rcp
Administrator
SGTT.VN - Ngày 10.4 vừa qua, trên các trang báo mạng tràn ngập hình ảnh người dân Đà Nẵng chen chúc giành giật nhau để đổi nón bảo hiểm cũ lấy nón bảo hiểm mới đạt chất lượng, do ban An toàn giao thông TP Đà Nẵng bán với giá hữu nghị: 50.000 đồng/chiếc.
<table class="ImgBoxEmbeddedCenter" id="tblImageBox" style="width: 620px;" align="center" border="0" cellpadding="0" cellspacing="0"> <tbody> <tr> <td>
Người dân vây quanh xô đẩy, chen lấn áp sát trạm gây nên cảnh tượng hỗn loạn.
Ảnh: Báo Thanh Niên
</td> </tr> </tbody> </table>
Báo Thanh Niên ngày 10.4 đưa tin: “Khoảng 8 giờ 30 phút, người trong ban An toàn giao thông TP Đà Nẵng mới có mặt và đúng 9 giờ, những thùng nón bảo hiểm được đưa vào trạm, người dân vây quanh xô đẩy, chen lấn áp sát trạm gây nên cảnh tượng hỗn loạn. Nhiều người dân nghe tin đồn việc đổi nón bảo hiểm chỉ thực hiện trong ngày nên càng nóng ruột và giành giật dữ dội hơn. Xe chở nón bảo hiểm của ban An toàn giao thông cũng bị vây ráp, người dân leo cả lên thùng xe tải để tranh đổi nón. Chỉ trong vòng 10 phút, khoảng 600 chiếc nón bảo hiểm đã được đổi sạch, ban An toàn giao thông tạm dừng đổi nón chờ xe cung ứng thêm hàng. Nhiều người dân chờ đợi lâu đã la ó. Đến trưa cùng ngày, trước tình trạng lộn xộn trên, lực lượng cảnh sát phải can thiệp, giải toả đám đông, việc đổi nón tạm dừng trong khi vẫn còn rất đông người dân bên ngoài la ó, chờ đợi.
Đi kèm với bản tin là bốn tấm hình chụp cận cảnh khung cảnh hỗn loạn vì ai cũng muốn giành giật để mua cho được một cái nón (đạt chất lượng kiểm định của Nhà nước) với giá rẻ!
Nhìn những hình ảnh trên, những ai có lòng tự trọng đều phải kêu trời, vì sao đến nông nỗi này?
B ỏ qua một bên những nguyên nhân liên quan đến văn hoá ứng xử trong cộng đồng liên quan đến những vụ việc tranh giành tiền hay trái cây, bia... rơi rớt ở ngoài đường, thử đi tìm những nguyên nhân khác để lý giải.
Tình trạng trên diễn ra ..
Có lẽ vì thế mà người dân Đà Nẵng phải cố mua nón ấy cho chắc ăn!?
Có thể thấy, vì ban An toàn giao thông TP Đà Nẵng đi bán nón bảo hiểm (làm thay chức năng của doanh nghiệp) ở một địa điểm, với thông tin không rõ ràng, nên mới xảy ra tình trạng cười ra nước mắt trên!
Trên thực tế, ai cũng biết để có một cái nón bảo hiểm tốt (đúng chất lượng) không hề khó.
Giá của một chiếc nón bảo hiểm có thương hiệu uy tín trên thị trường (hàng nội lẫn ngoại) phải có giá trên 100.000 đồng. Còn những loại nón bảo hiểm bán ven đường giá vài chục ngàn đồng đều là nón dỏm.
Điều nghịch lý là không phải người nào cũng có khả năng tài chính ổn định để mua được những chiếc nón bảo hiểm hàng hiệu, chính vì thế họ phải “tranh đấu” để mua cho được chiếc nón bảo hiểm chất lượng với giá rẻ.
<table class="ImgBoxEmbeddedCenter" id="tblImageBox" style="width: 620px;" align="center" border="0" cellpadding="0" cellspacing="0"> <tbody> <tr> <td>
Người dân vây quanh xô đẩy, chen lấn áp sát trạm gây nên cảnh tượng hỗn loạn.
Ảnh: Báo Thanh Niên
</td> </tr> </tbody> </table>
Báo Thanh Niên ngày 10.4 đưa tin: “Khoảng 8 giờ 30 phút, người trong ban An toàn giao thông TP Đà Nẵng mới có mặt và đúng 9 giờ, những thùng nón bảo hiểm được đưa vào trạm, người dân vây quanh xô đẩy, chen lấn áp sát trạm gây nên cảnh tượng hỗn loạn. Nhiều người dân nghe tin đồn việc đổi nón bảo hiểm chỉ thực hiện trong ngày nên càng nóng ruột và giành giật dữ dội hơn. Xe chở nón bảo hiểm của ban An toàn giao thông cũng bị vây ráp, người dân leo cả lên thùng xe tải để tranh đổi nón. Chỉ trong vòng 10 phút, khoảng 600 chiếc nón bảo hiểm đã được đổi sạch, ban An toàn giao thông tạm dừng đổi nón chờ xe cung ứng thêm hàng. Nhiều người dân chờ đợi lâu đã la ó. Đến trưa cùng ngày, trước tình trạng lộn xộn trên, lực lượng cảnh sát phải can thiệp, giải toả đám đông, việc đổi nón tạm dừng trong khi vẫn còn rất đông người dân bên ngoài la ó, chờ đợi.
Đi kèm với bản tin là bốn tấm hình chụp cận cảnh khung cảnh hỗn loạn vì ai cũng muốn giành giật để mua cho được một cái nón (đạt chất lượng kiểm định của Nhà nước) với giá rẻ!
Nhìn những hình ảnh trên, những ai có lòng tự trọng đều phải kêu trời, vì sao đến nông nỗi này?
B ỏ qua một bên những nguyên nhân liên quan đến văn hoá ứng xử trong cộng đồng liên quan đến những vụ việc tranh giành tiền hay trái cây, bia... rơi rớt ở ngoài đường, thử đi tìm những nguyên nhân khác để lý giải.
Tình trạng trên diễn ra ..
- có phải vì trên thị trường Đà Nẵng không còn nơi nào bán nón bảo hiểm đạt chất lượng kiểm định của Nhà nước?
- Hay chỉ vì trước đó, hàng loạt các cuộc kiểm tra thị trường của đoàn kiểm tra liên ngành đã lập biên bản những điểm bán nón bảo hiểm dỏm và sau đó, đại diện ban An toàn giao thông TP Đà Nẵng tuyên bố đơn vị này chỉ hợp tác với một doanh nghiệp và chỉ bán nón bảo hiểm chất lượng tốt của đơn vị này?
Có lẽ vì thế mà người dân Đà Nẵng phải cố mua nón ấy cho chắc ăn!?
Có thể thấy, vì ban An toàn giao thông TP Đà Nẵng đi bán nón bảo hiểm (làm thay chức năng của doanh nghiệp) ở một địa điểm, với thông tin không rõ ràng, nên mới xảy ra tình trạng cười ra nước mắt trên!
Trên thực tế, ai cũng biết để có một cái nón bảo hiểm tốt (đúng chất lượng) không hề khó.
Giá của một chiếc nón bảo hiểm có thương hiệu uy tín trên thị trường (hàng nội lẫn ngoại) phải có giá trên 100.000 đồng. Còn những loại nón bảo hiểm bán ven đường giá vài chục ngàn đồng đều là nón dỏm.
Điều nghịch lý là không phải người nào cũng có khả năng tài chính ổn định để mua được những chiếc nón bảo hiểm hàng hiệu, chính vì thế họ phải “tranh đấu” để mua cho được chiếc nón bảo hiểm chất lượng với giá rẻ.
Thảo My