rcp
Administrator
Bún suông mà không hề đơn giản
Bát bún suông hấp dẫn với nước lèo trong veo, những con suông được làm từ chả tôm tươi có vị thơm, mềm và rất ngon.
Bún là một món ăn quen thuộc của người dân Việt Nam trên khắp các vùng miền. Có nhiều loại bún gắn liền với địa danh khai sinh ra món ăn đó như bún bò Huế, bún chả Hà Nội…có loại bún lại gắn kèm với nguyên liệu đặc trưng của món ăn như bún riêu cua, bún ốc, bún ngan…
Tuy nhiên, có một món bún là đặc sản nổi tiếng của một vùng đất, thế mà tên gọi của nó chẳng liên quan gì đến địa danh hoặc nguyên liệu tạo ra nó, đó là bún suông, đặc sản của đất Trà Vinh. Tên gọi của món ăn xuất phát từ chả tôm, tươi ngon, mềm mịn được tạo hình như những con đuông (một loại sinh vật vẻ ngoài như con sâu, sống trong cây dừa) tạo nên tên gọi độc đáo cho món bún suông (gọi chệch từ "đuông").
Những con suông được tạo hình từ chả tôm tươi nhìn rất giống con đuông dừa. Ai từng ghé Trà Vinh sẽ có cơ hội thường thức món bún dân dã, nghe tên thì cảm thấy đơn giản nhưng tìm hiểu kỹ về món ăn này thì bạn sẽ thấy đằng sau đó là một quá trình chuẩn bị rất công phu.
Theo người bán, thì những con suông được làm từ tôm tươi. Tôm mua về, lột bỏ vỏ đem ướp nước mắm ngon rồi lau khô, cho vào máy xay, thêm một ít hạt tiêu cho chả tôm thơm ngon. Sau đó, cho chả tôm vào trong bao ni lông, cắt một đầu nhỏ để "nặn" suông vào nồi nước dùng đang sôi, không thì chiên sơ con suông rồi cho vào nồi nước lèo khi ăn.
Bên cạnh đó, một điều tạo nên sự hấp dẫn thêm cho bún suông là nước lèo. Nồi nước lèo đúng chất Trà Vinh phải dùng xương lợn để nấu. Nước lèo trong veo và có vị ngọt của nước hầm xương làm cho món ăn thêm ngon và đậm đà.
Ở Sài Gòn, bạn có thể thưởng thức món ăn đặc sản của đất Trà Vinh tại quán bún suông 130 Nguyễn Đình Chiểu - quận 3 (bán vào buổi sáng) hoặc quán bún suông Diệu trong chợ Bến Thành. Mỗi bát bún suông có giá từ 30.000 đến 35.000 đồng.
Bát bún suông hấp dẫn với nước lèo trong veo, những con suông được làm từ chả tôm tươi có vị thơm, mềm và rất ngon.
Bún là một món ăn quen thuộc của người dân Việt Nam trên khắp các vùng miền. Có nhiều loại bún gắn liền với địa danh khai sinh ra món ăn đó như bún bò Huế, bún chả Hà Nội…có loại bún lại gắn kèm với nguyên liệu đặc trưng của món ăn như bún riêu cua, bún ốc, bún ngan…
Tuy nhiên, có một món bún là đặc sản nổi tiếng của một vùng đất, thế mà tên gọi của nó chẳng liên quan gì đến địa danh hoặc nguyên liệu tạo ra nó, đó là bún suông, đặc sản của đất Trà Vinh. Tên gọi của món ăn xuất phát từ chả tôm, tươi ngon, mềm mịn được tạo hình như những con đuông (một loại sinh vật vẻ ngoài như con sâu, sống trong cây dừa) tạo nên tên gọi độc đáo cho món bún suông (gọi chệch từ "đuông").
Những con suông được tạo hình từ chả tôm tươi nhìn rất giống con đuông dừa. Ai từng ghé Trà Vinh sẽ có cơ hội thường thức món bún dân dã, nghe tên thì cảm thấy đơn giản nhưng tìm hiểu kỹ về món ăn này thì bạn sẽ thấy đằng sau đó là một quá trình chuẩn bị rất công phu.
Theo người bán, thì những con suông được làm từ tôm tươi. Tôm mua về, lột bỏ vỏ đem ướp nước mắm ngon rồi lau khô, cho vào máy xay, thêm một ít hạt tiêu cho chả tôm thơm ngon. Sau đó, cho chả tôm vào trong bao ni lông, cắt một đầu nhỏ để "nặn" suông vào nồi nước dùng đang sôi, không thì chiên sơ con suông rồi cho vào nồi nước lèo khi ăn.
Bên cạnh đó, một điều tạo nên sự hấp dẫn thêm cho bún suông là nước lèo. Nồi nước lèo đúng chất Trà Vinh phải dùng xương lợn để nấu. Nước lèo trong veo và có vị ngọt của nước hầm xương làm cho món ăn thêm ngon và đậm đà.
Ở Sài Gòn, bạn có thể thưởng thức món ăn đặc sản của đất Trà Vinh tại quán bún suông 130 Nguyễn Đình Chiểu - quận 3 (bán vào buổi sáng) hoặc quán bún suông Diệu trong chợ Bến Thành. Mỗi bát bún suông có giá từ 30.000 đến 35.000 đồng.
Tiêu Phong
Miếng chả tôm tươi ngon, mềm mịn được tạo hình như những con đuông trong ngọn dừa tạo nên tên gọi độc đáo cho món bún suông, chắc chắn sẽ hấp dẫn bạn khi lần đầu thưởng thức.
Nguyên liệu (cho khoảng 5-6 bát lớn):
- 800g xương lợn, 1 củ cải trắng to, 1 nhúm tôm khô
- 500g tôm đất, muối, hạt nêm, dầu điều, hạt tiêu, tỏi, hành khô, bột năng
- 300g thịt ba chỉ
- Bún, giá, xà lách xoăn, rau thơm, hành phi, chanh, ớt rau mùi, hành lá.
Cách làm:
Bước 1:
- Xương lợn rửa sạch, đun nồi nước sôi cho xương lợn vào luộc khoảng 3 phút, sau đó đem rửa lại với nước lạnh cho thật sạch.
- Cho xương lợn vào nồi, thêm tôm khô, củ cải gọt vỏ cắt khoanh tròn rửa sạch, đun sôi, thỉnh thoảng hớt bỏ bọt cho nước dùng được trong. Đun khoảng 2 tiếng.
Bước 2:
- Bóc bỏ vỏ tôm đất, rút chỉ đen, ngâm tôm vào âu nước muối pha loãng, ngâm khoảng 15 phút sau đó rửa lại cho thật sạch, để tôm lên rổ cho thật ráo nước.
Bước 3:
- Tỏi, hành khô bóc vỏ, băm sơ.
- Cho tôm, tỏi, hành khô vào máy xay, xay thật mịn. Nếu không có máy bạn có thể băm nhuyễn tôm và trộn lẫn với tỏi, hành khô đã băm.
Bước 4:
- Cho tôm vào âu sạch, thêm hạt tiêu, một thìa nhỏ màu dầu điều (để tạo màu), một thìa nhỏ muối, nửa thìa nhỏ hạt nêm, hai thìa nhỏ bột năng, trộn đều, dùng thìa quết nhiều lần để tôm được dai. Dùng màng thực phẩm bọc kín cho vào tủ đông khoảng 2 tiếng.
Bước 5:
- Thịt ba-chỉ rửa sạch, cho vào nồi luộc chín.
Bước 6:
- Để thịt nguội, thái lát vừa ăn, xếp thịt ra đĩa.
Bước 7:
- Phần tôm sau khi ướp, bạn lấy ra dùng thìa quết nhuyễn một lần nữa để tôm được dai.
- Cho tôm vào túi nilon sạch, cắt đầu bao.
Bước 8:
- Nồi nước dùng sau khi xương mềm, bạn lọc lại lấy phần nước hầm.
- Dùng nồi nhỏ khác, thêm ít màu dầu điều cho đẹp, phi tỏi thơm, đổ phần nước dùng đã lọc vào, thêm vào một ít muối, gia vị cho vừa ăn.
Bước 9:
- Khi nồi nước dùng sôi, bạn dùng tay nặn phần tôm vào nồi nước dùng, phần chả tôm dài hay ngắn tùy theo sở thích của bạn, làm cho hết phần tôm. Tiếp tục đun khoảng 5-10 phút, đến khi phần tôm chín, nổi lên bề mặt, bạn nêm nếm lại tùy theo sở thích.
Bước 10:
- Giá nhặt sạch, rửa sạch, để lên rổ cho ráo nước.
Bước 11:
- Xà lách xoăn rửa sạch, cắt làm đôi nếu nhánh xà lách dài.
- Rau thơm nhặt lấy lá, bỏ cọng, rửa sạch.
Bước 12:
- Khi dùng, xếp bún vào tô, thêm ít lát thịt ba chỉ.
Bước 13:
- Chan nước dùng và cho phần chả tôm vào, rắc hành lá, rau mùi, thái nhỏ lên bề mặt và cuối cùng là hành phi, trộn đều lên dùng nóng. Dùng kèm với giá, xà lách, ớt, chanh và rau thơm.
Miếng chả tôm tươi ngon, mềm mịn được tạo hình như những con đuông trong ngọn dừa tạo nên tên gọi độc đáo cho món bún suông, chắc chắn sẽ hấp dẫn bạn khi lần đầu thưởng thức.
Nguyên liệu (cho khoảng 5-6 bát lớn):
- 800g xương lợn, 1 củ cải trắng to, 1 nhúm tôm khô
- 500g tôm đất, muối, hạt nêm, dầu điều, hạt tiêu, tỏi, hành khô, bột năng
- 300g thịt ba chỉ
- Bún, giá, xà lách xoăn, rau thơm, hành phi, chanh, ớt rau mùi, hành lá.
Cách làm:
- Xương lợn rửa sạch, đun nồi nước sôi cho xương lợn vào luộc khoảng 3 phút, sau đó đem rửa lại với nước lạnh cho thật sạch.
- Cho xương lợn vào nồi, thêm tôm khô, củ cải gọt vỏ cắt khoanh tròn rửa sạch, đun sôi, thỉnh thoảng hớt bỏ bọt cho nước dùng được trong. Đun khoảng 2 tiếng.
- Bóc bỏ vỏ tôm đất, rút chỉ đen, ngâm tôm vào âu nước muối pha loãng, ngâm khoảng 15 phút sau đó rửa lại cho thật sạch, để tôm lên rổ cho thật ráo nước.
- Tỏi, hành khô bóc vỏ, băm sơ.
- Cho tôm, tỏi, hành khô vào máy xay, xay thật mịn. Nếu không có máy bạn có thể băm nhuyễn tôm và trộn lẫn với tỏi, hành khô đã băm.
- Cho tôm vào âu sạch, thêm hạt tiêu, một thìa nhỏ màu dầu điều (để tạo màu), một thìa nhỏ muối, nửa thìa nhỏ hạt nêm, hai thìa nhỏ bột năng, trộn đều, dùng thìa quết nhiều lần để tôm được dai. Dùng màng thực phẩm bọc kín cho vào tủ đông khoảng 2 tiếng.
- Thịt ba-chỉ rửa sạch, cho vào nồi luộc chín.
- Để thịt nguội, thái lát vừa ăn, xếp thịt ra đĩa.
- Phần tôm sau khi ướp, bạn lấy ra dùng thìa quết nhuyễn một lần nữa để tôm được dai.
- Cho tôm vào túi nilon sạch, cắt đầu bao.
- Nồi nước dùng sau khi xương mềm, bạn lọc lại lấy phần nước hầm.
- Dùng nồi nhỏ khác, thêm ít màu dầu điều cho đẹp, phi tỏi thơm, đổ phần nước dùng đã lọc vào, thêm vào một ít muối, gia vị cho vừa ăn.
- Khi nồi nước dùng sôi, bạn dùng tay nặn phần tôm vào nồi nước dùng, phần chả tôm dài hay ngắn tùy theo sở thích của bạn, làm cho hết phần tôm. Tiếp tục đun khoảng 5-10 phút, đến khi phần tôm chín, nổi lên bề mặt, bạn nêm nếm lại tùy theo sở thích.
- Giá nhặt sạch, rửa sạch, để lên rổ cho ráo nước.
- Xà lách xoăn rửa sạch, cắt làm đôi nếu nhánh xà lách dài.
- Rau thơm nhặt lấy lá, bỏ cọng, rửa sạch.
- Khi dùng, xếp bún vào tô, thêm ít lát thịt ba chỉ.
- Chan nước dùng và cho phần chả tôm vào, rắc hành lá, rau mùi, thái nhỏ lên bề mặt và cuối cùng là hành phi, trộn đều lên dùng nóng. Dùng kèm với giá, xà lách, ớt, chanh và rau thơm.
Cún Khang