[Thương hiệu] Những thương hiệu Việt biến mất

BNN

Hỏa Sơn
Những thương hiệu Việt biến mất

Trong năm 2012, không ít thương hiệu lớn của các DN Việt Nam đã biến mất. Mất bao nhiêu thời gian, công sức để làm nên một thương hiệu nhưng có khi nó bị khai tử một cách chóng vánh và âm thầm.

Mất gần hết vốn, Habubank bị xóa sổ

Cái tên Habubank bị xóa sổ đã để lại nỗi buồn trong lòng rất nhiều người Hà Nội. Ra đời vào năm 1989, sau hơn 20 năm phát triển, Habubank đã trở thành ngân hàng tên tuổi với gần một trăm chi nhánh, phòng giao dịch trên cả nước. Ngày mới thành lập, Habubank chỉ có 16 cán bộ với số vốn ban đầu 5 tỷ đồng, sau hơn 20 năm, vốn điều lệ của ngân hàng này đã lên hơn 4.000 tỷ đồng.

Không những vậy, trong quá trình hơn 20 năm phát triển, ngân hàng này cũng đã tạo dựng được 1 đội ngũ những cán bộ có chất lượng.

Vậy nhưng đến nay thì chẳng còn gì. Có bề dày lịch sử hơn 20 năm, nhưng Habubank đã phải sáp nhập vào SHB và phải từ bỏ vĩnh viễn thương hiệu của mình.

Theo báo cáo đánh giá lại tài sản và các khoản dự phòng liên quan của Công ty Kiểm toán Ernst&Young thì Habubank chịu khoản lỗ lũy kế là 4.066 tỷ đồng. Đây là số lỗ dựa trên cơ sở trích lập dự phòng đầy đủ đối với các khoản cho vay và đầu tư ở mức độ rủi ro cao nhất.

Cái chết của Habubank được nhận định bằng cụm từ “do tập trung tín dụng vào một số khách hàng lớn”, tập trung ở các lĩnh vực như: đóng tàu, sản xuất giấy, thuỷ sản. Chỉ với 50 khách hàng lớn đã chiếm tới 65% tổng nợ của Habubank.

Khách hàng lớn nhất mà Habubank đã cho vay là Vinashin. Khi Vinashin thua lỗ, những khoản nợ này không thể đòi được, hậu quả là mỗi năm, chỉ nguyên bù đắp khoản chi phí huy động vốn cho khoản vay của Vinashin, Habubank mất đứt 500 tỉ đồng.

<table class="image center" align="center" cellpadding="0" cellspacing="0" width="400"> <tbody> <tr> <td align="center">
20121228194735_habu.jpg
</td> </tr> <tr> <td class="image_desc">
</td> </tr> </tbody> </table> Một khách hàng lớn nữa là Công ty Thuỷ sản Bình An (Bianfishco). Các khoản đầu tư của Habubank vào Bianfishco trị giá 267 tỷ đồng (tương đương 78% vốn điều lệ của DN này). Tuy nhiên Bianfishco cũng làm ăn thua lỗ nặng nề, tính đến quý 1/2012 có số nợ hơn 1.500 tỉ đồng và nó đã khiến cho Habubank thêm khó khăn và lao dốc nhanh hơn.

Khi các con nợ này không cón khả năng trả nợ đã dẫn đến tình trạng thua lỗ, nợ xấu lớn và gần cụt vốn chủ sở hữu. Theo báo cáo tài chính kiểm toán 2011, Habubank đã gây "sốc" cho không ít cổ đông khi lãnh đạo ngân hàng này đưa ra thông tin vốn chủ chỉ còn hơn 195 tỷ đồng và tỷ lệ nợ xấu trên tổng dư nợ của ngân hàng thời điểm 29/2, nếu theo chuẩn mực kế toán Việt Nam (VAS) là 16,06%. Nếu đánh giá đặc biệt theo quan điểm mức độ rủi ro tiềm ẩn thì tỷ lệ này lên tới 32,06%!

Khoản nợ xấu này đã khiến Habubank không thể gắng gượng nổi. Và Habubank đã phải tiến đến giải pháp sáp nhập vào với SHB.

Ngày 9/8/2012 vừa qua, Ngân hàng SHB đã chi 2,1 tỷ đồng để thay thế tên Habubank thành SHB trên toàn bộ các biển hiệu ở tất cả các chi nhánh và phòng giao dịch trên phạm vi toàn quốc.

Thép Pomihoa bị Vina Kyoei khai tử

Lĩnh vực sản xuất thép trong năm 2012 cũng chứng kiến sự ra đi của nhiều tên tuổi, trong đó nổi bạt nhất có lẽ là thương hiệu Pomihoa của Công ty TNHH cán thép Tam Điệp (Ninh Bình).

Được thành lập từ năm 2000, với tổng công suất 400.000 tấn/năm, Pomihoa cũng đã trở thành thương hiệu thép có tên tuổi trên thị trường. Năm 2008, Pomihoa là một trong những đơn vị nộp ngân sách cao, khoảng 110 tỷ đồng. Công ty tạo việc làm ổn định cho trên 300 lao động.

Thép Pomihoa đã từng đạt huy chương vàng chất lượng ngành xây dựng năm 2005, Giải thưởng Sao vàng Đất Việt 2008...

Tuy nhiên, sau 12 năm hoạt động, đến tháng 3/2012 vừa qua thương hiệu Pomihoa không còn hiện hữu. Thương vụ mua bán sáp nhập thành công mới nhất trong ngành sản xuất thép Việt biến Tập đoàn thép Kyoei (Nhật Bản) trở thành chủ sở hữu 70% vốn và đã đổi tên thành Công ty thép Kyoei Việt Nam. DN mới này bắt đầu đi vào hoạt động từ ngày 10/3/2012 và thương hiệu Pomihoa chính thức bị xóa sổ, nó chỉ còn tồn tại trên số sản phẩm chưa tiêu thụ hết.

Nguyên nhân là do từ năm 2011-2012 sức mua trên thị trường thị trường bất động sản đóng băng, tiêu thụ thép giảm mạnh khiến cho Pomihoa gặp khó khăn. Năm 2011 vừa qua, Pomihoakhông thể trụ nổi đành phải bán nhà máy.

Tuy nhiên, dưới góc nhìn của nhiều chuyên gia kinh tế, thì Pomihoa "lâm nguy” còn có nguyên nhân từ chính DN. Cụ thể, mặc dù nhà máy có công suất lên tới 400.000 tấn/năm, nhưng thời kỳ cao điểm nhất Pomihoa cũng chỉ sản xuất khoảng 150.000tấn/ năm. Hàng tồn kho lớn, cạnh tranh không nổi, khiến Pomihoa đuối sức và thế là một thương hiệu đã bỏ bao công sức để xây dựng suốt 12 năm qua nhanh chóng bị xóa sổ.

EVN Telecom về tay Viettel

Bước sang năm 2012 một thương hiệu tên tuổi khác của DN Việt là Công ty Viễn thông điện lực (EVN Telecom) thuộc Tập đoàn Điện lực Việt Nam ( EVN) cũng chính thức bị khai tử. EVN Telecom được thành lập từ năm 1995 với chức năng quản lý vận hành, khai thác mạng thông tin viễn thông điện lực. EVN Telecom đã được EVN đầu tư 100% vốn nhà nước với số tiền lên đến 2.442 tỉ đồng (tính đến cuối năm 2010).

Khi EVN tuyên bố làm viễn thông, hầu hết các đại gia viễn thông đều ghanh tị và e ngại với hạ tầng sẵn có của EVN. Cột điện treo cáp, hệ thống cáp quang đến tận các huyện, đội ngũ cán bộ có kinh nghiệm làm kinh doanh điện năng, các giao dịch viên có lợi thế trong tiếp cận khách hàng, các mối quan hệ và kho số đẹp đầy ắp báo hiệu sự thành công của EVN Telecom. Những tưởng họ sẽ lãi to, chiếm lĩnh thị phần, ai ngờ sau hơn 15 năm thành lập, EVN Telecom thua lỗ trầm trọng.

Bắt đầu từ năm 2009 trong bối cảnh suy giảm kinh tế nói chung, tình hình hoạt động của EVN Telecom đã sa sút nghiêm trọng. Doanh thu của công ty này chỉ còn đạt 3.004,4 tỷ đồng, giảm 19% so với năm 2008, lợi nhuận trước thuế chỉ đạt vỏn vẹn 8,2 tỷ đồng.

Năm 2010, theo Kiểm toán Nhà nước, EVN Telecom đã chuyển từ lãi sang lỗ hoàn toàn. Lợi nhuận trước thuế âm tới 1.057,7 tỷ đồng. Và sang năm 2011 thì tình trạng thua lỗ vẫn không tránh khỏi khi EVN Telecom chỉ đạt hơn 60% kế hoạch doanh thu, tăng trưởng 10% thuê bao.

Ngày 05/12/2011, Thủ tướng Chính phủ quyết định sáp nhập EVN Telecom vào Tập đoàn Viễn thông Quân đội (Viettel). Việc sáp nhập được thực hiện từ ngày 1/1/2012 đến ngày 31/03/2012 thì hoàn tất và EVN Telecom hoàn toàn bị xóa sổ.
Trần Thủy (VNN)
 

Facebook Comment

Similar threads
Thread starter Tiêu đề Diễn đàn Trả lời Ngày
BNN [Thương hiệu] Những thách thức cho một thương hiệu Chiến lược thương hiệu 0
BNN [Thương hiệu] Những vụ mở rộng thương hiệu thất bại Chiến lược thương hiệu 0
BNN [Thương hiệu] Cho dù vậy, có những quy tắc và điều kiện để tạo dựng thương hiệu cá nhân: Tổng quát thương hiệu 0
BNN [Thương hiệu] Những nguyên tắc cơ bản trong định vị thương hiệu Tổng quát thương hiệu 0
BNN [Thương hiệu] Xây dựng thương hiệu và những lợi ích cảm tính Xây dựng thương hiệu 0
BNN [Thương hiệu] “Gia đình trị”: Những tên tuổi đã trở thành thương hiệu lừng danh Xây dựng thương hiệu 0
BNN [Thương hiệu] Những quan điểm sai về Thương hiệu Xây dựng thương hiệu 0
BNN [Thương hiệu] 9 bài học digital marketing từ những thương hiệu xã hội hàng đầu Xây dựng thương hiệu 0
rcp [Thương hiệu] Bán thương hiệu cho nước ngoài: những bài học đắt giá KINH DOANH & ĐẦU TƯ 0
BNN Việt Nam đã đánh mất những thương hiệu nào? Xây dựng thương hiệu 2
BNN [Quảng cáo] Quảng cáo 'phản chủ' của những thương hiệu danh tiếng Marketing 0
bachsa Những nguyên tắc xây dựng thương hiệu - Kho sách trực tuyến Xây dựng thương hiệu 0
bimappk Cái chết của những thương hiệu nổi tiếng Marketing 0
samurai Những Thương Hiệu Hàng Đầu Trên Thế Giới (Truyền Kì) Kiến thức kinh doanh 0
samurai Những sai lầm của các thương hiệu Kinh tế 0
G Bộ vector trang trí noel cực kỳ dễ thương cho những ai muốn làm nên 1 giáng sinh Graphic - Design 0
BNN Những kiểu “bẫy” của thương lái Trung Quốc Sóng BIỂN ĐÔNG 2
bachsa [Sổ tay] Những gì không nên nói trong cuộc họp sa thải - Kỹ năng thương lượng trực tuyến Thư viện - Sổ tay 0
bachsa [Sổ tay] Đối phó với những người thực hiện kém - Kỹ năng thương lượng - siêu thị sách Thư viện - Sổ tay 0
bachsa [Sổ tay] Những trở ngại khó khắc phục - Kỹ năng thương lượng - siêu thị sách online Thư viện - Sổ tay 0
bachsa [Sổ tay] Xử lý những người thực hiện hạng C - Kỹ năng thương lượng - siêu thị sách online Thư viện - Sổ tay 0
bachsa Nhịp cầu nối những yêu thương Chuyển giúp từ thiện 1
bachsa [Sổ tay] Tránh những sai lầm thường gặp - Kỹ năng thương lượng - siêu thị sách trực tuyến Thư viện - Sổ tay 1
bachsa [Sổ tay] Những yếu tố cơ bản trong công tác huấn luyện - Kỹ năng thương lượng Thư viện - Sổ tay 0
bachsa Xót thương những mảnh đời Địa chỉ cần giúp 0
binho243 Những tai nạn thương tâm khi "cụ rùa" dạo phố Tin tức 24h 0
S Thành Lập Công Ty Và Những Điều Hết Sức Lưu Ý Tin tức 24h 0
D Những Kiểu Tour Du Lịch Đà Nẵng Thú Vị Nhất Sau Dịch Tin tức 24h 2
H Những cách khóa vân tay bằng ứng dụng trên Android CLB TIN HỌC 0
T những tác dụng dành cho màn rèm cửa mọi người nên biết QUẢNG CÁO - RAO VẶT 0
T những chiếc bàn ghế quán bar QUẢNG CÁO - RAO VẶT 0
G Những yếu tố khiến tuổi của dung dịch dinh dưỡng thủy canh tăng lên Website - Blog 0
denledroman Những lý do nên sử dụng đèn LED Downlight Roman Du lịch - Mua sắm 0
T Những lưu ý thiết kế nội thất không bị lỗi thời Du lịch - Mua sắm 0
dakhoadaitin Những bệnh nấm da hay gặp QUẢNG CÁO - RAO VẶT 0
dakhoadaitin [Dịch Vụ] Cô bé có mùi hôi - Những điều phụ nữ cần biết QUẢNG CÁO - RAO VẶT 0
dakhoadaitin [Dịch Vụ] Những nguyên nhân chủ quan dẫn tới bệnh liệt dương mà chúng ta bị phải QUẢNG CÁO - RAO VẶT 0
T Những loại gạch lát nền nhà tắm nổi bật nhất hiện nay Nhà đất Đà Nẵng 0
P [Hà Nội] Những điểm hấp dẫn của Feliz Homes giúp bạn cảm thấy thoải mái Nhà đất Đà Nẵng 0
L [Tư vấn] Có nên làm tiếp thị liên kết với Tiki không? Cần lưu ý những gì ? Website - Blog 0
H [Khác] Nghề Affiliate Marketing tại Việt Nam cần chuẩn bị những kiến thức gì ? [/b] Website - Blog 1
H [Tư vấn] Làm tiếp thị liên kết tại Việt Nam như thế nào để bền vững trong những tháng cuố Website - Blog 0
H [Khác] Tiếp thị liên kết cho Accesstrade - Những quy trình kiếm tiền bạn cần biết[/b] Website - Blog 0
L [Khác] Phẫu thuật nâng ngực là gì và những điều cần biết QUẢNG CÁO - RAO VẶT 0
Q Những sự cố làm mất dữ liệu trên ổ cứng của bạn Máy tính - Điện thoại 0
V [Quản trị] Những chiến lược quảng bá hình ảnh cho doanh nghiệp Thông tin & Giao lưu 0
V [Tin tức] Những điều cần làm để duy trì và tăng doanh thu thời COVID-19 Marketing 0
T [Đăng ký] Những cách gửi tiền vào account W88 thành công 100% KINH DOANH & ĐẦU TƯ 0
Q Những kinh nghiệm cần biết khi tới với cá cược bóng đá[/b] CLB THỂ THAO DNG 0
Q Những cấp bậc để thành một cao thủ chơi Poker tại các casino[/b] CLB THỂ THAO DNG 0

Similar threads

Top