[Giáo dục] Chuyện kể về vụ làm bằng giả lớn nhất Đà Nẵng

BNN

Hỏa Sơn
Chuyện chưa kể về vụ án làm bằng giả lớn nhất Đà Nẵng

"Thả săn sắt, bắt cá rô"

Phải đến hơn 10 năm, êkíp làm văn bằng, giấy tờ giả quy mô lớn nhất từ trước tới nay tại Đà Nẵng mới bị bóc gỡ. Thật ngỡ ngàng là công nghệ “chế tác” không thuộc diện tinh xảo nhưng những "tuyệt kỹ" thủ công mà các đối tượng đã áp dụng để cho ra lò những tấm vé thông hành xin việc, du học, làm nhà đất thì cũng khiến cho máy móc phải bái phục. Cái độc là những loại giấy tờ giả được đưa đến tận tay người cần với tầm vóc là hàng thật. Những người sử dụng luôn yên tâm rằng cách mà họ có được nó thì không chính thống nhưng cơ quan cấp là “rin” 100%. Để bây giờ, sau thời gian cắm rễ ở các cơ quan, đơn vị, họ nghĩ lại mà… run cầm cập, lo sốt vó.

<table style="WIDTH: 20px; HEIGHT: 20px" align="center" cellpadding="0" cellspacing="2"> <tbody> <tr> <td>
h10f.jpg
</td></tr> <tr> <td>
Cơ quan điều tra làm việc với Đặng Tuấn Anh.​
</td></tr></tbody></table>
Như chúng tôi đã thông tin, ngày 21-10, Phòng An ninh Chính trị nội bộ, CATP Đà Nẵng phối hợp với Đại học Duy Tân tiến hành xác minh 1 tấm bằng Đại học của trường này có dấu hiệu bị làm giả, đang được một đối tượng sử dụng tại một cơ quan trên địa bàn thành phố. Làm việc với chủ nhân của tấm bằng này cộng với các biện pháp giám định, cơ quan CA kết luận tấm bằng nói trên là bằng giả, được mua với giá 13 triệu đồng. Thông qua người này, lực lượng trinh sát đã tiếp cận được với đối tượng chuyên “cò”, đồng thời có được những thông tin quan trọng về một đường dây làm giả tài liệu, con dấu của cơ quan, tổ chức. Tiên lượng được quy mô, Phòng An ninh Chính trị nội bộ phối hợp với Phòng An ninh Điều tra và huy động thêm các lực lượng nghiệp vụ khác vào cuộc bóc gỡ.

<table style="WIDTH: 20px; HEIGHT: 20px" align="center" cellpadding="0" cellspacing="2"> <tbody> <tr> <td>
h10a.jpg
</td></tr> <tr> <td>
Cơ quan điều tra làm việc với Nguyễn Hằng Minh.​
</td></tr></tbody></table>
<table style="WIDTH: 20px; HEIGHT: 20px" align="center" cellpadding="0" cellspacing="2"> <tbody> <tr> <td>
h10b.jpg
</td></tr> <tr> <td>
Cơ quan CA đọc lệnh bắt Trần Ngọc Anh.​
</td></tr></tbody></table>
Một điều bất lợi cho lực lượng trinh sát là ngay thời điểm tiếp xúc được với “cò” và lần theo hành tung của các đối tượng chủ chốt thì cả nước lại xôn xao với việc CA khám phá nhiều vụ án bằng giả lớn. Ngay tại Đà Nẵng, CAQ Liên Chiểu đã bóc một đường dây quy mô. Như linh cảm được điều chẳng lành, những “con bạch tuộc” đột nhiên co vòi lại, án binh bất động, khiến cho vụ án có nguy cơ đi vào ngõ cụt. “Nếu không bắt được quả tang thì không có đủ cơ sở để khám xét. Thậm chí nếu các đối tượng cầm đi nhưng không giao nhận thì tài liệu đó cũng không thể làm chứng cứ. Ở hướng điều tra khác, nếu tiếp cận người sử dụng bằng giả không đúng cách, rất có thể sẽ bị phi tang”, đại úy Ngô Văn Công – Đội trưởng Đội An ninh Giáo dục đào tạo, y tế và lao động xã hội, Phòng An ninh Chính trị nội bộ CATP Đà Nẵng cho biết.

Tuy vậy, với việc đơn đặt hàng ngày càng nhiều mà tiền tiêu thì không có, các “bằng tặc” nóng ran như lửa đốt. Bởi với việc kiếm tiền triệu hằng ngày, tiêu tiền như xé giẻ mà giờ ngồi bó gối làm kẻ bần hàn thì chịu sao đặng. Thế là guồng máy hoạt động trở lại với cấp độ hối hả hơn. Tất nhiên, các "vệ tinh" lại chạy đôn chạy đáo móc nối với "cò" để nhận đơn đặt hàng và cung ứng. Mấy “con săn sắt” cứ vô tư tung hoành, chạy mệt nghỉ để tìm mồi mà không biết mình đang chạy vào một tấm lưới rộng nhưng không còn chỗ hở. Vấn đề là phải quậy nước để cho những “con cá rô” ló đầu ra kiếm mồi. Mà cao hơn nữa là kéo lưới khi cá đang ngậm mồi thì mới đạt yêu cầu. Với việc bủa lưới kín kẽ, có đầy đủ thông tin về chuyến giao nhận ngay đầu tháng 12-2012, lực lượng trinh sát bắt đầu lên kế hoạch cho một cuộc bắt quả tang để nhổ hết cụm rễ tạp đã cắm sâu suốt 12 năm trời.

Chiến dịch “thả săn sắt, bắt cá rô” kết thúc mỹ mãn vào chiều 1-12-2012 khi 2 mắt xích quan trọng của đường dây tra tay vào còng, ngơ ngác nhìn nhau, mặt cắt không còn giọt máu. Sau khi nhìn trước ngó sau thấy phố phường êm ru, Đặng Tuấn Anh (1956, quê xã Điện Ngọc, H. Điện Bàn, Quảng Nam, trú P. Phước Ninh, Đà Nẵng) và Nguyễn Xuân Hoàng (1958, quê Bình Hải, Thăng Bình, Quảng Nam, hiện trú tổ 5 P. Hòa Thuận Tây, Q. Hải Châu, Đà Nẵng) đối đầu xe để giao dịch trên đường Phan Thanh. Đúng lúc kẻ trao người nhận theo phong cách trao chéo và bắt tay kiểu “đối tác chiến lược” thì cả hai đã bị khống chế với nhiều tang vật liên quan. Ngoài tấm bằng giả Đại học Ngoại ngữ Đà Nẵng, lực lượng CA còn thu giữ trong cốp xe của 2 đối tượng này nhiều loại bảng điểm và hàng chục bản photo chưa công chứng, một số con dấu chứng thực giả. Khai thác nhanh, lực lượng CA đã tiếp tục bắt khẩn cấp một đối tượng khác liên quan là Nguyễn Hằng Minh (1978, trú tổ 66, P. Thanh Khê Đông, Q. Thanh Khê, Đà Nẵng). Tiến hành khám xét khẩn cấp nơi ở của 3 đối tượng, cơ quan điều tra thu giữ hàng chục loại văn bằng giả, hơn 20 con dấu giả bằng kim loại của các trường Đại học, Cao đẳng và các chức danh hiệu trưởng các trường, hơn 150 con tem chống giả (tem giả), chữ ký chứng thực của cán bộ các cơ quan hành chính. Ngoài ra, còn có tới hàng trăm phôi con dấu đã chế tác trên phim nhựa, 1 phôi nhựa làm giả sổ đỏ, gần 1.000 phôi bằng các trường Đại học, Cao đẳng, TCCN, THPT, bổ túc cùng bảng điểm, học bạ. Riêng tại nhà Nguyễn Hằng Minh, lực lượng CA thu giữ 1 bộ máy vi tính, máy in phục vụ cho công việc in ấn các văn bằng, giấy tờ. Tiếp tục mở rộng công tác điều tra, đến ngày 7-12, cơ quan CA bắt thêm đối tượng Trần Ngọc Anh (1952, trú tổ 12, P. An Hải Bắc, Q. Sơn Trà, Đà Nẵng) và thu giữ nhiều tang vật liên quan.

<table style="WIDTH: 20px; HEIGHT: 20px" align="center" cellpadding="0" cellspacing="2"> <tbody> <tr> <td>
h10m.jpg
</td></tr> <tr> <td>
Nhiều người tại các tỉnh miền Trung - Tây Nguyên đã sử dụng văn bằng, giấy tờ giả
do đường dây này sản xuất.​
</td></tr></tbody></table>
Hơn một thập niên tung hoành tại Đà Nẵng và nhiều tỉnh, thành phố khu vực miền Trung – Tây Nguyên của đường dây làm văn bằng, giấy tờ giả quy mô đã kết thúc, để lại nhiều giai thoại cùng những nỗi lo ngay ngáy cho các đối tác. Vậy các chiêu thức của chúng tinh vi như thế nào để đến nỗi người sử dụng cứ tưởng đó là bằng thật. Bất ngờ là rất nhiều công đoạn của các văn bằng, chứng chỉ giả này được làm bằng phương pháp thủ công nhưng chỉ có các phương pháp giám định nghiệp vụ mới phát hiện được.

Những kỹ xảo chế tác có một không hai

Nhiều khâu trong việc chế tác các dụng cụ, nguyên liệu để làm bằng giả của các đối tượng đạt đến đẳng cấp của một “nghệ nhân”. Không có cơ ngơi hoành tráng, máy móc hiện đại, những kẻ đã có tiền án, tiền sự sở hữu những “tuyệt kỹ” đánh lừa người dùng chỉ bằng thao tác thủ công. Ngoài bộ máy vi tính được coi là công nghệ nhất, thậm chí có khâu được thực hiện trên bộ khung căng vải mà mới nhìn qua thấy tựa như khuôn làm... bánh cuốn!

Nguyễn Hằng Minh vốn là một kỹ sư khoa Điện của ĐH Bách khoa Đà Nẵng, cũng có một ít kiến thức, thủ thuật trong lĩnh vực tin học nên việc sở hữu các mẫu bằng, giấy tờ, chứng chỉ thông qua mạng Internet không có gì là khó khăn. Khi nhận được đơn đặt hàng, Minh mò mẫm “chế tác” và cuối cùng chỉ cần một cú click chuột là "nhận hàng" từ chiếc máy in màu được xem là tài sản hiện đại nhất của tất cả các công đoạn.
Đối với những mẫu bằng, giấy tờ không có trên mạng, Minh có đủ đầu mối mượn hàng thật về mày mò nhiều đêm liền để cho ra một phiên bản mà nếu không kể về độ mới thì người cho mượn bằng thật chưa chắc đã phát hiện ra đâu là “vàng”, đâu là “thau”. Khi hoàn chỉnh các thông tin, hoa văn, logo..., tấm bằng còn nguyên mùi mực sẽ được chuyển đến cho Đặng Tuấn Anh thực hiện khâu tiếp theo là ký tên, đóng dấu tổ chức và dấu chức danh. Ngoài việc phụ trách dấu má, Tuấn Anh chỉ đủ đẳng cấp ký những chữ ký tương đối đơn giản, còn những chữ ký khó, cần phải “cân não” thì phải gõ cửa Trần Ngọc Anh. Thời gian đầu, sau khi hoàn chỉnh bằng, các đối tượng phân công nhau tới các hiệu sách để mua sách. Ai không biết cứ tưởng đâu đây là những con người ham học, nhưng kỳ thực, những cuốn sách sau khi mua về đều chỉ sử dụng có mỗi... con tem chống giả. Chúng được cắt ra và dán lên trên bằng giả với phương châm “trong giả có thật”. Nhưng lâu dần cả nhóm nhận ra rằng, làm như vậy đã vô tình tăng nguồn chi phí bỏ ra, tốn kém quá. Với lại, không đọc sách mà đi mua sách nhiều quá cũng cảm thấy... có tội với các học giả! Thế là chúng quyết định sản xuất ra công nghệ làm giả tem chống giả để làm đại trà mỗi lúc hàng trăm con tem lóng lánh.

<table style="WIDTH: 20px; HEIGHT: 20px" align="center" cellpadding="0" cellspacing="2"> <tbody> <tr> <td>
h10a.jpg
</td></tr> <tr> <td>
Bộ máy in đắt tiền tại nhà Nguyễn Hằng Minh.​
</td></tr></tbody></table>
Nói về thao tác thủ công, có lẽ khi kể ra, ai cũng phải tròn mắt với việc làm giả con dấu. Ngoài một số được đặt hàng ở các tiệm khắc dấu, những con dấu còn lại đều được cho ra lò bằng công nghệ khiến ta liên tưởng đến việc “kiến đục lá”. Ê-kíp “bằng tặc” này nắm rõ nguyên lý đó nhưng thay con kiến bằng... a-xít. Trên một khối kim loại tròn, các đối tượng vẽ hình các con dấu tổ chức lên đó, khi thật ưng ý rồi là nhỏ a-xít lên những phần cần biến mất. Phần dư được ăn mòn sẽ tạo thành dấu nổi, phần quan trọng được ăn mòn lại cho ra dấu chìm(!). Những con dấu có độ khó cao và có tiềm năng sử dụng nhiều lần đều được giữ lại, trong khi đó, với loại đơn giản và hiếm gặp thì sẽ được “hỏa táng” ngay sau khi “cộp” lần đầu tiên và cũng là lần cuối cùng.

<table style="WIDTH: 20px; HEIGHT: 20px" align="center" cellpadding="0" cellspacing="2"> <tbody> <tr> <td>
h10d.jpg
</td></tr> <tr> <td>
Nhiều người tại các tỉnh miền Trung-Tây Nguyên đã sử dụng văn bằng giả do đường dây này sản xuất.​
</td></tr></tbody></table>
Dù mang tiếng là hàng giả, nhưng rất nhiều loại văn bằng, giấy tờ đều được lưu “hồ sơ gốc” sau khi phát hành. Không chỉ để dự phòng cho việc cấp lại lần 2 như ở các trường, các tổ chức hiện nay mà Đặng Tuấn Anh đã thú nhận một lý do rất sâu thẳm. Khi đối diện với cơ quan CA, Tuấn Anh đã không ngần ngại mà nói rằng: “Thực ra tôi chỉ có ý định làm hết năm nay rồi nghỉ. Và tôi đã nghỉ thật nhưng cách nghỉ không được như dự kiến. Còn chuyện vì sao lại lưu hồ sơ gốc của các loại giấy tờ, đó là câu chuyện trả giá”. Theo Tuấn Anh, có “cung” giả thì mới có “cầu” giả. Không có lý gì người làm giả bị bắt mà người sử dụng bằng giả lại có thể sung sướng, sử dụng giấy tờ không hợp pháp để làm việc. “Chỉ cần có hồ sơ gốc, thì sẽ lần ra được chủ nhân sử dụng văn bằng, giấy tờ giả” - Tuấn Anh “hiến kế”.

<table style="WIDTH: 20px; HEIGHT: 20px" align="center" cellpadding="0" cellspacing="2"> <tbody> <tr> <td>
h10c.jpg
</td></tr> <tr> <td>
Một số loại giấy tờ, văn bằng được làm giả gần như hoàn hảo.​
</td></tr></tbody></table>
Công nghệ dùng để làm giả chưa thật hiện đại nhưng cách thức hoạt động cũng như kỹ xảo chế tác hiếm có này đã phần nào “làm khó” cho CQĐT bấy lâu nay. Dù mỗi khâu đều được hoạt động độc lập, một số đối tượng gần như không biết nhau nhưng chúng làm việc nhanh đến nỗi có khi cơ chế “một cửa” cũng còn phải kiêng nể. Những kiểu giao dịch, nhận và bàn giao nhiệm vụ theo kiểu mạng lưới và bảo mật thông tin của từng cá nhân trong đường dây hệt như hoạt động tình báo. Sau này, khi sa lưới, các đối tượng đều khai rằng nếu chỉ tiếp xúc và bắt các “cò” thì vụ án sẽ chỉ như việc nhổ cỏ cú mà không bứt gốc. Vì có đấu tranh đến cỡ nào, các “cò” có muốn khai cũng không biết gì mà khai.

<table style="WIDTH: 20px; HEIGHT: 20px" align="center" cellpadding="0" cellspacing="2"> <tbody> <tr> <td>
h10b.jpg
</td></tr> <tr> <td>
Hàng chục con dấu giả được CQĐT thu giữ và rất nhiều trong số này được làm ra
bởi “công nghệ a-xít”.​
</td></tr></tbody></table>
Nếu như Nguyễn Hằng Minh là một designer có hạng, làm chủ trong các thao tác liên quan đến INTERNET và pha trộn màu, in ấn, Đặng Tuấn Anh có biệt tài chế tác con dấu và lưu trữ thông tin cũng như đảm nhiệm ký các chữ ký đơn giản thì Trần Ngọc Anh là bậc thầy của những chữ ký tưởng chừng như không thể giả được. Không chỉ thế, Ngọc Anh còn để lại trong giới văn nghệ sĩ, dân chơi những giai thoại mà chắc chắn sẽ còn được nhắc tới nhiều. Chuyện người đàn ông gầy nhom mà cua gái đến đâu đổ đến đấy, bàn tay ma thuật chỉ liếc qua chữ ký của người khác là có thể giả đến 80%, chuyện thu nhập tháng gần trăm triệu đồng nhưng ngôi nhà ở vẫn hôi hám đến ngậy mùi... mà chúng tôi sắp đề cập tới sẽ dựng cho độc giả chân dung của con người đào hoa và... tai họa này.
Công Khanh (CAĐN)
(còn nữa)​
 

BNN

Hỏa Sơn
Ðề: Chuyện chưa kể về vụ án làm bằng giả lớn nhất Đà Nẵng

Chân dung Trần Ngọc Anh

Những ngày qua, dư luận kháo nhau về những biệt tài mà ông trời ban cho Trần Ngọc Anh. Khi đọc báo, nhiều người đã tròn mắt khi trước đây đã từng thấy Anh vác đồ nghề đi vẽ nhiều bức tranh lớn tại các nhà thờ, các công trình mang tính văn hóa tâm linh. Nhiều cô gái làm tiếp thị các quán nhậu thì giật mình vì đã từng nghiêng ngả với Anh không chỉ trên bàn nhậu. Còn với các đồng nghiệp, Ngọc Anh không chỉ có uy vì thâm nhiên bóc lịch mà còn là nơi cậy nhờ đối với những “điệp vụ bất khả thi”.

<table style="WIDTH: 20px; HEIGHT: 20px" align="center" cellpadding="0" cellspacing="2"> <tbody> <tr> <td>
h10a.jpg
</td></tr> <tr> <td>
Cơ quan CA sơ kết công tác phá án và triển khai mở rộng điều tra.​
</td></tr></tbody></table>
BẬC THẦY NHÁI CHỮ KÝ KHÓ

Khi hình ảnh Trần Ngọc Anh đứng nghe đọc lệnh bắt được đăng lên báo, nhiều người cứ nói báo chí... nhầm. Họ một mực nói đó là ông Thành chứ đâu phải là Trần Ngọc Anh, cái ông đó đi vẽ, đi nhậu, hát hò khắp nơi, lạ gì. Chỉ từng đó thôi cũng đủ biết “ông trùm” của đường dây làm bằng giả này đã tạo ra được cái vỏ bọc an toàn và kín đáo đến cỡ nào. Chuyện mỗi chiều “nuốt” hàng chục chai bia và hút thuốc Dunhill thay mồi hay vài bài hát làm nhộn quán nhậu như chúng tôi đã từng đề cập mới chỉ là một trong nhiều sở trường của kẻ đã từng bóc lịch vào năm 1992 và 1998 này. Khách quan mà nói, Trần Ngọc Anh cũng đã từng có thương hiệu vào thời mà người ta còn đua nhau vẽ tranh thủy mặc, tranh phong cảnh hoặc tranh sự tích cho những ngôi nhà sang trọng, những biệt thự mới xây. Và nếu thủy chung với nghề, tận dụng hết tài năng trời phú để làm ăn chính đáng thì với đôi tay “phượng múa, rồng bay”, chuyện làm ăn của Trần Ngọc Anh không phải là khó. Nhưng ông ta đã chọn cách kiếm tiền phi pháp.

Tuyệt kỹ đầu tiên khiến cho các mắt xích khác trong đường dây tôn Trần Ngọc Anh “lên một tầm cao mới” chính là y sao bản chính các chữ ký vừa khó vừa đầy quyền uy trong những tấm bằng giá trị. “Đồng nghiệp” Đặng Tuấn Anh đã từng thừa nhận rằng, đối với những chữ ký bình thường thì mình có thể đảm nhận được, nhưng đã bao lần y quyết tâm tập ký những chữ ký khó mà vẫn không thể thành công, không qua được vòng thẩm định. Và con người đã từng công tác tại Xí nghiệp in của Báo Quảng Nam - Đà Nẵng trước năm 1997 này phải ngộ ra rằng, mình không bao giờ qua mặt được đại ca “Thành”. Với hành trang của một họa sĩ thứ thiệt, Trần Ngọc Anh từng có thương hiệu trong việc vẽ những bức tranh phong cảnh lớn trong các tòa nhà hạng sang và các nhà thờ tại địa bàn TP Đà Nẵng. Chính nhờ sự tinh tế trong đầu óc và có hoa tay nên Trần Ngọc Anh đã tự tin mà tuyên bố rằng, đối với một chữ ký phức tạp thì chỉ cần nhìn trong nháy mắt là có thể ký được giống trên 80% ngay lần đặt bút đầu tiên. Còn nếu được ký nháp vài lần thì “thau” cũng như “vàng”. Sở hữu những kỹ năng này, Trần Ngọc Anh luôn chấp bút cho các chữ ký khó nhái như của PGS.TS Trần Văn Nam (Giám đốc ĐH Đà Nẵng), Tiến sĩ Võ Thanh Hải (Phó Hiệu trưởng Trường ĐH Duy Tân) và nhiều lãnh đạo cấp phường, cấp quận cũng như các sở, ban, ngành. Trong khi đó, những chữ ký tương đối đơn giản như của PGS.TS Phan Văn Hòa (Hiệu trưởng Trường ĐH Ngoại ngữ Đà Nẵng), GS.TS Trương Bá Thanh (Hiệu trưởng Trường ĐH Kinh tế Đà Nẵng) do Đặng Tuấn Anh “hạ bút”.

<table style="WIDTH: 20px; HEIGHT: 20px" align="center" cellpadding="0" cellspacing="2"> <tbody> <tr> <td>
h10c.jpg
</td></tr> <tr> <td>
Dù bề ngoài không có gì đặc biệt, nhưng Trần Ngọc Anh thực sự là một “sát thủ” và Trần Ngọc Anh “biểu diễn” nhái chữ ký và bộ “sưu tập” nhái chữ ký.​
</td></tr></tbody></table>
VỀ NHÀ HÔI HÁM, RA ĐƯỜNG THANH TAO

Khi đọc lệnh bắt và khám xét nơi ở của Trần Ngọc Anh tại tổ 12, P. An Hải Bắc, Q. Sơn Trà, lực lượng CA đã thực sự bị sốc bởi cái nơi đã cho ra lò hàng nghìn văn bằng, giấy tờ giả. Trần Ngọc Anh có vợ và 4 con, trú trong một ngôi nhà ẩm thấp, ướt át và hôi hám, gần như không có tài sản gì đáng giá. Thậm chí, ngay cái giường ngủ thì chăn chiếu cũng bốc mùi ngậy, không thể ngồi lâu. Thật không thể tưởng tượng được đây lại là nơi chế tác những tấm bằng giả như thật, là nơi ở của một trung niên lịch lãm và tài hoa. Vậy thì nguồn thu nhập khủng từ vẽ tranh, làm bằng giả đã bay biến đi đâu để Trần Ngọc Anh và vợ con phải chui ra chui vào cái căn nhà mùa nắng thì ngột ngạt, mùa mưa thì ẩm ướt này? Và Ngọc Anh đã không ngại nói rằng: “Vì nhậu và gái”!

Gần như cả ngày tay họa sĩ này ẩn mình trong nhà, cuối giờ chiều mới “nhập thế” với một phong cách rất lãng tử và hào hoa. Và địa điểm đầu tiên Trần Ngọc Anh tới là các quán nhậu có tiếp viên trẻ đẹp và chịu chơi. Với phong cách tương đối “phủi” và tài lẻ hát hò cùng với cái bóp luôn ở trạng thái căng phồng, không khó để Anh trở thành tâm điểm thu hút các cô gái chân dài làm nghề tiếp thị bia và tiếp thị... những thứ khác, sẵn sàng chơi tới bến. Trần Ngọc Anh đi tới quán nhậu nào thì quán đó mừng ra mặt, ngược lại dân nhậu khác cảm thấy chạnh lòng vì độ săn sóc dành cho mình sẽ bị giảm đi. Dân nhậu Đà Nẵng kể rằng, khoảng 22 giờ, khi rút chân ra khỏi đống vỏ bia, Trần Ngọc Anh không về nhà mà cắp theo một em tiếp thị “đi bay” tại nhà nghỉ. Không đẹp trai nhưng chẳng hiểu sao em nào em nấy say “anh Thành” như điếu đổ. Có lẽ đó cũng là lý do mà nhiều tay chơi trong giới thợ vẽ Đà thành phong cho Anh cái danh hiệu “thiên hạ đệ nhất sát gái”.

Như “tâm sự” của Trần Ngọc Anh với CQĐT thì nếu tính trung bình mỗi ngày làm khoảng 1-2 tấm bằng hay các loại giấy tờ khác, thu nhập của y không dưới 30 “chai”/tháng, thậm chí những lúc hàng nhiều có thể lên tới dăm bảy chục “chai”. Nhưng trót ghiền cả “tửu” lẫn “sắc” rồi, nên “có nhiêu dùng nhiêu” hết. Chuyện thu nhập khủng nhưng sống trong ngôi nhà tồi tàn ẩm thấp, hôi hám đều bắt nguồn từ đây.
Còn nhớ, “siêu trộm” Đặng Ngọc Tân đã từng làm rúng động Đà Nẵng với bề ngoài là một người kinh doanh thành đạt khi hầu như buổi chiều nào cũng xuất hiện trên sân tennis hoặc nhậu nhẹt với bạn bè. Giờ đây “siêu bằng giả” Trần Ngọc Anh cũng tỏ ra không kém cạnh khi tạo được cho mình một vỏ bọc cực kỳ an toàn để đánh lừa tất thảy, tung hoành suốt 12 năm trời cho dù y đã từng đội trên đầu 2 tiền án. Thế mới có chuyện bạn đọc cứ cho rằng gương mặt gầy nhom đăng trên báo nhất định là “anh Thành họa sĩ”, “anh Thành ca sĩ” chứ chẳng phải cái tên lạ hoắc Trần Ngọc Anh.
Công Khanh (CAĐN)​

còn nữa
 

BNN

Hỏa Sơn
Hàng nghìn văn bằng, giấy tờ giả đang được sử dụng?

Với những chứng cứ thu thập được và lời khai của các đối tượng trong đường dây, chuyện hàng nghìn văn bằng, giấy tờ giả đã và đang được dùng để giao dịch, xin việc làm hoặc đang nằm trong tủ hồ sơ công chức của các cơ quan, đơn vị tại Đà Nẵng nói riêng, khu vực miền Trung - Tây Nguyên, thậm chí là trên cả nước là điều chắc chắn. Từ “hồ sơ gốc” mà các đối tượng lưu lại, việc điều tra những người sử dụng văn bằng, giấy tờ giả đang được tiến hành. Cơ quan CA cũng khuyến cáo những người từng giao dịch, xin việc hay du học bằng “giấy thông hành giả” nên chủ động liên lạc, trình báo để tránh những hệ lụy sau này.

<table style="WIDTH: 20px; HEIGHT: 20px" align="center" cellpadding="0" cellspacing="2"> <tbody> <tr> <td>
88.jpg
</td></tr> <tr> <td>
CQĐT kiểm tra những văn bằng giả thu thập được để đối chiếu với “hồ sơ gốc”.​
</td></tr></tbody></table>
ĐÁNH LỪA CẢ NGƯỜI DÙNG

Từ vụ việc tiếp xúc với manh mối đầu tiên liên quan đến người sử dụng bằng giả của Trường ĐH Duy Tân, CQĐT cho hay, cho đến trước khi vụ việc được đưa ra ánh sáng, người sử dụng đều đinh ninh đó là bằng thật. “Họ chỉ biết năng lực học tập của họ không có, chỉ biết cách thức mà họ có được tấm bằng, giấy tờ là không hợp pháp, còn nguồn gốc của bằng là thật. Nghĩa là họ luôn nghĩ rằng bằng đó có nguồn gốc từ nhà trường được hợp thức hóa cho những người không học, không thi chứ không phải là bằng được làm giả từ một đường dây” - Đại úy Ngô Văn Công - Đội trưởng Đội An ninh Giáo dục đào tạo, y tế và lao động xã hội, Phòng An ninh Chính trị nội bộ CATP Đà Nẵng cho biết. Và nếu người dùng đã đi xin việc hay giao dịch với tư thế nghĩ rằng đó là bằng thật thì sẽ là một yếu tố để cơ quan tuyển dụng, đối tác giao dịch không nghĩ tới việc kiểm tra nữa.

Không những làm bằng mới keng, các đối tượng này còn có thể nâng cấp một tấm bằng thật từ loại trung bình lên loại khá, từ khá lên giỏi để “biến quạ thành công”. Theo nhận định, đối với các loại văn bằng, chứng chỉ thì người sử dụng hầu hết dùng để xin việc tại các doanh nghiệp tư nhân hay làm thủ tục du học, tuy nhiên không loại trừ chúng đã được len lỏi vào các tổ chức, cơ quan Nhà nước. Theo CQĐT, không chỉ sản xuất bằng giả, đường dây này còn mở rộng làm nhiều loại giấy tờ khác như sổ hồng, giấy đăng ký kết hôn, thậm chí một số loại thẻ của các tổ chức, hội đoàn thể từ cấp tỉnh đến T.Ư. Nghĩa là thượng vàng hạ cám, giá cả sẽ tùy theo mức độ hiếm và khó của các loại giấy tờ. Bằng ĐH loại giỏi cũng có, bằng THCS hay giáo dục thường xuyên có; sổ hồng, giấy kết hôn có mà thẻ hội viên Hội Người cao tuổi Việt Nam cũng có nốt. Dù đã được thông báo từ trước, nhưng cho đến khi mắt nhìn, tay sờ, chúng tôi vẫn không khỏi ngạc nhiên về độ tinh xảo của các sản phẩm được làm ra bởi rất nhiều công đoạn thủ công.

<table style="WIDTH: 20px; HEIGHT: 20px" align="center" cellpadding="0" cellspacing="2"> <tbody> <tr> <td>
87.jpg
</td></tr> <tr> <td>
Nhiều văn bằng giả và “hồ sơ gốc” sẽ là đầu mối để tìm ra những người đã mua và sử dụng.​
</td></tr></tbody></table>
NÊN CHỦ ĐỘNG TRÌNH BÁO

Đó là khuyến cáo của cơ quan CA đối với những người đã từng mua bằng, mặc dù có thể khi mua họ hoàn toàn không hề biết đến những đối tượng này. Theo Thượng tá Mai Chiến Thắng - Phó Chánh Văn phòng CATP Đà Nẵng, việc các đối tượng lưu giữ các bản sao và “hồ sơ gốc” chính là thuận lợi đối với công tác điều tra. “Với rất nhiều bản sao, phôi bằng mà cơ quan CA thu giữ được cho thấy đã có hàng nghìn người ở Đà Nẵng, Quảng Nam, TT-Huế, Nghệ An và các tỉnh khu vực Tây Nguyên sử dụng văn bằng, chứng chỉ giả do đường dây này cung cấp. Chúng tôi khuyến cáo những người có liên quan tự giác trình báo cho cơ quan CA để phục vụ công tác điều tra và tránh những hệ lụy sau này” - Thượng tá Mai Chiến Thắng cho hay.

Không chỉ người đã từng mua bằng, nhiều “cò” và “chân rết” cũng đã được đưa vào tầm ngắm và được khuyến cáo là nên tự giác khai báo. Cho đến thời điểm các đối tượng bị bắt, Phòng An ninh Chính trị nội bộ và An ninh Điều tra đã có thêm nhiều thông tin quý giá về một số trường hợp cụ thể đang làm việc tại các cơ quan, tổ chức ở Đà Nẵng và các tỉnh lân cận.

<table style="WIDTH: 20px; HEIGHT: 20px" align="center" cellpadding="0" cellspacing="2"> <tbody> <tr> <td>
89.jpg
</td></tr> <tr> <td>
Trong những ngày qua, CQĐT đã làm việc với nhiều trường ĐH để mở rộng điều tra vụ án
(Trong ảnh: CQĐT làm việc với Trường ĐH Duy Tân).​
</td></tr></tbody></table>
Hiện tại, cơ quan CA đã ra quyết định khởi tố vụ án, khởi tố bị can, bắt tạm giam 3 tháng đối với Đặng Tuấn Anh, Nguyễn Xuân Hoàng, Nguyễn Hằng Minh và Trần Ngọc Anh về hành vi “Làm giả con dấu, tài liệu của cơ quan tổ chức”. Theo Đại tá Trương Văn Thanh - Trưởng phòng An ninh Điều tra CATP Đà Nẵng, hiện cơ quan CA đang củng cố chứng cứ và mở rộng điều tra vụ án. Không chỉ đơn thuần là bằng giả, đường dây này còn làm giả cả sổ hồng cùng nhiều loại hóa đơn, chứng từ cho các doanh nghiệp.
Công Khanh (CAĐN)
 

Facebook Comment

Similar threads
Thread starter Tiêu đề Diễn đàn Trả lời Ngày
BNN [Tùy bút] Chuyện chưa kể về Bí thư Đà Nẵng Nguyễn Bá Thanh Viết về Đà Nẵng 0
BNN [Xã hội] Ông Nguyễn Bá Thanh kể chuyện húp cháo từ thiện trong bệnh viện Tin tức 24h 1
mulove Dân mệt mỏi vì 'nghe xăng kể chuyện, nghe điện trình bày' Tin tức 24h 1
tulip6193 Câu chuyện ảnh kể lịch sử dân tộc hào hùng Lịch sử Đà Nẵng 2
bachsa Chuyện đời tự kể Bài học cuôc sống 0
Viết Sang Kể chuyện Đất Nước - KHO SÁCH DOWNLOAD Lược sử 0
anh426 BinLaDen Chuyện bây giờ mới kể :) Hình độc - Vui cười 0
BNN [Tản mạn] Làng phong Hòa Vân - Chuyện bây giờ mới kể Viết về Đà Nẵng 0
binho243 Adam chuyện giờ mới kể Truyện Cười 0
bachsa Sau mùa lũ dữ: chuyện bây giờ mới kể Viết về Đà Nẵng 0
binho243 Chuyện kể rằng : Truyện Cười 0
rcp [Thế giới] Câu chuyện đen đủi của người nhặt được chiếc iPhone 4 'bí mật' Tin tức 24h 0
C [Xã hội] Câu chuyện về 'ông trùm' khét tiếng Q Liên Chiểu Tin tức 24h 1
C [Xã hội] Những câu chuyện của ngư dân về những lần đụng độ tàu Trung Quốc Tin tức 24h 0
C [Đà Nẵng] Vài câu chuyện Đà Nẵng Tin tức 24h 0
Z Đổ xô hay đổ đồng chuyện "cướp hoa" ở Đà Nẵng Tin tức 24h 2
C [Kinh tế] Chuyện cũ nói hoài... Tin tức 24h 0
C [Đà Nẵng] Chuyện chấn động của ông Nguyễn Bá Thanh 10 năm trước Tin tức 24h 0
D Những câu chuyện của Tây Nguyên VĂN HÓA ĐÓ ĐÂY! 0
BNN [Quảng cáo] Xử lý khủng hoảng thương hiệu: Câu chuyện của New Choice Foods Quảng bá thương hiệu 0
BNN [Công nghệ] Đà Nẵng và câu chuyện Cải cách hành chính Tin tức 24h 1
BNN [Thương hiệu] Chuyện về thương hiệu thành phố New York Xây dựng thương hiệu 0
BNN [Marketing] Tiếp thị cho giới trẻ - chuyện nhỏ?? Xây dựng thương hiệu 0
rcp [Sổ tay] Masan và chuyện các “nhà giàu” đi mua tài sản tốt Kiến thức kinh doanh 0
rcp Chuyện “đỡ lắm” ở quán cơm Nụ Cười Chương trình - sự kiện 0
rcp Bi hài chuyện VFF bị sân Mỹ Đình 'đòi' tiền quét rác Tin Thể thao 24h 0
mulove Bí thư Đà Nẵng: 'Tôi nói là làm, không có chuyện chạy làng' Hình ảnh Đà Nẵng 0
V [Kiến thức] VIS và chuyện nâng chất BCTC Chứng khoán Đà Nẵng 0
BNN [Tùy bút] Chuyện ông Thanh, chuyện Đà Nẵng... Viết về Đà Nẵng 0
mulove Chuyện tình nữ võ sĩ đai đen bị người yêu dội axít Tin tức 24h 0
TranFlower [Xã hội] Quế Sơn: Đớn đau chuyện cháu gái có thai với ông ngoại họ Tin tức 24h 0
BNN [Sự kiện] Nguyễn Bá Thanh nói chuyện với gần 6.000 phụ nữ Tin tức 24h 0
BNN [Bàn luận] Chuyện của Bí thư Thành ủy Nguyễn Bá Thanh Viết về Đà Nẵng 2
B Chuyện đời tư thú vị của Sir Alex Ferguson Tin Thể thao 24h 0
hanlong [Xã hội] Chuyện lạ có thật: Mất tiền vì cắt tóc… cởi quần . Tin tức 24h 0
BNN [Kinh tế] Chuyện phố, chuyện nhà Tin tức 24h 6
BNN [Xã hội] Về chuyện Đà Nẵng hạn chế nhập cư Tin tức 24h 1
BNN Chuyện xưa xứ Quảng: Sự tích Lăng Bà, chợ Bà Quảng Nam quê mình 0
BNN Dân "kiện" Quan, chuyện ở Quảng Nam! Quảng Nam quê mình 1
BNN Chuyện cua đá ở Cù Lao Chàm Hội An Hoài Phố 2
BNN [Phóng sự] Chuyện về nhà vệ sinh công cộng Viết về Đà Nẵng 1
M Nói chuyện về “cung – cầu” của thị trường marketing tại đà nẵng Marketing 1
khaidat Đi tìm dòng sông trong những câu chuyện cổ tích Hình ảnh đẹp 0
B Nữ sinh lớp 8 và “chuyện tình” bảy ngày Tin tức 24h 0
O Chuyện tinh của những chiếc gối Ảnh của n/t nhiếp ảnh 0
B Xôn xao chuyện những ngôi chùa "oán" tình nhân Tin tức 24h 1
B Xôn xao clip nữ sinh Trà Vinh làm “chuyện ấy” trên võng Tin tức 24h 0
doremon1028 Câu chuyện về Nghi luc cuoc song Nghệ thuật sống 0
Viết Sang Chuyện Nhỏ - MTV Nhạc trẻ 0
Y Chuyện cái “ổ cắm” ở Đà Nẵng – Không phải chuyện nhỏ Tin tức 24h 2

Similar threads

Top