mulove
New member
(Zing) - Ngày 21/3, Sở VH-TT-DL Đà Nẵng cho hay, lãnh đạo UBND TP đã đồng ý chủ trương kêu gọi nhà đầu tư trong và ngoài nước xây dựng bến tàu du lịch tại cảng cá Thuận Phước cũ và đóng tàu du lịch.
Do chưa có bến nên tàu du lịch trên sông Hàn đang phải neo đậu tạm bợ
Theo đó, dự án cần có quy mô vốn trên 60 tỷ đồng với các hạng mục đầu tư: Xây dựng bến tàu du lịch đạt tiêu chuẩn quốc tế trên sông Hàn; xây dựng nhà hàng, nơi cung cấp thông tin, bán vé và các công trình phụ trợ khác cho các tàu du lịch hoạt động trên sông Hàn; đóng mới tàu du lịch để hoạt động trên sông Hàn.
UBND TP Đà Nẵng sẽ dành nhiều chính sách khuyến khích, hỗ trợ đầu tư như miễn phí sử dụng cầu cảng, bến cảng dọc sông Hàn trong năm đầu hoạt động và giảm 50% cho 2 năm tiếp theo; hỗ trợ 50% kinh phí mua bảo hiểm thân tàu và 5 lao động trên mỗi tàu trong 2 năm đầu hoạt động; hỗ trợ 100% phao cứu sinh trang bị cho các tàu du lịch.
TP Đà Nẵng sẽ hỗ trợ nhà đầu tư tuyên truyền quảng bá thương hiệu trong các chương trình xúc tiến thương mại và du lịch của TP nhằm kết nối các tour, tuyến du lịch khác với hoạt động du lịch trên sông Hàn và xây dựng các mối liên kết, hợp tác với các tổ chức, đơn vị kinh doanh du lịch trong và ngoài nước.
Đồng thời nhà đầu tư cũng được hỗ trợ 50% chi phí đào tạo lao động, đối với thuyền trưởng, máy trưởng không quá 2.500.000 đồng/người, không quá 1 người/ tàu; đối với các đối tượng khác không quá 1.500.000 đồng/người, không quá 4 người/ tàu.
Theo Sở VH-TT-DL Đà Nẵng, hiện các đơn vị kinh doanh tàu thuyền du lịch trên sông Hàn gặp rất nhiều khó khăn do thiếu bến neo đậu. Để hỗ trợ các doanh nghiệp, trong thời gian qua, UBND TP Đà Nẵng đã cho phép tạm thời sử dụng bến bãi neo đậu tàu thuyền du lịch ở khu vực bến Đò Xu cũ và khu vực đối diện khách sạn Green Plaza. Ở 2 nơi này chỉ có thể neo đậu 3 - 4 tàu du lịch (công suất dưới 20CV) trong khi Đà Nẵng hiện có 13 tàu du lịch đang hoạt động và chưa có bến bãi để phục vụ khách tham quan.
Để duy trì hoạt động, một số doanh nghiệp đã tự đầu tư làm nhà chờ, cầu tàu bằng gỗ. Đặc biệt, một số tàu lịch đậu trước toà nhà Indochina Riverside Tower do không có lối lên xuống nên phải kê tạm bắc qua lan can đường Bạch Đằng nên rất nguy hiểm cho khách khi lên tàu. Cũng do chưa có bến bãi neo đậu nên nhiều doanh nghiệp chưa làm thủ tục công bố luồng và bến thủy nội địa.
Do chưa có bến nên tàu du lịch trên sông Hàn đang phải neo đậu tạm bợ
Theo đó, dự án cần có quy mô vốn trên 60 tỷ đồng với các hạng mục đầu tư: Xây dựng bến tàu du lịch đạt tiêu chuẩn quốc tế trên sông Hàn; xây dựng nhà hàng, nơi cung cấp thông tin, bán vé và các công trình phụ trợ khác cho các tàu du lịch hoạt động trên sông Hàn; đóng mới tàu du lịch để hoạt động trên sông Hàn.
UBND TP Đà Nẵng sẽ dành nhiều chính sách khuyến khích, hỗ trợ đầu tư như miễn phí sử dụng cầu cảng, bến cảng dọc sông Hàn trong năm đầu hoạt động và giảm 50% cho 2 năm tiếp theo; hỗ trợ 50% kinh phí mua bảo hiểm thân tàu và 5 lao động trên mỗi tàu trong 2 năm đầu hoạt động; hỗ trợ 100% phao cứu sinh trang bị cho các tàu du lịch.
TP Đà Nẵng sẽ hỗ trợ nhà đầu tư tuyên truyền quảng bá thương hiệu trong các chương trình xúc tiến thương mại và du lịch của TP nhằm kết nối các tour, tuyến du lịch khác với hoạt động du lịch trên sông Hàn và xây dựng các mối liên kết, hợp tác với các tổ chức, đơn vị kinh doanh du lịch trong và ngoài nước.
Đồng thời nhà đầu tư cũng được hỗ trợ 50% chi phí đào tạo lao động, đối với thuyền trưởng, máy trưởng không quá 2.500.000 đồng/người, không quá 1 người/ tàu; đối với các đối tượng khác không quá 1.500.000 đồng/người, không quá 4 người/ tàu.
Theo Sở VH-TT-DL Đà Nẵng, hiện các đơn vị kinh doanh tàu thuyền du lịch trên sông Hàn gặp rất nhiều khó khăn do thiếu bến neo đậu. Để hỗ trợ các doanh nghiệp, trong thời gian qua, UBND TP Đà Nẵng đã cho phép tạm thời sử dụng bến bãi neo đậu tàu thuyền du lịch ở khu vực bến Đò Xu cũ và khu vực đối diện khách sạn Green Plaza. Ở 2 nơi này chỉ có thể neo đậu 3 - 4 tàu du lịch (công suất dưới 20CV) trong khi Đà Nẵng hiện có 13 tàu du lịch đang hoạt động và chưa có bến bãi để phục vụ khách tham quan.
Để duy trì hoạt động, một số doanh nghiệp đã tự đầu tư làm nhà chờ, cầu tàu bằng gỗ. Đặc biệt, một số tàu lịch đậu trước toà nhà Indochina Riverside Tower do không có lối lên xuống nên phải kê tạm bắc qua lan can đường Bạch Đằng nên rất nguy hiểm cho khách khi lên tàu. Cũng do chưa có bến bãi neo đậu nên nhiều doanh nghiệp chưa làm thủ tục công bố luồng và bến thủy nội địa.
HẢI CHÂU
Theo Infonet
Theo Infonet