degiocuondi
Moderator
Ở Huế có một số điạ điểm đã được khai thác để phục vụ du lịch cộng đồng. Gió cũng chưa khám phá được những nét thú vị của loại hình này, nhưng với những gì tìm hiểu được. Hi vọng mọi người sẽ biết thêm về Huế, về các điạ điểm du lịch. Để không còn nghe than phiền "Tới Huế không biết chỗ nào chơi ngoài tham quan Đại Nội và Lăng tẩm"
Địa điểm đầu tiên là Làng Gốm cổ Phước Tích:
Làng cổ Phước Tích thuộc xã Phong Hòa, huyện Phong Điền, Thừa Thiên Huế, được bao bọc bởi con sông Ô Lâu, giáp với tỉnh Quảng Trị, cách TP Huế 40km về phía bắc, thành lập từ năm 1470 dưới thời Lê Thánh Tông, được đánh giá vào hàng vẹn nguyên, quý giá không chỉ ở miền Trung mà còn của cả nước. Kết quả điều tra bước đầu cho biết trong số 117 ngôi nhà của làng Phước Tích hiện còn 27 ngôi nhà rường - vườn truyền thống, trong đó có 12 ngôi nhà có giá trị đặc biệt về mặt kỹ thuật và thẩm mỹ.
Không những vậy, làng còn có hàng loạt hệ giá trị văn hóa được xem là đầy đủ, độc đáo và hiếm hoi. Cụ thể như: hệ thống thiết chế kiến trúc văn hóa tín ngưỡng như đình, chùa; hệ thống nhà thờ họ, đền, miếu, am...; cảnh quan thiên nhiên và cảnh quan xóm làng nhuần nhị, xanh tươi ngút ngàn; đặc biệt là không gian và văn hóa sống cộng đồng đặc trưng, thuần khiết của làng quê Việt còn được tiếp tục bảo tồn, duy trì tại làng...
Phước Tích có hơn 100 ngôi nhà cổ, trong đó có đến 30 nhà được xếp vào loại độc đáo nhất của các làng cổ Việt Nam. Ngày xưa, để làm được ngôi nhà như thế này công thợ phải mất hàng năm trời. Thợ làm nhà không tính công, tính tháng.
Ngày xưa, làng Phước Tích có một nghề làm gốm rất nổi tiếng. Gốm làm bằng đất sét pha bùn, có mầu nâu đen. Sự giàu sang, xây dựng lên được nhiều ngôi nhà gỗ trong làng độc đáo, bề thế, tồn tại đến bây giờ cũng nhờ vào nghề gốm.
Đến với làng cổ Phước Tích, du khách có thể tham quan các ngôi nhà cổ, khám phá nghệ thuật làm gốm, thưởng thức đặc sản địa phương...
Địa điểm đầu tiên là Làng Gốm cổ Phước Tích:
Làng cổ Phước Tích thuộc xã Phong Hòa, huyện Phong Điền, Thừa Thiên Huế, được bao bọc bởi con sông Ô Lâu, giáp với tỉnh Quảng Trị, cách TP Huế 40km về phía bắc, thành lập từ năm 1470 dưới thời Lê Thánh Tông, được đánh giá vào hàng vẹn nguyên, quý giá không chỉ ở miền Trung mà còn của cả nước. Kết quả điều tra bước đầu cho biết trong số 117 ngôi nhà của làng Phước Tích hiện còn 27 ngôi nhà rường - vườn truyền thống, trong đó có 12 ngôi nhà có giá trị đặc biệt về mặt kỹ thuật và thẩm mỹ.

Không những vậy, làng còn có hàng loạt hệ giá trị văn hóa được xem là đầy đủ, độc đáo và hiếm hoi. Cụ thể như: hệ thống thiết chế kiến trúc văn hóa tín ngưỡng như đình, chùa; hệ thống nhà thờ họ, đền, miếu, am...; cảnh quan thiên nhiên và cảnh quan xóm làng nhuần nhị, xanh tươi ngút ngàn; đặc biệt là không gian và văn hóa sống cộng đồng đặc trưng, thuần khiết của làng quê Việt còn được tiếp tục bảo tồn, duy trì tại làng...

Phước Tích có hơn 100 ngôi nhà cổ, trong đó có đến 30 nhà được xếp vào loại độc đáo nhất của các làng cổ Việt Nam. Ngày xưa, để làm được ngôi nhà như thế này công thợ phải mất hàng năm trời. Thợ làm nhà không tính công, tính tháng.

Ngày xưa, làng Phước Tích có một nghề làm gốm rất nổi tiếng. Gốm làm bằng đất sét pha bùn, có mầu nâu đen. Sự giàu sang, xây dựng lên được nhiều ngôi nhà gỗ trong làng độc đáo, bề thế, tồn tại đến bây giờ cũng nhờ vào nghề gốm.
Đến với làng cổ Phước Tích, du khách có thể tham quan các ngôi nhà cổ, khám phá nghệ thuật làm gốm, thưởng thức đặc sản địa phương...