[Thương hiệu] TÌNH HUỐNG THƯƠNG HIỆU - Chuyên đề tổng hợp

BNN

Hỏa Sơn
TÌNH HUỐNG THƯƠNG HIỆU - Chuyên đề tổng hợp

DANH MỤC:

  1. Facebook: Dễ thích khó nhích
  2. Coca-Cola và PepsiCo: Giật mình lỗ khủng
  3. Chiến lược marketing của ca sĩ Taylor Swift
  4. Hàng hiếm cũng ế
  5. Thương hiệu: Cuộc chiến sống còn
  6. Chuyện những doanh nghiệp "châu chấu đá voi"
  7. Đừng ngại "Tự ăn thịt chính mình"
  8. Mua theo nhóm: Lợi ít, thiệt nhiều
  9. Microsoft không còn dẫn đầu
  10. Quyền lực "mềm" của văn hóa Hàn
  11. Mở rộng bằng cách... thu hẹp
  12. Trung Nguyên và câu chuyện “Tấm ngân phiếu một triệu Bảng”
  13. Bí ẩn giá bán Coca-Cola
  14. Bí quyết vượt khó của Hitachi
  15. Thị trường xe máy: Giảm doanh thu vẫn mạnh đầu tư
  16. Fastfood, lối ra cho thương mại Mỹ - Trung?
  17. Steve Ballmer thoát ly
  18. Siêu thị tổng hợp sắp bị thay thế bằng bán lẻ chuyên biệt?
  19. Các thương hiệu Mỹ đưa VN vào bản đồ cạnh tranh
  20. “Thôn tính” mì gói, bánh kẹo
  21. Ông chủ cà phê Trung Nguyên “giễu” cà phê Starbucks
  22. Điều HAGL chưa nói
  23. “Cú đấm thép” Becamex
  24. Dairy Farm: Thua keo này bày keo khác
  25. Chuyện khó hiểu của Nón Sơn
  26. Bí quyết xây dựng thương hiệu hàng đầu thế giới
  27. Giải mã “phù thủy” Trần Bảo Minh
  28. C.P, Masan, Vissan và cuộc đua "Từ trang trại đua về bàn ăn"
  29. Jack Ma đã hất cẳng eBay khỏi Trung Quốc thế nào?
  30. Coca - Cola vs Pepsico: Việt Nam thành đấu trường trọng điểm
  31. Jack Ma đã hất cẳng eBay khỏi Trung Quốc thế nào?
  32. Thị trường gia vị: Nhỏ mà không nhỏ
  33. Ngọt đắng mua bán và sáp nhập Kinh Đô
  34. iPad mini - kẻ phá bĩnh thị trường
  35. Vfood: Né đá để làm trứng
  36. Surface và Windows 8: Ai được, ai mất?
  37. Vì sao "BlackBerry bị ruồng bỏ"?
  38. Kinh Ðô trở tay, đổi hướng
  39. "Bắt mạch" số phận của các ông lớn công nghệ cuối năm 2012
  40. Đổi ngôi
  41. TH True VEG - Bước đi lùi của cửa hàng rau sạch mang thương hiệu TH?
  42. Hamburger vào Việt Nam: Mở nhiều nhà hàng, càng nhanh càng tốt
  43. Ai sẽ mua nhượng quyền McDonald’s?
  44. 47,96%, con số nói hộ VNPT
  45. Thương hiệu Việt tan vỡ: Bibica ngay ngáy lo bị thôn tính
  46. Thương hiệu Việt tan vỡ: Biếu không Tribeco cho nước ngoài
  47. Trần Bảo Minh chính thức lên tiếng về lý do rời khỏi Asia Foods
  48. "Phù thủy marketing" Trần Bảo Minh sẽ đầu quân về sữa Ba Vì
  49. Thương hiệu Vinacafe là của ai?
  50. Hàng Việt Nam có 'ngư ông đắc lợi'?
  51. Trần Bảo Minh và "sự cố" của Asia Foods
  52. McDonald′s và thử thách tại Việt Nam
  53. Vì sao Masan thâu tóm Cám Con Cò?
  54. Mỹ phẩm Việt: Tủi thân ngay trên sân nhà
  55. ICC với chiêu mãi võ Sơn Đông
  56. F1 trở lại
  57. Amazon đang trở nên đáng sợ giống Apple
  58. 163 công ty trong tầm ngắm
  59. SJC đua cùng PNJ
  60. Đầu tư bệnh viện: "Bắt mạch" nội ngoại
  61. Chuyển giao quyền lực tại FPT đã thất bại?
  62. Cuộc đối đầu của son môi
  63. Masan lại dùng chiêu bài tâm lý
  64. Miền đất hứa của Vinamilk và Vinasoy
  65. Đồng Tâm chờ Thắng
  66. Thế giới gọi, còn ai ngoài Vinamilk?
  67. Gã ngông thách thức Amazon
  68. Phía sau cái bắt tay của David Thái
  69. “Gmobile sẽ làm khác Beeline”
  70. Ông chủ VNG hốt bạc nhờ 'cơn sóng thần' games như thế nào?
  71. Nỗi buồn của máy tính bảng “thương hiệu Việt”
  72. Nước uống đóng chai: 'Cuộc chiến' khốc liệt của các ông lớn
  73. 'Dế' thương hiệu Việt ra đi không kèn trống
  74. Điện thoại thương hiệu Việt: Tái chiến
  75. Exxon Mobil và quyền lực năng lượng
  76. Samsung - Apple: Cuộc chiến cho vị trí thống lĩnh
  77. Groupon bên bờ sụp đổ, theo sau sẽ là Facebook?
  78. Bài học Axe: Hiệu ứng tập trung
  79. Ngách mới của Viễn Thông A
  80. Cú “sảy chân” của Tribeco và những góc khuất
  81. Sức mạnh giá của đồ hiệu
  82. Thương hiệu Tribeco vào tay “ông lớn” nước ngoài
  83. Bánh lớn đợi đón Trăng to
  84. "Quyền định đoạt" TH True Milk
  85. VNG là công ty Việt Nam?
  86. Thương hiệu Trung Quốc trầy trật trên đất Mỹ
  87. Thị trường nhượng quyền thức ăn nhanh: “Nội chiến” thương hiệu ngoại
  88. Máy tính và cà phê có gì giống nhau?
  89. Đường đến ngôi vua của Vinasun
  90. Từ Best Buy đến Nguyễn Kim
  91. McDonald và điều thần kỳ tại Nga
  92. Ông Trần Bảo Minh: Cả thị trường sữa lớn lắm, làm sao đứng đầu được!
  93. Sai và sửa sai
  94. Lotte: Cờ đã vào thế
  95. Lối thoát nào cho General Motors?
  96. 'Đội hình' mới của Trung Nguyên
  97. Sai lầm "chết người" trong chiến lược của Nokia
  98. S-Fone tái sinh hay chết?
  99. Cuộc chiến thương hiệu đồ uống tại Việt Nam
  100. Xe hơi chệch chuẩn
 
Sửa lần cuối:

BNN

Hỏa Sơn
1. Facebook: Dễ thích khó nhích

Khảo sát sơ bộ cho thấy gần 50% “công dân” Facebook ở Việt Nam có ý định từ bỏ mạng này. cùng thời điểm, cổ đông sáng lập tranh thủ bán cổ phiếu Facebook.

Vừa qua, Peter Thiel, cổ đông lớn nhất và đầu tiên của Facebook, người từng bỏ 500.000 USD vào hệ thống này, đã bán tháo cổ phiếu mã FB để thu về 638 triệu USD. Động thái này góp phần làm giá cổ phiếu Facebook mất giá.

Cũng trong thời gian này, tại Việt Nam, Tạp chí NCĐT cũng thực hiện cuộc khảo sát nhanh với 300 người dùng Facebook độ tuổi 18-25 ở các thành phố lớn. Kết quả cho thấy, gần 50% “công dân” Facebook trong diện khảo sát ở Việt Nam có ý định từ bỏ mạng xã hội này. Lý do từ bỏ chủ yếu là do những người được khảo sát cảm thấy tốn quá nhiều thời gian (46,8%), chán nản (21,3%), muốn dành thời gian cho các công việc hữu ích hơn như học hành (27,7%) và do bị chặn (4,3%).

Eric Jackson, nhà sáng lập quỹ đầu tư mạo hiểm Ironfire Capital, cũng nhận định rằng: “Trong vòng 5-8 năm tới, Facebook sẽ biến mất, tương tự như con đường suy thoái của Yahoo!”. Trước nhận định này, ông Huỳnh Kim Tước, đại diện Facebook tại Việt Nam nói: “Facebook xin không bình luận”.

Lúc này, những cuộc đấu khẩu về tương lai của ông hoàng Facebook trong thế giới phẳng vẫn chưa ngã ngũ, nhưng hãy xem ngai vàng này đang lấp lánh thứ gì, cũng như đang thiếu vắng những gì quan trọng nhất?

Ồ ạt vào góp vui cho Facebook...

Không thể phủ nhận Facebook như chiếc bàn ủi khổng lồ làm phẳng nhanh học thuyết “Thế giới phẳng”. Việt Nam cũng đã đóng góp đến gần 7 triệu USD vào tổng số 921 triệu USD doanh thu quảng cáo của Facebook trong quý II/2012.

8 năm hoạt động với hơn 900 triệu người sử dụng Facebook vào năm 2012 đã chứng minh quyền lực của hệ thống này. Nếu so sánh thú vị thì dân cư Facebook đã đông thứ 3 trên thế giới, sau Trung Quốc và Ấn Độ.

Và rồi hàng loạt lời đề nghị đầu tư hấp dẫn đã đến với ông chủ Mark từ Yahoo! với mức 1 tỉ USD (2006), Microsoft với 15 tỉ USD (2007). Nhưng Facebook đã từ chối thẳng thừng. Chỉ riêng Microsoft được mua 1,6% giá trị cổ phần của mạng này với giá 250 triệu USD.

Trong quá trình làm phẳng thế giới, Facebook tiếp tục tỏa sáng lấp lánh với giá trị công ty từ 50 tỉ USD trong năm 2011 lên 104 tỉ USD một năm sau đó. Sự kiện Facebook chào bán cố phiếu lần đầu tiên ra công chúng (IPO) vào tháng 5.2012 được nhìn nhận là vụ IPO lớn thứ ba trong lịch sử nước Mỹ. Facebook được định giá cao hơn cả Amazon, Cisco và chỉ xếp sau Apple cùng Google.

Tại sự kiện IPO, lãnh đạo mạng này cũng công bố, mỗi ngày Facebook có hơn 3,2 tỉ lượt thích/bình luận (like/comment) với hơn 250 triệu hình ảnh được chia sẻ.

Những cô nàng công sở khó tính nhất cũng đã chia sẻ cùng chúng tôi trong cuộc khảo sát, rằng, nếu tất cả bạn bè họ có Facebook thì không có lý do gì để họ không hiện diện trong một phần của thế giới phẳng này.

..và sẵn sàng trả tiền

Lịch sử khai phá một vùng đất mới trong thế giới phẳng cộng với trào lưu kết nối theo bầy đàn đã biến Facebook thành cỗ máy in tiền. Lý do đơn giản: vì các nhà tiếp thị tìm thấy giá trị của đám đông cho các sản phẩm mà họ muốn quảng cáo.

Chúng tôi tìm gặp người đứng đầu một hãng quảng cáo tại Việt Nam, chuyên quản lý các fanpage trên Facebook và được lý giải, các nhà sản xuất có thể quảng cáo sản phẩm của họ qua các fanpage và chi trả phí dịch vụ cho mạng này từ 2-10 triệu đồng. Các hình thức marketing sản phẩm qua Facebook chủ yếu để thu hút khách hàng là đăng bảng quảng cáo (banner), bài viết, tổ chức các cuộc tranh tài trên các fanpage.

Đối với các doanh nghiệp bán hàng online thì hiệu quả Facebook không có gì phải bàn cãi. Trần Ngọc Thái Sơn, Giám đốc Điều hành hệ thống bán sách và quà tặng online Tiki, nói: “Có đến hơn 10% doanh số của chúng tôi thu được từ khách hàng trên Facebook. Tuy nhiên, chúng tôi cũng lo nếu xảy ra sự cố gì thì tin xấu sẽ lan đi rất nhanh”.

Một đại diện khác của trang mua sắm thời trang Zalora cũng cho rằng: “Quảng cáo trên Facebook đem lại từ 5-15% tổng doanh thu tùy thuộc vào mức độ hấp dẫn của nội dung quảng cáo. Chi phí quảng cáo trên Facebook khá cao nhưng doanh nghiệp vẫn chấp nhận được nếu so sánh với tính hiệu quả”.

Cho nên, không ngạc nhiên khi trên thế giới, Facebook có được những hợp đồng quảng cáo có giá trị cao như Netflix (chi 3,8 triệu USD để quảng cáo trên Facebook), hay báo Washington Post chi 4,2 triệu USD trong năm 2011. Nguồn thu của Facebook còn đến từ các dịch vụ trò chơi trên mạng. Theo thống kê năm 2011, người chơi sẵn lòng chi trả tới 445 triệu USD cho dịch vụ game trên Facebook.

Đã thấy lỗi hệ thống...

Bất chấp những ánh hào quang vẫn đang lấp lánh khắp năm châu, điểm mấu chốt của mô hình đã được phơi bày: Facebook có mang lại giá trị thực sự lâu bền để tiếp tục tồn tại trong thế giới phẳng với một địa vị sang trọng?

Hãy nhìn động thái của hãng General Motors công bố kế hoạch rút quảng cáo khỏi Facebook bởi hoạt động này không mang lại hiệu quả như mong đợi. Theo phân tích của tổ chức Word-Stream, một nhà cung cấp dịch vụ và phần mềm marketing trực tuyến, nếu quảng cáo trên Google nhận được 0,4% tổng số click thì Facebook chỉ đạt con số 0,05%. Nói cách khác, quảng cáo trên Google hiệu quả gấp gần 10 lần trên Facebook.

Nguyên nhân nằm ở tính năng mỗi mạng. Con người sử dụng Google như một công cụ tìm kiếm thông tin mình cần, trong khi nhân loại truy cập Facebook thường chỉ để cập nhật hoạt động của cá nhân và bạn bè xung quanh.

Giá trị của Facebook càng ngày càng được nhìn nhận rõ nét. Nếu không lý giải bằng yếu tố giá trị thì lý do nào khiến cổ phiếu của Facebook bắt đầu trong một năm trở lại đây sụt giảm đến 40% giá trị ban đầu.

Tại Việt Nam, mạng xã hội Zing me cũng đang trong quá trình tìm kiếm doanh thu trong gian khó. Trao đổi với NCĐT, ông Vương Quang Khải, Phó Tổng Giám đốc VNG, công ty mẹ của ZingMe, cho biết năm 2009, ZingMe chỉ có 10 ứng dụng và doanh thu là con số 0. Đến năm 2010 con số ứng dụng đã lên đến 20 và doanh thu từ đó cũng mới chỉ đạt 30 tỉ đồng, một con số không đáng kể so với chi phí bỏ ra để duy trì một mạng xã hội lớn. Đến hết năm 2011, con số ứng dụng lên 60 song cho tới nay VNG chưa có công bố doanh số năm 2011 cho ZingMe.

Thống kê từ Google Ad Planner và comScore cho thấy, ZingMe có khoảng 8,2 triệu thành viên, đứng thứ hai tại Việt Nam, sau Facebook (8,4 triệu thành viên). Việc không dẫn đầu trên thị trường internet luôn là một bất lợi rất lớn. Vậy nên ngay cả khi Facebook còn chưa thu được tiền như mong đợi, rất khó để tin rằng ZingMe có thể làm tốt hơn.

Ông Khải cho rằng, lợi thế lớn nhất của ZingMe so với các mạng xã hội nước ngoài là nó được xây dựng bởi người Việt Nam và cho người Việt Nam. “Vì thế chúng tôi đã và sẽ luôn tiếp tục tối ưu sản phẩm này sao cho phù hợp nhất với các nhu cầu sử dụng địa phương. Ví dụ: chức năng viết blog (được người Việt ưa thích) là hạng mục ZingMe tập trung đầu tư và đặt ở vị trí ưu tiên nhất. ZingMe cũng đã mở một số ứng dụng lõi như blog, photo để bất cứ ai cũng có thể xem được, ngược với mô hình “kín cổng cao tường” của các mạng xã hội phương Tây”, ông Khải nói.

...nhưng có sửa được không?

Quay trở lại Facebook, ông chủ Mark không thể không hiểu hạn chế của mạng xã hội, nhưng bài toán gia tăng giá trị cho mạng này trong tương lai vẫn không phải dễ giải.

Tháng 5.2012, Mark cũng đã cho tiến hành cung cấp dịch vụ “promoted posts” trên Facebook được thử nghiệm tại New Zealand. Thông thường, khi cập nhật thông tin trên tường (Wall), chỉ một lượng người dùng giới hạn có thể biết được. Nhưng khi sử dụng ứng dụng mới này, người khác sẽ nhìn thấy những thông tin được dán nhãn “sponsored” (được ủng hộ) trên bảng tin (Newsfeed) của họ. Thông tin dạng này có thể được truyền tải cho bất kỳ ai, hoặc những người trong một khu vực nhất định, chẳng hạn, thông tin về quán cafe chỉ cần quảng bá cho người dùng địa phương đó. Theo đó, Facebook sẽ thu phí dựa trên số lượng người xem. Chẳng hạn, 5 USD cho 1.000 người biết tới, 20 USD cho 3.700 người, 75 USD cho 14.000 người. Phí sử dụng này sẽ được điều chỉnh phù hợp dựa trên tình hình thực tế.

Và cũng không loại trừ, Mark sẽ giành lấy một phần giá trị của Google bằng cách đưa Facebook tham gia vào lĩnh vực tìm kiếm.

Khảo sát bỏ túi của NCĐT cũng cho thấy, giá trị mà mạng này mang lại chưa đủ hấp lực về mặt thời gian đối với người sử dụng. Chỉ 2% người Việt Nam vào Facebook liên tục, 1/3 số người dùng dành trung bình 2 giờ cho Facebook. Giá trị cốt lõi cũng hiện lên khá rõ: hơn 80% người dùng cho rằng dùng Facebook chủ yếu để kết nối bạn bè và 72% nói về cảm xúc của bản thân.

Bên cạnh những thách thức về mặt giá trị, Facebook còn phải đối mặt với cuộc chạy đua công nghệ khốc liệt. Trong hội thảo công nghệ diễn ra tại thành phố Redwood, Mỹ, hồi tháng 6.2012, bà Lucy Jacobs, Giám đốc Điều hành Công ty Spruce Media, chuyên hỗ trợ các thương hiệu quảng cáo trên Facebook, đánh giá: “Facebook nên biết cách kiếm tiền từ các thiết bị di động”. Trong khi đó, ông Michael Pachter, một chuyên gia chứng khoán thuộc Công ty Wedbush, Mỹ nhận định: “Các nhà đầu tư đang không hiểu Facebook sẽ tiếp tục kiếm tiền như thế nào. Còn Peter Thiel thì đã quyết định bán cổ phần của mình”.

Dù vậy, Mark vẫn tỏ quyết tâm: “Chúng tôi sẽ giữ đúng lời hứa với người tiêu dùng và các nhà đầu tư. Tầm nhìn của Facebook sẽ là tiếp tục xây dựng một thế giới kết nối hơn. Trong vòng 3 năm sắp tới, các bạn sẽ bất ngờ về sự phát triển acủa Facebook trên các thiết bị di động”.

Trong lịch sử công nghệ tại phố Wall, những lời hứa hẹn đầy hoa mỹ của Friends Reunited và Myspace đã từng không nở hoa. Trong lúc chờ đợi xem lời Mark có khác những người đi trước hay không, phải tranh thủ vài phút lượn vào Facebook xem có ai thích mình không đã. Xả stress miễn phí, tội gì không vào. Lúc nào Facebook thu phí thì tính sau...

Theo NCĐT
 

BNN

Hỏa Sơn
2. Coca-Cola và PepsiCo: Giật mình lỗ khủng

Sự có mặt tràn ngập các sản phẩm đồ uống của Coca-Cola và PepsiCo trên thị trường Việt Nam khiến bất cứ người tiêu dùng nào cũng tin tưởng rằng, hai “đại gia” này kinh doanh thành công tuyệt đỉnh.

Đến 30/9/2011, “đại gia” Coca-Cola lỗ lũy kế hơn 3.768 tỷ đồng; PepsiCo có doanh thu tới hơn 6.915 tỷ đồng năm 2011, nhưng đến nay mới nộp 40,2 tỷ đồng thuế thu nhập doanh nghiệp. Song cả hai vẫn đang thống lĩnh thị trường nước giải khát Việt Nam và liên tục có kế hoạch mở rộng đầu tư.

Lỗ khủng, lãi bèo

Sự có mặt tràn ngập các sản phẩm đồ uống của Coca-Cola và PepsiCo trên thị trường Việt Nam khiến bất cứ người tiêu dùng nào cũng tin tưởng rằng, hai “đại gia” này kinh doanh thành công tuyệt đỉnh. Theo số liệu thống kê của Hiệp hội Bia - Rượu và Nước giải khát Việt Nam, năm 2010, PepsiCo và Coca-Cola chiếm tới hơn 80% thị phần nước giải khát Việt Nam. Và thực tế thì, hai ông lớn này cũng đang “làm mưa làm gió” trên thị trường. Nhưng trên bản báo cáo tài chính, cũng như quyết toán thuế của hai doanh nghiệp (DN) này khiến dư luận không khỏi giật mình, bởi nó khác quá xa với tưởng tượng.

Số liệu của Cục Thuế TP.HCM cho biết, Coca-Cola lỗ dài dài kể từ khi chính thức hoạt động tại Việt Nam đến nay. 10 năm qua, số lỗ của Coca-Cola luôn ở mức trên 100 tỷ đồng/năm, có năm số lỗ chiếm gần 1/3 doanh thu. Thậm chí, trong hai năm 2006 - 2007, Coca-Cola lỗ tương ứng lên tới 228 tỷ đồng và 198 tỷ đồng. Năm 2011, tình hình có vẻ khá hơn, công ty này “chỉ còn” lỗ 39 tỷ đồng. Tuy nhiên, tính đến ngày 30/9/2011, Coca-Cola đã lỗ lũy kế 3.768 tỷ đồng - một khoản “lỗ sụ”.

Không chỉ lỗ lớn, tính đến thời điểm cuối tháng 9/2011, Coca-Cola thậm chí đã “âm” vốn chủ sở hữu đến hơn 800 tỷ đồng. Có nghĩa rằng, công ty này hiện chỉ đang “sống nhờ” vào các khoản vay, kể cả vốn vay từ công ty mẹ, hoặc tiền của khách hàng...

Trong khi đó, tình hình từ phía PepsiCo có vẻ có khả quan hơn, mặc dù, kể từ khi thành lập cho tới năm 2007, PepsiCo cũng lỗ liên tục (tới năm 2006 vẫn lỗ 122 tỷ đồng). Lỗ kéo dài từ năm 1991, nên trên bảng cân đối tài sản của PepsiCo, lỗ lũy kế tính đến ngày 31/12/2010 là 1.206 tỷ đồng.

Năm 2007 là năm đầu tiên PepsiCo có lãi, với tổng thu nhập chịu thuế là 58 tỷ đồng. Nhưng vì vẫn được điều chỉnh chuyển lỗ, nên Công ty chưa phải nộp thuế thu nhập doanh nghiệp (TNDN). Năm 2008, PepsiCo lại lỗ 58 triệu đồng, sang năm 2009 lãi 141 tỷ đồng. Con số này của năm 2010 là 137 tỷ đồng, năm 2011 là 191 tỷ đồng. Tuy nhiên, do vẫn được điều chuyển lỗ, nên tổng số thuế TNDN mà công ty này đã nộp từ năm 2009 cho đến nay chỉ là 40,2 tỷ đồng.

Câu hỏi được đặt ra là, khoản lãi này có “bèo” không, có tương xứng với doanh thu của PepsiCo ở thị trường Việt Nam hay không? Thực tế, năm 2009, PepsiCo đạt doanh thu 3.840 tỷ đồng, còn năm 2011 là 6.915 tỷ đồng. Tức là, tỷ lệ lợi nhuận trên doanh thu rất thấp, chỉ trên 2%.

Nghi án lỗ vẫn mở rộng đầu tư

Về kết quả kinh doanh của Coca - Cola và PepsiCo, một chuyên gia lâu năm về đầu tư chỉ bình luận rằng: “Không thể tin được”.

Đúng là không thể tin được, bởi sau 18 năm kinh doanh ở thị trường Việt Nam, không chỉ lỗ quá lớn, Coca-Cola thậm chí đã cạn cả vốn chủ sở hữu. Trong khi đó, PepsiCo chỉ có một khoản lãi khiêm tốn.

Vậy nhưng, như Báo Đầu tư đã thông tin, cuối tháng 10 vừa qua, Chủ tịch, kiêm Tổng giám đốc điều hành Coca-Cola, ông Muhtar Kent, đã tới Việt Nam và công bố Coca-Cola sẽ rót thêm 300 triệu USD vào Việt Nam trong 3 năm tới, đưa tổng vốn đầu tư vào thị trường này lên nửa tỷ USD trong vòng 5 năm.

Trong khi đó, PepsiCo cũng liên tục khai trương các nhà máy mới ở Đồng Nai (45 triệu USD), và mới đây nhất là Bắc Ninh (73 triệu USD). Tổng vốn đầu tư của đại gia này tại Việt Nam cũng vào khoảng 500 triệu USD.

Tất nhiên, PepsiCo có cái lý của mình, bởi thực tế, mấy năm gần đây, dù ít, dù nhiều, DN này đã báo cáo lãi và dù lỗ lũy kế cũng đã lên tới hơn 1.200 tỷ đồng, nhưng trên bảng cân đối tài sản, công ty này vẫn “dương” khoảng 700 tỷ đồng. Còn Coca-Cola, đã “cụt cả vốn”, vậy đâu là động lực để DN này tiếp tục đầu tư ở thị trường Việt Nam? Tất nhiên, “miếng bánh hấp dẫn” của thị trường Việt Nam là điều dễ hiểu. Nhưng khó hiểu ở chỗ, lẽ thường, không nhà đầu tư nào muốn dốc vốn vào một thị trường mà ở đó, họ liên tục kinh doanh thua lỗ.

Bởi thế, nghi án về chuyện “lỗ giả, lãi thật và chuyển giá” đã từng được đặt ra với Coca-Cola ngay từ thời điểm Coca-Cola lỗ lớn, các đối tác Việt Nam “chịu không thấu”, phải lần lượt rút khỏi liên doanh, Coca-Cola trở thành DN 100% vốn nước ngoài.

Đối với trường hợp của Coca-Cola, dấu hiệu chuyển giá được cho là có vẻ rõ ràng hơn, bởi theo Cục Thuế TP.HCM, nguyên nhân thua lỗ của Coca-Cola Việt Nam là vì tỷ lệ nguyên phụ liệu trên giá bán rất cao. “Mà nguyên vật liệu này lại do công ty ‘mẹ’ ở nước ngoài độc quyền cung cấp, do đó giá hương liệu Coca-Cola Việt Nam hạch toán vào giá thành chiếm tỷ trọng rất cao (trên 60% giá bán sản phẩm)”, ông Lê Duy Minh, Trưởng phòng Kiểm tra số 1, Cục Thuế TP.HCM cho biết.

Nhưng PepsiCo lại khác, DN này đang làm ăn có lãi, và tỷ trọng hương liệu trong giá bán thành phẩm của công ty này cũng không lớn như của Coca-Cola. “Tuy nhiên, chúng tôi cũng phải xem xét liệu lợi nhuận của DN này có tương xứng với doanh thu hay không”, ông Minh nói.

Thực tế, theo ông Minh, không chỉ lỗ, mà nếu lợi nhuận không tương xứng với doanh thu, thì cũng là một dấu hiệu chuyển giá. Và chuyển giá không chỉ xảy ra ở các DN kinh doanh thua lỗ, mà ở cả DN có lãi và hòa vốn.

Theo ông Đỗ Nhất Hoàng, Cục trưởng Cục Đầu tư nước ngoài (Bộ Kế hoạch và Đầu tư), để kết luận một DN chuyển giá là không hề đơn giản. Ngay như cơ quan thuế khi đi kiểm tra các DN FDI cũng chỉ “nhẹ tay” coi là đi kiểm tra DN thua lỗ, hoặc “nâng cấp” lên một chút gọi là “có dấu hiệu chuyển giá”, chứ không dám thẳng thừng coi đó là “DN chuyển giá”.

Đơn cử, muốn chứng minh Coca-Cola chuyển giá, lấy đâu ra “giá độc lập” để so sánh, khi nguyên liệu của họ là độc quyền? Hay như PepsiCo, rất khó có số liệu để chứng minh thế nào là lãi không tương xứng.

Không chỉ Coca-Cola, PepsiCo, mà cả BigC, Metro Cash&Carry… đều là những đại gia thua lỗ lớn mà vẫn liên tục mở rộng đầu tư. Nhưng tất cả, tới thời điểm này vẫn chỉ là nghi án.

Doanh nghiệp nội “bật bãi”

Câu hỏi đã được vị chuyên gia lâu năm về đầu tư từng đặt ra với phóng viên Báo Đầu tư rằng: Việt Nam sẽ thu được gì khi các dự án FDI liên tục thua lỗ? Trong trường hợp này, thì Việt Nam được gì kể từ khi Coca-Cola, hay PepsiCo vào Việt Nam? Tất nhiên, câu trả lời đầu tiên là việc làm, là thị trường rộng mở, người tiêu dùng được sử dụng các sản phẩm hàng đầu thế giới.

Và trên một khía cạnh nào đó, được cả về thuế. Nhưng với tình trạng kinh doanh thua lỗ như vậy, ngoài 40 tỷ đồng thuế TNDN mà PepsiCo đã nộp, chỉ còn thuế VAT và thuế môn bài. Những thuế môn bài thì “chẳng đáng gì”, còn thuế VAT là khoản thuế gián thu, người tiêu dùng phải nộp, chứ không phải là DN.

Trong khi đó, cái mất rất rõ ràng, là sự lép vế của các DN nội. “Ban đầu, khi các DN nước ngoài vào Việt Nam, chúng ta chỉ cho phép họ lập liên doanh, vì sợ họ thâu tóm hết DN trong nước. Nhưng cuối cùng, DN nội đã gần như bị loại bỏ gần hết”, một vị chuyên gia bình luận.

Thực tế, ở thị trường nước giải khát Việt Nam, sau “cái chết đắng ngắt” của Tribeco lừng lẫy một thời, thì gần như, vắng bóng các thương hiệu Việt có thể được xếp vào diện “có đai đẳng” để cạnh tranh với PepsiCo, hay Coca-Cola.

Các tập đoàn đa quốc gia mạnh về tiềm lực tài chính, đầy bản lĩnh và kinh nghiệm kinh doanh không khó có “chiêu trò” để làm khó đối thủ cạnh tranh, hoặc DN mà họ muốn thâu tóm, kể cả việc muốn “cho” DN đó lãi hay lỗ. Bởi thế, chuyện chuyển giá thường cũng chỉ nảy sinh ở các tập đoàn, công ty hoạt động xuyên quốc gia, chứ ít khi có ở các DN kinh doanh đơn lẻ.

Nhưng khi việc chống chuyển giá xem ra không dễ dàng, thì có một câu chuyện đáng lưu tâm. Đó là ở Lào, cơ quan thuế sẽ thu một tỷ lệ nhất định từ doanh thu của mỗi lon Coca-Cola bán ra, bất kể DN hạch toán lỗ hay lãi. “Chỉ cần mỗi lon Coca-Cola bán ra, chúng ta thu được 10 đồng, thì mỗi năm ngân sách đã có thêm hàng trăm tỷ đồng”, ông Lê Duy Minh nói.

Dù đây chỉ là một câu chuyện ở nước ngoài, nhưng nói vậy cũng để thấy rằng, chính sách là nằm trong tay cơ quan quản lý. Và Việt Nam có quyền sử dụng các công cụ chính sách để điều tiết các khoản thu của nhà đầu tư, tránh tình trạng nhà đầu tư thực tế thu lời lớn, song vẫn tìm cách lách luật để né các nghĩa vụ phải đóng góp cho nước sở tại.

Theo Báo Đầu Tư
 

BNN

Hỏa Sơn
3. Chiến lược marketing của ca sĩ Taylor Swift

Âm nhạc và Pizza có vẻ như chẳng liên quan gì đến nhau. Thế mà công chúa nhạc đồng quê Taylor Swift đã thành công khi kết hợp chúng trong chiến dịch marketing cho album mới của mình.

Red là album có doanh số tiêu thụ tuần đầu tiên cao nhất trong 10 năm trở lại đây tại Mỹ. Tờ Los Angeles Times nhận định thành công của Red đã mở ra nhiều phương thức marketing mới cho ngành âm nhạc khi người tiêu dùng ngày càng thích sử dụng các sản phẩm âm nhạc miễn phí.

Còn Tạp chí Forbes lại sắp hạng cô ca sĩ 22 tuổi này vào hàng những người nổi tiếng và quyền lực nhất trong năm. Ngoài việc xinh đẹp, nổi tiếng và giàu có, Taylor còn được đánh giá cao bởi sự thông minh. Khi “Speak Now”, album thứ ba của cô được phát hành năm 2010, cô đã được giới chuyên môn đánh giá cao về các kỹ năng marketing. Thậm chí trong một bài viết của Forbes còn nhận định: “Nghề nghiệp tương lai của Taylor Swift sẽ là giám đốc marketing”.

Vừa là ca sĩ vừa là nhạc sĩ, Taylor có thể được xem như một tài năng âm nhạc. Nhưng điều đó chưa đủ để album của cô luôn thành công. Điều đặc biệt là cô luôn khiến người hâm mộ tò mò về những bản nhạc của mình. “Cô ấy là một nhạc sĩ thông minh và có bản lĩnh. Sáng tác của cô không chỉ thu hút các cô gái mà còn lôi cuốn được tất cả những ai đang đi tìm tình yêu và đau khổ vì tình”, Bill Werde, Tổng biên tập của tạp chí âm nhạc Mỹ Billboard, cho biết. Taylor luôn biết khách hàng của mình là ai và âm nhạc của cô tập trung vào họ. Ca khúc của Taylor kết nối cảm xúc của cô với người hâm mộ, mỗi bài hát chính là những câu chuyện về tình yêu cuộc sống của cô.

Cập nhật thường xuyên các trang mạng xã hội của mình cũng là cách cô kết nối với người hâm mộ. Taylor luôn chia sẻ thông tin về những dự định, tình cảm của mình với cộng đồng mạng. Hơn 19,7 triệu người trên Twitter và 35,8 triệu trên Facebook cập nhật thông tin của cô hằng ngày. Nhiều thông tin gây tò mò về Red đã được cô giới thiệu trên trang này. Một đồng hồ đếm ngược tới thời điểm phát hành cũng đã được thiết lập trên website của cô.

Không chỉ sử dụng các kênh truyền thông hiện đại như facebook, Taylor còn tận dụng triệt để hiệu quả của các kênh truyền thống. Ngay sau khi phát hành “Red”, cô liên tục xuất hiện trên sóng truyền hình. Buổi sáng ngày phát hành bạn có thể thấy cô trong chương trình “Good Morning America” thì tối hôm đó cô lại xuất hiện trong “The Late Show with David Letterman”.Việc đó diễn ra trong nhiều ngày sau.

Sau hàng loạt sự kiện quảng bá ở New York, Taylor còn tham gia chương trình phát thanh Taylor Swift Worldwide Radio Remote do Hãng Pizza Papa John tài trợ. Chương trình này được phủ sóng trên khắp nước Mỹ từ thành phố Nashville vào ngày 26.10. Người hâm mộ ca sĩ này từ các khu vực trọng điểm như Nam Phi hay New Zealand cũng có thể theo dõi chương trình.

Dấu ấn đặc biệt trong chiến dịch marketing của Taylor chính là Pizza John. Lần đầu tiên, bạn có thể mua một album tại cửa hàng pizza. Red kèm với một chiếc bánh Pizza được bán với giá 14 USD ngay hôm phát hành. Người hâm mộ của Taylor còn được hưởng chương trình khuyến mãi RED25, giảm giá tới 25%, nếu đặt mua trực tuyến trước ngày phát hành.

Điều quan trọng là album này đã tạo sự cảm thụ khác biệt. Một người hâm mộ Taylor nhận xét trên blog: ”Có cả những bài hát tôi thích và không thích trong album này. Tôi có thể nghe lại những bài tôi thích tuy nhiên có một thứ không bao giờ lặp lại đó là ăn một chiếc bánh pizza bán kèm với Red.”

Ngoài Pizza John, trong tuần phát hành đầu tiên, bạn chỉ có thể tìm được Red ở những nơi chiến lược như i-tunes, Walgreens, Wal-Mart, Target. Mỗi địa điểm đều có sự khác biệt. Với Wall-Mart, bạn có thể mua Red được đính kèm một tạp chí bao gồm những bức ảnh mới của Taylor cùng với lời bài hát được viết tay. Còn với Target, người hâm mộ có thể mua bản mở rộng của Red (Red Deluxe có nhiều hơn 6 bài so với Red) với giá cao hơn album gốc 3 USD. Với cách này Taylor đã có thể bán 2, thậm chí nhiều album hơn cho cùng một người hâm mộ.

Những kênh bán hàng Taylor chọn rất ấn tượng, tuy nhiên những gì cô từ bỏ cũng rất đáng chú ý. Amazon.com, một website bán hàng trực tuyến nổi tiếng, không nằm trong danh sách nhà phân phối. Bởi lẽ trang web này thường giảm giá để cạnh tranh với các nhà phân phối khác. Và Billboard, đơn vị công bố danh sách các album bán chạy nhất hàng tuần, sẽ không tính doanh số bán ra từ Amazon. Điều này tất nhiên sẽ làm giảm tổng số album bán ra và giảm đi danh tiếng của Red.

Taylor cũng đã từ chối phát hành trên các trang mạng (sẽ trả một khoản phí cho ca sĩ khi có người nghe) trong thời gian đầu. Với lượng người hâm mộ lớn sẵn sàng bỏ tiền ra để mua album, đây được xem là quyết định sáng suốt của Taylor. Các trang mạng hầu như chỉ góp phần quảng bá album chứ không hề tạo ra nguồn thu lớn.

Taylor cùng nhà phát hành đã làm tất cả để đưa doanh số bán album lên mức cao nhất. Cô đã khẳng định một xu hướng mới trong giới nghệ sĩ. Qua rồi cái thời họ chỉ sản xuất album, giao cho các nhà phân phối và ngồi đợi kết quả. Muốn thành công cần nhiều sáng tạo hơn trong marketing.

Theo NCĐT
 

BNN

Hỏa Sơn
4. Hàng hiếm cũng ế

Câu chuyện thành phố Hội An, Quảng Nam tồn kho một lượng yến sào lớn gây tổn thất đến gần 80 tỉ đồng khiến cho giới kinh doanh yến thẫn thờ âu lo. Vấn đề ở chỗ, yến là một sản phẩm đầy tiềm năng của Việt Nam, hơn nữa, kinh doanh yến sào từ trước đến nay vẫn luôn trong tình trạng cung không đủ cầu. Trước giờ, hầu như chưa bao giờ có tình trạng yến tồn kho.

Dư thừa đáng ngạc nhiên

Yến sào là một sản phẩm có giá không hề rẻ. Tuy nhiên với những công dụng tốt cho sức khỏe, nhu cầu đối với yến sào ngày càng tăng cao. Đặc biệt là yến huyết, có lúc giá tăng đến hơn 300 triệu đồng/kg nhưng vẫn không đủ hàng để bán cho thị trường trong nước chứ chưa nói đến xuất khẩu. Ông Lê Hữu Hoàng, Tổng Giám đốc Công ty Yến sào Khánh Hòa, cho biết tổ yến xuất khẩu có giá khoảng 3.500 USD/kg (khoảng 72 triệu đồng). Công ty ông thường xuyên không đủ hàng bán. Theo ông, khách hàng ưa chuộng tổ yến của Việt Nam vì chất lượng tốt và do vậy bán được giá hơn.

Ông Lê Quang Thắng, Tổng Giám đốc Công ty Yến sào Dạ Yến, cho biết trong vòng 5 năm qua, thị trường yến tăng trưởng rất nhanh. Công ty ông thường thiếu yến để bán, đặc biệt là yến huyết. Ông này lấy ví dụ, năm 2007, ở đường Nguyễn Tri Phương, quận 10, TP.HCM, chỉ có 1 cửa hàng của Dạ Yến. Đến nay, trên con đường này đã có đến 12 cửa hàng với 12 thương hiệu khác nhau chỉ chuyên bán tổ yến.

Tại TP.HCM, chỉ tính riêng thương hiệu Dạ Yến đã có đến 10 cửa hàng bán lẻ và 1 nhà hàng chuyên phục vụ các món ăn từ tổ yến. Đó là chưa kể đến những thương hiệu lớn hơn như yến sào Khánh Hòa hay Hoàng Yến có hàng trăm cửa hàng khắp nơi và xuất khẩu hàng đi vài chục nước khác trên thế giới.

Phó Giáo sư Nguyễn Khoa Diệu Thu, Viện Sinh học nhiệt đới Việt Nam, cho biết lượng yến tiêu thụ trên thế giới ước tính trong năm 2011 là 260 tấn. Trong đó nơi nhập khẩu nhiều nhất là Hồng Kông, chiếm 50% lượng mua bán tổ yến trên thế giới. Tiếp đến là cộng đồng người Hoa ở Mỹ, Úc, New Zealand tiêu thụ khoảng 15%. Trung Quốc tiêu thụ 8%, Đài Loan, Macau mỗi nơi 4%. Tổng giá trị mua bán tổ yến trên toàn thế giới vào năm 2011 là khoảng 4,3 tỉ USD, mức tăng trưởng mỗi năm trên 10%.

Do vậy, ông Lê Quang Thắng, Công ty Dạ Yến, tỏ ra ngạc nhiên khi nghe tin yến sào Hội An lại tồn kho. Ông nhận định rằng có thể tình hình kinh tế khó khăn đã tác động không nhỏ đến hoạt động kinh doanh của các doanh nghiệp. Công ty Dạ Yến của ông thời điểm này cũng gặp khó khăn hơn trước, doanh thu sụt giảm khoảng 30-40% so với năm ngoái.

Khó vào quy củ

Trường hợp yến tồn kho ở Hội An là tín hiệu cảnh báo đối với các doanh nghiệp, cá nhân đang kinh doanh tổ yến.

Ông Hoàng, Công ty Yến sào Khánh Hòa, cho biết nuôi yến nhà tại Việt Nam còn mang tính tự phát, chưa được định hướng phát triển cụ thể, khiến nhà đầu tư gặp nhiều khó khăn và đầy rủi ro vì chưa có chính sách của Nhà nước, thiếu thông tin, thiếu hỗ trợ kỹ thuật. Những rào cản xuất hiện trong nhiều khâu, từ việc cấp giấy phép xây dựng nhà nuôi yến, phương thức đánh thuế cho tới quy hoạch khu vực nuôi, vệ sinh môi trường...

Ông Thắng, Công ty Dạ Yến, cũng đồng tình với ý kiến này. Ông cho biết hiện tại các công ty kinh doanh yến chưa nhận được nhiều sự hỗ trợ của Nhà nước, kể cả việc mua đất để xây nhà nuôi yến cũng chưa được phép. Các doanh nghiệp phải lách bằng cách mua đất xây nhà dân dụng, xin phép xây như thông thường rồi sau đó đổi công năng làm thành nhà nuôi yến. Ông nói: “Chúng tôi cũng mong muốn nhà nước có những chính sách khuyến khích phát triển ngành này. Doanh nghiệp yến Thái Lan và Malaysia đều được ưu đãi như vay vốn lãi suất 0%”.

Mức độ phát triển nghề nuôi chim yến tăng khá nhanh. Hiện nay nơi nuôi nhiều nhất là TP.HCM với khoảng vài trăm nhà, kế đến là Khánh Hòa khoảng 100 nhà, các tỉnh như Kiên Giang, An Giang, Đồng Nai... cũng có hàng chục nhà yến.

Theo ông Thắng, dự kiến đến năm 2020, Việt Nam sẽ có khoảng 10.000 nhà nuôi yến. Mỗi nhà yến đầu tư khá đơn giản, chi phí khoảng 2,5-3 triệu đồng/m2 sàn (thông thường nhà nuôi yến khoảng 5 tầng, diện tích 10x16 hoặc 12x20 m) và chỉ đầu tư một lần, sau đó chỉ tốn chi phí khai thác, bảo vệ... mà sản phẩm thu được thì có giá trị kinh tế cao.

Nghề hấp dẫn, tăng trưởng nhanh nhưng lại thiếu sự quản lý, chỉ đạo của Nhà nước nên khó đi vào quy củ. Ngay cả việc phát triển quá nhanh nhà nuôi yến cũng sẽ khiến doanh nghiệp gặp quả đắng khi nhà thì thu hút được chim nhưng chúng không hề làm tổ. Hơn nữa đàn chim yến sẽ bị chia sẻ bầy đàn khiến cho tỉ lệ thành công càng mong manh hơn.

Ông Thắng cho biết mỗi tổ chim yến được xây là do có một cặp chim nên duyên, do đó cần có kỹ thuật để thu hút chúng về tổ và có những âm thanh, tác động để chúng mau kết duyên với nhau. Những kỹ thuật này phải học mới có được, do đó có nhiều doanh nghiệp hoặc cá nhân không đủ kinh nghiệm, kiến thức đã tốn hàng tỉ đồng mà vẫn không thu được kết quả nào.

Theo NCĐT
 

BNN

Hỏa Sơn
5. Thương hiệu: Cuộc chiến sống còn

Chưa bao giờ cộng đồng doanh nghiệp nước ta đối mặt với nhiều thử thách sinh tử như lúc này. Cam chịu thất bại, cố trụ để tìm cơ hội hay đột phá để chiến thắng, tất cả phụ thuộc vào năng lực sáng tạo trong cách làm thương hiệu.

Chưa đánh đã thua

Tâm lý sợ thất bại, tự hài lòng với những gì mình đang có và mang sở đoản ra cạnh tranh với sở trường của đối thủ khiến phần lớn doanh nghiệp Việt Nam đuối sức

Theo bà Vũ Kim Hạnh, Giám đốc Trung tâm Nghiên cứu kinh doanh và Hỗ trợ doanh nghiệp (DN - BSA), cộng đồng DN Việt Nam đang phải trải qua giai đoạn có thể nói là khó khăn nhất kể từ khi đổi mới. Chín tháng đầu năm 2012, đã có hơn 40.000 DN rời khỏi thị trường; tính luôn cả năm 2011 thì số DN "chết" tương đương với số DN rời khỏi thị trường trong 20 năm trước đó. Trong 500.000 DN còn hoạt động, tỉ lệ thua lỗ cũng rất cao. Nhu cầu trụ vững của DN càng trở nên cấp thiết. Hiện DN Việt Nam đang phải chiến đấu trong điều kiện chưa bắt tay sản xuất đã thua kém đối thủ vì chi phí vốn (lãi suất ngân hàng) cao gần gấp 10 lần so với các công ty đa quốc gia.

Bị thôn tính, mất kiểm soát

Không chỉ khó cạnh tranh, việc giữ và phát triển thương hiệu Việt trước sự xâm lấn, thôn tính của các DN ngoại cũng hết sức khó khăn. Đã và đang có làn sóng biến động khá lớn về quyền sở hữu các thương hiệu Việt từng vang bóng một thời.

Tại hội thảo "Sáng tạo trong cuộc chiến thương trường - Làm sao châu chấu thắng voi?" trong khuôn khổ chương trình "Ngày hội sáng tạo vì khát vọng Việt" do Tập đoàn Trung Nguyên và Trung ương Đoàn TNCS Hồ Chí Minh tổ chức ở TPHCM cuối tuần qua, ông Hoàng Tùng, chuyên gia marketing, chỉ ra rằng: Bằng nhiều cách khác nhau, nhiều thương hiệu Việt đã thuộc sở hữu nước ngoài.

Minh Long I là một trong số ít các thương hiệu Việt Nam có chỗ đứng vững chắc tại thị trường trong nước và quốc tế

Mới đây nhất, Tập đoàn Uni-President đã nắm quyền kiểm soát hoàn toàn thương hiệu Tribeco; thương hiệu Phở 24 sau khi phát triển được hệ thống 60 cửa hàng ở Việt Nam và khoảng 20 cửa hàng tại châu Á, được tạp chí Forbes Asia đánh giá là có tốc độ mở rộng hệ thống nhanh hơn cả KFC, sau gần 10 năm ra đời nay đã thuộc về Tập đoàn Jollibee (Philippines). Hay như Công ty Giấy vệ sinh Diana, sau một thời gian dài được xem là biểu tượng đã đương đầu thành công với các thương hiệu đa quốc gia như KC, P&G, từng chiếm đến 30% thị phần tã giấy và 40% thị phần giấy vệ sinh, nay cũng đã thuộc quyền sở hữu của Tập đoàn Unicharm (Nhật Bản). Trước 3 thương vụ đình đám này, giới kinh doanh cũng đã chứng kiến sự "đổi chủ" của các thương hiệu lớn như X-Men, P/S, Dạ Lan...

Kinh tế mở cửa, các nhà đầu tư nước ngoài vào Việt Nam ngày càng nhiều hơn. Trong bối cảnh kinh tế suy thoái, rất nhiều DN đuối sức, cần đến sự hợp tác với nhà đầu tư ngoại thông qua các hình thức mua bán - sáp nhập, cổ đông chiến lược, chuyển nhượng cổ phần... và nguy cơ mất thương hiệu vào tay các nhà đầu tư là rất cao. Một số DN bị thâu tóm hoàn toàn hợp lý vì đầu tư đa ngành, dàn trải, không có sản phẩm cốt lõi. Nếu DN Việt không đủ năng lực cạnh tranh thì bị loại khỏi cuộc chơi là điều tất nhiên vì biên giới về mặt hành chính ngày càng lu mờ trong khi biên giới về kinh tế ngày càng mở rộng.

Cà phê Trung Nguyên có nhiều nỗ lực trong việc phát triển thương hiệu toàn cầu

Sở đoản đấu sở trường

Theo ông Hoàng Tùng, các DN Việt cạnh tranh không lại, bị mất thương hiệu là do chưa có sự chuẩn bị chu đáo, bị cuốn theo cuộc chơi của các DN nước ngoài mà không xác định được điểm mạnh - yếu của mình. Bên cạnh đó, sự ủng hộ của người tiêu dùng đối với thương hiệu Việt còn mờ nhạt. Người tiêu dùng trong nước vẫn có tâm lý sính ngoại bởi cho rằng hàng ngoại tốt hơn. Ông Đặng Lê Nguyên Vũ, Giám đốc Công ty CP Tập đoàn Trung Nguyên, đánh giá nhiều DN Việt đã không nhận diện được cuộc chơi; tiếp cận và tìm kiếm sự ủng hộ của khách hàng bằng khuyến mãi giảm giá, lấy sở đoản của mình để đối phó với sở trường của các tập đoàn đa quốc gia, như vậy chẳng khác gì châu chấu đá voi, bởi xét trên tổng thể, DN Việt thua thiệt cả về hệ thống tài chính, kinh nghiệm quản trị, chất lượng nhân sự...

GS-TS Tôn Thất Nguyễn Thiêm, chuyên gia kinh tế cấp cao, cho rằng: Thương hiệu lớn, DN lớn không nhất thiết phải là mô hình tập đoàn. Ở Ý (nước xuất khẩu lớn thứ 2 châu Âu), 20% DN xuất khẩu là DN nhỏ có từ 10 - 49 nhân viên, 4% DN có dưới 9 nhân viên nhưng kinh doanh rất hiệu quả. Liên hệ tình hình Việt Nam, chỉ có sự sáng tạo, tìm ra những cánh cửa hẹp thông qua các mô hình tiếp cận và chiến lược khác thì mới có cơ hội chiến thắng.

Ngoài những nguyên nhân kể trên, theo ông Nguyễn Liên Phương, Giám đốc Viện Doanh nhân LP Việt Nam, DN Việt không thành công còn do tâm lý sợ thất bại, tự bằng lòng với những gì đang có. "Trong bối cảnh khó khăn, chúng ta nói rất nhiều đến các yếu tố bên ngoài doanh nhân và DN như tình hình quốc tế, sự méo mó của chính sách. Cùng chịu chung những tác động của tình hình kinh tế thế giới, trong khi Việt Nam tụt hạng về môi trường cạnh tranh thì Singapore vẫn giữ vị trí dẫn đầu. Doanh nhân từ Singapore và từ hàng trăm quốc gia khác đến Việt Nam tìm lợi nhuận, DN Việt ngược lại, ít dám xuất ngoại tìm cơ hội làm ăn".

Theo NLĐ
 

BNN

Hỏa Sơn
6. Chuyện những doanh nghiệp "châu chấu đá voi"

Ông Đặng Lê Nguyên Vũ, Chủ tịch Hội đồng quản trị Tập đoàn Trung Nguyên ví von: “Trong cuộc cạnh tranh thương hiệu, doanh nghiệp Việt Nam chỉ giống như những con châu chấu non nớt và đơn lẻ chiến đấu với nhiều đàn voi thiện chiến”.

Chia sẻ về kinh nghiệm xây dựng thương hiệu là những nội dung chính của hội thảo “Sáng tạo trong cuộc chiến thương trường: Làm sao châu chấu thắng voi” tổ chức ngày 23/11 tại TP.HCM.

Cái chết của hàng loạt thương hiệu mạnh

Ông Hoàng Tùng, chuyên gia Marketing cho biết, từ cuối năm 2010 đến nay, chưa bao giờ doanh nghiệp Việt Nam phải đối đầu với tình hình ngặt nghèo đến vậy. Cùng mới sự ngưng trệ của nền kinh tế, thời gian qua hàng loạt doanh nghiệp Việt với những thương hiệu đã từng là niềm tự hào của người Việt lần lượt rơi vào tay nước ngoài.

Một trong những điển hình được ông Hoàng Tùng nêu ra là trường hợp của thương hiệu nước giải khát Tribeco. Thành lập từ năm 1992, sau hơn 20 Tribeco đã trở thành sản phẩm quen thuộc với người tiêu dùng nội địa. Năm 2007, tập đoàn nước ngoài UP mua lại 15% cổ phần và cam kết sẽ cùng đưa Tribeco phát triển. Nhưng từ đó, công ty bước vào quá trình làm ăn thua lỗ và đến tháng 6/2012, khi các cổ đông trong nước thoái hết vốn, tập đoàn nước ngoài đã kiểm soát toàn bộ thương hiệu Tribeco.

Tương tự, Phở 24 cũng là một trường hợp đáng tiếc. Khởi đầu từ năm 2003, tốc độ nhượng quyền của phở 24 được Forbes Asia đánh giá còn nhanh hơn cả KFC. Đến nay, thương hiệu này đã có hệ thống 60 cửa hàng tại Việt Nam và khoảng 20 cửa hàng ở Châu Á. Nhưng cuối cùng, Phở 24 được nhượng cho một doanh nghiệp, sau đó doanh nghiệp này cũng được chuyển nhượng một tập đoàn nước ngoài.

Không chỉ có hai trường hợp trên, sau quá trình mua bán sáp nhập, hàng loạt thương hiệu nổi tiếng của Việt Nam đã rơi vào tay nước ngoài như Diana, P/S, X Men, Dạ Lan,…

Theo ông Hoàng Tùng, một trong những nguyên nhân khiến thương hiệu Việt “biến mất” là doanh nghiệp thiếu sự chuẩn bị trong cuộc chơi toàn cầu, thiếu phương sách đối đầu với những đối thủ nước ngoài. Bên cạnh đó, tâm lý sính hàng ngoại, sự thiếu ủng hộ của người tiêu dùng cũng giết chết nhiều thương hiệu trong nước.

Bài học từ những chú "châu chấu đá voi"

Phân tích quá trình xây dựng thương hiệu của những doanh nghiệp lớn trên thế giới, ông Lê Quốc Vinh, Chủ tịch HĐQT Le Media cho rằng, ở khía cạnh truyền thông, mỗi thương hiệu cần gắn với một câu chuyện riêng, qua đó truyền tải thông điệp của câu chuyện, cũng là thông điệp của sản phẩm đến với người tiêu dùng.

Bên cạnh đó, doanh nghiệp cần xác định và “đánh” trọng tâm vào đối tượng tiêu dùng chính. Ngoài ra, hình ảnh quảng cáo thương hiệu phải được thống nhất.

Tại Việt Nam hiện cũng có những thương hiệu không chỉ được người tiêu dùng trong nước tin cậy mà còn vươn ra tầm thế giới như gốm xứ Minh Long, Vinamilk, FPT hay hóa mỹ phẩm Mỹ Hảo,…

Ông Lý Ngọc Minh, Chủ tịch Hội đồng quản trị Công ty gốm Minh Long tự hào: “Nhắc đến gốm sứ, người ta hay nghĩ đến Trung Quốc nhưng cái tên Minh Long hiện cũng được xếp cạnh các công ty tên tuổi nhất trên thế giới của ngành sứ”. Một trong những yếu tố giúp Minh Long “hơn người” là đưa được nét đẹp văn hóa Việt Nam vào sản phẩm. Những tạo hình trên sản phẩm như rồng phượng, hoa mai, hoa sen, sinh hoạt đời thường nhằm tạo ra những sản phẩm mang hồn việt.

Bên cạnh đó, trên thế giới hiện chỉ có vài nước Châu Âu và Minh Long sử dụng công nghệ nung lên đến 1380 độ C, giúp men cứng chắc, độ bóng cao, khó bám bẩn và không chứa chất độc. Ngoài ra, Minh Long cũng thường xuyên đưa ra thị trường các sản phẩm mới mang tính sáng tạo, đồng thời đảm bảo hình ảnh một công ty chuyên nghiệp.

Trong khi đó, thương hiệu Mỹ Hảo lại là câu chuyện về cạnh tranh với các tập đoàn đa quốc gia và khẳng định mình tại thị trường nội địa. Ông Lương Vạn Vinh, Tổng Giám đốc Công ty hóa mỹ phẩm Mỹ Hảo cho hay, có “ông lớn” ngoại muốn triệt hạ đối thủ nặng ký cuối cùng trong lĩnh vực hóa phẩm tiêu dùng và đưa ra con số 30 triệu USD để mua lại thương hiệu Mỹ Hảo. Tuy nhiên ông đã từ chối lời đề nghị và hiện vẫn “lì lợm” sống cạnh các “ông lớn”. Ông Vinh chia sẻ, các tập đoàn đa quốc gia tung nhiều chiêu để phát triển, còn Mỹ Hảo chỉ có một con đường duy nhất là tiếp thị trực tiếp, cải thiện hệ thống phân phối, tạo mạng lưới bán hàng sát sao từng địa bàn.

Ông Đặng Lê Nguyên Vũ cho hay: “Nhiều doanh nghiệp Việt lấy sở đoản của mình để đối phó với sở trường của đối thủ, chẳng khác nào châu chấu đấu voi”. Theo ông, muốn thắng đối thủ, doanh nghiệp phải sáng tạo, tìm ra những cánh cửa tuy hẹp nhưng trọng yếu, những mô hình tiếp cận và chiến lược khác".

Theo infonet
 

BNN

Hỏa Sơn
7. Đừng ngại "Tự ăn thịt chính mình"

Tự chiếm thị phần của chính mình là chiến lược rất quen thuộc của các tập đoàn lớn trong môi trường kinh doanh đang thay đổi nhanh chóng.

Thay vì cho các công ty khác chiếm lấy thị trường của bạn, hãy cân nhắc việc cho ra những sản phẩm mới để cạnh tranh với chính những sản phẩm hiện có. Điều này nghe có vẻ vô lý, nhưng nếu kiểm soát hiệu quả nó sẽ cho phép bạn giữ được vị trí tiên phong và dẫn đầu các cuộc đua.

Kinh nghiệm từ Apple và Starbucks

Khi bạn chỉ có một thị trường giới hạn cho một sản phẩm hay dịch vụ cụ thể, bất cứ đối thủ mới nào cũng có thể giành mất thị trường này. “Tự ăn thịt mình” – đưa các sản phẩm mới ra cạnh tranh với các sản phẩm hiện có của bạn là một chiến thuật được nhiều doanh nghiệp sử dụng, từ chuỗi cửa hàng cà phê nhượng quyền Starbucks cho đến nhà sản xuất công nghệ Intel.

Starbucks nổi tiếng với việc cứ vài phút lại mở một cửa hàng mới. Họ khao khát tránh xa sự cạnh tranh. Dù các cửa hàng chi nhánh sẽ phải cạnh tranh lẫn nhau để thu hút một lượng khách hàng có giới hạn, nhưng Starbucks nhận thấy rằng điều này vẫn tốt hơn là đi cạnh tranh với những công ty cạnh tranh khác như Costa Coffee hay Caffè Nero.

Các nhà sản xuất phần cứng và phần mềm máy tính như Apple, Intel và Microsoft cũng là những điển hình khác được biết đến nhiều về kiểu “tự ăn thịt mình”. Bằng cách thường xuyên đưa ra những bản nâng cấp cho các sản phẩm (chẳng hạn như là máy tính nhanh hơn hay phần mềm chống virus tốt hơn) họ không chỉ giữ được vị trí đi đầu ngành công nghiệp mà còn thuyết phục được khách hàng mua sản phẩm mới, khiến cho các đối thủ có ít chỗ để xâm lấn hơn trong thị trường.

Phương pháp này có tác dụng trong những thị trường hay thay đổi mà sự trung thành của khách hàng có giới hạn. Ngoài ra, điều này cũng có tác dụng khi khách hàng, bất kể vì lý do gì, muốn tiếp tục cập nhật với những phát triển công nghệ mới nhất.

Lời khuyên cho các nhà quản lý

Đừng ngại cạnh tranh với chính mình. Dù ban đầu bạn sẽ dễ nản chí vì nguy cơ mất thị trường của sản phẩm cũ nhưng việc này là cách tích cực để kiểm soát việc bị mất thị trường - bản chất năng động của thương mại hiện đại.

Điều này cũng sẽ buộc bạn phải sáng tạo và vượt qua tính tự mãn.

Hãy “tự ăn thịt mình” khi biết trước rằng đối thủ sẽ giới thiệu một sản phẩm mới có tiềm năng được ưa chuộng. Khi doanh thu chững lại, việc “ăn thịt” những sản phẩm cũ bằng cách tung ra những sản phẩm mới tiên tiến hơn có thể kích thích triệt để doanh thu tổng thể.

Phát triển một sản phẩm thường tốn thời gian và tiền bạc – nếu sản phẩm hiện tại sinh lợi cao và không có nguy cơ bị cạnh tranh thì bạn hãy hoãn việc giới thiệu sản phẩm mới cho đến khi cần thiết hoặc đến một thời điểm mong muốn.

Cần dự đoán tình trạng thị trường để quyết định chính xác khi nào thì chiến lược này được phát huy tối đa sức mạnh.

Theo Nhượng Quyền Thương Hiệ
 

BNN

Hỏa Sơn
8. Mua theo nhóm: Lợi ít, thiệt nhiều

Sự cố của một số công ty mua hàng theo nhóm qua mạng thời gian qua ít nhiều đã làm giảm lòng tin của người tiêu dùng và cả doanh nghiệp. Đồng thời, đặt ra vấn đề: Ai sẽ bảo vệ lợi ích người tiêu dùng khi những công ty mua theo nhóm phá sản hay đóng cửa?

Tuy chỉ mới xuất hiện khoảng vài năm trở lại đây, nhưng hình thức mua hàng theo nhóm (nhiều người cùng mua một sản phẩm – dịch vụ để hưởng được mức giá ưu đãi khoảng từ 40 – 90%) đã nổi tiếng khắp thế giới và trở thành một phương thức kinh doanh trực tuyến đầy hấp dẫn.

Nở rộ website mua theo nhóm

Ở Việt Nam mô hình các website mua theo nhóm nở rộ tại Việt Nam, với sự ra đời của gần 100 website như: Muachung, Nhommua, Cucre, Hotdeals, Phagia…áp dụng trong nhiều lĩnh vực khác nhau như ăn uống, du lịch, làm đẹp, đồ dùng gia đình...

Đối tượng sử dụng dịch vụ này là dân văn phòng, những người trẻ và những người muốn thử nghiệm cái mới hoặc là những người thường xuyên tiếp cận với internet. Khi tham gia một nhóm mua, khách hàng sẽ được giảm giá từ 40 – 90% thông qua phiếu mua hàng hay còn gọi là voucher. Thủ tục đơn giản, thanh toán thuận tiện, lại được giảm giá lớn chính là những yếu tố đặc biệt hấp dẫn trong thời gian khủng hoảng của năm 2011 – 2012 này.

Dịch vụ mua hàng theo nhóm được ví như “cuộc chơi ba người” giữa nhà sản xuất, nhà trung gian và khách hàng. Khách hàng không tìm hiểu thông tin về nhà sản xuất mà mua hàng vì sự hấp dẫn giá cả mà nhà cung ứng dịch vụ sản phẩm, dịch vụ đưa ra.

Về phía người tiêu dùng, với tất cả những gì họ có chỉ là một tờ phiếu có địa chỉ công ty cung cấp dịch vụ mua hàng, công ty đối tác, không có một dòng thông tin nào về việc họ sẽ phải tìm đến đâu nếu chẳng may công ty cung cấp dịch vụ mua hàng phá sản. Trong tương lai, nếu chẳng may có vụ việc xấu xảy ra, ai sẽ đứng ra đảm bảo quyền lợi cho người tiêu dùng?

Quyền lợi khách hàng không được đảm bảo

Luật sư Trần Thanh Hà - Giám đốc Công ty TNHH Luật S&B cho biết : Hiện nay, hệ thống pháp luật VN chưa có quy định cụ thể về trách nhiệm của các bên đối với hình thức mua bán theo nhóm này nên khi xảy ra rủi ro, quyền lợi của khách hàng sẽ không được đảm bảo.

Sự cố của Nhommua.com - một trong những “ông lớn” của thị trường mua hàng theo nhóm trên internet bất ngờ thay đổi Giám đốc điều hành, trụ sở tạm thời đóng cửa, website ngừng hoạt động… đã làm cho nhiều khách hàng đang sở hữu những voucher của Nhóm Mua rơi vào tình trạng lo mất tiền oan. Ngay cả những đối tác của công ty này như Sumo BBQ, Kichi Kichi, Hương Sen... cũng tuyên bố tạm dừng cung ứng dịch vụ cho khách hàng sử dụng voucher của Nhóm Mua.

Để khắc phục vấn đề này, trước hết thị trường cần phải có những sàn giao dịch uy tín khách hàng nên lưu ý lựa chọn sử dụng công cụ trung gian đã được cấp phép như ví điện tử để phòng khi trường hợp xấu xảy ra, nhằm loại bỏ những rào cản trong khâu thanh toán. Thêm vào đó, nhờ tính năng hoàn trả thanh toán khi có sự cố, các đơn vị giao dịch trung gian sẽ giúp người tiêu dùng an toàn hơn trước các chiêu bài lừa đảo.

Công ty bán hàng theo nhóm đông, nhưng vấn đề quản lý chất lượng dịch vụ của người bán chưa được thắt chặt, khiến người dùng quan tâm tới chất lượng hàng hóa nhiều hơn trước. Trên các trang mạng có không ít lời tham phiền về sản phẩm mua theo nhóm không như lời quảng cáo, một số người dùng còn tố nhà cung cấp "có thái độ phân biệt giữa khách thường và khách dùng voucher".

Thiết nghĩ, với hơn 1 triệu người sử dụng, hình thức mua hàng theo nhóm đang manh nha trở thành một xu hướng tiêu dùng tại Việt Nam, doanh số năm 2011 lên đến 700 tỷ đồng. Tuy nhiên, nếu không có các quy định quản lý phù hợp để bảo vệ quyền lợi của những người tham gia, thì hình thức tiêu dùng hiện đại này khó có thể phát triển bền vững.

Theo DĐDN
 

BNN

Hỏa Sơn
9. Microsoft không còn dẫn đầu

Microsoft của thập niên 1990 độc quyền về phần mềm, còn nay lại chạy theo những công ty như Apple hay Samsung.

Bạn sẽ rất khó theo kịp cái bóng của huyền thoại, nhất là khi họ ra đi và để lại đằng sau một mớ hỗn độn. Muốn biết rõ điều này thì hãy hỏi Steve Ballmer.

Kể từ khi đầu quân cho Microsoft vào năm 1980, Ballmer đã bị chìm nghỉm bởi cái bóng quá lớn của Bill Gates, người đã đưa Microsoft trở thành một tập đoàn phần mềm khổng lồ. Khi Gates về hưu, Ballmer được giao quản lý Microsoft - một công ty đang mất dần vị thế độc quyền trên thị trường và có một số vấp ngã ban đầu trong quá trình hội nhập với thế giới internet.

Hãy xem những con số so sánh khá thú vị về Microsoft dưới thời Ballmer với Apple, đối thủ đáng gờm của Tập đoàn. Apple có thể qua mặt Microsoft về mức vốn hóa thị trường, nhưng cổ phiếu có diễn biến giá tốt hơn trong 25 năm qua lại vẫn là Microsoft. Kể từ năm 1987, cổ phiếu Apple đã tăng 4.300%, trong khi Microsoft tăng tới 5.700%. Dĩ nhiên, cổ phiếu Microsoft đã tăng giá trong suốt thời kỳ Gates trị vì. Kể từ năm 2000, sau khi Ballmer nhậm chức Tổng Giám đốc (CEO), cổ phiếu của Apple tăng 2.500%. Còn cổ phiếu Microsoft chỉ tăng bằng phân nửa.

Tình cảnh này phần lớn là do lỗi ở Ballmer, vì đã không bắt kịp thời đại công nghệ số. Nhưng đó không phải là tất cả. Ballmer nhậm chức CEO của Microsoft chỉ 2 tháng trước khi bong bóng dot.com nổ ra. Và ông nhận thấy mình phải lèo lái một Microsoft đang dần mất đi vị thế độc quyền. Sự trỗi dậy của thế giới web đã khiến cho máy tính cá nhân không còn là trung tâm của ngành công nghệ nữa.

Trong khi đó, tại thung lũng Silicon, những công ty mới thành lập như Google đã tăng trưởng nhanh như vũ bão. Và dường như họ đều đồng lòng trong cuộc chiến lật đổ Microsoft. Và khi điện toán đám mây cất cánh, vị trí của máy tính cá nhân và tất nhiên của cả Microsoft cũng ngày càng trở nên mờ nhạt.

Năm 2007, khi Apple tung ra thị trường chiếc điện thoại thông minh iPhone, Ballmer đã cười lớn và tuyên bố một câu xanh rờn: “iPhone sẽ chẳng giành được bao nhiêu thị phần”. Thực tế đã chứng minh điều ngược lại.

Đến khi Ballmer tỉnh giấc thì những nỗ lực của ông dường như đã quá muộn. Những sáng kiến về web như MSN Search và Hotmail, chẳng hạn thì vẫn cứ thua lỗ từ năm này qua năm khác. Công cụ tìm kiếm Bing, dịch vụ bản đồ, Outlook e-mail và các dịch vụ online khác, mặc dù có tiến triển nhưng lại với tốc độ chậm hơn so với kỳ vọng của Tập đoàn.

Nhằm bù cho tốc độ tăng trưởng chậm hơn của phần mềm Office và Windows, Ballmer đã đẩy mạnh các lĩnh vực khác như phần mềm máy chủ và máy chơi game Xbox. Năm 2009, Ballmer còn phát triển cả Windows 8.

Windows 8 của Ballmer không hẳn đã cắt đứt với hệ điều hành Windows do Gates tạo ra. Nhưng với bước đi mới đây ông đã đoạn tuyệt hoàn toàn với Gates. Ballmer đã đưa Microsoft nhảy vào sản xuất thiết bị lai máy tính cá nhân với máy tính bảng: Surface (đã được chào bán hồi cuối tháng 10). Chiếc Surface đã cho thấy Windows 8 có thể làm được những gì và chứng tỏ Microsoft có thể chơi trên mặt trận điện toán đám mây. Và hơn hết, nó còn cho thấy rằng Microsoft giờ đã hoàn toàn thuộc về Ballmer.

Trong một bức thư gửi cho cổ đông hồi tháng 10, Ballmer cho biết Tập đoàn đang thực hiện một cuộc chuyển mình mang tính lịch sử và Microsoft hiện là một “công ty thiết bị và dịch vụ”. Tuyên bố này được xem như việc thừa nhận Microsoft đang ngày càng giống Apple hơn. Nghĩa là không chỉ sản xuất ra hệ điều hành mà còn cả các thiết bị và dịch vụ chạy trên hệ điều hành đó. Ballmer cũng cho biết Microsoft sẽ sản xuất những thiết bị giống như Surface trong thời gian tới.

Microsoft của thập niên 1990 là một doanh nghiệp độc quyền trên thị trường phần mềm, còn Microsoft ngày nay không phải là người dẫn đầu mà chạy theo những công ty như Apple hay Samsung.

Giờ Ballmer đã hoàn toàn thoát khỏi cái bóng của Gates. Nhưng liệu ông có thành công?

Văn hóa doanh nghiệp tại Microsoft thường được cho là “cát cứ” và thiếu tính tổ chức. Đây là lý do khiến cho phong độ của Microsoft hiếm khi nào ổn định. Có thể thấy, sau mỗi thành công khiêm tốn mà Microsoft đạt được (công cụ tìm kiếm Bing hiện đang chiếm 25% thị trường), sẽ có một bước giật lùi (thị phần của điện thoại thông minh Windows Phone 7 giảm). Và Ballmer chưa kịp hân hoan với thành công của thiết bị điều khiển cảm ứng Kinect thì đã thấy máy nghe nhạc Zune bị thất bại. Zune đã bị khai tử vào cuối năm 2011 sau gần 5 năm tồn tại, do không địch nổi với iPod của Apple.

Tuy nhiên, chưa có sản phẩm nào có nhiều ý nghĩa đối với Ballmer như Windows 8. Thành công của phần mềm mới này sẽ quyết định liệu Microsoft của Ballmer có thể trở thành người đi đầu trên thị trường điện toán đám mây hay chỉ là một cuộc thoát ly thất bại khỏi Microsoft mà Gates đã xây dựng nên.

Theo vneconomy
 

BNN

Hỏa Sơn
10. Quyền lực "mềm" của văn hóa Hàn

Thời gian gần đây, phim điện ảnh, âm nhạc, thời trang, mỹ phẩm Hàn Quốc chiếm lĩnh thị phần ở châu Á và một phần châu Âu, châu Mỹ.

Mỗi lần ghé tòa nhà Vincom là lại nhìn thấy những người trẻ Việt đang ăn ngon lành món "kim bắp" hay xì xụp món canh rong biển của người Hàn. Những món ăn lan ra từ bàn ăn của các ngôi sao điện ảnh, thủa ban đầu là Jang Dong Gun, rồi nay đến Lee Min-hoo, Kim Tae-hee.

Trải qua một khoảng thời gian khá lâu, giờ đây khi đã quen với nhịp độ lê thê của phim Hàn thì khối người Việt lại đâm ra nghiện phim truyền hình Hàn Quốc, ngày nào mà không thấy mặt các diễn viên quen thuộc là thấy nhớ.

Nhiều người bảo phim Hàn chỉ phù hợp với tầng lớp bình dân, nhưng thực tế thiếu gì người trình độ văn hóa cao vẫn thích xem phim Hàn, bởi chất văn hóa truyền thống xứ Hàn đã thẩm thấu vào người xem một cách lặng lẽ và ngọt ngào!

Nào là nếp sống có tôn ti trật tự mà gia đình Á châu nào chẳng muốn duy trì; rồi cách người ta khéo léo giới thiệu ẩm thực trên phim khiến đến nay nhiều khán giả hầu như thuộc các món ăn truyền thống Hàn; tiếp đến là vẻ đẹp rạng ngời, nền nã của "sao Hàn", dù đó là vẻ đẹp của công nghệ dao kéo nhưng vẫn đủ sức mạnh tạo nên một chuẩn mới về gu thẩm mỹ ở những nơi phim Hàn ngự trị.

Sau ẩm thực là thời trang, là trào lưu đi thẩm mỹ viện, là đổ xô đi học tiếng Hàn và cuối cùng là giới trẻ Việt đang thừa nhận K-pop đã giúp họ lấp khoảng trống mà thảm họa V-pop để lại trong lòng công chúng. Đó là chưa kể đến chuyện nhiều gia đình đang hoảng hốt trước hiện tượng con em họ "thần tượng" đến rồ dại các ngôi sao điện ảnh, các ca sĩ Hàn.

Ngày 16/11, Bộ Văn hóa - Thể thao và Du lịch kết hợp với Trung tâm Văn hóa Hàn Quốc tổ chức hội thảo chủ đề "Hiện tại và tương lai phát triển của làn sóng Hàn Quốc - Hallyu tại Việt Nam", trong đó nêu rõ Hallyu là làn sóng văn hóa đại chúng.

Hóa ra từ cách đây hơn một thập niên, người Hàn đã có chủ trương phát triển "quyền lực mềm" của quốc gia từ văn hóa truyền thống và đại chúng.

Cả thế giới, hay ít nhất là nhiều nước châu Á mê mệt hình ảnh một xứ Hàn với những đặc trưng văn hóa truyền thống rất tiêu biểu, những giá trị đẹp vẫn hiển hiện trong các câu chuyện điện ảnh. Hàn Quốc hiện diện đĩnh đạc trước cả thế giới trên nền chất liệu bền vững từ văn hóa, đầu tư tốt cho thương hiệu các sản phẩm của xứ Hàn.

Chính từ các thành công trong phủ sóng ảnh hưởng văn hóa Hàn như vậy cùng lúc với phát triển kinh tế, Hàn Quốc đã tạo nên được một thương hiệu quốc gia tốt, người Hàn đi ra thế giới được nể trọng.

Bài học nào cho người Việt giữ truyền thống văn hóa và nâng nó lên thành sức mạnh? Trong lúc người Hàn đưa văn hóa Hàn ra khắp thế giới thì chúng ta đang đối diện với "thảm họa văn hóa" trên nhiều lĩnh vực văn hóa, nghệ thuật đến lối sống đạo đức.

Dường như không có sự liên kết nào về thị hiếu văn hóa giữa các thế hệ người Việt? Trong khi các thế hệ trẻ còn đang nghe K-pop và bỏ mặc những thế hệ già nua hơn trong thế giới nhạc Trịnh, thì vấn đề này còn bị bỏ ngỏ bao lâu nếu như vẫn không xuất hiện những tài năng mới đủ chinh phục nhân tâm.

Ngày trước ca khúc của Trịnh Công Sơn và tiếng hát Khánh Ly bắt đầu nổi tiếng với những đêm nhạc sinh viên. Bây giờ phải thừa nhận sinh viên không nghe nhạc Trịnh, có thể đến 30 - 40 tuổi họ sẽ nghe, chứ không phải bây giờ, khi họ mới 20.

Xã hội thay đổi, nhưng dường như các chính sách chưa thích ứng kịp, để rồi các dòng sản phẩm văn hóa trong nước ra đời bị đè bẹp trước dòng văn hóa ngoại lai không chỉ từ Hàn Quốc, mà còn từ Nhật Bản, châu Âu, Mỹ...

Những tài năng nghệ thuật non trẻ nhanh chóng bị thui chột trước sự thiếu đầu tư định hướng, nhanh chóng bị khuất phục trước gánh nặng áo cơm.

Chúng ta nghĩ đến những công trình hàng nghìn tỷ đồng như xây dựng bảo tàng, sân vận động, đăng cai Đại hội Thể thao Châu Á, nhưng các biện pháp mang tính kỹ thuật để phát triển văn hóa thì không có gì rõ nét.

Có ai tự hỏi tại sao các đạo diễn phim truyền hình Hàn Quốc lặp đi lặp lại cảnh đám cưới với các tập quán đặc trưng, cảnh muối kim chi và làm các món ăn truyền thống? Đó là chính sách rõ ràng của Chính phủ Hàn, đặc biệt là việc phổ biến ẩm thực Hàn trên phim được nhà nước hỗ trợ, nhằm mục tiêu quảng bá ẩm thực, làm bước đệm cho tương lai xuất khẩu thực phẩm Hàn.

Sắp tới người Hàn sẽ đưa dòng phim điện ảnh Hàn Quốc đi giới thiệu khắp thế giới. Đó là sản phẩm của chính sách bỏ kiểm duyệt và xây dựng các rạp xem phim để tạo môi trường làm việc hưng phấn nhất cho các đạo diễn phim nhựa.

Sau 15 năm, bây giờ Hàn Quốc đã là một lực lượng đáng nể ở các liên hoan phim thế giới. Tính thức thời của chính sách văn hóa mới là chiếc chìa khóa mở cánh cửa thành công. Đó là thứ chúng ta nên học.

Theo DNSG
 

BNN

Hỏa Sơn
11. Mở rộng bằng cách... thu hẹp

Tăng trưởng doanh thu là một mục tiêu đúng đắn. Điều này không có gì phải bàn cãi. Tăng trưởng doanh thu bằng cách nào mới là vấn đề cần nghiên cứu kỹ.

Mở rộng

Và có vô số cách mở rộng: Mở rộng thêm dịch vụ. Mở rộng thêm thị trường. Mở rộng thêm kênh phân phối. Mở rộng thêm dòng sản phẩm… Đó là đáp án được không ít doanh nghiệp chọn áp dụng. Nhiều tổng công ty, tập đoàn của ta cũng nằm trong số ấy.

Rất tiếc, thực tế cho thấy, việc mở rộng hiếm khi đi cùng với một kết quả tăng trưởng bền vững!

Hãy xem thử AOL, một trong những tên tuổi tiên phong trong ngành công nghiệp Internet. Chỉ trong vòng ba năm (tính đến cuối năm 2011), AOL đã thua lỗ tới 2,1 tỷ USD, dù doanh thu của họ vẫn là một con số đáng mơ ước: 9,9 tỷ USD. Nguyên nhân từ đâu được cho là từ việc mở rộng không có tính toán.

Tháng 2/2011, CEO Tim Armstrong của AOL phát biểu trên Reuters: “Tôi muốn thay đổi, biến AOL thành một công ty truyền thông và giải trí hàng đầu”.

Cách nhanh nhất để trở thành một công ty truyền thông và giải trí hàng đầu là gì? Mua bán - sáp nhập! AOL đã chi ra 315 triệu USD để mua lại tờ Huffington Post, 36 triệu USD để mua StudioNow - một công ty công nghệ chuyên về sáng tạo, lưu trữ và phân phối video. Đó là chưa để thương vụ mua Patch Media - công ty kết nối cộng đồng với mức giá 7 triệu USD (kèm theo đó là ngân sách lên tới 50 triệu USD) để kéo mọi người vào và mở rộng network.

Kết quả là gì? Doanh thu của AOL tăng vọt. Nhưng công ty cũng chìm vào nợ nần…

Thương hiệu lớn nhất trong lĩnh vực ẩm thực Mc Donald’s cũng đã từng muốn mở rộng thêm nhiều sản phẩm. Trong tâm trí người tiêu dùng, Mc Donald’s được coi là chỗ ăn uống dành cho trẻ em. Sau nhiều cuộc nghiên cứu tốn kém với một kết quả là “khách hàng của Mc Donald’s muốn có sản phẩm trưởng thành hơn”. Năm 1997, Mc Donald’s đã cho ra đời loại bánh burger Arch Deluxe với trọng tâm là “mùi vị phức tạp dành cho người lớn”. Kết quả ra sao? Không ai đến Mc Donald’s vì sự “phức tạp”. Ý niệm trong tâm trí khách hàng dành cho Mc Donald’s là sản phẩm “đơn giản” đi cùng với đó là tính “thuận tiện”.

Thương hiệu cũng như một con người. Bạn không thể định vị cùng một lúc hai tính cách trái ngược nhau.

Arch Deluxe sau đó đã được đưa ra khỏi danh mục sản phẩm của Mc Donald’s. Và giờ mọi người đều yên tâm với một chiếc bánh kẹp đơn giản và thuận tiện.

Nhiều rộng hay ít sâu?

AOL không phải là một ví dụ hiếm hoi. Rất nhiều công ty hàng đầu đã trở nên lóa mắt trước ánh hào quang của thành công.

Trong kinh doanh, “thành công là một người bạn tồi”. Một trong những điều “người bạn tồi” này rất hay xúi bẩy các công ty thành công thực hiện: mở rộng danh mục sản phẩm. Đó là con đường nhiều - bề rộng.

Nếu như cuộc chiến về marketing là cuộc chiến nằm trong tâm trí người tiêu dùng, điều đầu tiên những người làm marketing phải hiểu rõ, đó chính là tâm trí người tiêu dùng nói chung hoạt động như thế nào, phản ứng với thương hiệu ra sao.

Tâm trí người tiêu dùng là một cỗ máy phức tạp bậc nhất thế giới, mạnh gấp nhiều lần những siêu máy tính tối tân nhất. Tuy nhiên, cỗ máy phức tạp đó khi tiếp xúc với thương hiệu thường thiên về những thông điệp đơn giản, thuần nhất và nguyên bản. Đó là lý do những công ty càng có nhiều danh mục sản phẩm, thương hiệu của doanh nghiệp sẽ ngày càng khó lưu lại trong tâm trí người tiêu dùng.

Nói cách khác, doanh nghiệp càng đa dạng hóa sản phẩm thì bản sắc thương hiệu càng lu mờ. Doanh nghiệp càng tập trung thì bản sắc thương hiệu càng rõ nét.

Cỗ máy tìm kiếm thông tin nổi tiếng trên mạng đầu tiên là gì? Không phải Google! Đó là AltaVista. Tuy nhiên, AltaVista sau những thành công bước đầu đã không chịu thỏa mãn với ý tưởng mình “chỉ là” một công cụ tìm kiếm, mà mở rộng danh mục sản phẩm của mình sang những dịch vụ khác như email, danh bạ, phát triển các diễn đàn, mua sắm trên mạng, nhằm thu hút nhiều hơn nữa quảng cáo trên trang chủ để tăng trưởng doanh thu. Chưa hết, AltaVista còn bỏ ra gần 1 tỷ USD để mua lại cổng mua sắm trực tuyến www.shopping.com. Tham vọng của AltaVista còn mở rộng sang cả lĩnh vực tài chính với thương vụ thâu tóm trang thông tin tài chính Raging Bull.

AltaVista đã không chỉ là một công cụ tìm kiếm mà đã trở thành một công ty kinh doanh rất nhiều sản phẩm hot trên thị trường Internet.

AltaVista giờ đang ở đâu? - Ngôi sao băng đã tắt!

Kẻ đi sau đã làm gì? Một công ty đã chỉ chuyên tập trung vào lĩnh vực tìm kiếm, đó chính là Google. Giờ Google đã trở thành một trong những thương hiệu có giá trị lớn nhất toàn cầu.

Mở rộng như thế nào?

Google cũng đã làm theo những gì AltaVista đã làm. Google đã mở rộng ra rất nhiều sản phẩm khác nhau.

Thực ra, có một chút khác biệt trong việc mở rộng giữa hai thương hiệu. Điều đó giải thích tại sao AltaVista thất bại trong khi Google vẫn trụ vững trên thị trường. Đó cũng là cách mở rộng sản phẩm mà nhiều công ty nước ta cần tham khảo.

Đầu tiên, Google là một thương hiệu rất mạnh. Từ “google” giờ đã mang hàm nghĩa “tìm kiếm thông tin trên mạng”. Khi tên công ty được sử dụng như một từ riêng, đó là đỉnh cao của một thương hiệu thành công. Không nhiều công ty làm được điều đó. Trong lịch sử kinh doanh, chỉ có vài cái tên làm được điều Google đã làm như Xerox (với hàm nghĩa photo tài liệu), Coca (với hàm nghĩa nước cola), Bic (với hàm nghĩa là bút bi). Ở khu vực miền Nam nước ta, từ Honda cũng được sử dụng với hàm nghĩa “xe gắn máy”.

Chỉ khi công ty có một thương hiệu rất mạnh, việc mở rộng sản phẩm một cách cẩn trọng mới nên được tính đến.

Google đã thực hiện việc mở rộng sản phẩm một cách rất khoa học. Những sản phẩm liên quan đến “tìm kiếm”, Goolge gắn nó với chữ Google, ví như dịch vụ Google Map. Những sản phẩm khác biệt, Google vẫn sử dụng thương hiệu khác: Youtube là thương hiệu chuyên về video, Android chuyên về hệ điều hành điện thoại thông minh. Dĩ nhiên, Google đôi khi cũng vẫn gắn thương hiệu của mình lên một số sản phẩm không liên quan như trình duyệt Google Chrome, Mạng xã hội Google+. Điều đó ảnh hưởng ít nhiều đến phần lõi thương hiệu của Google là “tìm kiếm”, nhưng chưa đến mức phát tác tạo nên những ảnh hưởng quá tiêu cực.

Trong khi đó, nhiều công ty gắn tên thương hiệu của mình một cách vô tội vạ lên các loại sản phẩm khác nhau đều đang gặp khó khăn, kể cả đó có từng là những thương hiệu hàng đầu. Deawoo, Sony, Mitsushita, Toshiba, Sharp hay Vinashin, Sông Đà, Kangaroo, Hòa Phát v.v... của nước ta là những ví dụ điển hình.

Thương hiệu mạnh phải đại diện cho một sản phẩm. Càng đại diện cho nhiều sản phẩm, thương hiệu càng mất đi tính đại diện, đồng nghĩa với điều đó là sức mạnh thương hiệu trong tâm trí người tiêu dùng sẽ bị nhạt nhòa.

Nếu cần thiết phải mở rộng sản phẩm. Một cái tên mới phù hợp cho sản phẩm đó sẽ là sự lựa chọn tối ưu. Đó là lý do Apple không lấy những cái tên như Apple Music Player, Apple Phone, Apple Pad mà sử dụng iPod, iPhone, iPad.

Đó cũng là lý do Trung Nguyên không chọn Cà phê hòa tan Trung Nguyên hay Cafe chồn Trung Nguyên mà chọn G7, Legendee. Một bước chuyển marketing chuẩn xác.

Tập trung vào phân khúc hẹp

Mạng xã hội lớn nhất ngày nay là gì? FaceBook! Tuy nhiên, FaceBook không phải là mạng xã hội đầu tiên. Người tiên phong trong lĩnh vực mạng xã hội là Friendster. Sau đó, thương hiệu đình đám khác trong lĩnh vực này là MySpace. Cho đến khi cả Friendster và MySpace đã nổi danh trên thị trường thì FaceBook mới được thành lập trong ký túc xá trường Havard!

Ngày nay, giá trị thương hiệu FaceBook gấp nhiều lần so với giá trị của cả hai thương hiệu Friendster và MySpace gộp lại. Điều gì khiến FaceBook thành công vượt trội đến vậy?

Điều khiến FaceBook thành công không khác gì điều đã khiến Dell, FedEx, Subway, Domino’s và hàng loạt các thương hiệu hàng đầu khác thành công: sự tập trung vào phân khúc hẹp. Dell bán máy tính nhưng tập trung vào hình thức “bán hàng trực tiếp”. FedEx tập trung vào dịch vụ chuyển phát “qua đêm”. Subway tập trung vào thức ăn nhanh “không béo”. Domino’s tập trung vào “pizza giao tận nhà”.

Trở lại với FaceBook, ban đầu, những người có thể có được tài khoản FaceBook chỉ là những sinh viên của trường đại học Havard. Sau đó, những sinh viên của trường Stanford cũng có thể có tài khoản FaceBook, kết cục là FaceBook ngày nay đã thực sự trở thành một đế chế, đưa Mark Zuckerberg trở thành tỷ phú trẻ tuổi và giàu có nhất thế giới.

Sự tập trung chiếm lĩnh một phân khúc hẹp khiến thương hiệu trở nên có định vị rõ ràng trong tâm trí người tiêu dùng. Chỉ khi đã có định vị rõ ràng, việc mở rộng mặt hàng sản phẩm mới cần được tính đến một cách cẩn trọng. Tuy nhiên, mặt hàng sản phẩm mới phải nằm trong vùng lõi giá trị của thương hiệu.

Gần đây, được biết Phở 24 đang giới thiệu sản phẩm mới là bún thịt nướng. Điều này làm người viết hết sức băn khoăn.

Phở 24 là một thương hiệu do người Việt tạo lập và tạo lập thành công với một cá tính mạnh mẽ và hình ảnh nhất quán. Giờ, “bún thịt nướng” có thể mang lại thêm doanh thu cho Phở 24. Nhưng nhiều mặt hàng hơn mà không đồng nhất về giá trị lõi có thể khiến thương hiệu mất đi bản sắc!

Theo DNSG
 

BNN

Hỏa Sơn
12. Trung Nguyên và câu chuyện “Tấm ngân phiếu một triệu Bảng”

Có lẽ trước khi chinh phục thế giới, Trung Nguyên nên chinh phục trái tim của người uống cà phê tại sân chơi nội địa trước.

Nhà văn người Mỹ Mark Twain viết một truyện ngắn nổi tiếng mang tên “Tấm ngân phiếu một triệu Bảng”. Chuyện kể rằng một thủy thủ người Mỹ tên là Henry đến Anh mà không có một xu dính túi. Anh rơi vào một trò cá cược của hai vị đại gia. Họ cá với nhau rằng, nếu trao cho anh một tấm ngân phiếu một triệu bảng và anh sẽ sống khỏe mà không phải tiêu xu nào. Henry nhận ngân phiếu một triệu Bảng của hai vị đại gia và bước vào một tiệm ăn. Anh để cho chủ quán thấy nó và kết quả là anh không phải chi trả một cắc nào cho bữa ăn của mình.

Thế rồi tin đồn lan ra, các thương gia kéo đến tranh nhau bỡ đợ Henry. Họ đã bị lóa mắt về hình ảnh của một anh chàng “giàu có”.

Câu chuyện hư cấu này nói lên một sự thật: con người chúng ta thường bị chi phối bởi một giá trị hình ảnh nào đó đã được cộng đồng thừa nhận. Điều này rất đúng trong thế giới tiêu dùng, trong đó nhiều khi khách hàng mua một sản phẩm không hẳn hoàn toàn vì giá trị sử dụng của sản phẩm đó.

Dân Mỹ thích Coca hơn Pepsi không phải do vị ngon hơn mà vì Coke đại diện cho văn hóa truyền thống lâu đời của nước Mỹ (slogan của Coca là “Thứ thiệt”). Người Việt Nam sẵn sàng trả giá cho xe máy Piaggio cao hơn Honda không phải do chất lượng tốt hơn mà do Piaggio mang lại cho họ hình ảnh sành điệu hơn, tinh tế hơn.

Có thể thấy hành vi của khách hàng thường bị chi phối lớn bởi hình ảnh thương hiệu.

Gần đây, trong một cuộc phỏng vấn với Reuters, người sáng lập Tập đoàn Cà phê Trung Nguyên (Trung Nguyên) đã có nhận xét về thương hiệu Starbucks rằng: “ Họ không bán cà phê, mà đang bán nước có mùi cà phê pha với đường".

Có hai câu chuyện thú vị “sóng sánh” trong lời nhận xét đậm đặc “hương vị” cà phê Trung Nguyên này. Liệu Starbucks có đúng là bán “nước có mùi cà phê pha với đường” và nếu giả thiết là đúng, tại sao Starbucks lại là thương hiệu cà phê được yêu thích nhất không chỉ tại thành phố Seattle (thủ phủ của Starbucks), không chỉ tại nước Mỹ mà trên toàn thế giới?

Những ai đã đọc cuốn tự truyện “Dốc hết trái tim” của Giám đốc điều hành Howard Schultz đều biết rằng, trước khi Starbucks trở thành thương hiệu đình đám thì nó đã chinh phục người uống cà phê tại nước Mỹ bằng một vũ khí duy nhất. Đó là hương thơm tuyệt vời của loại cà phê arabica loại một nhập từ Brazil và được chế biến theo phong cách Espresso của Italy.

Cứ cho Starbucks chỉ là loại “nước có mùi cà phê pha đường” (như lời nhận xét của người sáng lập Trung Nguyên) nhưng lại được chào đón khắp nơi thì đó lại càng là một vấn đề thú vị rất đáng suy nghĩ cho những người làm marketing.

Ông Đặng Lê Nguyên Vũ, người sáng lập Tập đoàn Cà phê Trung Nguyên.

Nếu cà phê chỉ là vấn đề chất lượng thì chắc chắn các thương hiệu cà phê thống trị thế giới phải đến từ Brazil và Việt Nam (hai quốc gia trồng cà phê lớn nhất). Đáng tiếc là không phải như vậy. Nếu Starbucks chỉ trông cậy vào chất lượng thì sẽ không có một Starbucks tiêu biểu cho thương hiệu văn hóa cà phê ngày nay. Tất nhiên những người làm nên Starbucks hiểu rõ điều này. Starbucks đã hút hồn những người yêu cà phê bằng kết nối cảm xúc (emotional connection) chứ không chỉ nhờ hương và vị của hạt cà phê arabica rang cháy (bí quyết những ngày đầu khởi nghiệp của Howard Schultz).

Mọi người đều biết ông Đặng Lê Nguyên Vũ rất tâm huyết và có tham vọng đưa cà phê Trung Nguyên trở thành thủ phủ cà phê của thế giới. Nhưng có lẽ trước khi chinh phục thế giới, Trung Nguyên nên chinh phục trái tim của người uống cà phê tại sân chơi nội địa trước.

Trung Nguyên đã làm tốt điều này vào những ngày đầu khởi nghiệp vào những năm 90 thế kỷ trước khi mà ra ngõ là gặp quán cà phê Trung Nguyên. Thời gian đó tại Việt Nam, người tiêu dùng ấn tượng và bắt đầu “nhiễm” văn hóa thương hiệu cà phê đậm chất “Việt” có xuất xứ từ Buôn Ma Thuột.

Còn câu chuyện của hiện tại thì sao? Trung Nguyên đã xuất khẩu cà phê hạt thô và cà phê bán thành phẩm đến 60 nước trên thế giới. Đáng tự hào, nhưng có vẻ như dấu ấn của những tách cà phê Trung Nguyên đối với nhiều người tiêu dùng Việt không còn sâu đậm, nếu không nói đang bị “loãng” so với trước đây.

Giờ đây hình ảnh của những Highland Coffee, Gloria Jean’s hay The Coffee Beans đang dần lấn át hình ảnh của Trung Nguyên. Theo kết quả một nghiên cứu thị trường khảo sát người uống cà phê tại Việt Nam gần đây về liên tưởng hình ảnh thương hiệu, Highland được xem là thương hiệu cà phê năng động cho doanh nhân (100% người được hỏi), Coffee Bean có liên tưởng là cà phê sang trọng dành cho giới trí thức (gần 90% người được hỏi). Không thực sự rõ nét Trung Nguyên đang nằm ở phân khúc nào.

Trung Nguyên đang trong quá trình tạo dựng một hình ảnh thương hiệu và đang có tham vọng “thống lĩnh nội địa, chinh phục thế giới”. Theo câu chuyện thú vị của Mark Twain ở trên, để hiện thực hóa tham vọng của mình, cà phê Trung Nguyên cần có được “tấm ngân phiếu triệu Bảng” như tờ giấy thông hành đi ra thế giới rộng lớn.

Vấn đề không đơn giản chỉ là chất lượng theo kiểu “bán nước có mùi cà phê với đường” như người sáng lập Trung Nguyên đã nhận xét ở trên.

Người viết rất đồng tình với lời bình luận của ông Đặng Lê Nguyên Vũ về con đường tạo sự khác biệt trên thị trường cà phê thế giới: “Người tiêu dùng Mỹ không cần một sản phẩm khác. Họ cần một câu chuyện khác”.

Với tất cả tình yêu dành cho thương hiệu Việt và với khát vòng làm rạng danh thương hiệu Việt, chúng ta hy vọng thương hiệu cà phê Trung Nguyên sẽ đạt được “tấm ngân phiếu triệu Bảng” trong tương lai không xa.

Nhưng, khác với anh chàng Henry trong câu chuyện của nhà văn Mark Twain, đó sẽ là “tấm ngân phiếu” chính chủ của Trung Nguyên chứ không phải do người khác trao tặng.

Theo vneconomy
 

BNN

Hỏa Sơn
13. Bí ẩn giá bán Coca-Cola

Giá cả luôn thay đổi được xem là một nguyên lý nền tảng về sự vận hành của các nền kinh tế. Tuy nhiên, trong quãng thời gian kéo dài suốt 70 năm kể từ khi Coca-Cola (hay được gọi tắt là Coke) ra đời, loại nước giải khát này có giá chỉ 5 cent/chai.

Theo trang Planet Money, vào năm 1886, một chai Coke có giá 5 cent. Suốt thập niên 1900, đến năm 1915, rồi năm 1930, mỗi chai Coke vẫn có giá 5 cent. Trên thực tế, trong suốt 70 năm kể từ khi chai Coke đầu tiên được bán, giá của loại nước giải khát này chỉ ở một mức 5 cent/chai.

Ba cuộc chiến tranh, đại suy thoái, hàng trăm đối thủ cạnh tranh - tất cả đều không làm cho giá Coke suy suyển trong 7 thập kỷ đó. Vì sao?

Chuyện là, vào năm 1899, có hai luật sư tới thăm hãng Coca-Cola. Ở vào thời điểm đó, Coke đang được bán ra từ các thùng chứa có vòi. Tuy nhiên, hai vị luật sư này quan tâm tới một ý tưởng mới là bán Coke trong chai và họ muốn mua quyền đóng chai cho Coca-Cola.

Chủ tịch Coca-Cola khi đó không nghĩ nhiều tới chuyện đóng chai, bởi thế ông đã thỏa thuận với hai vị luật sư rằng, ông sẽ để họ bán Coke đóng chai, và ông sẽ bán nước giải khát cho họ để họ làm việc đó. Theo điều khoản của thỏa thuận, hai vị luật sư sẽ được mua nước giải khát của Coca-Cola ở mức giá cố định vĩnh viễn.

Ông Andrew Young, một nhà kinh tế thuộc Đại học West Virginia, cho rằng, Chủ tịch Coca-Cola khi đó có thể đã ký bản hợp đồng trên chỉ để hai vị luật sư nhanh chóng rời khỏi văn phòng ông. “Bất cứ khi nào xuất hiện hai luật sư trong văn phòng của bạn, có lẽ bạn đều muốn họ đi sớm”, ông Young nói.

Sau đó, thị trường nước giải khát đóng chai đã cất cánh, còn Coca-Cola thì bị thỏa thuận với hai vị luật sư ràng buộc. Nếu các nhà đóng chai hoặc một cửa hiệu nào đó có tăng giá bán một chai Coke, thì Coca-Cola cũng chẳng kiếm thêm được xu nào.

Bởi thế, rất có khả năng Coca-Cola đã muốn giữ giá Coke ở mức 5 cent/chai để bán được nhiều hàng nhất có thể cho các nhà đóng chai. “Một điều Coca-Cola có thể làm là phủ sóng quảng cáo khắp toàn quốc với thông tin nổi bật là về cơ bản, Coke có giá 5 cent/chai”, ông Yong nhận định.

Coca-Cola không thể in mức giá 5 cent lên chai Coke, nhưng hoàn toàn có thể tung ra một chiến dịch quảng cáo lớn với nội dung “hãy uống Coca-Cola, chỉ với 5 cent”.

“Một khi những quảng cáo này xuất hiện nơi nơi và in sâu vào tâm trí mọi người, thì khó ai có thể tăng giá Coke được nữa”, giáo sư kinh tế Daniel Levy thuộc Đại học Emory ở Atlanta nhận xét.

Bản hợp đồng giữa Chủ tịch Coca-Cola và các nhà đóng chai cuối cùng cũng được thỏa thuận lại. Nhưng giá của Coke vẫn đứng ở mức 5 cent/chai. Và lý do nằm ở một trở ngại khác: chiếc máy bán hàng.

Những chiếc máy bán Coca-Cola đã được làm ra chỉ để nhận đồng xu 5 cent. Theo giáo sư Levy, các sếp của Coca-Cola đã tính tới chuyện chuyển đổi máy bán hàng để tiếp nhận đồng 10 cent. Nhưng tăng gấp đôi giá bán Coke sẽ gây sốc. Bởi vậy, họ muốn một mức giá vừa phải hơn.

Bởi vậy, họ đã đề nghị Bộ Tài chính Mỹ phát hành đồng 7,5 cent. Có lúc, thậm chí Chủ tịch Coca-Cola đã đề nghị Tổng thống Eisenhower giúp đỡ. Những chẳng ích gì.

Cuối cùng, lạm phát tăng đã dần “khai tử” mức giá 5 cent/chai Coke. Giá các nguyên vật liệu đầu vào tăng khiến một số cửa hiệu đã bán Coke với giá 6 cent/chai từ cuối thập niên 1940. Mức giá 5 cent/chai của Coke chính thức trở thành quá khứ vào năm 1959.

Như vậy, giá của Coke đã bất động ở mức 5 cent/chai trong suốt 70 năm. Nhưng chuyên gia Young cho rằng, mức giá nằm im trong 7 thập kỷ không hề là một câu chuyện tệ hại đối với Coca-Cola. Đó chính là một lý do khiến Coke có mặt ở khắp nơi trên thế giới ngày nay. Bởi không thể tăng giá, nên Coca-Cola đã chỉ làm một điều duy nhất là bán nhiều Coke nhất có thể.

Theo vneconomy
 

BNN

Hỏa Sơn
14. Bí quyết vượt khó của Hitachi

Cũng là một hãng điện tử Nhật, nhưng Hitachi đang chỉ cho các đối thủ đồng hương Sony và Panasonic thấy rằng, họ hoàn toàn có thể sống ổn nếu chấm dứt “duyên nợ” với sản xuất TV.

Hãng tin Bloomberg cho biết, tháng 8 vừa qua, Hitachi đã ngừng hoạt động sản xuất TV như một phần trong chiến dịch cải tổ sau khi gánh mức thua lỗ kỷ lục 3 năm trước. Chủ tịch Hitachi - ông Hiroaki Nakanishi, 42 tuổi, một người đã làm việc lâu năm trong công ty này - đồng thời còn cho đóng cửa các bộ phận sản xuất màn hình tinh thể lỏng và ổ cứng nhằm tiến tới tiết kiệm chi phí mỗi năm 450 tỷ Yên, tương đương 5,7 tỷ USD.

Thuê ngoài sản xuất TV giúp Hitachi thoát khỏi sự cạnh tranh gay gắt của các đối thủ Hàn Quốc cũng như tình trạng lao dốc của giá TV đang khiến Panasonic, Sony và Sharp đối mặt với những khoản thua lỗ ngày càng phình to. Thay vào đó, tập đoàn 102 năm tuổi này đang hưởng lợi từ nhu cầu trạm điện ở Ấn Độ, tàu cao tốc ở châu Âu, và linh kiện ôtô tại thị trường Trung Quốc.

“Quyết định của Hitachi được đưa ra thật đúng lúc. Nhật Bản đã mất đi lợi thế cạnh tranh trong lĩnh vực hàng điện tử tiêu dùng”, nhà quản lý quỹ Masayuki Kubota thuộc Daiwa SB Investments Ltd. nhận xét.

Giá cổ phiếu của Sharp, Sony và Panasonic đã đồng loạt giảm hơn 73% tại thị trường Tokyo trong thời gian từ tháng 4/2010 đến nay, thời điểm mà ông Nakanishi nhậm chức Chủ tịch Hitachi. Cùng khoảng thời gian đó, giá cổ phiếu Hitachi tăng 17%, đưa giá trị vốn hóa của công ty này tăng lên mức 24 tỷ USD, gần bằng giá trị vốn hóa của cả ba “đại gia” kia cộng lại.

Loạt sản phẩm công nghiệp của Hitachi như thiết bị xây dựng, phần mềm và thang máy đã giúp hãng này thoát khỏi lĩnh vực TV dễ dàng hơn các đối thủ đồng hương. Trong quý 3 vừa qua, bộ phận sản phẩm tiêu dùng đóng góp 8,3% doanh thu của Hitachi, giảm từ mức 12% cách đây 4 năm. Trong khi đó, hàng điện tử tiêu dùng đóng góp hơn 2/3 doanh thu của Sony, Sharp và Panasonic, khiến các hãng này không có nhiều lựa chọn để cải thiện doanh thu.

“Khó khăn đặc biệt lớn đối với Panasonic và Sharp nếu họ muốn ngừng sản xuất TV”, ông Ichiro Michikoshi, một nhà phân tích của công ty BCN Inc, nhận xét.

Tuy nhiên, giáo sư Atsushi Osanai thuộc Đại học Waseda cho rằng, Hitachi có thể được xem như một ví dụ cho các công ty khác ở Nhật Bản trong việc đánh giá cần phải làm gì đối với các mảng kinh doanh gây thua lỗ.

“Nhiều công ty Nhật có xu hướng duy trì hoạt động kinh doanh cho dù không đạt được lợi nhuận. Họ có thể học được nhiều điều từ Hitachi”, ông Osanai nói.

Hiện Hitachi đang đầu tư vào những lĩnh vực mới mẻ như công nghệ điện toán đám mây và thành phố thông minh. Ngoài ra, hãng này cũng đặt mục tiêu cắt giảm chi phí 5% thông qua tăng cường hợp tác giữa khoảng 900 bộ phận của hãng trong các vấn đề mua hàng, sản xuất và chức năng hành chính.

Hitachi còn nhấn mạnh tăng hoạt động ở các thị trường mới nổi nhằm giảm bớt sự phụ thuộc vào thị trường Nhật Bản nơi dân số đang lão hóa nhanh chóng. Tháng tới, Hitachi sẽ tổ chức cuộc họp hội đồng quản trị lần đầu tiên ngoài Nhật Bản, tại Ấn Độ. Hiện thị trường Nhật đang đóng góp khoảng 60% doanh thu của Hitachi.

Quá trình dịch chuyển khỏi hàng điện tử tiêu dùng của Hitachi bắt đầu vào năm 2007, thời điểm mà hãng này ngừng sản xuất máy tính cá nhân. Sau đó, hãng tiếp tục “khai tử” hai bộ phận sản xuất màn hình LCD, rồi “giải tán” cổ phần nắm giữ trong hãng sản xuất con chip Elpida Memory, tiếp theo là đóng cửa bộ phận ổ đĩa cứng.

Vụ bán lại bộ phẩn sản xuất ổ đĩa cứng đem lại cho Hitachi số tiền 4,8 tỷ USD. Số tiền này đạt khoản lợi nhuận ròng kỷ lục 347 tỷ Yên trong năm tài khóa kết thúc vào tháng 3 năm nay. 3 năm trước đó, Hitachi lỗ kỷ lục 787 tỷ Yên, một phần vì tăng thuế.

“Khoản thua lỗ kỷ lục là một động lực lớn để chúng tôi thay đổi. Không ai hỏi vì sao chúng tôi bán lại bộ phận sản xuất ổ đĩa cứng sau đó”, phát ngôn viên của Hitachi, ông Atsushi Konno, cho biết.

Ở mảng sản xuất TV, sau khi đóng cửa hết các nhà máy ở nước ngoài, tháng 8 vừa qua, Hitachi đóng cửa nốt nhà máy tại Nhật. Mặc dù Hitachi vẫn bán TV mang thương hiệu Hitachi, nhưng theo phát ngôn viên Konno, “chúng tôi không phải tự mình sản xuất”.

Thậm chí, theo nhà phân tích Takeo Miyamoto thuộc ngân hàng Deutsche Bank ở Tokyo, Hitachi cũng nên xem xét kết thúc “khai tử” hẳn bộ phận TV, cho dù đã thuê ngoài sản xuất để giảm thiểu rủi ro, bởi đây vẫn là một lĩnh vực có nguy cơ gây mất tiền.

Các nhà sản xuất TV Nhật Bản đều đang đương đầu với nhu cầu suy giảm và mức độ cạnh tranh khốc liệt từ các công ty Hàn Quốc Samsung và LG. Doanh số thị trường TV toàn cầu đã giảm hơn 4% trong năm nay và được dự báo sẽ ít có khả năng khởi sắc trong năm 2013. Theo số liệu của hãng nghiên cứu DisplaySearch, doanh số TV của Nhật Bản đã giảm 77% trong quý 2 năm nay.

Tình trạng trên đã khiến nhà sản xuất TV lớn nhất của Nhật Bản là Sony dự báo năm thứ 9 thua lỗ ở mảng này. Nhà sản xuất TV lớn thứ nhì của nước này là Panasonic dự báo lỗ ròng 765 tỷ Yên trong năm tài khóa hiện tại.

Panasonic đã lần đầu tiên không trả cổ tức cho cổ đông từ năm 1950 vì nhu cầu cấp thiết phải cải thiện tình hình tài chính. Sharp thì tăng dự báo thua lỗ cho cả năm, đồng thời lên kế hoạch đóng cửa nhà máy và sa thải nhân viên.

Trong khi đó, Hitachi dự báo sẽ tăng lợi nhuận hoạt động thêm 16% lên mức 480 tỷ Yên trong năm tài khóa hiện tại. Lợi nhuận ròng của hãng có thể giảm 42% xuống còn 200 tỷ Yên, sau khi tăng vọt trong năm tài khóa trước nhờ bán lại bộ phận sản xuất ổ cứng. Doanh thu được hãng dự báo sẽ đạt 9 nghìn tỷ Yên.

Hitachi đã tìm lại được lợi nhuận, nhưng tỷ suất lợi nhuận hoạt động của hãng cũng chỉ ở mức 4,5% trong quý 3 vừa qua, so với mức 9,6% của tập đoàn công nghiệp Mỹ General Electric (GE) và mức 8,6% của đối thủ Thụy Điển Siemens AG. Đây là hai công ty mà Hitachi cho biết là họ muốn đuổi kịp.

Tỷ suất lợi nhuận còn thấp của Hitachi một phần xuất phát từ những khó khăn từ kiểm soát chi phí trong các bộ phận, phần khác do đồng Yên mạnh.

Nhà quản lý quỹ Mitsushige Akino thuộc Ichiyoshi Investment Management Co. ở Tokyo cho rằng, Hitachi có thể tăng tỷ suất lợi nhuận bằng cách rút khỏi các sản phẩm hàng tiêu dùng khác như máy giặt, máy hút bụi và điều hòa không khí. “Hitachi đã cắt giảm nhiều chi phí, nhưng vẫn còn có khả năng cắt giảm nhiều hơn thế”, ông Akino nói.
Theo vneconomy
 

BNN

Hỏa Sơn
15. Thị trường xe máy: Giảm doanh thu vẫn mạnh đầu tư

Thị trường xe máy giảm sút sâu hơn buộc các nhà sản xuất phải liên tục tung những mẫu xe mới và mạnh tay thực hiện các chương trình kích cầu.

Đua nhau "tung hàng"

Liên tục từ tháng 7 đến nay, các doanh nghiệp (DN) sản xuất xe máy đã tung ra thị trường những mẫu xe mới.

Nếu như đầu tháng, Yamaha Việt Nam có chiếc Nozza phiên bản đặc biệt với màu đen toàn xe, mạ crom một số chi tiết và yên xe có họa tiết mới, lập tức, thương hiệu xe Kymco đã nâng cấp mẫu xe Candy 4U 110cc bằng một cái tên mới là Candy Hi 110 cùng kiểu dáng được trau chuốt hơn dành cho giới nữ.

Không bỏ lỡ cơ hội, Honda Việt Nam đã tung ra mẫu SH 2012 mới, với 2 phiên bản 125cc và 150cc. Tuy không thay đổi quá nhiều về thiết kế tổng thể, nhưng Honda SH mới được trang bị công nghệ hiện đại nhất thị trường Việt Nam hiện nay.

Ngay sau Honda, đến lượt Piaggio Việt Nam ra mắt xe tay ga phiên bản thể thao Liberty S 125 ie với màu ghi lần đầu xuất hiện trên thị trường xe tay ga.

Không thể để Piaggio một mình "tung chiêu", giữa tháng 9, Honda Việt Nam tiếp tục ra mắt phiên bảng xe PCX với nhiều cải tiến về "ngoại hình" và cả động cơ.

Đúng một tháng rưỡi sau khi Honda ra mắt xe PCX mới, ngày 31/10, Piaggio đã tung ra thị trường dòng Vespa LX và Vespa S với động cơ 3 van phun xăng điện tử hoàn toàn mới.

Mẫu xe này được Piaggio Việt Nam thay đổi gần như toàn bộ động cơ giúp giảm tiêu hao nhiên liệu 30% so với động cơ thế hệ trước. Cụ thể, động cơ 3 van cho phép đạt mức tiêu thụ 2,2lít/100km tại vận tốc ổn định 50km/h, cho phép thời gian tăng tốc nhanh hơn và tốc độ tối đa lớn hơn.

Chỉ sau đúng 4 ngày chiếc Vespa LX và Vespa S ra thị trường, Honda Việt Nam lại ra mắt mẫu xe Vision cải tiến. Và nhiều đồn đoán, từ nay đến cuối năm, Honda sẽ còn "chào hàng" thêm mẫu xe mới đến người tiêu dùng.

Trong khi đó, tuy không có những hoạt động rầm rộ như các hãng xe máy khác tại Việt Nam nhưng Kymco cũng đã giới thiệu đến khách hàng mẫu xe tay ga Many Fi 125 dành cho nữ giới. Như vậy, chỉ trong 4 tháng, đã có 9 mẫu xe tay ga mới được các hãng tung ra thị trường.

Cùng với việc "tung hàng" mới, các hãng cũng tích cực thực hiện các chương trình kích cầu mua sắm. Trong đó, Honda Việt Nam áp dụng chương trình hỗ trợ lệ phí trước bạ cho khách hàng mua xe Honda Air Blade (hai đợt vào tháng 7 và 9), tặng phiếu quà tặng trị giá đến 2 triệu đồng cho khách hàng mua xe PCX, tặng quà cho khách mua xe Wave, Vision...

Không chỉ thế, các đại lý xe còn "o bế” khách hàng bằng việc bán trả góp. Bất cứ đại lý nào của các hãng Honda, Yamaha, Suzuki..., khách hàng cũng được nhân viên chào mời mua xe trả góp.

Theo các DN, trong lúc tiêu thụ xe máy giảm sút mạnh thì việc tập trung vào phân khúc xe tay ga vốn vẫn rất có tiềm năng bằng cách đưa ra các sản phẩm mới giá cạnh tranh hơn và đẩy mạnh khuyến mãi là cách tốt nhất để làm sôi động thị trường, lấy lại doanh số bán hàng.

Thách thức từ Piaggio

Thừa nhận thị trường xe máy đang khó khăn nhưng hầu hết các DN khi được hỏi đều cho rằng, đây là tình trạng tạm thời trong thời điểm kinh tế khủng hoảng chứ vẫn chưa thể bảo hòa.

Về lâu dài, thị trường xe máy vẫn sẽ phát triển mạnh. Ông Masayuki Igarashi, Tổng giám đốc Công ty Honda Việt Nam cho rằng, tiềm năng của thị trường xe máy tại Việt Nam rất lớn và vì thế Honda Việt Nam vẫn tiếp tục phát triển cả sản xuất lẫn mở rộng bán hàng.

Ông Giuseppe Messina, Giám đốc Marketing Chiến lược Piaggio châu Á - Thái Bình Dương cũng cho rằng, Việt Nam là một trong những thị trường xe máy lớn nhất trên thế giới. Đối với Piaggio, đây là một thị trường có vai trò quan trọng.

Hiện nay, có một bộ phận người có thu nhập cao và mong muốn tìm kiếm những sản phẩm độc đáo. Họ muốn được nhìn nhận là những cá nhân trẻ trung và hiện đại. Vì lẽ đó, thị trường xe máy tại Việt Nam đang chứng kiến một sự chuyển dịch từ phân khúc xe số sang xe tay ga.

Với xu hướng dịch chuyển trên của thị trường xe máy, và danh mục xe tay ga cao cấp đa dạng và phong phú dành cho các đối tượng khách hàng khác nhau, Piaggio rất lạc quan về thị trường Việt Nam về lâu dài.

Hiện nay, quy mô đầu tư của hãng tại Việt Nam là 90 triệu USD. Nếu so với mức đầu tư ban đầu vào năm 2007 là 30 triệu USD, thì có thể thấy một sự thay đổi mạnh mẽ.

Điều đó thể hiện vị trí của Việt Nam trong chiến lược phát triển của Tập đoàn Piaggio tại châu Á. Không chỉ lớn mạnh về mặt số lượng, điều quan trọng hơn cả là sự có mặt rất sớm của nhà máy sản xuất động cơ và trung tâm nghiên cứu và phát triển trong Tổ hợp công nghiệp Piaggio đặt tại tỉnh Vĩnh Phúc.

Nhà máy động cơ của Piaggio có công suất 300.000 sản phẩm/năm, phục vụ cho sản xuất tại Ý, Việt Nam và Ấn Độ.

"Cách đây 4 năm, Vespa chỉ được sản xuất tại Ý. Còn hiện giờ, trên quy mô toàn cầu, Việt Nam và Ấn Độ là hai địa điểm mà Piaggio có cả nhà máy lắp ráp và nhà máy sản xuất động cơ, và chúng tôi sẽ dần đưa nhà máy tại Việt Nam trở thành trung tâm sản xuất của tập đoàn tại khu vực châu Á - Thái Bình Dương", ông Giuseppe Messina cho biết.

Theo DNSG
 

BNN

Hỏa Sơn
16. Fastfood, lối ra cho thương mại Mỹ - Trung?

Tại một cửa hàng Pizza Hut ở Thượng Hải, Cai Baohua và gia đình đang thưởng thức các món ăn phương Tây. Họ nói cũng rất thích các chuỗi đồ ăn nhanh (fast-food) khác từ phương Tây như KFC hay McDonalds.

"Chúng tôi ngày càng thích ăn đồ tây, mùi vị của chúng thật ngon", anh Cai cho biết. "Vào những dịp lễ của người Tây phương như Giáng sinh, thi thoảng chúng tôi lại đưa bố mẹ tới các cửa hàng bán đồ tây để ăn mừng". Gia đình anh Cai thuộc lớp có thu nhập trung bình ở Trung Quốc, nơi mà các chuỗi nhà hàng có nguồn gốc từ Mỹ đang hy vọng sẽ thúc đẩy tăng trưởng doanh số, hãng tin CNBC cho hay.

Khoảng một nửa doanh thu của Yum! Brands, hãng sở hữu thương hiệu KFC, là từ 5.000 nhà hàng của hãng tại Trung Quốc. Công ty đang niêm yết cổ phiếu tại New York này hy vọng sẽ mở được thêm ít nhất 20.000 cửa hàng trong các năm tới.

Mặc dù việc các chuỗi nhà hàng Mỹ vẫn tích cực mở rộng sự hiện diện của họ ở đại lục cho thấy tầm quan trọng của kinh tế Trung Quốc đối với các doanh nghiệp Mỹ, song quan hệ thương mại giữa hai nền kinh tế số 1 và số 2 thế giới vẫn chưa thể hòa hợp trong thời gian gần đây.

Mỹ đang kỳ vọng vào ban lãnh đạo mới ở Trung Quốc sẽ giúp tái thiết mối quan hệ thương mại giữa hai nước và khởi động chiến dịch cải tổ kinh tế đang bị trì hoãn để giúp cho các hãng bán lẻ như Yum! Brands tiếp tục phát triển.

Mối quan hệ kinh tế chặt chẽ giữa Bắc Kinh và Washington đã tồn tại từ nhiều thập kỷ cho tới nay. Tăng trưởng kinh tế của Trung Quốc có một phần là nhờ đầu tư của Mỹ vào các nhà máy, tạo ra hàng triệu việc làm. Ngược lại, Mỹ cũng được hưởng lợi từ việc nhập khẩu hàng hóa giá rẻ của Trung Quốc cho người tiêu dùng nội địa.

Theo báo cáo hồi tháng 4 của Hội đồng Kinh doanh Mỹ - Trung, kể từ năm 2000, xuất khẩu từ Mỹ sang Trung Quốc đã tăng hơn 540% trong khi xuất khẩu của Mỹ sang phần còn lại của thế giới chỉ tăng 80%. Năm 2011, kim ngạch nhập khẩu hàng từ Mỹ của Trung Quốc tăng 13,1% so với năm trước đó và lần đầu tiên vượt ngưỡng 100 tỷ USD.

Giờ đây, quốc gia châu Á này là nhà nhập khẩu lớn thứ 3 của Mỹ, chỉ đứng sau 2 nước láng giềng, cũng đồng thời là 2 đối tác tự do thương mại Canada và Mexico.

Báo cáo cũng chỉ ra rằng, Trung Quốc là một trong 3 thị trường xuất khẩu lớn nhất của 30 tiểu bang ở Mỹ và doanh số xuất khẩu sang Trung Quốc của 48 bang đã tăng 3 con số kể từ năm 2000, nhanh hơn so với tốc độ phát triển của tất cả các thị trường khác trên thế giới cộng lại. Riêng trong 2 năm trở lại đây, kim ngạch xuất khẩu tại 10 bang của Mỹ sang Trung Quốc đã tăng gấp đôi so với trước đó.

Tuy nhiên, mối quan hệ thương mại này đã trở nên căng thẳng trong những tháng gần đây. Trong tháng 9, Washington đã gửi đơn kiện lên Tổ chức Thương mại Thế giới cáo buộc Trung Quốc trợ giá bất hợp pháp ít nhất là 1 tỷ USD cho các nhà xuất khẩu ôtô và linh kiện ôtô Trung Quốc trong giai đoạn 2009 - 2011. Trung Quốc phản bác bằng tố cáo Mỹ áp thuế chống phá giá lên hàng chục sản phẩm Trung Quốc.

Ông Michael Pettis, giáo sư trường quản lý Guanghua thuộc Đại học Bắc Kinh, cho biết "trong thế giới mà chúng ta đang sống, luôn có sự đấu tranh giữa tăng trưởng và nhu cầu, sự đấu tranh đó được thể hiện thông qua lĩnh vực thương mại". Theo ông, mối quan hệ thương mại như vậy sẽ không chỉ ảnh hưởng xấu tới quan hệ giữa Mỹ với Trung Quốc, mà còn giữa mọi người với nhau.

Những vấn đề liên quan tới tranh chấp thương mại Mỹ - Trung cũng trở thành một chủ đề nóng hổi trong chiến dịch tranh cử Tổng thống Mỹ vừa qua.

Tranh chấp thương mại gần đây nhất giữa Trung Quốc và Mỹ là về tấm pin năng lượng mặt trời. Washington đã tăng mạnh mức thuế nhập khẩu đánh vào các sản phẩm năng lượng mặt trời trị giá hàng tỷ USD của Trung Quốc vì cho rằng đối tác châu Á đang bán phá giá.

Bộ Thương mại Mỹ cáo buộc các công ty Trung Quốc đang bán phá giá tấm pin năng lượng mặt trời tại Mỹ. Các sản phẩm năng lượng mặt trời của Trung Quốc tại thị trường Mỹ được bán với mức giá thấp hơn giá tiêu chuẩn cho phép từ 18,32% đến 249,96%, mặc dù một số công ty Trung Quốc được hưởng thuế ưu đãi chống phá giá theo thỏa thuận đạt được giữa hai nước hồi đầu năm 2012, theo báo cáo của Bộ Thương mại Mỹ.

Hôm 7/11 vừa qua, với tỷ lệ phiếu ủng hộ tuyệt đối 6/0, Ủy ban Thương mại quốc tế của Mỹ (ITC) đã bỏ phiếu thông qua quyết định, theo đó trong 5 năm tới sẽ áp đặt mức thuế chống trợ cấp từ 2 đến 3 con số đối với pin và các tấm pin năng lượng mặt trời nhập khẩu từ Trung Quốc, trong đó có công ty sản xuất pin năng lượng mặt trời lớn nhất thế giới Suntech Power Holdings.

Với quyết định của ITC, Suntech sẽ phải chịu mức thuế chống trợ cấp lên đến 36%, trong khi một nhà sản xuất lớn khác của Trung Quốc là Trina Solar bị áp mức thuế 23,75%. Ngoài ra, hơn 100 công ty sản xuất pin Mặt Trời và các công ty xuất khẩu khác của Trung Quốc phải chịu mức thuế tổng hợp từ 31% đến hơn 250%.

Cuối tuần trước, phát biểu bên lề đại hội Đảng Cộng sản Trung Quốc lần thứ 18, Bộ trưởng Thương mại Trần Đức Minh đã phê phán quyết định này và cảnh báo hành động đó có thể mang lại cho Mỹ một kết quả trái với mong đợi.

"Một số người hỏi tôi rằng, Trung Quốc định chiến tranh thương mại với Mỹ đấy à? Tôi trả lời rằng không. Tôi hy vọng chúng ta có thể ngồi xuống và cố gắng hết mình ngăn chặn cuộc chiến thương mại này. Nhưng tôi cũng phải nói rằng, khi ai đó xâm phạm lợi ích của chúng tôi, chúng tôi sẽ phải bảo vệ doanh nghiệp của mình", ông nói.

Trên thực tế, nhiều lãnh đạo các công ty nước ngoài đã lên tiếng phàn nàn về thái độ ngày một cứng rắn của Trung Quốc đối với sự cạnh tranh từ bên ngoài.

Christian Murck, Chủ tịch Phòng Thương mại Mỹ cho biết, những cải tổ thị trường đang bị trì hoãn. "Nếu bạn nhìn lại 5 năm trước, bạn sẽ thấy Trung Quốc không có tiến triển nào đáng kể", ông nói. "Vì thế chúng tôi mong muốn tiến trình cải tổ được thúc đẩy nhanh chóng, để mở rộng thị trường cho các công ty nước ngoài.

Theo vneconomy
 

BNN

Hỏa Sơn
17. Steve Ballmer thoát ly

Khi Bill Gates về hưu, Ballmer được giao quản lý Microsoft - một công ty đang mất dần vị thế độc quyền trên thị trường và có một số vấp ngã ban đầu trong quá trình hội nhập với thế giới internet.

Bạn sẽ rất khó theo kịp cái bóng của huyền thoại, nhất là khi họ ra đi và để lại đằng sau một mớ hỗn độn. Muốn biết rõ điều này thì hãy hỏi Steve Ballmer.

Kể từ khi đầu quân cho Microsoft vào năm 1980, Ballmer đã bị chìm nghỉm bởi cái bóng quá lớn của Bill Gates, người đã đưa Microsoft trở thành một tập đoàn phần mềm khổng lồ. Khi Gates về hưu, Ballmer được giao quản lý Microsoft - một công ty đang mất dần vị thế độc quyền trên thị trường và có một số vấp ngã ban đầu trong quá trình hội nhập với thế giới internet.

Hãy xem những con số so sánh khá thú vị về Microsoft dưới thời Ballmer với Apple, đối thủ đáng gờm của Tập đoàn. Apple có thể qua mặt Microsoft về mức vốn hóa thị trường, nhưng cổ phiếu có diễn biến giá tốt hơn trong 25 năm qua lại vẫn là Microsoft. Kể từ năm 1987, cổ phiếu Apple đã tăng 4.300%, trong khi Microsoft tăng tới 5.700%. Dĩ nhiên, cổ phiếu Microsoft đã tăng giá trong suốt thời kỳ Gates trị vì. Kể từ năm 2000, sau khi Ballmer nhậm chức Tổng Giám đốc (CEO), cổ phiếu của Apple tăng 2.500%. Còn cổ phiếu Microsoft chỉ tăng bằng phân nửa.

Tình cảnh này phần lớn là do lỗi ở Ballmer, vì đã không bắt kịp thời đại công nghệ số. Nhưng đó không phải là tất cả. Ballmer nhậm chức CEO của Microsoft chỉ 2 tháng trước khi bong bóng dot.com nổ ra. Và ông nhận thấy mình phải lèo lái một Microsoft đang dần mất đi vị thế độc quyền. Sự trỗi dậy của thế giới web đã khiến cho máy tính cá nhân không còn là trung tâm của ngành công nghệ nữa.

Trong khi đó, tại thung lũng Silicon, những công ty mới thành lập như Google đã tăng trưởng nhanh như vũ bão. Và dường như họ đều đồng lòng trong cuộc chiến lật đổ Microsoft. Và khi điện toán đám mây cất cánh, vị trí của máy tính cá nhân và tất nhiên của cả Microsoft cũng ngày càng trở nên mờ nhạt.

Năm 2007, khi Apple tung ra thị trường chiếc điện thoại thông minh iPhone, Ballmer đã cười lớn và tuyên bố một câu xanh rờn: “iPhone sẽ chẳng giành được bao nhiêu thị phần”. Thực tế đã chứng minh điều ngược lại.

Đến khi Ballmer tỉnh giấc thì những nỗ lực của ông dường như đã quá muộn. Những sáng kiến về web như MSN Search và Hotmail, chẳng hạn thì vẫn cứ thua lỗ từ năm này qua năm khác.

Công cụ tìm kiếm Bing, dịch vụ bản đồ, Outlook e-mail và các dịch vụ online khác, mặc dù có tiến triển nhưng lại với tốc độ chậm hơn so với kỳ vọng của Tập đoàn.

Nhằm bù cho tốc độ tăng trưởng chậm hơn của phần mềm Office và Windows, Ballmer đã đẩy mạnh các lĩnh vực khác như phần mềm máy chủ và máy chơi game Xbox. Năm 2009, Ballmer còn phát triển cả Windows 8.

Windows 8 của Ballmer không hẳn đã cắt đứt với hệ điều hành Windows do Gates tạo ra. Nhưng với bước đi mới đây ông đã đoạn tuyệt hoàn toàn với Gates. Ballmer đã đưa Microsoft nhảy vào sản xuất thiết bị lai máy tính cá nhân với máy tính bảng: Surface (đã được chào bán hồi cuối tháng 10). Chiếc Surface đã cho thấy Windows 8 có thể làm được những gì và chứng tỏ Microsoft có thể chơi trên mặt trận điện toán đám mây. Và hơn hết, nó còn cho thấy rằng Microsoft giờ đã hoàn toàn thuộc về Ballmer.

Trong một bức thư gửi cho cổ đông hồi tháng 10, Ballmer cho biết Tập đoàn đang thực hiện một cuộc chuyển mình mang tính lịch sử và Microsoft hiện là một “công ty thiết bị và dịch vụ”. Tuyên bố này được xem như việc thừa nhận Microsoft đang ngày càng giống Apple hơn. Nghĩa là không chỉ sản xuất ra hệ điều hành mà còn cả các thiết bị và dịch vụ chạy trên hệ điều hành đó. Ballmer cũng cho biết Microsoft sẽ sản xuất những thiết bị giống như Surface trong thời gian tới.

Microsoft của thập niên 1990 là một doanh nghiệp độc quyền trên thị trường phần mềm, còn Microsoft ngày nay không phải là kẻ dẫn đầu mà chạy theo những công ty như Apple, Samsung.

Giờ Ballmer đã hoàn toàn thoát khỏi cái bóng của Gates. Nhưng liệu ông có thành công? Văn hóa doanh nghiệp tại Microsoft thường được cho là “cát cứ” và thiếu tính tổ chức. Đây là lý do khiến cho phong độ của Microsoft hiếm khi nào ổn định. Có thể thấy, sau mỗi thành công khiêm tốn mà Microsoft đạt được (công cụ tìm kiếm Bing hiện đang chiếm 25% thị trường), sẽ có một bước giật lùi (thị phần của điện thoại thông minh Windows Phone 7 giảm). Và Ballmer chưa kịp hân hoan với thành công của thiết bị điều khiển cảm ứng Kinect thì đã thấy máy nghe nhạc Zune bị thất bại. Zune đã bị khai tử vào cuối năm 2011 sau gần 5 năm tồn tại, do không địch nổi với iPod của Apple.

Tuy nhiên, chưa có sản phẩm nào có nhiều ý nghĩa đối với Ballmer như Windows 8. Thành công của phần mềm mới này sẽ quyết định liệu Microsoft của Ballmer có thể trở thành người đi đầu trên thị trường điện toán đám mây hay chỉ là một cuộc thoát ly thất bại khỏi Microsoft mà Gates đã xây dựng nên.
Theo NCĐT
 

BNN

Hỏa Sơn
18. Siêu thị tổng hợp sắp bị thay thế bằng bán lẻ chuyên biệt?

Mô hình bán lẻ chuyên biệt được xem là xu hướng khả thi để đương đầu với sự cạnh tranh khốc liệt hiện nay.

Những con số ấn tượng

Cách đây 3 năm, ông Đào Xuân Khương, Chủ tịch HĐQT Công ty KCP, chuyên tư vấn về phân phối bán lẻ đã nhận định, siêu thị tổng hợp đã đến giai đoạn già cỗi và sẽ được thay thế bởi siêu thị bán lẻ chuyên biệt.

Theo ông Khương, mô hình bán lẻ chuyên biệt đem lại lợi ích cho cả ba bên. Trong đó, khách hàng thuận tiện hơn trong việc lựa chọn và mua sắm: mỗi sản phẩm có nhiều thương hiệu, mẫu mã, tính năng để trải nghiệm và lựa chọn; nhà sản xuất dễ dàng thiết lập hệ thống phân phối hiện đại thông qua chuỗi siêu thị và thương mại điện tử; nhà bán lẻ có chiến lược dài hạn hơn để đầu tư xây dựng thương hiệu và nâng cao chất lượng dịch vụ.

Những lợi ích đó khiến các nhà bán lẻ trên thế giới không thể làm ngơ và Việt Nam không là ngoại lệ. Nếu quan sát kỹ, có thể thấy, việc các “đại gia” bán lẻ ngoại thâm nhập thị trường Việt Nam đã tạo kiểu mua sắm mới cho người tiêu dùng, như tạo sự phân hóa rõ ràng, chia nhỏ thành từng khu, theo nhóm mặt hàng.

Nằm trong xu hướng chung đó, một số nhà bán lẻ chuyên biệt Việt Nam đã có những bước phát triển ngoạn mục, với những con số khá ấn tượng.

Trong số 10 nhà bán lẻ Việt Nam lọt vào Top 500 nhà bán lẻ hàng đầu châu Á – Thái Bình Dương 2012 do Tạp chí bán lẻ châu Á (Retail Asia) và Tập đoàn Nghiên cứu thị trường Euromonitor tổ chức, phần lớn thuộc mô hình bán lẻ chuyên biệt.

Đứng đầu vẫn là Công ty TNHH một thành viên Vàng bạc Đá quý Sài Gòn (SJC). Sau 4 năm liền là doanh nghiệp hàng đầu của Việt Nam lọt vào danh sách này, SJC không ngừng tập trung đầu tư, mở rộng hệ thống bán lẻ trên khắp cả nước. Đến cuối năm 2011, hệ thống bán lẻ của SJC đã có 186 cửa hàng, với doanh thu 20.579 tỷ đồng, chiếm 18,5% tổng doanh thu của SJC.

Gia nhập thị trường bán lẻ chuyên về điện máy – điện tử từ năm 1990, Nguyễn Kim đã trải qua một thời gian dài theo chiến lược bán lẻ, từ một trung tâm chuyên ngành điện máy đầu tiên, đến năm 2007, Nguyễn Kim mở thêm 2 trung tâm mới, năm 2010 thêm 1 trung tâm, năm 2011 có thêm 5 trung tâm và từ đầu năm đến nay đã mở thêm 6 trung tâm.

Bất chấp thảm cảnh của ngành kinh doanh điện máy, khi nhiều doanh nghiệp phá sản và thu hẹp quy mô, hệ thống siêu thị điện máy Nguyễn Kim vẫn đạt doanh thu 7.000 tỷ đồng (350 triệu USD) trong năm 2011, tăng 35% so với năm 2010. Không dừng lại ở đó, ông chủ Nguyễn Kim còn đặt mục tiêu đạt mức tăng trưởng bình quân 50%/năm trong 3 năm tới, với hướng chiến lược mới, trong đó có kế hoạch niêm yết.

Hay như Viễn thông A (VTA) cũng 3 lần lọt vào danh sách này, với mức tăng trưởng đều đặn. Cụ thể, năm 2011, doanh thu của VTA tăng 10% so với năm 2010, dự kiến năm nay tăng 20% và năm 2013 tăng 30%, với đóng góp chủ yếu từ dòng sản phẩm smartphone.

Chuyên biệt tới đâu?

So với những gì đang diễn ra tại các nước phát triển khác, bán lẻ chuyên biệt tại Việt Nam, thay vì phát triển mạnh dựa trên hình thức kinh doanh rất đặc thù về sản phẩm và dịch vụ, lại chuyên về ngành hàng và dịch vụ, như các chuỗi siêu thị về điện máy, điện thoại di dộng, điện tử... Do đó, các cửa hàng có điểm chung là sản phẩm nhập từ các nhà cung cấp, nên ít có sản phẩm riêng, đặc thù của nhãn hiệu nào đó.

Đánh giá về tình hình bán lẻ chuyên biệt tại Việt Nam, ông Đào Xuân Khương cho rằng, mặc dù các nhà bán lẻ đang kinh doanh khả quan, nhưng chưa đúng bản chất của mô hình bán lẻ chuyên biệt.

“Không hiểu rõ nhu cầu chuyên biệt của người tiêu dùng, nên chủng loại và cơ cấu hàng hóa không phối kết hợp được với nhau để thỏa mãn nhu cầu của người tiêu dùng. Chẳng hạn, hành vi của khách hàng khi vào một cửa hàng chuyên biệt bán cà phê, bên cạnh việc lựa chọn cà phê, họ còn mua sữa, đường… Do vậy, nhà bán lẻ cần sắp xếp những sản phẩm này cạnh nhau để khách hàng lựa chọn và có thể bán được nhiều sản phẩm cùng lúc, thay vì chỉ bán được mỗi cà phê. Hay như tại các showroom ô tô, bên cạnh những chiếc ô tô, chủ showroom phải trưng bày cả đĩa nhạc, đồ chơi ô tô, sách về luật giao thông…”, ông Khương phân tích.

Bà Hoàng Ngọc Vy, Tổng giám đốc VTA thừa nhận, khó khăn mà VTA gặp phải khi phát triển theo mô hình này là khả năng chuyên biệt về một nhãn hiệu, bởi khả năng liên kết với kênh phân phối còn yếu và thói quen tiêu dùng của nhiều khách hàng vẫn theo hướng bán lẻ tổng hợp.

Xác định trong thời gian tới, mô hình này sẽ phát triển mạnh hơn tại Việt Nam, VTA đang phát triển sản phẩm chuyên biệt hơn. Cụ thể, trong chuỗi hệ thống siêu thị điện thoại di động - laptop của mình, VTA đã có 9 trung tâm smartphone chuyên cung cấp sản phẩm trong và ngoài nước, từ giá rẻ đến cao cấp, từ phổ biến đến mới nhất trên thị trường.

Ngoài chuyên biệt về sản phẩm, dịch vụ hậu mãi cũng là vấn đề được VTA quan tâm hàng đầu. Trung tâm smartphone Viễn thông A tạo ra một không gian số cho khách hàng thoải mái khám phá, trải nghiệm sản phẩm họ yêu thích…

Hai điểm yếu của các nhà bán lẻ Việt Nam

Sự xuất hiện của loại hình bán lẻ chuyên biệt về dược phẩm, mỹ phẩm, hàng điện tử -điện máy… được tổ chức thành chuỗi cửa hàng với ý tưởng thống nhất đã cho thấy xu hướng của người tiêu dùng tại Việt Nam đang dần chuyển dịch từ việc dành phần lớn thu nhập cho việc mua thực phẩm và các mặt hàng thiết yếu sang tiêu dùng những mặt hàng cao cấp và có giá trị cao hơn, như hàng điện tử, mỹ phẩm và dược phẩm, thực phẩm dinh dưỡng chức năng.

Rõ ràng, bán lẻ chuyên biệt có thể là một xu hướng khả thi để đương đầu với sự cạnh tranh khốc liệt. Tuy nhiên, ông Khương cho hay, bên cạnh việc chưa đi theo đúng mô hình của bán lẻ chuyên biệt, hiện còn có hai điểm yếu mà các nhà bán lẻ Việt Nam chưa làm được.

Thứ nhất, đội ngũ nhân sự chưa đáp ứng được mong đợi của người tiêu dùng. Người tiêu dùng tìm đến cửa hàng chuyên biệt không chỉ mua sản phẩm, mà cần tư vấn sâu về chuyên môn. Trong một cửa hàng bán hàng ngàn chủng loại sản phẩm, nhân viên phải làm sao tư vấn được cho khách hàng về sản phẩm, như họ cần dùng sản phẩm nào cho phù hợp với nhu cầu và túi tiền, sản phẩm có ưu thế gì…

Thứ hai, các cửa hàng bỏ quên việc cung cấp các sản phẩm thay thế. Vì không hiểu người tiêu dùng cần gì, nên các cửa hàng mua một dòng sản phẩm về trưng bày, mà không có các phụ kiện đi cùng…

Bên cạnh đó, theo ông Khương, nhà bán lẻ phải có dịch vụ tư vấn chuyên nghiệp cả trước và sau khi khách hàng mua sản phẩm. Cụ thể, dịch vụ chăm sóc sau bán hàng phải bao hàm cả việc tiếp tục theo dõi sản phẩm mà mình đã bán cho khách hàng xem sản phẩm đó được sử dụng hiệu quả như thế nào. Đặc biệt, nhu cầu người tiêu dùng sành điệu luôn thay đổi trong thời gian ngắn, nên nhà bán lẻ cần có thêm dịch vụ mua cũ, đổi mới.

“Sự cạnh tranh giữa các siêu thị chuyên biệt không phải là chất lượng hàng hoá, mà là chất lượng dịch vụ, vì khách hàng mục tiêu của mô hình này là người tiêu dùng sành điệu”, ông Khương khẳng định.

Theo Báo Đầu Tư
 

BNN

Hỏa Sơn
19. Các thương hiệu Mỹ đưa VN vào bản đồ cạnh tranh

Chiến lược cạnh tranh của các thương hiệu hàng đầu của Mỹ như Pepsi, Coca - Cola hay Unilever, Procter & Gamble đã "chuyển lửa" sang thị trường Việt Nam.

Những kiểu đầu tư "ăn miếng trả miếng" thời gian qua cho thấy thị trường tiêu dùng Việt Nam đã đủ độ chín để các thương hiệu này tăng tốc chiếm thị phần. Sức mua của người tiêu dùng Việt Nam đã xuất hiện trên bản đồ cạnh tranh của các thương hiệu Mỹ trong chiến lược hướng về các thị trường mới nổi.

Pep - Coke: "Đỏ" rót thêm tiền, "xanh" mở liên minh

Liền sau vài ngày Pepsi công bố liên minh chiến lược với Suntory (Nhật Bản), Coca- Cola quyết định rót thêm cho thị trường Việt Nam 300 triệu USD. Cuộc đối đầu giữa hai hãng nước ngọt này bắt đầu ở "giai đọan 2" với những đầu tư lớn và có tính chiến lược.

Coca-Cola: Bỏ "du kích", đánh "tổng lực"

Coca-Cola sẽ rót thêm 300 triệu USD vào Việt Nam trong giai đoạn 2013 - 2015, nâng tổng số vốn đầu tư cam kết lên 500 triệu USD, để đầu tư nâng cao hiệu quả hoạt động của các nhà máy tại Việt Nam, phát triển thương hiệu và thị trường, cũng như phát triển nguồn nhân lực và hỗ trợ đại lý bán lẻ.

Với khoản đầu tư mới của Coca - Cola, thị trường lại thêm một lần nữa thấy sự so kè giữa hai người khổng lồ nước ngọt Coke - Pep. Bởi vì, trước đó, Pepsi cũng vừa công bố hình thành liên minh chiến lược với Suntory (Nhật Bản) tại Việt Nam, thông qua thỏa thuận, Suntory sẽ nắm giữ 51% cổ phần của Pepsi tại Việt Nam và Pepsi giữ 49% cổ phần còn lại trong dự án.

Trước đó, Pepsi đã khai trương nhà máy với tổng vốn đầu tư 73 triệu USD tại Khu công nghiệp VSIP Bắc Ninh. Động thái tăng vốn lần này của Coca - Cola đang gây nhiều dư luận trong bối cảnh Coca- Cola liên tục báo lỗ tại thị trường Việt Nam.

Theo Cục Thuế TP.HCM, số lỗ của Coca - Cola luôn ở mức trên 100 tỷ đồng/năm trong vòng 10 năm qua, có năm gần bằng 1/3 doanh thu.

Theo tạp chí chuyên ngành đồ uống Beverage Digest (Mỹ), thị phần đồ uống có gas của Coca - Cola là 52%, của PepsiCo là 21%. Dù dẫn trước Pepsi trên thị trường toàn cầu, nhưng tại thị trường Việt Nam, do đến sau nên việc mở rộng hệ thống phân phối của Coca - Cola tỏ ra yếu thế hơn.

Sau khi chậm chân trong các hệ thống siêu thị và nhà hàng, để giữ vị thế, Coca - Cola đã phát triển kênh phân phối theo chiến thuật "du kích", tung hàng bán lẻ ở khắp hang cùng ngõ hẻm, liên tục khuyến mãi giảm giá, ưu đãi đại lý...

Để sản phẩm cung ứng nhanh tại các thị trường chiến lược, nhất là giảm chi phí vận chuyển, cạnh tranh về giá, Coca - Cola đã nhanh chóng đầu tư xây dựng nhà máy ở các khu vực trọng điểm là TP.HCM, Đà Nẵng, Hà Nội.

Coca Cola đã nỗ lực nâng cao năng lực sản xuất và phân phối bằng việc bổ sung thêm các dây chuyền sản xuất hiện đại, cung cấp các thiết bị làm lạnh mới cho khách hàng và hỗ trợ các doanh nghiệp địa phương tăng doanh số bán hàng, chú trọng mở rộng sản phẩm vào các lĩnh vực như giải trí và thể thao, cửa hàng ăn nhanh và các chuỗi nhà hàng... là những địa điểm có tác động tốt và nhanh nhất đến việc quảng bá các nhãn hiệu sản phẩm mới.

Theo Hiệp hội Bia - Rượu và Nước giải khát Việt Nam, tổng doanh thu năm 2010 của PepsiCo và Coca - Cola chiếm hơn 80% thị trường nước giải khát Việt Nam, với thị phần tương đương nhau. Tính đến thời điểm hiện nay, Coca - Cola Việt Nam đã đạt mức tăng trưởng trên 25% so với kế hoạch. Tuy nhiên, cho đến nay, Pepsi vẫn có ưu thế chủ động hơn so với Coca - Cola trong phát triển hệ thống phân phối.

Ngoài việc phát triển hệ thống phân phối thông qua kênh đại lý và tổng đại lý, Pepsi còn mở rộng kênh phân phối ra hầu hết các quán cà phê, các cửa hàng thức ăn nhanh. Mới đây, Pepsi ký hợp tác với Kinh Đô, một thương hiệu có hệ thống phân phối với hơn 5.000 điểm, để mở rộng mạng lưới bán hàng, phát triển thị trường sản phẩm Pepsi.

Trong chiến lược cạnh tranh và mở rộng hoạt động, Pepsi cũng mở rộng đầu tư nhà máy ở Cần Thơ đi vào hoạt động từ năm 2009, nhà máy ở Bắc Ninh được khởi công vào đầu năm 2011, dự kiến sẽ đi vào hoạt động vào giữa năm nay và năm 2012, nhà máy mới ở Đồng Nai có vốn đầu tư 45 triệu USD, công suất khoảng 180 triệu lít/năm của Pepsi cũng vừa đi vào hoạt động, nâng tổng số nhà máy của Pepsi ở Việt Nam hiện nay lên 6 nhà máy.

Sức ép "khóa càng"

Việt Nam hiện là một trong những cơ hội tăng trưởng tốt nhất của PepsiCo. Người tiêu dùng tại Việt Nam đã quen với nhiều nhãn hàng từ PepsiCo như Pepsi-Cola, 7-UP, Sting, Mirinda, Tropicana Twister, Lipton và Aquafina. PepsiCo cũng sở hữu một nhãn hàng snack địa phương Poca, phiên bản Việt Nam của sản phẩm khoai tây rán Lay trên thị trường thế giới.

Theo ông Umran Beba, Chủ tịch PepsiCo Asia Pacific, việc mua bán này nằm trong chiến lược mở rộng hoạt động kinh doanh đồ uống và thực phẩm của Pepsi tại Việt Nam, và việc hợp tác với Suntory là một phần quan trọng trong chiến lược tăng trưởng dài hạn bền vững của Hãng ở Việt Nam.

Theo phân tích, đây là sự hợp lực nhằm thống lĩnh thị trường mà hai đối tác này đã từng áp dụng rất thành công hơn 30 năm tại các thị trường Mỹ, Nhật Bản và New Zealand.

Theo thỏa thuận, Suntory sẽ cùng với PepsiCo phát triển kinh doanh đồ uống đóng chai ở Việt Nam, với những sản phẩm mang thương hiệu Suntory, như sản phẩm trà, nước ngọt và cà phê.

Trong nỗ lực quay trở lại thị trường châu Á, đặc biệt là điểm đến mới Myanmar, Coca-Cola đã đầu tư cho thị trường Việt Nam tương đương với Pepsi. Dù cả hai đều thông báo mới ở giai đoạn xây dựng thị trường, nhưng cả hai đều đã tung hết chiêu trong việc chiếm lĩnh thị trường phân phối.

Quan sát trên thị trường, tại các trung tâm giải trí, cửa hàng thức ăn nhanh..., một thực tế dễ thấy là sự "so găng" giữa hai đại gia ngành giải khát này khá khốc liệt, ở nơi nào có Pepsi thì chắc chắn vắng bóng Coca - Cola, và ngược lại. Hợp tác giữa Coca - Cola và Co.opMart bắt đầu từ ngày 1/1/2013 cũng là một sự kiện đặc biệt kể từ khi Coca - Cola đầu tư vào Việt Nam.

Trước đó, với các "điều khoản" cam kết với Pepsi, hệ thống siêu thị Co.opMart gần như đóng cửa với Coca - Cola. Ngoài hệ thống siêu thị, trước đây, Coca-Cola và Pepsi còn giành các hợp đồng phân phối độc quyền ở các đại lý nhỏ thông qua các chương trình ưu đãi như cung cấp tủ đựng đồ, bàn ghế, ô, ly hay dịch vụ bảo trì, sửa chữa tủ lạnh miễn phí...

Cuộc chiến "khóa càng" Coke - Pep vẫn diễn ra ở nhiều kênh phân phối khác. Người thích Coca - Cola chắc chắn không bao giờ tìm thấy sản phẩm thuộc thương hiệu này trong chuỗi cửa hàng Lotteria, Chicken Express, KFC, Subway.

Và ngược lại tại hệ thống của McDonalds, người dùng chỉ có thể tìm được Coca - Cola, chứ tuyệt nhiên không có bóng dáng Pepsi. Mới đây, khi Burger King vào Việt Nam, cả Coca - Cola và Pepsi đều đưa ra những ưu đãi, hỗ trợ đặc biệt để dành quyền đưa sản phẩm vào hệ thống cửa hàng thức ăn nhanh này.

Tuy nhiên, theo bà Thủy Tiên, đại diện đơn vị mua nhượng quyền Burger King, Công ty vẫn chưa có quyết định chính thức sẽ nhận hợp tác với thương hiệu nào.

Unilever - Procter & Gamble: So kè từng centimet

Không chỉ trên phạm vi toàn cầu hai tập đoàn sản xuất hàng tiêu dùng (FMCG), Procter & Gamble (P&G) và Unilever cũng so kè nhau "từng centimet" tại thị trường Việt Nam.

Unilever: Nhanh hơn một bước chân

Nếu dựa trên yếu tố thời gian, Unilever đã nhanh chân hơn đối thủ P&G khi đặt chân đến thị trường Việt Nam vào năm 1994 (năm 1995 thành lập công ty liên doanh), trong khi, năm 1995, P&G mới chính thức gia nhập cuộc chơi.

Xét về cách tiếp cận thị trường, xem ra, Unilever linh hoạt hơn khi xác định rõ ràng chiến lược "địa phương hóa" ngay từ đầu. Điều này được thể hiện thông qua chiến lược giá (tiết giảm tối đa chi phí đầu vào để tạo ra mức giá cạnh tranh), danh mục sản phẩm và thông điệp gửi đến người tiêu dùng Việt Nam (gần gũi và liên tục thay đổi cách chuyển tải).

Nói về "cuộc chiến truyền kỳ” của hai đối thủ này, ông Nguyễn Trọng Tấn, Giám đốc Công ty LantaBrand, cho rằng, tại thị trường Việt Nam, Unilever có ưu thế hơn vì ngoài các mảng hóa mỹ phẩm, họ có thêm mảng thực phẩm (food).

Ở nhãn bột giặt, Unilever lấn lướt P&G khi OMO, VISO tỏ ra quá mạnh và có nhiều lợi thế về giá cũng như mức độ nhận diện của người tiêu dùng.

Hơn nữa, xét về độ phủ, Unilever có hệ thống phân phối khá rộng, nhất là ở vùng nông thôn. Đây là lợi thế để kích doanh số của Unilever tại thị trường Việt Nam.

Theo Nielsen Vietnam, thị trường nông thôn chiếm đến 47% giá trị của mặt hàng FMCG (doanh thu) và có triển vọng rất lớn. Nông thôn chiếm 74% tổng dân số và chiếm 2/3 doanh số các ngành kem đánh răng và sản phẩm giặt.

Còn ông Đoàn Đình Hoàng, chuyên gia tư vấn thương hiệu, lại nhận xét, về danh mục sản phẩm và độ phủ xem ra hai bên cũng "ngang tài ngang sức". Trong khi đó, ở khâu truyền thông, các thông điệp mà Unilever phát đi có vẻ gần gũi với người Việt Nam hơn P&G.

Chẳng hạn, với nhãn bột giặt, OMO thường xuyên thay đổi đối thoại với người tiêu dùng còn Tide thì qua bao năm cũng chỉ một thông điệp là "trắng như Tide". "Việc nhắc đi nhắc lại cùng một thông điệp chỉ thích hợp với các thị trường đã phát triển như Mỹ hay châu Âu", ông Hoàng nói.

Sự áp đảo về mặt truyền thông cũng phần nào xuất phát từ chiến lược của hai bên. Theo đó, P&G đi theo chiến lược vùng còn Unilever lại xây dựng "kịch bản" riêng cho thị trường Việt Nam. Vì thế, ngân sách dành cho quảng bá sản phẩm sẽ có sự chênh nhau.

Cụ thể, năm 2002, xét trên kênh truyền hình Việt Nam, Unilever đứng đầu khi chi đến 60 tỷ đồng để quảng cáo, trong khi P&G đứng thứ 3 với 28 tỷ đồng.

Và gần đây nhất, theo khảo sát của Kantar Worldpanel, trong TOP 20 hãng chi tiêu nhiều cho quảng cáo trong năm 2011 thì UnileverBestFood &Elida P/S Vietnam., Ltd đứng thứ 8, với kinh phí 8,621 triệu USD. P&G không có mặt!

Ngoài ra, trong TOP 20 ngành hàng chi tiêu nhiều cho quảng cáo (năm 2011), mặt hàng KNORR của Unilever đứng thứ 2 (sau Dr.Thanh của Tân Hiệp Phát), với tổng kinh phí lên đến 6,94 triệu USD; trong khi, không ngành hàng nào của P&G lọt vào TOP 20.

Cùng với chiến lược phủ khắp các kênh truyền thông, mở rộng hệ thống phân phối, doanh số của Unilever kể từ năm 1995 đến nay đã không ngừng tăng trưởng, từ 10 triệu USD đã lên đến 240 triệu USD trong năm 2002 và theo thông tin bên lề, con số này năm 2011 là 800 triệu USD. Ước tính, mỗi năm, doanh số và lợi nhuận của Unilever tăng trưởng bình quân từ 30 - 35%.

Bên cạnh đó, những động thái về mặt đầu tư cũng đã thể hiện, Việt Nam là thị trường trọng điểm của Unilever khi họ đặt 5 nhà máy tại: TP.Biên Hòa (Đồng Nai), huyện Củ Chi, quận Thủ Đức (TP.HCM) và Hà Nội.

Song song với các nhà máy sản xuất, thông tin từ Ban Quản lý các Khu chế xuất - Khu công nghiệp TP.HCM, Unilever cũng đã chuẩn bị cho kế hoạch mở rộng đầu tư thêm 100 triệu USD tại Củ Chi thông qua việc đầu tư một nhà máy sản xuất hóa chất.

Về phía P&G, năm 2010, họ cũng đã đưa nhà máy sản xuất tã giấy tại Khu công nghiệp Việt Nam - Singapore (VSIP) II mở rộng vào hoạt động. Đây là một trong hai nhà máy mà P&G đầu tư ở Bình Dương để sản xuất các mặt hàng chăm sóc cá nhân, gia đình... tại Việt Nam.

P&G: Theo sau có hụt hơi?

Dù tại thị trường Việt Nam, Unilever đang vượt trội hơn so với P&G nhưng đây chỉ là "bảng phân hạng tạm thời", còn về dài hạn, chưa biết "mèo nào cắn mỉu nào"!

Trả lời báo giới, bà Deb Henretta, Chủ tịch Khu vực châu Á của P&G, cho rằng, từ gốc độ của người tiêu dùng, P&G với tiềm lực của một công ty đa quốc gia sẽ cố gắng để tạo ra sản phẩm thuộc nhiều phân khúc nhằm đáp ứng nhu cầu từ tỷ phú đến những người có thu nhập 1USD/ngày.

Điều này, dựa trên sự nhận biết sâu sắc về văn hóa, sở thích, tôn giáo... của người tiêu dùng châu Á hiện nay.

Thực tế thì từ trước đến nay, sản phẩm của P&G ở phân khúc cao hơn Unilever và hãng sản xuất hàng tiêu dùng của Mỹ chiếm lĩnh vị trí số 1 tại các nước phát triển (ở khu vực Bắc Mỹ, Tây Âu...), trong khi Unilever lại có ưu thế ở các thị trường đang phát triển.

Điều này có thể dễ dàng nhìn thấy qua tỉ trọng doanh thu của cả hai.

Theo đó, P&G mong đợi năm 2012 này, những thị trường đang phát triển sẽ đóng góp 37% vào tổng doanh thu toàn cầu từ 34% của năm 2010 và 23% của năm 2005; với Unilever, tỷ lệ đóng góp của thị trường đang phát triển vào tổng doanh thu trên toàn cầu đạt trên 56% (năm 2010 là 53%).

Khi thị trường ở các nước phát triển bảo hòa, P&G đang thể hiện rõ chiến lược dịch chuyển sang "lãnh địa" của Unilever.

Theo đánh giá chung, dù P&G tại Việt Nam có nhiều sản phẩm nhưng danh mục mang tính tập trung hơn so với Unilever cả về thông điệp chuyển tải lẫn công dụng của từng sản phẩm.

Chẳng hạn, trong mặt hàng dầu gội, P&G có thông điệp rất rõ ràng: Pantene (dưỡng tóc), Head&Shoulder (trị gàu), Rejoice được xem là sản phẩm để P&G "tung hỏa mù”, không phải là sản phẩm chủ lực.

Tính tập trung này cũng là sự kế thừa của P&G toàn cầu. Cụ thể, P&G có đến hơn 300 nhãn hiệu (thuộc 5 mảng) nhưng họ chỉ tập trung phát triển 22 nhãn có doanh số 1 tỷ USD và 20 nhãn 500 triệu USD để tạo thành "rổ sản phẩm" có tính cạnh tranh cao.

Với Unilever tại thị trường Việt Nam, gần đây, họ cũng không mở rộng sản phẩm như trước và chỉ giữ lại những nhãn chính.

Động thái chuyển hướng sự quan tâm của P&G đối với các thị trường đang phát triển cũng đã dần "địa phương hóa".

Chẳng hạn, với nhãn hàng nước xả Downy, theo ông Đoàn Đình Hoàng, các quảng cáo TVC đã gần gũi hơn với người Việt, trong khi đó, ở nhãn dầu gọi Head&Shoulder, P&G đã chọn những người nổi tiếng trong giới showbiz Việt chuyển tại thông điệp truyền thông, thay vì "bê” nguyên TVC từ những thị trường khác sang phát tại Việt Nam như trước.

Nói về chiến lược tại thị trường Việt Nam, ông Emre Olcer, Tổng giám đốc P&G Việt Nam, cho rằng, kinh doanh của P&G Việt Nam đang rất tốt, P&G đã tăng trưởng 15 lần trong 10 năm qua và sẽ còn tiến xa hơn nữa.

Chiến lược của P&G là đầu tư nhiều hơn nữa trong việc tiếp cận người tiêu dùng Việt Nam.

Đó cũng là lý do để các chuyên gia marketing cho rằng: cuộc đối đầu giữa Unilever và P&G Việt Nam sẽ không bao giờ có hồi kết và khó đoán được ai sẽ là người chiến thắng.

Theo DNSG
 

Facebook Comment

Similar threads
Thread starter Tiêu đề Diễn đàn Trả lời Ngày
BNN [Thương hiệu] Tái thiết kế thương hiệu - Tình huống Ngân hàng ANZ Thiết kế Thương hiệu 0
BNN [Thương hiệu] Tái thiết kế thương hiệu - Tình huống của Audi Thiết kế Thương hiệu 0
BNN [Thương hiệu] Tái thiết kế thương hiệu - Tình huống của Sprint Nextel Thiết kế Thương hiệu 0
BNN [Thương hiệu] Tái thiết kế thương hiệu: Tình huống của Amplifon Thiết kế Thương hiệu 0
BNN [Thương hiệu] Tái thiết kế thương hiệu: Tình huống của Calleja Thiết kế Thương hiệu 0
BNN [Thương hiệu] Tái thiết kế thương hiệu: Tình huống của Rural Bank Thiết kế Thương hiệu 0
rcp Các tình huống... vài lời rcp muốn nói... CLB Tiếng Anh 0
V [Khác] Xài hộp xốp, chai nhựa: Sự vô tình đầy bất trắc QUẢNG CÁO - RAO VẶT 0
C [Thể thao] TT Đà Nẵng, VĐV quốc gia Trường Thanh Hằng: “Tôi bị quấy rối tình dục nhiều lần” Tin tức 24h 3
T Tình khúc- Nguyễn Văn Thơ Nhạc trữ tình 1
C [Xã hội] Đà Nẵng dẫn đầu về tỷ lệ hiến máu tình nguyện Tin tức 24h 0
C [Xã hội] Những đòn trả thù tình rúng động Đà Nẵng Tin tức 24h 0
C [Thế giới] Campuchia: biểu tình phản đối việc lãnh tụ phe đối lập vu khống Việt Nam Tin tức 24h 0
C [Xã hội] 'Chợ tình' trong quán nhậu Đà Nẵng Tin tức 24h 0
C [Đà Nẵng] Đà Nẵng: đã khắc phục tình trạng nhũng nhiễu người bệnh như thế nào Tin tức 24h 0
C [Xã hội] Đà Nẵng: Tình trạng giả báo mất sổ đỏ hàng loạt nhằm mục đích gì? Tin tức 24h 0
Q Uẩn khúc trong vụ giết người tình trên xe Lexus Tin tức 24h 0
Viết Sang [Album ảnh] Tình yêu Sông Hàn Ảnh sáng tác của TV 3
C [Giáo dục] Ngăn chặn tình trạng “chạy” trường bằng hộ khẩu Tin tức 24h 0
Q Top những mỹ nhân đa tình nhất làng giải trí Hoa ngữ Tin tức 24h 0
Q "Bắt gặp" Hoa hậu Diễm Hương "tình tứ" bên trai lạ Tin tức 24h 0
Q YÊU RÂU XANH (P50): Gã say "thèm yêu", gạ tình em, cưỡng hiếp cháu ruột Tin tức 24h 0
C [Thế giới] Triều Tiên tuyên bố “tình trạng chiến tranh” Tin tức 24h 0
C [Đà Nẵng] 'Cầu Rồng Đà Nẵng vươn ra biển Đông bằng đôi mắt tình người' Tin tức 24h 0
Q Thêm tình tiết mới vụ ba công an trấn lột tiền gái mại dâm Tin tức 24h 0
D [Khác] Hình ảnh đẹp về tình yêu covers Facebook QUẢNG CÁO - RAO VẶT 0
C [Xã hội] Đà Nẵng kiểm tra tình trạng "găm hàng" xăng dầu Tin tức 24h 0
C [Khác] "Người đồng tính chúng tôi cũng cần được yêu, được thể hiện tình yêu". QUẢNG CÁO - RAO VẶT 10
C [Đà Nẵng] Lê Huỳnh Đức: Tôi có tình yêu sâu nặng với Đà Nẵng Tin tức 24h 0
L Tình trạng laptop HP bị trục trặt Phần cứng 1
C [Xã hội] Đôi tình nhân bị cướp, làm nhục Tin tức 24h 0
BNN Tình trạng cơ sở hạ tầng tại Đà Nẵng Đầu tư Đà Nẵng 1
BNN Tình hình Khu công nghiệp tại thành phố Đà Nẵng Đầu tư Đà Nẵng 0
BNN [Quảng cáo] 10 cách xây dựng thông điệp thương hiệu tạo hiệu ứng tình cảm cao Quảng bá thương hiệu 0
BNN [Thương hiệu] Các thương hiệu nổi tiếng có logo vô tình giống nhau Thiết kế Thương hiệu 0
BNN [Thương hiệu] Khách hàng và thương hiệu – Có phải tình yêu? Chiến lược thương hiệu 0
BNN [Du lịch] Pháo hoa Đà Nẵng 2013: “Tình yêu sông Hàn” Tin tức 24h 1
E [Dịch Vụ] Tổng đài tư vấn tình yêu, sức khoẻ giới tính... QUẢNG CÁO - RAO VẶT 4
mulove DIFC 2013 mang chủ đề 'Tình yêu sông Hàn' Tin tức 24h 0
T [Sự kiện] IS PASSION – tình đoàn kết của sinh viên Việt và du học sinh Trung Quốc, Lào Tin tức 24h 0
rcp [Xã hội] Vũ sư 'lừa tình': Không 'cưa' đổ thì dùng thuốc kích dục Tin tức 24h 0
rcp [Xã hội] Vũ sư quay clip sex tống tình nhiều quý bà Tin tức 24h 1
V [Trao đổi] BGM: Báo cáo tình hình quản trị 6 tháng đầu năm 2012 Chứng khoán Đà Nẵng 0
hanlong Đà Nẵng: Kỳ bí về ngôi miếu cổ rửa mối oan tình Viết về Đà Nẵng 1
BNN Tình yêu và Thủy thủ - Mai Lệ Huyền Nhạc Rock 0
mulove Chuyện tình nữ võ sĩ đai đen bị người yêu dội axít Tin tức 24h 0
P Tìm tổ chức tình nguyện hoặc từ thiện uy tín Chương trình - sự kiện 2
L [Đà Nẵng] Tình không biên giới: Ly hôn vì lệch pha! Tin tức 24h 0
tran_kio Đà Nẵng: Giới trẻ tình nguyện dọn rác thải sau pháo hoa Tin tức 24h 3
rcp [Đà Nẵng] Cố tình bị thổi phạt để được đổi mũ bảo hiểm Tin tức 24h 1

Similar threads

Top