Congvien_it
Moderator
Du lịch Huế, Quảng Nam và Đà Nẵng qua "Con đường Huyền Trân"
Đường Huyền Trân - nơi tụ hội tinh thần hai nền văn hoá Đông Phương qua cái đẹp.
Huế và Quảng Nam xuất hiện vào thời Trần. Thời ấy, con đường nối tiếp chưa qua đèo Hải Vân mà qua một đường mòn, ngựa, voi đi được. Đến đầu thế kỷ 17, khi họ Nguyễn xưng chúa Nam Hà, hoàn thành công cuộc khai thác Miền Nam thế kỷ 18, Huế khẳng định địa vị bên kia đèo Hải Vân.
Ở phía Nam, Quảng Nam phát triển mậu dịch quốc tế. Tàu bè ngoại quốc tấp nập vào ra làm nhộn nhịp hẳn một giải từ Đà Nẵng, theo sông Hàn, sông Cổ Cò vào đến Hội An. Việt Nam bắt tay với thế giới bên ngoài, góp phần tạo dựng một cuộc thương mại cực thịnh suốt hai thế kỷ 17 - 18. Hai phố Tàu và Nhật nổi tiếng một thời ở vùng Đông Á, nay còn lưu lại biết bao di tích đền chùa Hoa, Việt.
Nhưng cái không đặc thù mà phổ biến khắp cả ba dân tộc Việt, Hoa, Nhật tại đây cũng như khắp "tứ quốc đồng văn" là nội dung tinh thần, cùng cúng thờ, tam giáo đồng nguyên, tuy hình thức đền chùa, nghi lễ có khác nhau ít nhiều. Khắp vùng Đông Á, chưa nơi nào có cuộc hội tụ ba dân tộc tiêu biểu văn hoá Tam giáo - mà Khổng giáo đóng vai trò quan trọng, đằm thắm, thiết tha bằng giai đoạn cao trọng của lịch sử này.
Quảng Nam - Đà Nẵng còn có lịch sử địa phương mà bề dày vượt xa cả các nước trong khối Đông Dương: Nơi đây có đến ba kinh đô cũ Chiêm Thành: Trà Kiệu, Đồng Dương và phế tích cổ đồ sộ là Thánh địa Mỹ Sơn. Người Quảng Nam - Đà Nẵng khi đến nơi này không phải đến vùng hoang phế mà là cựu đô của dân tộc có một nền văn hoá sớm phát triển, một nền văn minh uy nghi lưu lại qua những di tích đền tháp nguy nga.
Các kinh đô Chămpa chịu ảnh hưởng sâu sắc Ấn Độ huyền bí mà tiện nghi bây giờ còn lưu lại, cộng thêm nền văn hoá, văn minh cố hữu của dân tộc Việt đang trên đà bộc phát, và sự thân hữu với Nhật, Hoa rồi sau đó Âu châu. Quảng Nam là địa phương duy nhất của Việt Nam phản ảnh thực trạng đất nước và thế giới. Từ thế kỷ 17 người dân địa phương này đã sớm tạo cho mình một bộ mặt, một cá tính "Quảng Nam hay cãi" với một trình độ lý luận, làm giàu thêm rất nhiều cho bản sắc dân tộc Việt Nam.
Khi Phú Xuân vững vàng, Đà Nẵng trở thành nơi đình bạc (đậu tàu), thương bạc (đối ngoại) cho đế đô. Đà Nẵng có hai nhiệm vụ lớn: Đón tiếp các sứ giả, các nhà thương thuyết ngoại quốc để họ bớt tiếp xúc, tìm hiểu bí mật kinh kỳ; là nơi có thành lũy tương đối kiên cố như Điện Hải, An Hải... để bảo vệ cho bản thân đất Quảng mà còn cho chính kinh kỳ. Nhiệm vụ hàng đầu thời bình, chính là mậu dịch có qui mô lớn với nhiều nước phía Nam nay gọi ASEAN. Công cuộc xuất nhập khẩu đồ sộ ở vùng này kéo dài từ thời Minh Mạng đến cuối Thiệu Trị. Chiến tranh Việt - Pháp nổ ra ở cửa Hàn còn lưu lại dấu tích cực kỳ quan trọng đối với lịch sử Đà Nẵng, lịch sử Việt Nam như, Thành Điện Hải, Nghĩa trũng, Tháp hài cốt Tây Ban Nha.
Huế là kinh đô Việt Nam từ 1802 đến 1945. Ngày nay, Huế được Đại hội đồng UNESCO công nhận là "Di sản văn hóa nhân loại". Tự Huế đã có chỗ đứng trong đất nước và trên thế giới, nhưng như thế không có nghĩa là Huế có giá trị độc đáo và qui mô đủ để du khách quên Bắc Kinh ở phương Bắc nguy nga, cũng như đền tháp ở Quảng Nam - Đà Nẵng, khiến được du khách quên Đế thiên, Đế Thích hùng vĩ ở phương Nam...
Vậy, nếu kết hợp với Quảng Nam - Đà Nẵng, cả hai cùng có những cái lợi rất lớn, vượt ra ngoài thực tế địa phương. Cố đô Huế cùng cố đô Chăm "quàng vai" nhau để tự xác định bề dày lịch sử. Khu vực được quy hoạch mới này có cái tự hào rất lớn không nơi nào ở Á Đông có được: Hội tụ được cái sắc thái nhân bản duy lý của nền văn hoá tứ quốc, nền văn minh với văn hóa tôn nghiêm, huyền bí Ấn Độ. Đây là chỗ tụ hội tinh thần hai nền văn hoá Đông Phương qua cái đẹp.
Để cho vùng quy hoạch mới giữ vững được bề dày lịch sử trên ngàn rưỡi năm của nền văn hóa đặc thù này, cần có một con đường riêng để kết hợp hai cựu đô. Không phải con đường qua đèo Hải Vân mới có. Phải tìm một con đường mòn đã tự hình thành từ ngàn xưa: Đó là con đường từ Đại Lộc ra Huế, Quảng Trị. Phương tiện giao thông đều qua núi rừng, chuyên chở bằng voi.
Trên con đường lót toàn bằng đá sỏi lịch sử này, có thể cho sống lại những đồn binh cờ hiệu xưa cũ, những thớt voi sang trọng, hiền lành, những làng dân tộc ẩn sâu trong núi rừng. Con đường ấy ta sẽ lấy tên Huyền Trân. Vì chính bà đã mở châu Ô - Lý, bao gồm Bình Trị Thiên và một phần Quảng Nam - Đà Nẵng ngày nay.
Đường Huyền Trân - nơi tụ hội tinh thần hai nền văn hoá Đông Phương qua cái đẹp.
Huế và Quảng Nam xuất hiện vào thời Trần. Thời ấy, con đường nối tiếp chưa qua đèo Hải Vân mà qua một đường mòn, ngựa, voi đi được. Đến đầu thế kỷ 17, khi họ Nguyễn xưng chúa Nam Hà, hoàn thành công cuộc khai thác Miền Nam thế kỷ 18, Huế khẳng định địa vị bên kia đèo Hải Vân.
Ở phía Nam, Quảng Nam phát triển mậu dịch quốc tế. Tàu bè ngoại quốc tấp nập vào ra làm nhộn nhịp hẳn một giải từ Đà Nẵng, theo sông Hàn, sông Cổ Cò vào đến Hội An. Việt Nam bắt tay với thế giới bên ngoài, góp phần tạo dựng một cuộc thương mại cực thịnh suốt hai thế kỷ 17 - 18. Hai phố Tàu và Nhật nổi tiếng một thời ở vùng Đông Á, nay còn lưu lại biết bao di tích đền chùa Hoa, Việt.
Nhưng cái không đặc thù mà phổ biến khắp cả ba dân tộc Việt, Hoa, Nhật tại đây cũng như khắp "tứ quốc đồng văn" là nội dung tinh thần, cùng cúng thờ, tam giáo đồng nguyên, tuy hình thức đền chùa, nghi lễ có khác nhau ít nhiều. Khắp vùng Đông Á, chưa nơi nào có cuộc hội tụ ba dân tộc tiêu biểu văn hoá Tam giáo - mà Khổng giáo đóng vai trò quan trọng, đằm thắm, thiết tha bằng giai đoạn cao trọng của lịch sử này.
Quảng Nam - Đà Nẵng còn có lịch sử địa phương mà bề dày vượt xa cả các nước trong khối Đông Dương: Nơi đây có đến ba kinh đô cũ Chiêm Thành: Trà Kiệu, Đồng Dương và phế tích cổ đồ sộ là Thánh địa Mỹ Sơn. Người Quảng Nam - Đà Nẵng khi đến nơi này không phải đến vùng hoang phế mà là cựu đô của dân tộc có một nền văn hoá sớm phát triển, một nền văn minh uy nghi lưu lại qua những di tích đền tháp nguy nga.
Các kinh đô Chămpa chịu ảnh hưởng sâu sắc Ấn Độ huyền bí mà tiện nghi bây giờ còn lưu lại, cộng thêm nền văn hoá, văn minh cố hữu của dân tộc Việt đang trên đà bộc phát, và sự thân hữu với Nhật, Hoa rồi sau đó Âu châu. Quảng Nam là địa phương duy nhất của Việt Nam phản ảnh thực trạng đất nước và thế giới. Từ thế kỷ 17 người dân địa phương này đã sớm tạo cho mình một bộ mặt, một cá tính "Quảng Nam hay cãi" với một trình độ lý luận, làm giàu thêm rất nhiều cho bản sắc dân tộc Việt Nam.
Khi Phú Xuân vững vàng, Đà Nẵng trở thành nơi đình bạc (đậu tàu), thương bạc (đối ngoại) cho đế đô. Đà Nẵng có hai nhiệm vụ lớn: Đón tiếp các sứ giả, các nhà thương thuyết ngoại quốc để họ bớt tiếp xúc, tìm hiểu bí mật kinh kỳ; là nơi có thành lũy tương đối kiên cố như Điện Hải, An Hải... để bảo vệ cho bản thân đất Quảng mà còn cho chính kinh kỳ. Nhiệm vụ hàng đầu thời bình, chính là mậu dịch có qui mô lớn với nhiều nước phía Nam nay gọi ASEAN. Công cuộc xuất nhập khẩu đồ sộ ở vùng này kéo dài từ thời Minh Mạng đến cuối Thiệu Trị. Chiến tranh Việt - Pháp nổ ra ở cửa Hàn còn lưu lại dấu tích cực kỳ quan trọng đối với lịch sử Đà Nẵng, lịch sử Việt Nam như, Thành Điện Hải, Nghĩa trũng, Tháp hài cốt Tây Ban Nha.
Huế là kinh đô Việt Nam từ 1802 đến 1945. Ngày nay, Huế được Đại hội đồng UNESCO công nhận là "Di sản văn hóa nhân loại". Tự Huế đã có chỗ đứng trong đất nước và trên thế giới, nhưng như thế không có nghĩa là Huế có giá trị độc đáo và qui mô đủ để du khách quên Bắc Kinh ở phương Bắc nguy nga, cũng như đền tháp ở Quảng Nam - Đà Nẵng, khiến được du khách quên Đế thiên, Đế Thích hùng vĩ ở phương Nam...
Vậy, nếu kết hợp với Quảng Nam - Đà Nẵng, cả hai cùng có những cái lợi rất lớn, vượt ra ngoài thực tế địa phương. Cố đô Huế cùng cố đô Chăm "quàng vai" nhau để tự xác định bề dày lịch sử. Khu vực được quy hoạch mới này có cái tự hào rất lớn không nơi nào ở Á Đông có được: Hội tụ được cái sắc thái nhân bản duy lý của nền văn hoá tứ quốc, nền văn minh với văn hóa tôn nghiêm, huyền bí Ấn Độ. Đây là chỗ tụ hội tinh thần hai nền văn hoá Đông Phương qua cái đẹp.
Để cho vùng quy hoạch mới giữ vững được bề dày lịch sử trên ngàn rưỡi năm của nền văn hóa đặc thù này, cần có một con đường riêng để kết hợp hai cựu đô. Không phải con đường qua đèo Hải Vân mới có. Phải tìm một con đường mòn đã tự hình thành từ ngàn xưa: Đó là con đường từ Đại Lộc ra Huế, Quảng Trị. Phương tiện giao thông đều qua núi rừng, chuyên chở bằng voi.
Trên con đường lót toàn bằng đá sỏi lịch sử này, có thể cho sống lại những đồn binh cờ hiệu xưa cũ, những thớt voi sang trọng, hiền lành, những làng dân tộc ẩn sâu trong núi rừng. Con đường ấy ta sẽ lấy tên Huyền Trân. Vì chính bà đã mở châu Ô - Lý, bao gồm Bình Trị Thiên và một phần Quảng Nam - Đà Nẵng ngày nay.
Theo Laodong