Congvien_it
Moderator
Lạm thu ở bãi tắm Đà Nẵng
TT - Thời gian gần đây, nhiều người dân địa phương lẫn du khách liên tục phản ảnh bức xúc khi đi tắm tại các bãi biển Đà Nẵng bị thu tiền vô lý.
Thêm vào đó, thái độ của nhiều nhân viên bãi tắm nước ngọt rất hung hãn khiến du khách lo ngại.
Bị đánh vì đi ngang bãi tắm
Giữa tháng 5, bà Đoàn Thị Ngọc Lầu (trú P.Khuê Trung, Q.Cẩm Lệ, TP Đà Nẵng) bị một nhân viên bãi tắm Sao Biển 1 (P.Mỹ An, Q.Ngũ Hành Sơn) đánh ngất xỉu, phải nhập viện điều trị. Vụ hành hung này xuất phát từ việc bà Lầu gửi xe ở khu vực đối diện bãi tắm Sao Biển 1, lúc bà xuống tắm biển xong đi ngang qua bãi tắm Sao Biển 1 thì bị hai nhân viên ở đây xông vào đánh tới tấp. Hậu quả mắt phải của bà Lầu bị ảnh hưởng, các bác sĩ Bệnh viện Mắt Đà Nẵng chỉ định phải tái khám trong thời gian tới.
Trước đó, anh Nguyễn Xuân Khanh (trú Q.Cẩm Lệ) khi băng qua bãi tắm nước ngọt này cũng bị ngăn lại để thu tiền. “Do không sử dụng dịch vụ nên tôi không chịu trả tiền. Sau đó có ba nhân viên rất hung dữ sấn đến đe dọa, lo mấy cháu nhỏ khóc vì sợ nên tôi đành trả tiền để được đi qua. Tuy số tiền 2.000 đồng/người không đáng, nhưng việc thu tiền không đúng và thái độ hành xử như vậy khiến tôi rất bất bình” - anh Khanh nói. Còn chị Nhàn, một du khách Hà Nội đến Đà Nẵng nghỉ dưỡng, bức xúc khi nói về chuyện bị thu tiền tại bãi tắm số 2 trên đường Trường Sa: “Tôi thuê khách sạn gần đây để đi bộ tắm biển nhưng không hiểu sao lại phải nộp tiền mỗi khi đi ngang qua các bãi tắm nước ngọt này. Tôi chỉ tắm biển, sau đó về khách sạn tắm nước ngọt, hoàn toàn không sử dụng dịch vụ gì”.
Kiểm soát kém nên thu nhầm
Theo ông Phan Uyên Minh - trưởng phòng quản lý và khai thác du lịch biển Ban quản lý bán đảo Sơn Trà và các bãi biển du lịch Đà Nẵng, chính quyền TP Đà Nẵng đã đầu tư bảy bãi tắm dọc đường Hoàng Sa - Trường Sa (Q.Sơn Trà và Ngũ Hành Sơn) nhằm phục vụ nhu cầu tắm biển của người dân và du khách. Những bãi tắm này sau khi xây dựng xong được giao khoán cho các tổ chức, cá nhân thuê lại trong ba năm. Tuy vậy theo ông Minh, tình trạng người dân và du khách gọi điện thoại, gửi thư phàn nàn về chất lượng dịch vụ tại các bãi tắm là có thật, nhiều nhất là vào mùa nắng nóng. “Phản ảnh của người dân và du khách chủ yếu về giá cả dịch vụ tại đây. Rất nhiều người phàn nàn không gửi xe tại các bãi tắm nhưng vẫn bị thu tiền vô lý” - ông Minh nói.
Theo ông Minh, trước đó UBND TP Đà Nẵng đã quy định mức thu đối với dịch vụ sử dụng nước ngọt tại các bãi tắm nước ngọt ven biển là 1.000 đồng/người, giá dịch vụ giữ ôtô: 10.000-30.000 đồng/chiếc, xe máy, xe đạp: 3.000 đồng/chiếc. Còn nếu không sử dụng dịch vụ thì khi đi ngang qua các bãi này sẽ không phải nộp tiền. “Tuy nhiên do cách quản lý, kiểm soát của các chủ bãi tắm này không hợp lý, vì vậy họ không thể phân loại hết các đối tượng nên cứ tìm cách thu tiền hết số người đi ngang qua bãi tắm, dẫn đến tình trạng một số người bị thu nhầm” - ông Minh lý giải.
Để giải quyết vấn đề này, mới đây Ban quản lý bán đảo Sơn Trà và các bãi biển du lịch Đà Nẵng đã yêu cầu các chủ bãi tắm phải dựng các bảng thông báo ngay trước bãi tắm, hướng dẫn những người không sử dụng dịch vụ tại các bãi tắm thì ra biển bằng các con đường mở bên cạnh bãi tắm. “Mỗi tuần chúng tôi đều tổ chức một cuộc làm việc với các chủ bãi tắm để đối chất, giải quyết những phàn nàn của người dân và du khách. Trong đó đặc biệt phê phán thái độ phục vụ thiếu tôn trọng khách của các nhân viên, ban đầu thì nhắc nhở, nhưng nếu tái phạm nhiều lần chúng tôi sẽ yêu cầu chủ bãi tắm chấm dứt hợp đồng” - ông Minh khẳng định.
TT - Thời gian gần đây, nhiều người dân địa phương lẫn du khách liên tục phản ảnh bức xúc khi đi tắm tại các bãi biển Đà Nẵng bị thu tiền vô lý.
Nhân viên bãi tắm Sao Biển 1 vừa làm nhiệm vụ đón khách vừa chặn những người không sử dụng dịch vụ đi vào bãi tắm - Ảnh: Trường Trung
Thêm vào đó, thái độ của nhiều nhân viên bãi tắm nước ngọt rất hung hãn khiến du khách lo ngại.
Bị đánh vì đi ngang bãi tắm
Giữa tháng 5, bà Đoàn Thị Ngọc Lầu (trú P.Khuê Trung, Q.Cẩm Lệ, TP Đà Nẵng) bị một nhân viên bãi tắm Sao Biển 1 (P.Mỹ An, Q.Ngũ Hành Sơn) đánh ngất xỉu, phải nhập viện điều trị. Vụ hành hung này xuất phát từ việc bà Lầu gửi xe ở khu vực đối diện bãi tắm Sao Biển 1, lúc bà xuống tắm biển xong đi ngang qua bãi tắm Sao Biển 1 thì bị hai nhân viên ở đây xông vào đánh tới tấp. Hậu quả mắt phải của bà Lầu bị ảnh hưởng, các bác sĩ Bệnh viện Mắt Đà Nẵng chỉ định phải tái khám trong thời gian tới.
Trước đó, anh Nguyễn Xuân Khanh (trú Q.Cẩm Lệ) khi băng qua bãi tắm nước ngọt này cũng bị ngăn lại để thu tiền. “Do không sử dụng dịch vụ nên tôi không chịu trả tiền. Sau đó có ba nhân viên rất hung dữ sấn đến đe dọa, lo mấy cháu nhỏ khóc vì sợ nên tôi đành trả tiền để được đi qua. Tuy số tiền 2.000 đồng/người không đáng, nhưng việc thu tiền không đúng và thái độ hành xử như vậy khiến tôi rất bất bình” - anh Khanh nói. Còn chị Nhàn, một du khách Hà Nội đến Đà Nẵng nghỉ dưỡng, bức xúc khi nói về chuyện bị thu tiền tại bãi tắm số 2 trên đường Trường Sa: “Tôi thuê khách sạn gần đây để đi bộ tắm biển nhưng không hiểu sao lại phải nộp tiền mỗi khi đi ngang qua các bãi tắm nước ngọt này. Tôi chỉ tắm biển, sau đó về khách sạn tắm nước ngọt, hoàn toàn không sử dụng dịch vụ gì”.
Kiểm soát kém nên thu nhầm
Theo ông Phan Uyên Minh - trưởng phòng quản lý và khai thác du lịch biển Ban quản lý bán đảo Sơn Trà và các bãi biển du lịch Đà Nẵng, chính quyền TP Đà Nẵng đã đầu tư bảy bãi tắm dọc đường Hoàng Sa - Trường Sa (Q.Sơn Trà và Ngũ Hành Sơn) nhằm phục vụ nhu cầu tắm biển của người dân và du khách. Những bãi tắm này sau khi xây dựng xong được giao khoán cho các tổ chức, cá nhân thuê lại trong ba năm. Tuy vậy theo ông Minh, tình trạng người dân và du khách gọi điện thoại, gửi thư phàn nàn về chất lượng dịch vụ tại các bãi tắm là có thật, nhiều nhất là vào mùa nắng nóng. “Phản ảnh của người dân và du khách chủ yếu về giá cả dịch vụ tại đây. Rất nhiều người phàn nàn không gửi xe tại các bãi tắm nhưng vẫn bị thu tiền vô lý” - ông Minh nói.
Theo ông Minh, trước đó UBND TP Đà Nẵng đã quy định mức thu đối với dịch vụ sử dụng nước ngọt tại các bãi tắm nước ngọt ven biển là 1.000 đồng/người, giá dịch vụ giữ ôtô: 10.000-30.000 đồng/chiếc, xe máy, xe đạp: 3.000 đồng/chiếc. Còn nếu không sử dụng dịch vụ thì khi đi ngang qua các bãi này sẽ không phải nộp tiền. “Tuy nhiên do cách quản lý, kiểm soát của các chủ bãi tắm này không hợp lý, vì vậy họ không thể phân loại hết các đối tượng nên cứ tìm cách thu tiền hết số người đi ngang qua bãi tắm, dẫn đến tình trạng một số người bị thu nhầm” - ông Minh lý giải.
Để giải quyết vấn đề này, mới đây Ban quản lý bán đảo Sơn Trà và các bãi biển du lịch Đà Nẵng đã yêu cầu các chủ bãi tắm phải dựng các bảng thông báo ngay trước bãi tắm, hướng dẫn những người không sử dụng dịch vụ tại các bãi tắm thì ra biển bằng các con đường mở bên cạnh bãi tắm. “Mỗi tuần chúng tôi đều tổ chức một cuộc làm việc với các chủ bãi tắm để đối chất, giải quyết những phàn nàn của người dân và du khách. Trong đó đặc biệt phê phán thái độ phục vụ thiếu tôn trọng khách của các nhân viên, ban đầu thì nhắc nhở, nhưng nếu tái phạm nhiều lần chúng tôi sẽ yêu cầu chủ bãi tắm chấm dứt hợp đồng” - ông Minh khẳng định.
P.CHUNG - T.TRUNG