Congvien_it
Moderator
Ngư dân dũng cảm bốn lần đụng độ tàu Trung Quốc
Hơn 30 năm vật lộn mưu sinh trên từng con sóng, ông Lê Tân (SN 1960) trú tại thôn Tây, xã An Hải, huyện đảo Lý Sơn (Quảng Ngãi) là người hiểu rất rõ về những tai ương có thể ập đến với những con tàu đánh cá. Từ năm 2006, mặc dù đã một lần mất tàu cá, ba lần bị cướp hết tài sản bởi tàu Trung Quốc, nhưng ngư dân Lê Tân cùng nhân dân đảo Lý Sơn vẫn kiên dũng bám biển bảo vệ ngư trường, qua đó khẳng định quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa là của Việt Nam.
Không thể khuất phục
Từ những năm 1990 trở về trước, nghề đi biển còn kiếm ăn được nhưng kể từ khi có tranh chấp lãnh hải đến nay, ngư dân Lý Sơn thường xuyên bị tàu Trung Quốc rượt đuổi, đe dọa. Mặc dù vậy, vượt qua nỗi ám ảnh nơi biển khơi, người dân nơi đây vẫn kiên cường bám trụ mưu sinh, góp phần bảo vệ chủ quyền quốc gia.
Nước da rám nắng mặn mà gió biển, nụ cười lạc quan xóa tan những nhọc nhằn, lão ngư Lê Tân đón tiếp chúng tôi trong căn nhà xây khá khang trang. Sinh ra nơi đầu sóng ngọn gió huyện đảo Lý Sơn, ông Tân đã sớm theo nghề đánh bắt hải sản từ khi còn mười tám, đôi mươi. Dù đã bốn lần bị tàu Trung Quốc đuổi bắt, đánh đập, cướp tài sản nhưng ông Tân chưa một lần nản lòng mà vẫn căng buồm ra khơi.
Biết là đã gặp tàu Trung Quốc nhưng do bất ngờ nên chúng tôi không kịp có phương án đối phó, bọn chúng nhanh chóng nhảy lên tàu rồi dùng súng uy hiếp và yêu cầu chúng tôi chạy về phía con tàu lớn của chúng đang neo ở đằng xa. Chúng nhốt anh em tôi vào một chỗ, bỏ đói cả ngày rồi tiến hành lục soát toàn bộ con tàu vừa mới bắt được. Không lâu sau, những tên này bắt tất cả lăn tay vào một số giấy tờ có chữ tàu, chỉ cần có phản ứng hay nói năng gì thì ngay lập tức sẽ bị chúng đánh đập dã man. Xong xuôi mọi việc thì chúng thu giữ mất con tàu của tôi lúc đó trị giá lên đến hơn 300 triệu đồng".
Trở về Lý Sơn với đôi bàn tay trắng, thuyền trưởng Lê Tân dường như đã mất hết sức lực và đổ bệnh gần ba tháng trời. 300 triệu đồng vào thời điểm đó là số tiền quá lớn với một ngư dân như ông Tân, những tưởng nó sẽ khiến ông gục ngã nhưng suy đi tính lại, nghề biển đã ngấm vào máu thịt rồi, không thể từ bỏ được. Biết tin mối làm ăn của mình là ngư dân Lê Tân vừa trắng tay sau khi đụng độ tàu Trung Quốc, một chủ vựa cá (người chuyên kinh doanh hải sản - PV) đã bán nợ cho ông một chiếc tàu cá trị giá 143 triệu đồng để tiếp tục làm ăn. Vừa bị thua đau vì mất tàu lớn, lúc bấy giờ vợ con ông Tân ai nấy đều tỏ ra ái ngại khi ông đi mua nợ tàu để đi đánh cá, tuy vậy với quyết tâm của mình, người thuyền trưởng kiên dũng đã thuyết phục được cả nhà đồng ý để tiếp tục ra khơi.
Khoảng tháng 10/2006, ngư dân Lê Tân đưa con tàu mua lại của chủ vựa cá về và làm việc suốt ngày đêm để tân trang lại. Vài tuần sau, khi con tàu cũ đã trở nên chắc chắn, ông Tân cùng các chiến hữu lại tiếp tục cuộc hành trình đi tìm những mẻ cá lớn trên vùng biển quê hương. Lần này ông vẫn tiếp tục cho tàu cá của mình tiến về phía đảo Phú Lâm không chút e ngại, thậm chí ông còn cho tàu vào sâu hơn lần bị bắt trước (cách đảo 3 hải lý). "Khoảng 21h thì tàu chúng tôi đến địa điểm đánh bắt, đến 9h sáng hôm sau, tôi thấy một chiếc tàu đánh cá của Trung Quốc ở xa khoảng 1 hải lý. Nghĩ rằng đây là tàu của ngư dân như thường lệ nên chúng tôi chủ quan và chỉ một lúc sau thì xuất hiện một chiếc xuồng đuổi theo. Lúc này tôi cho tàu chạy nhưng đã quá muộn, chúng áp sát và nhanh chóng khống chế rồi đưa tàu chúng tôi cập đến một tàu cá của ngư dân Trung Quốc".
Sau khi đưa thuyền trưởng Lê Tân cùng các thuyền viên đến chiếc tàu đánh cá lạ, những người lạ mặt nói trên đã thu hết các dụng cụ đánh bắt cá cũng như sinh hoạt trên tàu rồi bỏ đi. "Tất cả những thứ sử dụng được bọn chúng đều lấy sạch, từ cái xoong, neo tàu đến cả dầu máy. Khi đó tôi có xin chúng một ít dầu để trở về thì ngay lập tức bị đánh đập dã man, sưng húp cả mặt mày", ông Tân nhớ lại.
Lúc bấy giờ mặc dù chỉ còn lại chiếc tàu cá nhưng thuyền trưởng Tân vẫn không muốn quay về bởi lần trước vừa trắng tay, nay quay về lấy gì để trả nợ cộng thêm lòng quyết tâm bảo vệ ngư trường, nên ông quyết định chạy đến vùng có tàu cá của người Việt Nam để mượn ngư cụ, xin thêm dầu để tiếp tục đánh bắt cá. Dù bị bắt, bị đánh đập vẫn quyết tâm không từ bỏ, không quay về đất liền khi trên tàu chưa đầy ắp cá tôm.
"Họa vô đơn chí, gắn bó với nghề biển nhưng chưa bao giờ mà tôi đen đủi như thời gian cuối năm 2006. Sau khi mượn đồ xong, chúng tôi đi đến vùng biển gần đảo Tri Tôn (một hòn đảo thuộc nhóm đảo Lưỡi Liềm, quần đảo Hoàng Sa - PV) để đánh bắt cá. Khi đã bắt được một lượng cá kha khá thì chúng tôi gặp một chiếc tàu khả nghi, nó cứ đi qua đi lại, bám sát rồi bất ngờ có 4 tên mặc quần đùi, áo phông trên tay cầm 4 khẩu súng nhảy lên tàu chúng tôi. Chúng nhanh chóng khống chế rồi chỉ đường bắt chúng tôi chạy theo, tôi cố dùng ký hiệu để hỏi thì chúng cho biết sẽ lấy cá chứ không bắt tàu", thuyền trưởng Lê Tân nhớ lại.
Cũng theo thuyền trưởng Lê Tân thì lúc bấy giờ, chúng đưa ông và các thuyền viên cùng tàu cá lên trên đảo Tri Tôn rồi lấy toàn bộ cá cùng tất cả các đồ dùng xuống. Lần này, nhóm người lạ mặt yêu cầu ông Tân đưa bộ đàm nhưng nó đã bị hỏng. Nghĩ rằng ông Tân cố tình không đưa nên chủ tàu đã liên tục bị đánh đập dã man, bò lê bò lết. Sau khi đánh đập và thu hết tài sản, chúng bịt mắt tất cả mọi người rồi đưa ra một nơi nào đó và thả cả người lẫn tàu.
Mới đây, vào năm 2010, khi tàu cá của Lê Tân, Dương Lúa và Lê Lộc đánh bắt cá ở khu vực đảo Phú Lâm thì tiếp tục bị tàu Trung Quốc tiếp cận và bắt giữ. Sau khi nhốt ba ngày ba đêm thì chúng bắt mọi người ký vào một số giấy tờ rồi chúng tuyên bố thu giữ hai tàu cá của Dương Lúa và Lê Lộc. Chiếc tàu của Lê Tân lần này do là cái nhỏ và cũ nhất nên được chúng thả ra để chở mọi người về đất liền sau khi đã lấy sạch mọi thứ.
Bàn tay thoăn thoắt đang sửa lại chiếc lưới đánh cá quen thuộc, thuyền trưởng Lê Tân tươi cười: "Nghĩ đến những lần bị tàu Trung Quốc bắt giữ vẫn thấy ám ảnh lắm cô chú ạ, nhưng vì mưu sinh, vì bảo vệ ngư trường, khẳng định chủ quyền quốc gia nên anh em dù có bị bắt, bị đánh nữa cũng quyết không bỏ nghề".
<table style="border-color: #ffe4c4; border-width: 1px; background-color: #ffe4c4;" border="1"> <tbody> <tr> <td> Trung úy Lâm Đình Hiếu công tác tại Đồn biên phòng 328 Lý Sơn (thuộc Bộ chỉ huy biên phòng tỉnh Quảng Ngãi) cho biết: "Ở huyện đảo Lý Sơn này, chuyện các ngư dân bị tàu Trung Quốc đuổi bắt, đánh đập xảy ra rất nhiều, có những người bị bắt đến 3- 4 lần như các chủ tàu Mai Phụng Lưu, Trần Hiền, Lê Vinh, Lê Lộc, Phạm Mỹ… Đặc biệt là ngư dân Lê Tân, dù có đến 4 lần bị bắt nhưng vẫn kiên quyết bám tàu, bám biển, quyết tâm bảo vệ ngư trường. </td> </tr> </tbody> </table>
Hơn 30 năm vật lộn mưu sinh trên từng con sóng, ông Lê Tân (SN 1960) trú tại thôn Tây, xã An Hải, huyện đảo Lý Sơn (Quảng Ngãi) là người hiểu rất rõ về những tai ương có thể ập đến với những con tàu đánh cá. Từ năm 2006, mặc dù đã một lần mất tàu cá, ba lần bị cướp hết tài sản bởi tàu Trung Quốc, nhưng ngư dân Lê Tân cùng nhân dân đảo Lý Sơn vẫn kiên dũng bám biển bảo vệ ngư trường, qua đó khẳng định quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa là của Việt Nam.
Không thể khuất phục
Từ những năm 1990 trở về trước, nghề đi biển còn kiếm ăn được nhưng kể từ khi có tranh chấp lãnh hải đến nay, ngư dân Lý Sơn thường xuyên bị tàu Trung Quốc rượt đuổi, đe dọa. Mặc dù vậy, vượt qua nỗi ám ảnh nơi biển khơi, người dân nơi đây vẫn kiên cường bám trụ mưu sinh, góp phần bảo vệ chủ quyền quốc gia.
Nước da rám nắng mặn mà gió biển, nụ cười lạc quan xóa tan những nhọc nhằn, lão ngư Lê Tân đón tiếp chúng tôi trong căn nhà xây khá khang trang. Sinh ra nơi đầu sóng ngọn gió huyện đảo Lý Sơn, ông Tân đã sớm theo nghề đánh bắt hải sản từ khi còn mười tám, đôi mươi. Dù đã bốn lần bị tàu Trung Quốc đuổi bắt, đánh đập, cướp tài sản nhưng ông Tân chưa một lần nản lòng mà vẫn căng buồm ra khơi.
Dù bị bắt bớ, đánh đập nhưng tàu cá Lý Sơn vẫn quyết tâm bám biển.
Câu chuyện về những lần bị tàu lạ đuổi bắt được lão ngư Lê Tân kể trong nỗi ám ảnh chung của người dân huyện đảo Lý Sơn: "Một ngày đầu tháng 6 (Âm lịch) năm 2006, tôi cùng 15 anh em lên tàu đi đánh bắt cá tại đảo Phú Lâm (một trong hai đảo lớn nhất ở nhóm đảo An Vĩnh thuộc quần đảo Hoàng Sa - PV). Đến khoảng 11h trưa, khi cách đảo Phú Lâm khoảng 30 hải lý thì tôi phát hiện ra một chiếc tàu lớn của Trung Quốc đang đuổi theo, ngay lập tức tôi ra hiệu cho anh em tăng tốc bỏ chạy. Chạy được một quãng thì không thấy tàu lạ đuổi nữa nên chúng tôi dừng lại. Rất bất ngờ, khoảng vài phút sau tôi thấy hai chiếc xuồng máy chở theo 8 người mặc đồ rằn ri có trang bị súng máy trông rất dữ dằn chạy đến hướng tàu của chúng tôi.
Biết là đã gặp tàu Trung Quốc nhưng do bất ngờ nên chúng tôi không kịp có phương án đối phó, bọn chúng nhanh chóng nhảy lên tàu rồi dùng súng uy hiếp và yêu cầu chúng tôi chạy về phía con tàu lớn của chúng đang neo ở đằng xa. Chúng nhốt anh em tôi vào một chỗ, bỏ đói cả ngày rồi tiến hành lục soát toàn bộ con tàu vừa mới bắt được. Không lâu sau, những tên này bắt tất cả lăn tay vào một số giấy tờ có chữ tàu, chỉ cần có phản ứng hay nói năng gì thì ngay lập tức sẽ bị chúng đánh đập dã man. Xong xuôi mọi việc thì chúng thu giữ mất con tàu của tôi lúc đó trị giá lên đến hơn 300 triệu đồng".
Trở về Lý Sơn với đôi bàn tay trắng, thuyền trưởng Lê Tân dường như đã mất hết sức lực và đổ bệnh gần ba tháng trời. 300 triệu đồng vào thời điểm đó là số tiền quá lớn với một ngư dân như ông Tân, những tưởng nó sẽ khiến ông gục ngã nhưng suy đi tính lại, nghề biển đã ngấm vào máu thịt rồi, không thể từ bỏ được. Biết tin mối làm ăn của mình là ngư dân Lê Tân vừa trắng tay sau khi đụng độ tàu Trung Quốc, một chủ vựa cá (người chuyên kinh doanh hải sản - PV) đã bán nợ cho ông một chiếc tàu cá trị giá 143 triệu đồng để tiếp tục làm ăn. Vừa bị thua đau vì mất tàu lớn, lúc bấy giờ vợ con ông Tân ai nấy đều tỏ ra ái ngại khi ông đi mua nợ tàu để đi đánh cá, tuy vậy với quyết tâm của mình, người thuyền trưởng kiên dũng đã thuyết phục được cả nhà đồng ý để tiếp tục ra khơi.
Khoảng tháng 10/2006, ngư dân Lê Tân đưa con tàu mua lại của chủ vựa cá về và làm việc suốt ngày đêm để tân trang lại. Vài tuần sau, khi con tàu cũ đã trở nên chắc chắn, ông Tân cùng các chiến hữu lại tiếp tục cuộc hành trình đi tìm những mẻ cá lớn trên vùng biển quê hương. Lần này ông vẫn tiếp tục cho tàu cá của mình tiến về phía đảo Phú Lâm không chút e ngại, thậm chí ông còn cho tàu vào sâu hơn lần bị bắt trước (cách đảo 3 hải lý). "Khoảng 21h thì tàu chúng tôi đến địa điểm đánh bắt, đến 9h sáng hôm sau, tôi thấy một chiếc tàu đánh cá của Trung Quốc ở xa khoảng 1 hải lý. Nghĩ rằng đây là tàu của ngư dân như thường lệ nên chúng tôi chủ quan và chỉ một lúc sau thì xuất hiện một chiếc xuồng đuổi theo. Lúc này tôi cho tàu chạy nhưng đã quá muộn, chúng áp sát và nhanh chóng khống chế rồi đưa tàu chúng tôi cập đến một tàu cá của ngư dân Trung Quốc".
Ngư dân Lê Tân trò chuyện cùng PV.
Bị bắt, bị đánh vẫn quyết bảo vệ ngư trường Sau khi đưa thuyền trưởng Lê Tân cùng các thuyền viên đến chiếc tàu đánh cá lạ, những người lạ mặt nói trên đã thu hết các dụng cụ đánh bắt cá cũng như sinh hoạt trên tàu rồi bỏ đi. "Tất cả những thứ sử dụng được bọn chúng đều lấy sạch, từ cái xoong, neo tàu đến cả dầu máy. Khi đó tôi có xin chúng một ít dầu để trở về thì ngay lập tức bị đánh đập dã man, sưng húp cả mặt mày", ông Tân nhớ lại.
Lúc bấy giờ mặc dù chỉ còn lại chiếc tàu cá nhưng thuyền trưởng Tân vẫn không muốn quay về bởi lần trước vừa trắng tay, nay quay về lấy gì để trả nợ cộng thêm lòng quyết tâm bảo vệ ngư trường, nên ông quyết định chạy đến vùng có tàu cá của người Việt Nam để mượn ngư cụ, xin thêm dầu để tiếp tục đánh bắt cá. Dù bị bắt, bị đánh đập vẫn quyết tâm không từ bỏ, không quay về đất liền khi trên tàu chưa đầy ắp cá tôm.
"Họa vô đơn chí, gắn bó với nghề biển nhưng chưa bao giờ mà tôi đen đủi như thời gian cuối năm 2006. Sau khi mượn đồ xong, chúng tôi đi đến vùng biển gần đảo Tri Tôn (một hòn đảo thuộc nhóm đảo Lưỡi Liềm, quần đảo Hoàng Sa - PV) để đánh bắt cá. Khi đã bắt được một lượng cá kha khá thì chúng tôi gặp một chiếc tàu khả nghi, nó cứ đi qua đi lại, bám sát rồi bất ngờ có 4 tên mặc quần đùi, áo phông trên tay cầm 4 khẩu súng nhảy lên tàu chúng tôi. Chúng nhanh chóng khống chế rồi chỉ đường bắt chúng tôi chạy theo, tôi cố dùng ký hiệu để hỏi thì chúng cho biết sẽ lấy cá chứ không bắt tàu", thuyền trưởng Lê Tân nhớ lại.
Cũng theo thuyền trưởng Lê Tân thì lúc bấy giờ, chúng đưa ông và các thuyền viên cùng tàu cá lên trên đảo Tri Tôn rồi lấy toàn bộ cá cùng tất cả các đồ dùng xuống. Lần này, nhóm người lạ mặt yêu cầu ông Tân đưa bộ đàm nhưng nó đã bị hỏng. Nghĩ rằng ông Tân cố tình không đưa nên chủ tàu đã liên tục bị đánh đập dã man, bò lê bò lết. Sau khi đánh đập và thu hết tài sản, chúng bịt mắt tất cả mọi người rồi đưa ra một nơi nào đó và thả cả người lẫn tàu.
Mới đây, vào năm 2010, khi tàu cá của Lê Tân, Dương Lúa và Lê Lộc đánh bắt cá ở khu vực đảo Phú Lâm thì tiếp tục bị tàu Trung Quốc tiếp cận và bắt giữ. Sau khi nhốt ba ngày ba đêm thì chúng bắt mọi người ký vào một số giấy tờ rồi chúng tuyên bố thu giữ hai tàu cá của Dương Lúa và Lê Lộc. Chiếc tàu của Lê Tân lần này do là cái nhỏ và cũ nhất nên được chúng thả ra để chở mọi người về đất liền sau khi đã lấy sạch mọi thứ.
Bàn tay thoăn thoắt đang sửa lại chiếc lưới đánh cá quen thuộc, thuyền trưởng Lê Tân tươi cười: "Nghĩ đến những lần bị tàu Trung Quốc bắt giữ vẫn thấy ám ảnh lắm cô chú ạ, nhưng vì mưu sinh, vì bảo vệ ngư trường, khẳng định chủ quyền quốc gia nên anh em dù có bị bắt, bị đánh nữa cũng quyết không bỏ nghề".
<table style="border-color: #ffe4c4; border-width: 1px; background-color: #ffe4c4;" border="1"> <tbody> <tr> <td> Trung úy Lâm Đình Hiếu công tác tại Đồn biên phòng 328 Lý Sơn (thuộc Bộ chỉ huy biên phòng tỉnh Quảng Ngãi) cho biết: "Ở huyện đảo Lý Sơn này, chuyện các ngư dân bị tàu Trung Quốc đuổi bắt, đánh đập xảy ra rất nhiều, có những người bị bắt đến 3- 4 lần như các chủ tàu Mai Phụng Lưu, Trần Hiền, Lê Vinh, Lê Lộc, Phạm Mỹ… Đặc biệt là ngư dân Lê Tân, dù có đến 4 lần bị bắt nhưng vẫn kiên quyết bám tàu, bám biển, quyết tâm bảo vệ ngư trường. </td> </tr> </tbody> </table>
Hồ Ngọc - My Khánh