Lách luật_ Chi tiền lương vừa có lợi cho doanh nghiệp mà vẫn được lòng lao động

bachsa

Moderator
Lách luật_ Chi tiền lương vừa có lợi cho doanh nghiệp mà vẫn được lòng lao động

"kỹ thuật tiền lương + ý tưởng giám đốc + lợi ích lao động và luật"

left align imageLàm thế nào để có một chính sách tiền lương vừa có lợi cho doanh nghiệp mà vẫn được lòng lao động? Làm thế nào để có thể “lách luật” trong trả lương cho lao động mà không phạm luật…? Đó là những câu hỏi mà doanh nghiệp quan tâm tại phiên thảo luận về tiền lương và chế độ đãi ngộ, một trong bảy phiên thảo luận tại Ngày Nhân sự Việt Nam (HR Day 2009).

Nhận lương 5 triệu, ký 2 triệu

Chị Nguyễn Thị H, quản lý nhân sự tại công ty A cho biết, công ty chị đã áp dụng cách trả lương cho lao động rất “hợp lý” và “hợp tình” như sau: anh B được doanh nghiệp trả lương cơ bản là 2 triệu đồng nhưng lương thực lĩnh của anh là 5 triệu đồng. 2 triệu đồng được anh B ký ở mục lương cơ bản để đóng bảo hiểm xã hội, 3 triệu đồng còn lại anh ký nhận ở mục phụ cấp. Như vậy, khoảng cách giữa lương thực lĩnh và lương trên giấy của anh chênh nhau khá lớn.

Theo một chuyên gia trong lĩnh vực này, cách trả như trên là một hình thức “lách luật” phổ biến hiện nay của các doanh nghiệp, nhằm mục đích giảm và tránh chi phí bảo hiểm xã hội. Vì nếu mức lương 5 triệu đồng/tháng được thể hiện trong hợp đồng lao động, thì theo luật, công ty A phải chịu phí bảo hiểm xã hội gấp đôi.

Liên quan đến hình thức “lách luật” nói trên, Tiến sỹ Đỗ Ngân Bình, giảng viên trường Đại học Luật Hà Nội kể rằng, chị đã từng tham gia nhiều vụ kiện tụng liên quan đến vấn đề tiền lương. Gần đây tại Hải Phòng có một doanh nghiệp đã trả trợ cấp thôi việc bằng lương trên giấy là gần 2 triệu đồng/tháng. Lao động của doanh nghiệp này không chấp nhận mức trả trên và kiện doanh nghiệp ra tòa với bằng chứng hàng tháng số tiền được chuyển vào tài khoản ATM của họ là trên 4 triệu.

Mặc dù vậy, đại diện một số doanh nghiệp cho rằng, những cách “lách luật” vừa có lợi cho doanh nghiệp nhưng vẫn đảm bảo lợi ích cho người lao động; vừa tuân thủ luật pháp nhưng có chi phí đóng các loại bảo hiểm thấp nhất, là điều doanh nghiệp nên áp dụng.

“Lách luật” đúng luật?

Trao đổi với VnEconomy, Tiến sỹ Lê Quân, Trưởng bộ môn Quản trị nguồn nhân lực (Ðại học Thương mại), cho rằng, việc lách luật nói trên chỉ là cách gọi “lóng” thôi, thực chất là doanh nghiệp vẫn áp dụng đúng luật, vẫn đảm bảo mức lương tối thiểu mà nhà nước quy định. Tuy nhiên, vấn đề hiện nay là luật quy định vừa chặt lại vừa lỏng đã tạo nhiều cách hiểu, và cách áp dụng khác nhau.

“Vì thế, xây dựng quy chế tiền lương và đãi ngộ phải đi vào bản chất, tức là phần nội dung. Còn nếu chỉ hiểu theo góc độ pháp luật thì mới chỉ xử lý được phần vỏ, phần ngọn (đúng luật), mà chưa đảm bảo phần gốc (công bằng, cạnh tranh, động viên nhân sự)”, ông Quân nói.

Cùng quan điểm, Tiến sĩ Đỗ Ngân Bình cho rằng, doanh nghiệp nên biết vận dụng linh hoạt chính sách tiền lương để đem lại hệ thống lương có lợi nhất cho công ty. Điều quan trọng nhất trong sự linh hoạt này là “lách luật” làm sao để không phạm luật.

Cách “lách luật” đúng luật ở đây, theo bà Bình, là làm thế nào mà thang bảng lương vẫn luôn đảm bảo 4 yếu tố: kỹ thuật tiền lương + ý tưởng giám đốc + lợi ích lao động và luật. Khi đó thanh tra lao động vào sẽ không phạt được, khi lao động kiện không thắng được, thì mới đạt yêu cầu.

Bà Bình còn chỉ ra lợi ích của việc vận dụng linh hoạt chính sách tiền lương là khả năng thu hút người tài. “Nếu doanh nghiệp áp dụng mức lương như nhà nước quy định thì chẳng khác nào chúng ta đang “mặc đồng phục” tiền lương, như thế rất khó thu hút và giữ chân người tài”, bà ví von.

Như vậy, theo bà Bình, doanh nghiệp hoàn toàn có thể “lách luật”, xây dựng một thang bảng lương phù hợp để mang lại lợi ích cho mình, vừa lòng người lao động và cả chủ sử dụng.

Tuy nhiên, nhìn về lâu dài, ông Quân lại cho rằng trong vài năm tới, khi luật được hoàn thiện hơn, lúc đó người lao động sẽ gây sức ép và không chấp nhận cơ chế “lách luật” kiểu này. Đến lúc đó, doanh nghiệp cần phải sòng phẳng và cần chuẩn bị tinh thần để tăng khoảng 50-100% mức đóng bảo hiểm so với hiện nay.

Nguồn: Vneconomy
 

Facebook Comment

Similar threads
Thread starter Tiêu đề Diễn đàn Trả lời Ngày
bachsa Google lách luật trốn thuế 700 triệu USD Thông tin thuế 1
bachsa “1001” chiêu lách thuế nhà, đất Thông tin thuế 0
C [Xã hội] Luật Đất đai sửa đổi: Thu hồi đất, đền bù theo giá nào? Tin tức 24h 0
C [Giáo dục] Điểm mới trong Luật Giáo dục Đại học Tin tức 24h 0
C [Xã hội] Đà Nẵng kỷ luật cán bộ nhượng chung cư trái phép Tin tức 24h 0
BNN [Thương hiệu] Quy luật mở rộng nhãn hiệu - thương hiệu Chiến lược thương hiệu 0
BNN [Marketing] Quy luật tiếp thị: vị trí dẫn đầu Chiến lược thương hiệu 0
BNN [Marketing] Quy luật tiếp thị: Quy luật về chủng loại sản phẩm Chiến lược thương hiệu 0
BNN [Xã hội] Đà Nẵng: Kỷ luật công an tát dân Tin tức 24h 4
N [Nhà Đất] Văn phòng luật sư ở vĩnh phúc QUẢNG CÁO - RAO VẶT 0
H [Nhà Đất] Thuvienluanvan.com Báo cáo thực tập Chuyên ngành Luật học QUẢNG CÁO - RAO VẶT 0
BNN [Đà Nẵng] Đà Nẵng muốn thu hút Luật sư Tin tức 24h 0
binho243 Quy luật của xe rác Bài học cuôc sống 1
BNN [Đà Nẵng] Kỷ luật Chủ tịch quận Liên Chiểu sử dụng bằng gỉa Tin tức 24h 2
kimminhho “Cậu bé da cam” và kỳ tích vượt qua lời nguyền luật tục Địa chỉ cần giúp 0
rcp [Sự kiện] Phó thủ tướng kêu gọi người dân chấp hành Luật giao thông Tin tức 24h 0
chinguyendc [Tài chính] Hai quy luật quan trọng nhất về quản lý tài chính Khởi Nghiệp 2
T Để luật bất động sản khả thi Tin tức 24h 0
mulove Bộ Chính trị không kỷ luật cá nhân trong vụ Vinashin Tin tức 24h 7
P Luật Nhân Quả Bói toán - Phong thủy 0
xikechua2402 Một số luật cơ bản của bóng đá mini(5 người)!! CLB THỂ THAO DNG 1
H Quy định game online của Bộ TT&TT "không đúng luật" Tin tức 24h 1
bachsa Quy luật của bộ não Kinh nghiệm - Chia sẻ 0
bachsa Luật thuế môi trường Thông tin thuế 0
bachsa Thông tư số 84/2008/TT-BTC hướng dẫn thi hành một số điều của Luật Thuế TNCN Văn bản - Biểu mẫu 0
bachsa Bộ luật Thuế thu nhập cá nhân Văn bản - Biểu mẫu 0
bachsa TT157 sửa đổi bổ sung Thông Tư 60/2007/TT-BTC về Luật quản lý thuế Văn bản - Biểu mẫu 0
bachsa [Marketing] Quy luật tên hiệu-Các quy luật vàng trong xây dựng nhãn hiệu-Kho sách trực tuyến Marketing 0
bachsa [Marketing] Quy luật dòng sản phẩm - Những quy luật vàng-Kho sách trực tuyến Marketing 0
bachsa [Marketing] Quy luật chất lượng-Quy luật vàng trong xây dựng nhãn hiệu-Kho sách trực tuyến Marketing 0
bachsa [Marketing] Quy luật tín nhiệm-22 quy luật vàng trong xây dựng nhãn hiệu-Kho sách trực tuyến Marketing 0
bachsa [Marketing] Quy luật từ ngữ-22 quy luật vàng trong xây dựng nhãn hiệu-Kho sách trực tuyến Marketing 0
bachsa [Marketing] Quy luật mở rộng nhãn hiệu-22 Quy luật vàng-Kho sách trực tuyến Marketing 0
bachsa [Marketing] Quy luật thu hẹp trọng tâm-22 quy luật vàng-Kho sách trực tuyến Marketing 0
bachsa [Marketing] Quy luật quảng bá- 22 quy luật vàng trong xây dựng nhãn hiệu-Kho sách trực tuyến Marketing 0
bachsa [Marketing] Quy luật quảng cáo-22 quy luật vàng trong xây dựng nhãn hiệu-Kho sách trực tuyến Marketing 0
bachsa [Marketing] Lời kết "22 quy luật bất biến trong marketing"-Kho sách trực tuyến Marketing 0
bachsa [Marketing] Quy luật nguồn lực-Kho sách trực tuyến Marketing 0
bachsa [Marketing] Quy luật gia tốc-Kho sách trực tuyến Marketing 0
bachsa [Marketing] Quy luật cường điệu-Kho sách trực tuyến Marketing 0
bachsa [Marketing] Quy luật thất bại-Kho sách trực tuyến Marketing 0
bachsa [Marketing] Quy luật thành công-Kho sách trực tuyến Marketing 0
bachsa [Marketing] Quy luật không thể dự đoán-Kho sách trực tuyến Marketing 0
bachsa Quy luật đòn then chốt-Kho sách trực tuyến Marketing 0
bachsa [Marketing] Quy luật thành thật-Kho sách trực tuyến Marketing 0
bachsa [Marketing] Quy luật đặc tính-Kho sách trực tuyến Marketing 0
bachsa [Marketing] Quy luật hy sinh-Kho sách trực tuyến Marketing 0
bachsa [Marketing] Quy luật mở rộng-Kho sách trực tuyến Marketing 0
bachsa [Marketing] Quy luật viễn cảnh-Kho sách trực tuyến Marketing 0
bachsa [Marketing] Quy luật phân chia-Kho sách trực tuyến Marketing 0

Similar threads

Top