BNN
Hỏa Sơn
Đồ lưu niệm điêu khắc từ đá Non Nước (hay Ngũ Hành Sơn) là sản phẩm truyền thống ở Đà Nẵng. Nay, Đà Nẵng có thêm một số sản phẩm lưu niệm du lịch khác.
Quả là một "cố gắng" của Đà Nẵng khi hiện nay một số sản phẩm lưu niệm du lịch như móc chìa khóa, đồ từ vỏ ốc, tre, gỗ... chuẩn bị có mặt trên thị trường. Nhưng liệu những sản phẩm này có bán được hay không?, bán ở đâu?, bằng cách nào? - thiệt khó!
Nếu Hội An có được một khu vực đi bộ và tập trung quanh chùa Cầu, Huế có được khu đi bộ quanh lăng và kinh thành - những nơi đồ lưu niệm được bán rất chạy, thì Đà Nẵng sẽ là địa điểm nào?.
Chỉ có tập trung như kiểu Hội An và Huế thì doanh nghiệp mới có thể kinh doanh tốt vì không phân tán nguồn lực (tài chính, nhân lực). Còn nếu như Đà Nẵng hiện nay, vừa ít du khách vừa phân tán địa điểm du lịch, thì chắc sẽ gặp khó khăn.
Các bạn nghĩ thế nào?
Khởi sắc sản phẩm lưu niệm du lịch
Quả là một "cố gắng" của Đà Nẵng khi hiện nay một số sản phẩm lưu niệm du lịch như móc chìa khóa, đồ từ vỏ ốc, tre, gỗ... chuẩn bị có mặt trên thị trường. Nhưng liệu những sản phẩm này có bán được hay không?, bán ở đâu?, bằng cách nào? - thiệt khó!
Nếu Hội An có được một khu vực đi bộ và tập trung quanh chùa Cầu, Huế có được khu đi bộ quanh lăng và kinh thành - những nơi đồ lưu niệm được bán rất chạy, thì Đà Nẵng sẽ là địa điểm nào?.
Chỉ có tập trung như kiểu Hội An và Huế thì doanh nghiệp mới có thể kinh doanh tốt vì không phân tán nguồn lực (tài chính, nhân lực). Còn nếu như Đà Nẵng hiện nay, vừa ít du khách vừa phân tán địa điểm du lịch, thì chắc sẽ gặp khó khăn.
Các bạn nghĩ thế nào?
Khởi sắc sản phẩm lưu niệm du lịch
Ngày 24-5, Phó Chủ tịch UBND thành phố Phùng Tấn Viết chủ trì Hội nghị sơ kết 6 tháng thực hiện Quyết định 55/2012/QĐ-UBND của UBND thành phố về việc ban hành Quy định một số chính sách hỗ trợ phát triển sản phẩm du lịch.
<table class="image center" align="center" width="620"> <tbody> <tr><td>
</td> </tr> <tr><td class="image_desc" style="text-align: justify;">Một số mặt hàng tham gia trưng bày tại Hội nghị sẽ được bán cho du khách trong tương lai.</td> </tr> </tbody> </table>
Tại hội nghị, nhiều sản phẩm du lịch của các cơ sở sản xuất đạt tiêu chuẩn được trưng bày mang đậm dấu ấn Đà Nẵng. Đó là những sản phẩm mô phỏng cầu Rồng, những chiếc dây treo chìa khóa mang hình cầu Sông Hàn, tranh đá quý, hộp đựng đồ nữ trang bằng gỗ thơm… Gần 100 sản phẩm được trao giấy chứng nhận là thành công bước đầu đáng ghi nhận, đồng thời mở ra hướng phát triển lĩnh vực sản suất mặt hàng du lịch. Những sản phẩm như đèn ngủ mỹ nghệ vỏ ốc, vòng đeo tay vỏ ốc của Công ty TNHH Quà tặng Đại Dương; móc khóa mang hình cầu Sông Hàn, danh thắng Ngũ Hành Sơn của Công ty TNHH Thủ công mỹ nghệ truyền thống Phố Hội; đá thủ công mỹ nghệ thiên nhiên của Công ty TNHH MTV Trúc Xanh; các sản phẩm gỗ, mây, tre với mô hình cầu Rồng của Công ty TNHH MTV Mỹ nghệ Quang Huy… được hội nghị đánh giá có nhiều triển vọng.
Đề nghị hỗ trợ mặt bằng
Đây là nỗi lo lớn nhất của các cơ sở sản xuất hiện nay, vì thành phố chưa có địa điểm tập trung trưng bày, giới thiệu các mặt hàng này đến với du khách. Do không có địa điểm bán hàng nên các cơ sở sản xuất muốn bán được hàng cho khách du lịch phải thông qua các Hiệp hội Khách sạn, Hiệp hội Du lịch thành phố. Một số cơ sở phải thông qua các hướng dẫn viên du lịch để bán hàng cho du khách, nhưng chi phí hoa hồng quá cao (20 -30%). Số ít cơ sở tự tiêu thụ sản phẩm bằng cách thuê các quầy hàng tại một số điểm du lịch của thành phố như Bảo tàng Điêu khắc Chăm hoặc thuê mặt bằng trên các đường phố chính.
Tại hội nghị, đại diện nhiều cơ sở đặt vấn đề với chính quyền và các ngành Công thương, Du lịch hỗ trợ mặt bằng mở địa điểm tập trung để khách du lịch đến thưởng ngoạn và mua sắm sản phẩm lưu niệm du lịch của Đà Nẵng. Thực tế, cách đây gần nửa năm, thành phố đã quyết định miễn phí mặt bằng và giao toàn bộ tầng 3 của Trung tâm Hội chợ triển lãm thành phố cho các hiệp hội để tổ chức trưng bày, bán hàng và giới thiệu sản phẩm, nhưng đến nay quyết định đó vẫn chưa được khởi động.
Sắp tới, 8 cơ sở được trao giấy chứng nhận và nhiều cơ sở khác đang trong giai đoạn xem xét sẽ được hưởng nhiều ưu đãi của thành phố như vay vốn với lãi suất thấp, tạo điều kiện về mặt bằng… để phát triển sản phẩm. Vấn đề còn lại là nỗ lực hơn nữa của ngành Công thương, Du lịch, của các cơ sở và sự phối hợp tạo điều kiện của các Hiệp hội Du lịch và Khách sạn… để các sản phẩm này đến được với khách du lịch.
<table class="image center" align="center" width="620"> <tbody> <tr><td>
Tại hội nghị, nhiều sản phẩm du lịch của các cơ sở sản xuất đạt tiêu chuẩn được trưng bày mang đậm dấu ấn Đà Nẵng. Đó là những sản phẩm mô phỏng cầu Rồng, những chiếc dây treo chìa khóa mang hình cầu Sông Hàn, tranh đá quý, hộp đựng đồ nữ trang bằng gỗ thơm… Gần 100 sản phẩm được trao giấy chứng nhận là thành công bước đầu đáng ghi nhận, đồng thời mở ra hướng phát triển lĩnh vực sản suất mặt hàng du lịch. Những sản phẩm như đèn ngủ mỹ nghệ vỏ ốc, vòng đeo tay vỏ ốc của Công ty TNHH Quà tặng Đại Dương; móc khóa mang hình cầu Sông Hàn, danh thắng Ngũ Hành Sơn của Công ty TNHH Thủ công mỹ nghệ truyền thống Phố Hội; đá thủ công mỹ nghệ thiên nhiên của Công ty TNHH MTV Trúc Xanh; các sản phẩm gỗ, mây, tre với mô hình cầu Rồng của Công ty TNHH MTV Mỹ nghệ Quang Huy… được hội nghị đánh giá có nhiều triển vọng.
Đề nghị hỗ trợ mặt bằng
Đây là nỗi lo lớn nhất của các cơ sở sản xuất hiện nay, vì thành phố chưa có địa điểm tập trung trưng bày, giới thiệu các mặt hàng này đến với du khách. Do không có địa điểm bán hàng nên các cơ sở sản xuất muốn bán được hàng cho khách du lịch phải thông qua các Hiệp hội Khách sạn, Hiệp hội Du lịch thành phố. Một số cơ sở phải thông qua các hướng dẫn viên du lịch để bán hàng cho du khách, nhưng chi phí hoa hồng quá cao (20 -30%). Số ít cơ sở tự tiêu thụ sản phẩm bằng cách thuê các quầy hàng tại một số điểm du lịch của thành phố như Bảo tàng Điêu khắc Chăm hoặc thuê mặt bằng trên các đường phố chính.
Tại hội nghị, đại diện nhiều cơ sở đặt vấn đề với chính quyền và các ngành Công thương, Du lịch hỗ trợ mặt bằng mở địa điểm tập trung để khách du lịch đến thưởng ngoạn và mua sắm sản phẩm lưu niệm du lịch của Đà Nẵng. Thực tế, cách đây gần nửa năm, thành phố đã quyết định miễn phí mặt bằng và giao toàn bộ tầng 3 của Trung tâm Hội chợ triển lãm thành phố cho các hiệp hội để tổ chức trưng bày, bán hàng và giới thiệu sản phẩm, nhưng đến nay quyết định đó vẫn chưa được khởi động.
Sắp tới, 8 cơ sở được trao giấy chứng nhận và nhiều cơ sở khác đang trong giai đoạn xem xét sẽ được hưởng nhiều ưu đãi của thành phố như vay vốn với lãi suất thấp, tạo điều kiện về mặt bằng… để phát triển sản phẩm. Vấn đề còn lại là nỗ lực hơn nữa của ngành Công thương, Du lịch, của các cơ sở và sự phối hợp tạo điều kiện của các Hiệp hội Du lịch và Khách sạn… để các sản phẩm này đến được với khách du lịch.
ĐỨC THỊNH (ĐNĐT)