[Xã hội] Tàu ngầm Kilo VN đặt mua: Lợi hại thế nào?

Congvien_it

Moderator
Tàu ngầm Kilo VN đặt mua: Lợi hại thế nào?



(TNO) Ngày 13.5, website quân sự vpk-news.ru của Nga đăng tin nhà máy đóng tàu Admiralty Verfi ở St. Petersburg trong năm nay (2013) sẽ bàn giao cho Hải quân Việt Nam 2 trên 6 chiếc tàu ngầm lớp Kilo thuộc dự án 636 “Warshavyanka” mà Việt Nam ký kết hợp đồng giá trị vào khoảng 2 tỉ USD hồi năm 2009.

Làm chủ tàu ngầm, hiện đại hóa hải quân

Việt Nam sắp nhận tàu ngầm Kilo
Đại diện của Tập đoàn công nghiệp Nga (OPK) nói với hãng tin Interfax: “Trong năm nay (tức 2013 - PV) nhà máy sẽ đảm bảo việc bàn giao hai chiếc tàu ngầm thuộc dự án 636. Dự kiến chiếc tàu thứ ba sẽ được hạ thủy vào tháng 8. Còn chiếc thứ tư đang có kế hoạch khởi công”.
<table align="center"> <tbody> <tr> <td>
tau-ngam-kilo-3.jpg

Việt Nam sẽ nhận hai chiếc tàu ngầm lớp Kilo trong năm nay - Ảnh: fas.org
</td> </tr> </tbody> </table>
<table align="right" border="0" cellpadding="0" cellspacing="0"> <tbody> </tbody> </table>
<table align="right" border="0" cellpadding="0" cellspacing="0"> <tbody> <tr> <td style="width:5px"> </td> <td> <table style="width:250px;height:25px" align="right" border="0" cellpadding="0" cellspacing="0"> <tbody> <tr> <td style="background-color:#3068f8;height:8px" valign="middle" align="left">
</td> </tr> <tr> <td style="text-align:justify;padding-bottom:5px;background-color:#e3edf7;padding-left:5px;padding-right:5px;padding-top:5px">
Đại diện OPK cho biết, chiếc tàu ngầm thứ hai đã hạ thủy vào cuối năm 2012 và đầu tháng 1.2013 đã hoàn tất các công đoạn còn lại.​
Trong tháng 3 và 4.2013, chiếc thứ hai thử nghiệm neo, còn từ tháng 5 này, bắt đầu chạy thử nghiệm trên biển. Việc đóng các tàu ngầm còn lại được thực hiện đúng với tiến độ đã đề ra. (Theo Interfax)
</td> </tr> <tr> <td style="background-color:#3068f8;height:5px" valign="middle" align="left">
</td> </tr> </tbody> </table> </td> </tr> </tbody> </table> Theo lời đại diện của OPK, từ tháng 12.2012, chiếc tàu ngầm đầu tiên (mang tên Hà Nội) đã hoàn thành đợt thử nghiệm đầu tiên. Trong đợt thử nghiệm này, tất cả các hệ thống và máy móc của con tàu vận hành tốt.
Con tàu đã có 12 lần lặn xuống nước, trong đó có một lần lặn rất sâu. Cuộc thử nghiệm cấp nhà nước với con tàu Hà Nội được hoàn tất vào hè năm nay. Đến tháng 9.2013 sẽ kiểm tra lần cuối cùng và bàn giao cho Việt Nam.
Với nhiều tính năng hiện đại, việc sản xuất cho ra đời một tàu ngầm lớp Kilo đã là chuyện kỳ công. Thế nhưng, để vận hành nó còn đòi hỏi sự rèn luyện và chuyển giao cũng cực kỳ quy mô và bài bản. Ngoài việc chiến sĩ hải quân sang Nga để học tập huấn luyện, Việt Nam sẽ xây dựng trung tâm đào tạo thủy thủ đoàn tàu ngầm tại chỗ.
Tinh nhuệ hóa hải quân Việt Nam
Đầu tháng 3.2013, Bộ trưởng Quốc phòng Nga Sergei Shoigu trong chuyến thăm Việt Nam đã hội đàm với Bộ trưởng Quốc phòng Việt Nam Phùng Quang Thanh và tuyên bố Nga sẽ giúp Việt Nam thành lập hạm đội tàu ngầm.

<table align="center"> <tbody> <tr> <td>
tau-ngam-kilo-4.jpg

Lớp vỏ của tàu ngầm lớp Kilo tán âm rất tốt - Ảnh: Wikimedia


</td> </tr> </tbody> </table> Trung tuần tháng 4.2013, một số báo Nga cho hay, Nga sẽ tham gia vào việc xây dựng trung tâm đào tạo thủy thủ đoàn tàu ngầm cho Việt Nam. Dự án này sẽ do các nhà máy của Công ty cổ phần Konsern, thuộc Liên hiệp khoa học - sản xuất Aurora ở thành phố St Petersburg soạn thảo, hãng tin Interfax đưa tin.
“Trung tâm đào tạo này sẽ được xây dựng tại Cam Ranh, Việt Nam. Các nhà máy của Công ty cổ phần Konsern sẽ chuyển giao cho Việt Nam các trang thiết bị kỹ thuật, các tài liệu cần thiết cho việc tổ chức và thực hiện đào tạo các thủy thủ tàu ngầm”, một chuyên gia trong lĩnh vực hàng hải Nga cho biết. Dự kiến đến cuối năm nay Nga sẽ bàn giao trung tâm này cho Việt Nam.
<table align="center"> <tbody> <tr> <td>
tau-ngam-kilo-5.jpg

Tốc độ di chuyển khi nổi: 22 km/giờ- Ảnh: Wikimedia


</td> </tr> </tbody> </table> Đầu tháng 3.2013, Công ty cổ phần Konsern đã mở văn phòng đại diện tại Nha Trang. Trưởng văn phòng Kazbek Kulayev nói với hãng tin ITAR-TASS: "Mở văn phòng đại diện của Aurora tại Việt Nam là một bước tiến trong củng cố tình hữu nghị và quan hệ đầy tiềm năng giữa hai nước”.
Bộ trưởng Quốc phòng Phùng Quang Thanh từng khẳng định, Việt Nam sẽ có một lữ đoàn tàu ngầm trong tương lai gần. Ngày ấy đang đến!
Cộng với việc quân đội Việt Nam đang sở hữu những máy bay tân tiến, cùng một lực lượng Hải quân hiện đại, Việt Nam cho thấy mình đủ khả năng bảo vệ chủ quyền đất nước, gìn giữ hòa bình trên biển Đông.
Việt Nam từng trải qua những sự kiện hào hùng lẫn đau thương trong quá trình bảo vệ chủ quyền biển đảo. Thế nên, hiện đại hóa Hải quân trở thành một đòi hỏi, một mệnh lệnh cấp thiết và nhiệm vụ này đang được thực hiện với quyết tâm mãnh liệt và một chiến lược hợp lý.
Một lực lượng Hải quân hiện đại sẽ đóng vai trò quan trọng trong việc giữ gìn vững chắc chủ quyền biển đảo Tổ quốc, cũng như ngày một chủ động hơn trong nhiệm vụ hợp tác với các nước để giữ gìn ổn định, hòa bình trên biển.

<table style="width:500px;height:27px" rules="none" align="center" border="2" cellpadding="0" cellspacing="0"> <tbody> <tr> <td style="text-align:justify;padding-bottom:5px;background-color:#fae6ab;padding-left:5px;padding-right:5px;padding-top:5px" align="left"> Từ con số không đến... tàu ngầm Kilo
Theo trang Lenta.ru, để trở thành một trong những “sát thủ vô hình” hiện đại như ngày nay, tàu ngầm lớp Kilo đã bắt đầu từ một con số 0 tròn trĩnh.
Những năm 1950, các nhà khoa học phát hiện tính năng đặc biệt của sóng âm thanh dưới các tầng nước biển. Khả năng lan truyền của một vài loại sóng âm thanh này có thể đạt tới vài ngàn km. Hiện tượng này được họ gọi là kênh âm thanh dưới nước.
Tàu ngầm lớp Kilo được phía Liên Xô trước đây sử dụng chính kênh âm thanh dưới nước làm vũ khí cho mình. Nó có khả năng phát hiện, tấn công tàu ngầm đối phương từ xa và đột ngột tàng hình một cách lặng lẽ. Chính vì khả năng đặc biệt này mà phía Mỹ còn gọi Kilo là “lỗ đen”.
Kilo (tên gọi lớp tàu ngầm này của Tổ chức Hiệp ước quân sự Bắc Đại Tây Dương NATO) được thiết kế, sản xuất trong kế hoạch Warshavyanka (tàu ngầm dành cho hải quân khối quân sự Warszawa trước đây), vì thế tại Nga nó mang tên gọi Dự án 877, còn khi xuất khẩu nó được gọi là Dự án 636 Warshavyanka. Điểm khác biệt của hai dự án thiết kế, sản xuất Kilo này là loại xuất khẩu chạy êm hơn, tốc độ nhanh hơn, tầm hoạt động xa hơn.
Ý tưởng thiết kế sản xuất Kilo được hình thành từ đầu thập niên 1950, khi hạm đội Hải quân Mỹ tham gia chiến tranh Triều Tiên, còn loại tàu ngầm Shuka S - 117 của Liên Xô đã trở nên lạc hậu. Bên cạnh đó các tàu ngầm của Liên Xô do có tiếng ồn lớn, nên liên tục bị phát hiện tại Thái Bình Dương, biển Bắc, biển Baltic.
Cũng trong thời gian này phía Mỹ hạ thủy tàu ngầm nguyên tử Albacore. Đây là loại tàu ngầm đầu tiên trên thế giới có dạng thuôn, xuyên dòng, hình dáng giống cá voi. Tất cả những điều này buộc lãnh đạo lực lượng Hải quân Liên Xô phải đẩy nhanh việc sản xuất thế hệ tàu ngầm mới, ít tiếng ồn hơn và có khả năng tác chiến tốt hơn.

Tuy nhiên, phải đến gần 20 năm sau, vào đầu những năm 1970, Liên Xô mới ra quyết định bắt đầu dự án khả thi loại tàu ngầm mới chạy bằng điện và diesel vừa để trang bị cho hải quân khối Warszawa, vừa để xuất khẩu.
Vào năm 1974 Tư lệnh hải quân Liên Xô - đô đốc Sergey Gorshkov, phê chuẩn dự án thiết kế kỹ thuật tàu ngầm mới mang tên Dự án 877 Warshavyanka và giao cho Cục thiết kế kỹ thuật hàng hải Rubin, Leningard (nay là St.Petersburg) đảm nhiệm.
</td> </tr> </tbody> </table> Hoàng Hoài Sơ
 

Congvien_it

Moderator
Tàu ngầm Kilo VN đặt mua: Lợi hại thế nào?


(TNO) Trong cơ cấu của lực lượng hải quân Nga, tàu ngầm phi nguyên tử Kilo đóng vai trò khá quan trọng bởi đây là loại tàu tác chiến đa năng chạy bằng điện và diesel, vận hành êm nhất thế giới. Chính vì điều này mà nhiều nước trên thế giới đã mua tàu ngầm lớp Kilo cho lực lượng hải quân của mình. Năm 2009, Việt Nam đặt mua 6 chiếc tàu ngầm lớp Kilo. Hôm 13.5, Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng đã kiểm tra tiến độ thử nghiệm tàu ngầm Kilo 636 đầu tiên của Việt Nam, mang tên Hà Nội.

Sát thủ vô hình

“Chiến binh” hai lớp đa năng
Theo trang Lenta.ru, Kilo là loại tàu ngầm có thân được che chắn bằng 2 lớp vỏ. Lớp vỏ cứng bên trong có hình trụ, được chia làm 6 khoang kín có vách ngăn, có khả năng chống nước thẩm thấu. Nhờ thiết kế này mà trong trường hợp tham chiến, nếu bị đối phương bắn hỏng 1 - 2 khoang, tàu vẫn có khả năng nổi và hoạt động tốt.
<table align="center"> <tbody> <tr> <td>
tau-ngam-kilo-1.jpg

Một chiếc tàu ngầm lớp Kilo của Hải quân Nga - Ảnh: Defense.gov
</td> </tr> </tbody> </table>
<table align="right" border="0" cellpadding="0" cellspacing="0"> <tbody> <tr> <td style="width:5px"> </td> <td> <table style="width:250px;height:25px" align="right" border="0" cellpadding="0" cellspacing="0"> <tbody> <tr> <td style="background-color:#3068f8;height:8px" valign="middle" align="left">
</td> </tr> <tr> <td style="text-align:justify;padding-bottom:5px;background-color:#e3edf7;padding-left:5px;padding-right:5px;padding-top:5px"> Nhờ có các đặc tính ưu việt, mà nhiều quốc gia trên thế giới rất chuộng Kilo, đặt mua loại tàu này cho lực lượng hải quân của mình. Hiện Trung Quốc đang sở hữu 12 chiếc Kilo (hai chiếc thuộc dự án 877EKM và 10 chiếc thuộc dự án 636EM). Ấn Độ cũng đang sở hữu 10 chiếc Kilo.
Các nước khác: Angeria (hai chiếc), Iran (ba chiếc), Indonesia (hai chiếc), Ba Lan, Romania mỗi nước một chiếc. Việt Nam và Venezuela đã đặt Nga loại tàu này.
Riêng với lực lượng hải quân Nga, từ năm 1980 - 2000 đã hạ thủy 40 chiếc Kilo vừa để xuất khẩu, vừa để phục vụ quân đội Nga. Hiện Nga có trong tay 16 chiếc Kilo đang hoạt động và 8 chiếc dự phòng. (Nguồn: Arms-expo.ru và lemur59.ru)
</td> </tr> <tr> <td style="background-color:#3068f8;height:5px" valign="middle" align="left">
</td> </tr> </tbody> </table> </td> </tr> </tbody> </table> Lớp vỏ bên ngoài được phủ những tấm chống dội âm, giúp tàu chạy êm, hầu như không có tiếng động. Ngoài ra, tàu Kilo còn có cánh ngầm để hấp thu sóng âm thanh, làm giảm thiểu tối đa và méo đi những tín hiệu dội lại, tăng khả năng tàng hình cho tàu.
Trung tâm điều khiển tàu nằm ở vị trí khoảng giữa thân tàu. Trong đó có khoang riêng cho các thiết bị vận hành, vị trí chỉ huy. Ngoại trừ kính tiềm vọng thì tất cả đều được thiết kế trong một khoang kín không thấm nước. Bộ não của trung tâm là một máy tính loại MVU - 110 EM, cấu hình mạnh, tốc độ cao, có khả năng xử lý cực nhanh các thông tin. Màn hình của MVU - 110 EM hiển thị rõ nét, cho thấy ngay các thông số tác chiến như phần tử bắn, kiểm soát vũ khí cùng các hướng dẫn về điều khiển khác.
Nhờ trung tâm này mà việc vận hành tàu và hệ thống vũ khí đơn giản, thuận tiện hơn. Bên cạnh đó, những bánh lái phía mũi tàu và chân vịt 7 cánh cũng giúp tàu giảm thiểu tiếng ồn.

Cũng theo Lenta.ru, khi hoạt động dưới nước hoặc trên mặt nước, Kilo chủ yếu sử dụng hai động cơ diesel và một động cơ điện có công suất 5.500 mã lực. Hai bộ pin nhiên liệu (mỗi bộ chứa 120 bình ắc-quy) giúp tàu hoạt động liên tục trong suốt 45 ngày.

Ngoài ra, Kilo còn trang bị 2 động cơ điện dự bị, loại PG - 168 (102 mã lực/động cơ), sử dụng trong trường hợp khi phải luồn lách giữa những khúc cua hẹp, hay khi bắt đầu rời bến, hoặc lúc các động cơ chính bị hư hỏng.
Về trang thiết bị vũ khí, Kilo được đặt giàn phóng 6 ống phóng ngư lôi loại 533 mm ngay phía mũi tàu. Trong đó, có hai ống phóng điều khiển bằng sóng từ thiết kế với kỹ thuật mới nhất, độ chính xác khi chinh phục mục tiêu gần như tuyệt đối. Ngoài ra, "sát thủ vô hình" này còn có thiết bị chuyên dụng để chứa 18 trái ngư lôi (trong đó có 12 trái điều khiển bằng sóng từ) hoặc 24 trái thủy lôi.

<table align="center"> <tbody> <tr> <td>
tau-ngam-kilo-2.jpg

Tàu ngầm lớp Kilo nổi tiếng vì sự... "vô hình" - Ảnh: Defense.gov
</td> </tr> </tbody> </table> Kilo cũng được trang bị hệ thống điều khiển tự động cho phép nạp ngư lôi nhanh, rút ngắn thời gian đáng kể để chiếm thế thượng phong khi giao chiến. Hệ thống này có thể điều khiển từ xa, hoặc trực tiếp từ vị trí chỉ huy.
Trong trường hợp cần thiết, thay cho ngư lôi, Kilo sẽ được trang bị loại tên lửa chống tàu chiến ZM-54e và Zm-54E. Điểm tiện lợi là loại tên lửa này có thể sử dụng giàn phóng ngư lôi để tác chiến. Bên cạnh đó, Kilo còn có 4 trái tên lửa loại PZRK “Strela-3”, chuyên để bắn hạ máy bay của đối phương.
<table style="width:492px;height:406px" align="center"> <tbody> <tr> <td>
kilo-trongbai.jpg

Kilo là lớp tàu ngầm đa năng, tác chiến trên nhiều phương diện - Ảnh: fas.org
</td> </tr> </tbody> </table> Nhờ có hệ thống vũ khí, khí tài đa chủng loại, hiện đại mà Kilo được gọi là tàu ngầm đa năng, cùng một lúc có thể tác chiến trên nhiều phương diện. Nó có thể đối đầu nghênh chiến chống lại các tàu ngầm khác, hay nghênh chiến với các chiến hạm trong thời chiến. Hơn thế, nhờ hệ thống điều khiển “Byus” hiện đại, Kilo cùng một lúc có thể ngắm bắn hai mục tiêu khác nhau. Còn trong thời bình Kilo được sử dụng cho mục đích tuần tiễu, bảo vệ lãnh hải, cơ sở quân sự hay trinh sát trên biển. (còn tiếp)

<table style="width:500px;height:27px" rules="none" align="center" border="2" cellpadding="0" cellspacing="0"> <tbody> <tr> <td style="text-align:justify;padding-bottom:5px;background-color:#fae6ab;padding-left:5px;padding-right:5px;padding-top:5px" align="left"> Vài nét về tàu ngầm lớp Kilo
Chiều dài: 73,8 m, đường kính thân tàu: 9,9 m, trọng lượng rẽ nước: 2.350 tấn. Mức lặn sâu tối đa: 300 m, tốc độ khi nổi: 22 km/giờ, khi lặn: 40 km/giờ. Tầm hoạt động khi có ống thông hơi: 12.000 km, khi lặn: 640 km. Thủy thủ đoàn gồm 57 người. Thời gian hoạt động liên tục trên biển là 45 ngày.
Hệ thống vũ khí: sáu ống phóng ngư lôi 533 mm nằm ở phía mũi tàu, hoặc 24 trái thủy lôi. Độ chính xác cao. Trong hai phút có thể thực hiện loạt bắn đầu, năm phút kế tiếp là loạt bắn thứ hai. Tên lửa chống tàu chiến ZM-54e và Zm-54E đầu đạn chứa 450 kg thuốc nổ, sức công phá cực lớn, có tầm bắn 220 km, bốn tên lửa loại PZRK “Strela -3”, tầm bắn tối đa là 6 km để tiêu diệt máy bay đối phương. (Theo hãng tin Intarfax và trang web quân sự Arms-expo.ru)
</td> </tr> </tbody> </table>
Hoàng Hoài Sơn
 

Facebook Comment

Similar threads
Thread starter Tiêu đề Diễn đàn Trả lời Ngày
C [Đà Nẵng] Năm 2013 Tàu ngầm HQ-184 Đà Nẵng được hạ thủy Tin tức 24h 0
hanlong [Đà Nẵng] Đà Nẵng thống nhất chủ trương xây tàu điện ngầm Tin tức 24h 0
BNN [Tin tức] Dự án tàu điện ngầm: Ga chính tại khu vực trước Nhà hát Trưng Vương Dự án Đà Nẵng 0
D Dự án tàu điện ngầm thành phố Đà Nẵng Tin tức 24h 8
C [Đà Nẵng] Di dời Nhà máy đóng tàu Đà Nẵng và Cảng Sông Hàn Tin tức 24h 0
C [Xã hội] Những câu chuyện của ngư dân về những lần đụng độ tàu Trung Quốc Tin tức 24h 0
C [Thế giới] Phái tàu tới EEZ Mỹ: Mưu đồ nguy hiểm của Trung Quốc Tin tức 24h 0
C [Sự kiện] Bốn tàu Hải quân Ấn Độ đến Đà Nẵng Tin tức 24h 0
C [Đà Nẵng] Đà Nẵng xuất tiền cho ngư dân đóng tàu khủng Tin tức 24h 0
C [Xã hội] Tàu cá Việt Nam bị tàu Trung Quốc đâm tơi tả ở Hoàng Sa - VN Tin tức 24h 0
C [Xã hội] Tập kích đội tàu cá Trung Quốc xâm phạm Trường Sa Tin tức 24h 1
C [Đà Nẵng] Ra “tối hậu thư” cho Công ty Đóng tàu Đà Nẵng Tin tức 24h 2
C [Công nghệ] Sức mạnh bên trong tàu USNS Salvor tại Đà Nẵng Tin tức 24h 0
C [Thế giới] Tàu cá đi trước - Tàu chiến theo sau Tin tức 24h 0
Q "Đọ" ảnh thẻ thời "ngố tàu" của loạt mỹ nam Hàn Tin tức 24h 0
C [Sự kiện] Tàu khu trục Mỹ sắp tới Đà Nẵng Tin tức 24h 0
C [Xã hội] Phẫn nộ người Việt lừa nhau bằng hàng Tàu Tin tức 24h 0
C [Xã hội] Tàu Trung Quốc bắn tàu cá Việt Tin tức 24h 5
C [Việt Nam] Trung Quốc đưa tàu, trực thăng ra Hoàng Sa Tin tức 24h 0
C [Xã hội] Tàu chữa cháy và cứu nạn, cứu hộ hiện đại nhất Việt Nam Tin tức 24h 0
C [Miền trung] TÀU XE ĐI VÀO PHÍA NAM SAU TẾT QUÝ TỴ Không còn cảnh “no dồn đói góp” Tin tức 24h 0
C [Du lịch] Tàu Germini đưa gần 1.000 khách du lịch cập Cảng Tiên Sa Tin tức 24h 0
C [Du lịch] 1400 khách tàu du lịch biển đầu tiên xông đất Tin tức 24h 0
C [Đà Nẵng] Đà Nẵng: Hú còi tàu, cụ già giật mình chết thảm Tin tức 24h 0
C [Đà Nẵng] Thế hệ tàu cá mới ở Đà Nẵng Tin tức 24h 0
C [Xã hội] Đà Nẵng: Lắp đặt thiết bị kết nối vệ tinh cho 51 tàu cá Tin tức 24h 0
C [Xã hội] Tàu xe tết quý tỵ từ đà nẵng đi các tỉnh phía bắc: Có tăng giá nhưng không “sốt" Tin tức 24h 0
BNN [Đà Nẵng] Tàu hải quân Ấn Độ đến Đà Nẵng Tin tức 24h 0
BNN [Kinh tế] Ga Đà Nẵng bán vé tàu Tết Tin tức 24h 0
BNN [Tin tức] Quy hoạch cầu tàu, bến du thuyền trên sông Hàn Dự án Đà Nẵng 0
V [Sàn HOSE] DRC: đoàn tàu đến đích 2xx, vào ga Đà Nẵng nhất định sẽ đổi đầu Chứng khoán Đà Nẵng 0
BNN [Sự kiện] Tàu khoa học Roger Revelle sẽ đến Đà Nẵng Tin tức 24h 0
BNN [Đà Nẵng] Bắn chìm "tàu lạ", cứu ngư dân Tin tức 24h 0
rcp [Sức khỏe] Kiểm tra xí muội, táo tàu Trung Quốc chứa chất độc Tin tức 24h 0
BNN [Sự kiện] Tàu khu trục Mỹ sắp đến Đà Nẵng Tin tức 24h 0
BNN [Kinh tế] Đề xuất mở tuyến tàu biển Đông Phương - Đà Nẵng Tin tức 24h 0
mulove Đà Nẵng ưu đãi đầu tư bến tàu du lịch Du lịch Đà Nẵng 0
BNN Tàu khu trục Myanmar thăm Đà Nẵng Sóng BIỂN ĐÔNG 0
BNN [Du lịch] Tàu Spirit of Adventure trở lại Đà Nẵng Tin tức 24h 0
BNN [Kinh tế] Tàu cá lớn nhất Đà Nẵng trước giờ xuất bến Tin tức 24h 1
BNN [Xã hội] Đà Nẵng: Một nữ "tiếp thị" tử vong do lao đầu vào tàu lửa Tin tức 24h 0
BNN [Miền trung] Chìm tàu ở Quảng Nam, nhiều người chết và mất tích Tin tức 24h 4
BNN [Du lịch] Tàu du lịch biển cao cấp ghé Đà Nẵng Tin tức 24h 1
BNN [Phóng sự] Đà Nẵng và ...những chuyến “tàu nhanh” Viết về Đà Nẵng 4
BNN [Du lịch] Tàu Orion với 80 golf thủ đến Đà Nẵng Tin tức 24h 2
BNN [Kinh tế] Tàu du lịch không bến đỗ Tin tức 24h 0
BNN Hạ thủy tàu Cảnh sát biển tại Đà Nẵng Sóng BIỂN ĐÔNG 5
BNN [Sự kiện] Tàu hải quân Mỹ cập cảng Đà Nẵng Tin tức 24h 2
BNN Đà Nẵng chuẩn bị đón Tàu Hải quân Hoa Kỳ Sóng BIỂN ĐÔNG 2
BNN [Giáo dục] Đà Nẵng: Cấm xe ben, giảm giá vé tàu... phục vụ sĩ tử Tin tức 24h 0

Similar threads

Top