketing] Các liên minh chiến lược và marketing liên kết Marketing 0
bachsa [Marketing] Kế hoạch và chiến lược marketing Marketing 0
bachsa [Marketing] Chiến lược marketing và vòng đời sản phẩm - Kho sách online trực tuyến Marketing 0
Nguyễn Đức Dư Những chiến lược cho thế kỷ XXI Quản lý - Điều hành 2
bachsa [Marketing] Vai trò của nhà lãnh đạo trong việc thay đổi chiến lược - Kho sách trực tuyến Marketing 0
bachsa [Marketing] Các dấu hiệu cảnh báo - Chiến lược kinh doanh hiệu quả-Kho sách trực tuyến Marketing 0
bachsa Mức độ hiệu quả của chiến lược-Kinh doanh hiệu quả-Kho sách trực tuyến Marketing 0
bachsa [Marketing] Hướng về tương lai - Chiến lược kinh doanh hiệu quả-Kho sách trực tuyến Marketing 0
bachsa [Marketing] Giao tiếp không ngừng - Chiến lược kinh doanh hiệu quả-Kho sách trực tuyến Marketing 0
bachsa Ăn mừng điểm mốc thành tích - Chiến lược kinh doanh hiệu quả-Kho sách trực tuyến Marketing 0
bachsa Những nguyên nhân thất bại khi thực hiện chiến lược-Kinh doanh-Sách trực tuyến Marketing 0

Similar threads

Top