Congvien_it
Moderator
Tranh chấp nguồn nước: Đà Nẵng “kêu cứu” trung ương
Các bên tranh chấp thể hiện sự bất đồng về chia sẻ nguồn nước Vu Gia.
Sáng nay (31.3), tại Đà Nẵng, Tổng cục Thuỷ lợi, Bộ NN&PTNT tổ chức cuộc họp với Quảng Nam, Đà Nẵng và chủ các nhà máy thủy điện ở thượng lưu sông Vu Gia, Thu Bồn để thảo luận việc giải quyết tranh chấp liên quan đến nguồn nước.
Như Lao Động đã phản ảnh, do hạn hán khốc liệt và đến sớm, hàng ngàn héc ta đất sản xuất nông nghiệp vù hạ lưu sông Vu Gia thiếu nước tưới, đe doạ mất mùa.
Đặc biệt, hạn hán còn ảnh hưởng nghiêm trọng đến nguồn nước sinh hoạt của gần 1 triệu dân TP.Đà Nẵng.
Trong khi đó, nhà máy thuỷ điện Đắk Mi4 lại phớt lờ ý kiến của Chính phủ, tiếp tục chặn tiệt dòng nước sông Đắk Mi - thượng nguồn Vu Gia, không trả nước về dòng cũ, góp phần gia tăng sự nạn khô hạn.
Thêm lần nữa, Đà Nẵng lại làm kiến nghị các Bộ ngành Trung ương, Chính phủ vào cuộc để buộc thuỷ điện chia sẻ nguồn nước, cứu hạ du. Tại cuộc họp sáng 31.3, các địa phương và thuỷ điện đều có quan điểm trái chiều.
Ông Huỳnh Vạn Thắng, PGĐ Sở NN&PTNT Đà Nẵng báo động, hơn 1.000 ha lúa đông xuân bị ảnh hưởng. Nhà máy nước Đà Nẵng phải bơm nước từ nhà máy nước dự phòng trên đập dâng An Trạch, chi phí vận hành đội lên 2 tỉ đồng mỗi tháng, tiềm ẩn nhiều rủi ro.
Trong khi đó, theo Sở NN&PTNT Quảng Nam, các trạm bơm Tứ Câu, Vĩnh Điện phải dừng vận hành vì độ nhiễm mặn lên đến 9 đến 15/%. Thành phố Đà Nẵng kiên quyết đề nghị thuỷ điện ĐăkMi 4 trả nước về sông Vu Gia để cứu nhà máy nước Đà Nẵng.
Trong khi thành phố Đà Nẵng gay gắt đòi thuỷ điện Đăk My trả nước theo tinh thần chỉ đạo Phó Thủ tướng Hoàng Trung Hải, thì tỉnh Quảng Nam đề nghị ưu tiên giữ nguồn nước thuỷ điện Đăk Mi 4 cho sản xuất hè Thu.
Đại diện các Công ty thuỷ điện A Vương và Đăk Mi 4 kêu ca, lượng nước tại các hồ chứa thuỷ điện còn 19 đến 21% dung tích chứa, quá thấp nên không thể xả nước phục vụ theo nhu cầu các địa phương. Việc kiến nghị chia sẻ nguồn nước, cứu hạn hạ du xem ra chưa được đáp ứng đến thời điểm này.
Mùa khô duyên hải miền Trung còn khốc liệt và kéo dài nhiều tháng tới. Tranh chấp nguồn nước này sẽ còn gay gắt.

Các bên tranh chấp thể hiện sự bất đồng về chia sẻ nguồn nước Vu Gia.
Sáng nay (31.3), tại Đà Nẵng, Tổng cục Thuỷ lợi, Bộ NN&PTNT tổ chức cuộc họp với Quảng Nam, Đà Nẵng và chủ các nhà máy thủy điện ở thượng lưu sông Vu Gia, Thu Bồn để thảo luận việc giải quyết tranh chấp liên quan đến nguồn nước.
Như Lao Động đã phản ảnh, do hạn hán khốc liệt và đến sớm, hàng ngàn héc ta đất sản xuất nông nghiệp vù hạ lưu sông Vu Gia thiếu nước tưới, đe doạ mất mùa.
Đặc biệt, hạn hán còn ảnh hưởng nghiêm trọng đến nguồn nước sinh hoạt của gần 1 triệu dân TP.Đà Nẵng.
Trong khi đó, nhà máy thuỷ điện Đắk Mi4 lại phớt lờ ý kiến của Chính phủ, tiếp tục chặn tiệt dòng nước sông Đắk Mi - thượng nguồn Vu Gia, không trả nước về dòng cũ, góp phần gia tăng sự nạn khô hạn.
Thêm lần nữa, Đà Nẵng lại làm kiến nghị các Bộ ngành Trung ương, Chính phủ vào cuộc để buộc thuỷ điện chia sẻ nguồn nước, cứu hạ du. Tại cuộc họp sáng 31.3, các địa phương và thuỷ điện đều có quan điểm trái chiều.
Ông Huỳnh Vạn Thắng, PGĐ Sở NN&PTNT Đà Nẵng báo động, hơn 1.000 ha lúa đông xuân bị ảnh hưởng. Nhà máy nước Đà Nẵng phải bơm nước từ nhà máy nước dự phòng trên đập dâng An Trạch, chi phí vận hành đội lên 2 tỉ đồng mỗi tháng, tiềm ẩn nhiều rủi ro.
Trong khi đó, theo Sở NN&PTNT Quảng Nam, các trạm bơm Tứ Câu, Vĩnh Điện phải dừng vận hành vì độ nhiễm mặn lên đến 9 đến 15/%. Thành phố Đà Nẵng kiên quyết đề nghị thuỷ điện ĐăkMi 4 trả nước về sông Vu Gia để cứu nhà máy nước Đà Nẵng.
Trong khi thành phố Đà Nẵng gay gắt đòi thuỷ điện Đăk My trả nước theo tinh thần chỉ đạo Phó Thủ tướng Hoàng Trung Hải, thì tỉnh Quảng Nam đề nghị ưu tiên giữ nguồn nước thuỷ điện Đăk Mi 4 cho sản xuất hè Thu.
Đại diện các Công ty thuỷ điện A Vương và Đăk Mi 4 kêu ca, lượng nước tại các hồ chứa thuỷ điện còn 19 đến 21% dung tích chứa, quá thấp nên không thể xả nước phục vụ theo nhu cầu các địa phương. Việc kiến nghị chia sẻ nguồn nước, cứu hạn hạ du xem ra chưa được đáp ứng đến thời điểm này.
Mùa khô duyên hải miền Trung còn khốc liệt và kéo dài nhiều tháng tới. Tranh chấp nguồn nước này sẽ còn gay gắt.