Congvien_it
Moderator
Thí điểm các tuyến phố chuyên doanh phục vụ du lịch
“Phát triển khu phố chuyên doanh và trung tâm mua sắm phục vụ du lịch” là Đề án đang được UBND thành phố chỉ đạo các đơn vị chức năng nghiên cứu nhằm định hướng cho hoạt động kinh doanh dịch vụ phục vụ, cho mục tiêu phát triển ngành du lịch và nhu cầu tiêu dùng của nhân dân. Đây được xem là một trong những bước đột phá của thành phố theo chủ trương phát triển thành phố dịch vụ.
Là một đô thị đang trên đà phát triển mạnh, thành phố Đà Nẵng từ lâu cũng đã dần hình thành nên một số tuyến phố, khu vực cùng kinh doanh một nhóm hàng, ngành hàng hoặc dịch vụ (gọi chung là phố chuyên doanh) nhưng hầu hết việc chuyên doanh này, chỉ được hình thành một cách tự phát, phục vụ chủ yếu cho nhu cầu tiêu dùng của cư dân địa phương. Cung cách phục vụ thiếu chuyên nghiệp, chưa đảm bảo về cơ sở vật chất, mỹ quan đô thị, sự phân tán nhỏ lẻ, chưa phù hợp với quy hoạch, thiếu những định hướng phát triển …là những hạn chế ảnh hưởng đến môi trường văn minh thương mại và trật tự đô thị. Qua khảo sát thực trạng cho thấy, tỷ lệ các cửa hàng chuyên doanh trên cùng một tuyến phố còn ở mức thấp vì hầu như chỉ tập trung ở một đoạn phố và hiện chỉ có 11 tuyến phố chuyên doanh hàng hóa phục vụ du lịch như thời trang (Lê Duẩn, Phan Châu Trinh), hàng điện máy (Hùng Vương, Đào Duy Từ) , hàng thủ công mỹ nghệ (đường Huyền Trân Công Chúa), và 9 tuyến phố tập trung các dịch vụ du lịch như khách sạn, ẩm thực (đường Bạch Đằng, Hoàng Sa, Trường Sa) …
Tuy đã có nền tảng là các cơ sở chuyên doanh trên các tuyến phố nhưng để xây dựng những tuyến đường, khu phố chuyên doanh theo định hướng, phù hợp với quy hoạch phát triển thì không phải là chuyện đơn giản, bởi tính chất xã hội hóa rất cao và cũng không thể thực hiện trong thời gian ngắn. Động viên, thuyết phục để người kinh doanh đúng mặt hàng ổn định, lâu dài, người mới kinh doanh, người trước đây kinh doanh ngành nghề khác nay chuyển qua kinh doanh theo hướng chuyên doanh của tuyến phố là việc làm đòi hỏi sự đồng thuận và quyết tâm cao của chính quyền và các đoàn thể. Bên cạnh đó, không thể thiếu các chính sách của nhà nước nhằm hỗ trợ cho việc chuyên doanh này.
Theo chỉ đạo của UBND thành phố, trong 2 năm 2013 và 2014, sẽ là bước khởi động với việc thực hiện thí điểm mô hình chuyên doanh một số mặt hàng và trên một số tuyến phố, khu vực. Theo đó, tuyến phố Lê Duẩn, Phan Châu Trinh sẽ dành cho chuyên doanh ngành thời trang, (quần áo, giày dép, kính…), tuyến Hoàng Diệu, Đào Duy Từ sẽ dành cho việc chuyên doanh ngành điện máy; đường Hùng Vương, Huyền Trân Công Chúa dành cho kinh doanh ngành sản phẩm lưu niệm và đồ mỹ nghệ; đường Hoàng Sa, Trường Sa dành cho ẩm thực … Các hộ kinh doanh lâu dài theo đúng mặt hàng chuyên doanh sẽ được hỗ trợ khi cấp giấy phép kinh doanh, các loại phí, lệ phí, thuế theo qui định. Bên cạnh đó, cơ sở hạ tầng như điện, nước, vỉa hè, cây xanh, cảnh quan cũng được thành phố đầu tư cải tạo nâng cấp tạo thuận lợi cho việc kinh doanh và các đơn vị lữ hành cũng được yêu cầu hướng dẫn du khách đến với các địa điểm này để mua sắm.
Giai đoạn tiếp theo, từ năm 2015-2020, trên cơ sở những kết quả đạt được sau thời gian thực hiện thí điểm thành công, mô hình tuyến phố chuyên doanh sẽ triển khai thực hiện với nhiều tuyến đường trên địa bàn với những định hướng, giải pháp cụ thể hơn.
Phố chuyên doanh có những thuận lợi như thuận tiện cho khách hàng tìm kiếm, lựa chọn so sánh hàng hóa sản phẩm, hạn chế tình trạng bị ép giá; khách du lịch có cơ hội tham quan tìm hiểu mua sắm sử dụng dịch vụ; đồng thời cũng là thể hiện được bộ mặt khang trang, nếp sống văn minh của thành phố. Đồng thời với các tuyến phố chuyên doanh, thành phố cũng nỗ lực phát triển thêm các trung tâm thương mại để phục vụ nhu cầu mua sắm của khách du lịch và nhân dân.
“Phát triển khu phố chuyên doanh và trung tâm mua sắm phục vụ du lịch” là Đề án đang được UBND thành phố chỉ đạo các đơn vị chức năng nghiên cứu nhằm định hướng cho hoạt động kinh doanh dịch vụ phục vụ, cho mục tiêu phát triển ngành du lịch và nhu cầu tiêu dùng của nhân dân. Đây được xem là một trong những bước đột phá của thành phố theo chủ trương phát triển thành phố dịch vụ.
Là một đô thị đang trên đà phát triển mạnh, thành phố Đà Nẵng từ lâu cũng đã dần hình thành nên một số tuyến phố, khu vực cùng kinh doanh một nhóm hàng, ngành hàng hoặc dịch vụ (gọi chung là phố chuyên doanh) nhưng hầu hết việc chuyên doanh này, chỉ được hình thành một cách tự phát, phục vụ chủ yếu cho nhu cầu tiêu dùng của cư dân địa phương. Cung cách phục vụ thiếu chuyên nghiệp, chưa đảm bảo về cơ sở vật chất, mỹ quan đô thị, sự phân tán nhỏ lẻ, chưa phù hợp với quy hoạch, thiếu những định hướng phát triển …là những hạn chế ảnh hưởng đến môi trường văn minh thương mại và trật tự đô thị. Qua khảo sát thực trạng cho thấy, tỷ lệ các cửa hàng chuyên doanh trên cùng một tuyến phố còn ở mức thấp vì hầu như chỉ tập trung ở một đoạn phố và hiện chỉ có 11 tuyến phố chuyên doanh hàng hóa phục vụ du lịch như thời trang (Lê Duẩn, Phan Châu Trinh), hàng điện máy (Hùng Vương, Đào Duy Từ) , hàng thủ công mỹ nghệ (đường Huyền Trân Công Chúa), và 9 tuyến phố tập trung các dịch vụ du lịch như khách sạn, ẩm thực (đường Bạch Đằng, Hoàng Sa, Trường Sa) …
Tuy đã có nền tảng là các cơ sở chuyên doanh trên các tuyến phố nhưng để xây dựng những tuyến đường, khu phố chuyên doanh theo định hướng, phù hợp với quy hoạch phát triển thì không phải là chuyện đơn giản, bởi tính chất xã hội hóa rất cao và cũng không thể thực hiện trong thời gian ngắn. Động viên, thuyết phục để người kinh doanh đúng mặt hàng ổn định, lâu dài, người mới kinh doanh, người trước đây kinh doanh ngành nghề khác nay chuyển qua kinh doanh theo hướng chuyên doanh của tuyến phố là việc làm đòi hỏi sự đồng thuận và quyết tâm cao của chính quyền và các đoàn thể. Bên cạnh đó, không thể thiếu các chính sách của nhà nước nhằm hỗ trợ cho việc chuyên doanh này.
Theo chỉ đạo của UBND thành phố, trong 2 năm 2013 và 2014, sẽ là bước khởi động với việc thực hiện thí điểm mô hình chuyên doanh một số mặt hàng và trên một số tuyến phố, khu vực. Theo đó, tuyến phố Lê Duẩn, Phan Châu Trinh sẽ dành cho chuyên doanh ngành thời trang, (quần áo, giày dép, kính…), tuyến Hoàng Diệu, Đào Duy Từ sẽ dành cho việc chuyên doanh ngành điện máy; đường Hùng Vương, Huyền Trân Công Chúa dành cho kinh doanh ngành sản phẩm lưu niệm và đồ mỹ nghệ; đường Hoàng Sa, Trường Sa dành cho ẩm thực … Các hộ kinh doanh lâu dài theo đúng mặt hàng chuyên doanh sẽ được hỗ trợ khi cấp giấy phép kinh doanh, các loại phí, lệ phí, thuế theo qui định. Bên cạnh đó, cơ sở hạ tầng như điện, nước, vỉa hè, cây xanh, cảnh quan cũng được thành phố đầu tư cải tạo nâng cấp tạo thuận lợi cho việc kinh doanh và các đơn vị lữ hành cũng được yêu cầu hướng dẫn du khách đến với các địa điểm này để mua sắm.
Giai đoạn tiếp theo, từ năm 2015-2020, trên cơ sở những kết quả đạt được sau thời gian thực hiện thí điểm thành công, mô hình tuyến phố chuyên doanh sẽ triển khai thực hiện với nhiều tuyến đường trên địa bàn với những định hướng, giải pháp cụ thể hơn.
Phố chuyên doanh có những thuận lợi như thuận tiện cho khách hàng tìm kiếm, lựa chọn so sánh hàng hóa sản phẩm, hạn chế tình trạng bị ép giá; khách du lịch có cơ hội tham quan tìm hiểu mua sắm sử dụng dịch vụ; đồng thời cũng là thể hiện được bộ mặt khang trang, nếp sống văn minh của thành phố. Đồng thời với các tuyến phố chuyên doanh, thành phố cũng nỗ lực phát triển thêm các trung tâm thương mại để phục vụ nhu cầu mua sắm của khách du lịch và nhân dân.
LÊ HOA
Danang.gov
Danang.gov