Congvien_it
Moderator
Đừng để mồ côi dân
Nhớ lại những năm tháng chống Mỹ, hằng ngày phải đối mặt với bao vấn đề do kẻ thù gây ra, nhưng thật lạ trong những cuộc hội nghị, những buổi bàn bạc, cách chống trả đánh thắng giặc Mỹ, tôi luôn luôn thấy cuối cùng lại là quay về những chuyện của người dân, về lòng dân.
<table class="image center" width="620" align="center"> <tbody> <tr> <td>
</td> </tr> <tr> <td class="image_desc" style="text-align: justify;">
</td> </tr> </tbody> </table> Cuộc đấu tranh giành dân
Trước và sau Xuân Mậu Thân, ở Quảng Đà, xuất hiện hiện tượng “bom trộm”. Máy bay (A37) bay tít trên cao không nghe thấy tiếng động cơ, không quần đảo, không nhào lượn. Đột nhiên một tiếng rít đanh gọn, những quả bom xé không khí, rồi những tiếng nổ lớn. Dân không biết đường nào mà rúc hầm. Nhiều người hỏi chúng tôi: “Răng chừ mấy chú?”. Câu hỏi đó có nghĩa là: Chúng tôi còn có thể trụ bám ở đây với mấy chú được không?
Anh Nghinh biết hơn những gì chúng tôi biết, mất dân là mất lớn lắm. Nhưng không thể nói họ bám trụ theo kiểu thí mạng với bom trộm.
Anh dặn chúng tôi đừng bao giờ nghĩ là mất họ. Nhiều gia đình vì ác liệt quá, đã chịu nhiều tổn thất quá, sè sẹ ra đi. Có gia đình gửi lại cho chúng tôi những chú bé 14, 15 tuổi với mong muốn: “Các chú nuôi giùm hắn, khi nào hắn khoác được súng thì cho hắn đi bộ đội”. Thế là chúng tôi có một hướng công tác được nhấn mạnh hơn, quan tâm hơn. Làm thế nào để dù dân có bị xúc tát vào khu dồn, vào vùng địch thì họ vẫn mãi mãi hướng về cách mạng. Họ không nghe, không làm theo sự o ép, lừa mị của địch.
Những năm 70, phần lớn vùng nông thôn Quảng Đà là vùng trắng, chỉ bạt ngàn tranh bói. Đây đó có một vài cụm xanh thẫm là những hàng tre bụi keo. Đứng ở đầu Gò Nổi có thể nhìn thấu chót đuôi Gò Nổi với cái bót gác của địch ở Điện Nhơn. Không chỉ hủy diệt bằng bom pháo, bọn Mỹ và cả Đại Hàn còn dùng những cỗ máy cày, máy ủi cỡ lớn cày đi ủi lại. Đất bãi bồi của sông Thu Bồn thấm đầy phù sa vô cùng tốt, nên cày ủi rồi chỉ vài ba tuần, một tháng tranh bói, tre keo lại xanh nghít. Chúng lại cày ủi lại.
Có sống ở vùng trắng, vùng tự do oanh kích mới thấy mồ côi dân là tai họa khủng khiếp. Bây giờ tháng bảy nắng như đổ lửa, rúc bói mà đi trong cái nóng hầm hập, thèm một đài đầy nước chè sủi bọt, lòng bỗng hát lên một câu:
Còn dân kẻ đón người đưa,
Hết dân đi sớm về trưa như con chồn
Phải chăng từ thực tế khắc nghiệt đó, phong trào đã tìm ra những lời giải: trài dân, cấy dân. Trài dân là dân bị kèm trong hàng rào dây kẽm gai, liệu xem lúc nào thuận lợi, tìm cách xé rào, cày cuốc trồng tỉa một vạt đất bên ngoài hàng rào vừa làm vừa thăm dò, nếu được thì lấn tới, nếu chưa được thì tạm rút tính đến keo khác. Cấy dân là dân cả một thôn, một xã bị xúc đi hết bây giờ phải vận động trở về. Những người đầu tiên trở về là những người dân được cấy trở lại trên mảnh đất quê hương. Người được cấy phải là người cứng cỏi, có thể đấu lý với địch: “Bấy lâu nay tôi vẫn ở đây, quê hương bản quán của mình mình ở, chứ đi mô chừ, trước đây chúng tôi rúc bụi rúc bờ, nay không thể chui rúc mãi thì ra trước thanh thiên bạch nhật ở với mấy ông”.
Anh Nghinh bảo với chúng tôi, những người ấy phải được xem là tiền hiền, công trạng của họ không kém gì những người theo vua Lê Thánh Tông vào đất này khai cơ lập nghiệp mấy trăm năm trước.
Còn một phương thức nữa là một cảnh hai quê. Bà con mình bị xúc tát, cuộc sống ở khu dồn luôn là tạm bợ.
Ta về ta ở vườn ta
Ôm cây cột cháy cũng là thơm danh.
Đói lòng ăn mấy trái sung
Còn hơn ở trại tập trung An Hòa
Chúng ta tìm cách để họ luôn luôn đi về quê hương bản quán, có khi chỉ để rọc lá chuối ở vườn hoang bán kiếm ít đồng bạc lẻ. Rồi lần lần tạo lập một cơ sở sản xuất nhỏ. Khi nhiều gia đình cùng chung một cảnh hai quê, thì họ sẽ có sức mạnh, có cách bảo vệ cuộc sống.
Tôi nghĩ rằng, mai đây những từ như cấy dân, trài dân, một cảnh hai quê sẽ bị quên lãng, không ai hiểu nội hàm của nó là gì. Không ai biết nó là kinh nghiệm của cuộc đấu tranh trụ bám sinh tử trên từng tấc đất. Có lẽ không riêng tôi mà nhiều đồng chí khác những ngày ấy nghe anh Nghinh nói về những mô hình, những phương châm của cuộc đấu tranh giành dân và mọi công tác đều xoay quanh cái trục ấy không ai có cảm giác đây là sách vở là kinh điển mà là những chuyện thường ngày có sức mạnh của thực tiễn, có sức thuyết phục từ cuộc sống.
Đưa hạt giống đỏ cách mạng vào lòng thành phố
Anh Nghinh không phải là người nghĩ ra những sáng kiến đó. Nhưng do ở những nơi nóng bỏng nhất, lại có năng lực tổng hợp khái quát anh đã nâng cao và tạo nên giá trị đặc biệt của những mô hình những phương châm đó, rồi chính cuộc sống, cuộc chiến đấu lại làm nó phong phú hơn. Có một lần hiếm hoi, anh Nghinh trao đổi với chúng tôi một vấn đề có tính lý luận: “Nông thôn bao vây thành thị”. Chúng ta đều biết nông thôn bao vây thành thị là một luận điểm nổi tiếng của Mao Trạch Đông. Tôi không có thẩm quyền bàn định về vấn đề này. Nhưng tôi nghĩ với một đất nước bao la khổng lồ, dân số cả tỷ người 80%, 90% là nông dân, thì họ có lý khi nói về vai trò to lớn (chủ lực quân) của nông dân và của luận điểm nông thôn bao vây thành thị.
Trước tình hình địch tập trung xúc tát dồn dân vào các khu dồn, thị trấn, thành phố, nhiều đảng viên cơ sở cách mạng của ta vì nhiều lý do, nhiều cảnh ngộ cũng nằm trong số đó. Đảng bộ các xã ở Hòa Vang, Điện Bàn, Duy Xuyên, Đại Lộc vì thế mất đi một phần sức chiến đấu. Với lòng yêu nước và phẩm chất cách mạng, những đảng viên và cơ sở ấy trong hoàn cảnh mới luôn tìm cách tham gia đóng góp cho cách mạng.
Nhiều khi thấy chúng tôi lo lắng bức xúc về việc địch dồn xúc quá nhiều dân vào vùng chúng kiểm soát anh cười nhỏ nhẹ: “Thế là tự nhiên ta đưa được lực lượng cách mạng vào thành phố”. Rồi như theo dòng suy nghĩ, anh nói luôn: “Chúng ta không chủ trương lấy nông thôn bao vây thành phố, chúng ta đưa những hạt giống đỏ cách mạng vào giữa lòng thành phố”. Sau đó chúng tôi cũng được biết cụm từ “nở hoa giữa lòng thành phố” khi những lực lượng cách mạng ấy có những chiến công diệt ác phá kềm, phá hủy phương tiện chiến tranh của địch ở Đà Nẵng, Hội An.
Cũng chính từ đây, Đặc khu Quảng Đà có sáng kiến tổ chức chi bộ 2. Lúc đầu có những đảng viên ở một xã vùng nông thôn Quảng Đà vì những lý do khác nhau cũng bị dồn vào Đà Nẵng, có nhu cầu và tự động liên lạc với nhau, tự hình thành một tổ chức. Họ có thể về địa phương, báo cáo xin chỉ thị cấp ủy, có khi họ xin vũ khí (kíp nổ hẹn giờ) để diệt địch khi có thể. Dần dần cấp ủy xã công nhận tổ chức đó là chi bộ 2 của mình. Rồi tình hình phát triển, thành phố cần thêm nhiều thực lực, thế là theo chỉ thị của cấp trên, cấp ủy xã điều một số đảng viên ở địa phương, tạo cớ cho họ vào cư ngụ ở thành phố để lập chi bộ 2. Rồi tìm cách chắp nối họ với tổ chức đảng ở thành phố. Chi bộ 2 có thể nhận được sự chỉ đạo của cả hai hệ thống địa phương gốc và tại chỗ.
Vùng có nhiều chi bộ 2 nhất trước ngày giải phóng là Thạc Gián. Người cán bộ lặn lội xây dựng chắp nối các hoạt động của chi bộ 2 tiêu biểu là chị Mười Nhạn. Bà Bát Sâm, đã ngoài 70 tuổi, tóc bạc trắng da trổ đồi mồi hồng tươi, người đảng viên trung kiên của Điện Thọ là một trong những Bí thư chi bộ 2. Việc tổ chức chi bộ 2, một tổ chức không có trong điều lệ Đảng được báo cáo với Trung ương. Đồng chí Lê Duẩn khen là sáng tạo.
Anh Nghinh không viết rõ, không nói nhiều nhưng bằng việc làm cụ thể anh đã khẳng định mình không theo Mao một cách giáo điều. Đứng vững trên thực tế chiến tranh của mình, có chủ trương phù hợp, từ những việc như vậy đã góp phần làm nên chiến thắng. Anh cũng là người có nhiều trăn trở về việc huy động lực lượng to lớn của quần chúng đấu tranh chính trị trực diện với địch, làm sao cho mũi đấu tranh này thật linh hoạt sắc bén, làm thế nào tạo thế hợp pháp để người dân đi lại làm ăn buôn bán bình thường giữa vùng ta và vùng địch.
Có một lần đi cùng anh từ núi Duy Xuyên qua Phú Thạnh để chờ đột vào Xuyên Châu (Duy An) lúc chạng vạng. Chừng 4, 5 giờ chiều chúng tôi nghỉ dưới một rặng tre ken dày mát rượi ở Phú Thạnh. Chợt có mấy em bán cà-rem tới. Các anh cảnh vệ mua mấy cây rồi rót 1 ly coca cho vào đó 1 cây cà-rem mời anh. Anh uống thật ngon lành, cười hóm hỉnh hỏi tôi: “Mấy lão thường ở đây có dùng thứ này hằng ngày chứ”. Chúng tôi vui vẻ đáp: “Dạ có và sáng sớm còn có thể điểm tâm bánh mì với đồ hộp Mỹ nữa”. Sau đó anh nói: “Có được một vùng như thế này là quý lắm, khai thác thế nào phải tính để giữ được bền thế hợp pháp. Người dân sống được, làm ăn được là mình có nhờ rồi”.
Day dứt Mậu Thân
Không chỉ vì Đà Nẵng không có quả đấm mạnh cả về quân sự lẫn chính trị ngang tầm với vị thế chiến lược của nó. Đà Nẵng không làm được điều mà cả Huế và Sài Gòn đã làm. Đà Nẵng đã tổn thất lớn trong đợt này. Tiểu đoàn 1, R20, đứa con cưng của cả Quảng Đà thành lập ngày 19-5-1965 nhưng đã được dày công chuẩn bị từ mấy năm trước. 400 tinh binh của R20 được chọn lựa để quyết tâm tạo một đột phá ở Quân đoàn 1 mới vào đến hàng rào của Quân đoàn thì lâm vào thế tiến thoái lưỡng nan, và chỉ có 70 đồng chí trở về.
Chính vì yêu thương gắn bó với R20 anh đã vào Đà Nẵng. Nhưng đêm giao thừa năm ấy anh không ở bên các chiến sĩ R20. Trong bộ com-lê sang trọng anh đi lễ chùa Tĩnh Hội để nhìn tận mắt, chỉ đạo tại chỗ nơi khởi đầu cuộc nổi dậy của người dân Đà thành hy vọng sẽ đưa tới sự vùng lên như triều dâng thác đổ, hơn cả hồi 1964 đánh đổ Nguyễn Khánh xé bỏ hiến chương Vũng Tàu, hơn cả mùa xuân 1966 chống Thiệu Kỳ làm chủ thành phố 76 ngày.
Điều đó không xảy ra như kịch bản mà các anh dự liệu. Và anh đắng cay nhìn cảnh những người tâm phúc của mình được tung vào trận chiến sinh tử này bị bắn trọng thương, lọt vào tay địch. Kỳ vọng về một cuộc toàn thắng đã không thành. Có lẽ với anh Nghinh, Xuân Mậu Thân để lại rất nhiều day dứt.
Vì sao cuộc nổi dậy không thành? Các mũi quân chính trị từ nông thôn nhập thành, do những nữ tướng tóc dài như chị Hạnh, chị Nhạn, chị Trinh, chị Hồng, chị Trà, chị Năm Ẩn, v.v… mới hôm nào báo cáo với anh tất cả đã sẵn sàng chờ lệnh, nay bị chặn đứng giữa đường. Nhiều người đã ngã xuống vẫn giương cao cờ khởi nghĩa. Hàng trăm chị em ở Hòa Hải lướt đi như sóng như gió với tinh thần “Thiệu Kỳ không đổ, không giỗ, không Tết” cũng bị chặn lại và bom pháo dội vào ngay giữa đội hình.
Còn những người anh thấy có mặt ở sân chùa Tĩnh Hội đêm giao thừa lịch sử này, tất cả đều thân thiết với anh như Trần Quang Tuấn, Lê Nguyên Hồng, Nguyễn Thị Minh Hà, Hoàng Nam, Huỳnh Liên, chị Thành và Phan Duy Nhân. Họ đều là những người trí dũng có thừa, theo sự chỉ đạo của anh họ có mặt trong trận quyết chiến cuối cùng này. Nhưng sao anh thấy họ đơn độc và cả anh nữa anh cũng vậy. Đâu rồi anh em tài xế, thợ máy, chị em tiểu thương, đâu rồi các bạn trẻ sinh viên học sinh?
Những người Đà Nẵng được gửi gắm bao hy vọng hình như đang quây quần bên bàn thờ gia tiên, đón chờ năm mới. Họ không có tâm trạng không thể chịu nổi, không thể sống nổi. Họ đâu có tức như cá tức trứng, như anh biết đã nhiều lần qua các báo cáo. Và bây giờ đó là điều anh không giải mã được. Anh biết chắc là không thể trách họ, trước hết phải biết trách mình chưa tạo được thời cơ, được môi trường để họ xuống đường vai sát vai chung một bóng cờ như họ đã từng làm.
Chung một tiếng nói, một tấm lòng
Có ai đó nói trong những năm tháng chống Mỹ, sống được ở chiến trường Quảng Đà cũng đã là những người gan dạ, khôn ngoan hết mực. Vậy mà chúng ta đâu chỉ sống, chúng ta sống cũng là đánh và thắng Mỹ, là lấy yếu thắng mạnh, lấy ít địch nhiều, lấy thô sơ chế ngự hiện đại, là cắn răng lại, thi gan để lập nên những kỳ tích. Và thật lạ, hồi ấy anh Nghinh đã sống và chiến đấu như vậy, như là cuộc sống cuộc chiến đấu đã yêu cầu như vậy, đã dạy như vậy.
Hồi cơ quan ở Hòn Tàu, anh Nghinh nhiều lần phải qua vùng Tây Quế Sơn để về hậu cứ trên núi Đại Lộc hội họp. Có lần cho gọi tôi cùng đi, anh hỏi tôi: “Mấy lão có biết tại sao phải đi vào lúc này không?”. Chúng tôi chưa kịp trả lời anh giải thích: “Bọn Mỹ chốt trên Bằng Thùng, núi Ông Hường, chiều thứ 7 chúng thường được trực thăng từ Đà Nẵng vào tiếp tế đồ ăn thức uống và nhiều vật dụng. Trực thăng còn đem nước cho chúng nó tắm. Mấy lão biết đấy, ở đây mà còn nóng như sôi thế này ở trên đó mấy thằng Mỹ đỏ chói béo ú khác chi bị rang trong chảo lửa. Tắm mát tối lại có mấy cô ca-ve ở Đà Nẵng được trực thăng đưa tới phục vụ. Thế là mấy anh nào có biết trời đất trăng sao, chẳng thằng nào chú ý quan sát hành lang đi về của mấy chú vi-xi dưới chân núi. Mình vừa đi vừa hát bội”. Rồi như sợ chúng tôi chủ quan mất cảnh giác, anh lại dặn chúng tôi ngụy trang kỹ và đi trong đội hình phân tán để có bị pháo kích thì cũng đỡ thương vong.
Anh Nghinh và cả anh Thận thường hay nhắc tới một câu chuyện mà các anh cho là có ấn tượng nhất, những ngày ấy. Tết Đinh Mùi 1967, Mỹ đổ quân vào Đà Nẵng đã hai năm. Sớm mồng 1 các anh đi chúc Tết bà con ở quanh nơi đóng cơ quan. Đến nhà Bà Diệu (Xuân Đài, Gò Nổi) anh Nghinh hỏi bà: “Tết này chị ưng chúng tôi chúc gì đây?”. Không một giây ngập ngừng đắn đo bà nói ngay: “Không có gì quý hơn độc lập tự do”. Các anh lặng đi vì xúc động.
Ý chí “Không có gì quý hơn độc lập tự do” được Bác Hồ khẳng định mới cách đấy hơn nửa năm vậy mà ở một góc chiến trường xa xôi này, ý chí thiêng liêng đó đã đến, đã đi vào lòng những bà mẹ nghèo và đã trở thành tâm nguyện của các mẹ. Rõ ràng giữa các mẹ, giữa người dân và các anh và cả chúng tôi nữa không có một khoảng cách nào. Tất cả chung một tiếng nói, một tấm lòng!
Ở chiến trường hồi đó, tuy mưa bom bão đạn và nhiều phen thiếu đói sốt rét nhưng chúng tôi vẫn học nhiều thứ lắm. Tôi thấy anh Nghinh không có cách giảng giải theo sách vở kinh điển. Anh có lối nói của anh. Anh cứ như là bà mẹ vừa đi ra từ hàng rào ấp chiến lược, bà về vườn cũ, cắt rọc mấy xấp lá chuối, kín đáo đem theo một đùm bánh tráng thịt heo có đủ rau sống tươi ngon và một bịch mắm nêm nhỏ. Bà biết chắc sẽ gặp anh em nhà mình và nếu không gặp bà sẽ để ở một chỗ mà nhất định anh em mình biết.
Lời anh nói như là cuộc sống như lẽ đời phải thế, vốn vậy. Anh cho chúng tôi biết dân là như thế. Là tình cảm chứa chan, là sức mạnh gang thép là những thông tin kiến thức cần có trong cuộc chiến là những phương thức, những tổ chức không sách vở nào quy định để khi thì né tránh khi thì xáp vào đối đầu với địch và cuối cùng đi tới thắng lợi.
Đứng bên các anh trong chiến hào, chúng tôi thấy dân mình thật lớn lao và luôn tự nhắc đó là nguồn sức mạnh vô tận mà chớ bao giờ, không một phút nào được xa rời quên lãng. Đó là bài học, cho đến bây giờ với tôi điều lo lắng nhất là làm sao giữ được trọn vẹn cách nhìn đó lối nghĩ đó tâm tình đó.
Đồng chí Hồ Nghinh- Bí thư Tỉnh ủy và đồng chí Phạm Đức Nam- Chủ tịch tỉnh thăm Bà mẹ Việt Nam Anh hùng Phạm Thị Cộng. (Ảnh tư liệu)
</td> </tr> </tbody> </table> Cuộc đấu tranh giành dân
Trước và sau Xuân Mậu Thân, ở Quảng Đà, xuất hiện hiện tượng “bom trộm”. Máy bay (A37) bay tít trên cao không nghe thấy tiếng động cơ, không quần đảo, không nhào lượn. Đột nhiên một tiếng rít đanh gọn, những quả bom xé không khí, rồi những tiếng nổ lớn. Dân không biết đường nào mà rúc hầm. Nhiều người hỏi chúng tôi: “Răng chừ mấy chú?”. Câu hỏi đó có nghĩa là: Chúng tôi còn có thể trụ bám ở đây với mấy chú được không?
Anh Nghinh biết hơn những gì chúng tôi biết, mất dân là mất lớn lắm. Nhưng không thể nói họ bám trụ theo kiểu thí mạng với bom trộm.
Anh dặn chúng tôi đừng bao giờ nghĩ là mất họ. Nhiều gia đình vì ác liệt quá, đã chịu nhiều tổn thất quá, sè sẹ ra đi. Có gia đình gửi lại cho chúng tôi những chú bé 14, 15 tuổi với mong muốn: “Các chú nuôi giùm hắn, khi nào hắn khoác được súng thì cho hắn đi bộ đội”. Thế là chúng tôi có một hướng công tác được nhấn mạnh hơn, quan tâm hơn. Làm thế nào để dù dân có bị xúc tát vào khu dồn, vào vùng địch thì họ vẫn mãi mãi hướng về cách mạng. Họ không nghe, không làm theo sự o ép, lừa mị của địch.
Những năm 70, phần lớn vùng nông thôn Quảng Đà là vùng trắng, chỉ bạt ngàn tranh bói. Đây đó có một vài cụm xanh thẫm là những hàng tre bụi keo. Đứng ở đầu Gò Nổi có thể nhìn thấu chót đuôi Gò Nổi với cái bót gác của địch ở Điện Nhơn. Không chỉ hủy diệt bằng bom pháo, bọn Mỹ và cả Đại Hàn còn dùng những cỗ máy cày, máy ủi cỡ lớn cày đi ủi lại. Đất bãi bồi của sông Thu Bồn thấm đầy phù sa vô cùng tốt, nên cày ủi rồi chỉ vài ba tuần, một tháng tranh bói, tre keo lại xanh nghít. Chúng lại cày ủi lại.
Có sống ở vùng trắng, vùng tự do oanh kích mới thấy mồ côi dân là tai họa khủng khiếp. Bây giờ tháng bảy nắng như đổ lửa, rúc bói mà đi trong cái nóng hầm hập, thèm một đài đầy nước chè sủi bọt, lòng bỗng hát lên một câu:
Còn dân kẻ đón người đưa,
Hết dân đi sớm về trưa như con chồn
Phải chăng từ thực tế khắc nghiệt đó, phong trào đã tìm ra những lời giải: trài dân, cấy dân. Trài dân là dân bị kèm trong hàng rào dây kẽm gai, liệu xem lúc nào thuận lợi, tìm cách xé rào, cày cuốc trồng tỉa một vạt đất bên ngoài hàng rào vừa làm vừa thăm dò, nếu được thì lấn tới, nếu chưa được thì tạm rút tính đến keo khác. Cấy dân là dân cả một thôn, một xã bị xúc đi hết bây giờ phải vận động trở về. Những người đầu tiên trở về là những người dân được cấy trở lại trên mảnh đất quê hương. Người được cấy phải là người cứng cỏi, có thể đấu lý với địch: “Bấy lâu nay tôi vẫn ở đây, quê hương bản quán của mình mình ở, chứ đi mô chừ, trước đây chúng tôi rúc bụi rúc bờ, nay không thể chui rúc mãi thì ra trước thanh thiên bạch nhật ở với mấy ông”.
Anh Nghinh bảo với chúng tôi, những người ấy phải được xem là tiền hiền, công trạng của họ không kém gì những người theo vua Lê Thánh Tông vào đất này khai cơ lập nghiệp mấy trăm năm trước.
Còn một phương thức nữa là một cảnh hai quê. Bà con mình bị xúc tát, cuộc sống ở khu dồn luôn là tạm bợ.
Ta về ta ở vườn ta
Ôm cây cột cháy cũng là thơm danh.
Đói lòng ăn mấy trái sung
Còn hơn ở trại tập trung An Hòa
Chúng ta tìm cách để họ luôn luôn đi về quê hương bản quán, có khi chỉ để rọc lá chuối ở vườn hoang bán kiếm ít đồng bạc lẻ. Rồi lần lần tạo lập một cơ sở sản xuất nhỏ. Khi nhiều gia đình cùng chung một cảnh hai quê, thì họ sẽ có sức mạnh, có cách bảo vệ cuộc sống.
Tôi nghĩ rằng, mai đây những từ như cấy dân, trài dân, một cảnh hai quê sẽ bị quên lãng, không ai hiểu nội hàm của nó là gì. Không ai biết nó là kinh nghiệm của cuộc đấu tranh trụ bám sinh tử trên từng tấc đất. Có lẽ không riêng tôi mà nhiều đồng chí khác những ngày ấy nghe anh Nghinh nói về những mô hình, những phương châm của cuộc đấu tranh giành dân và mọi công tác đều xoay quanh cái trục ấy không ai có cảm giác đây là sách vở là kinh điển mà là những chuyện thường ngày có sức mạnh của thực tiễn, có sức thuyết phục từ cuộc sống.
Đưa hạt giống đỏ cách mạng vào lòng thành phố
Anh Nghinh không phải là người nghĩ ra những sáng kiến đó. Nhưng do ở những nơi nóng bỏng nhất, lại có năng lực tổng hợp khái quát anh đã nâng cao và tạo nên giá trị đặc biệt của những mô hình những phương châm đó, rồi chính cuộc sống, cuộc chiến đấu lại làm nó phong phú hơn. Có một lần hiếm hoi, anh Nghinh trao đổi với chúng tôi một vấn đề có tính lý luận: “Nông thôn bao vây thành thị”. Chúng ta đều biết nông thôn bao vây thành thị là một luận điểm nổi tiếng của Mao Trạch Đông. Tôi không có thẩm quyền bàn định về vấn đề này. Nhưng tôi nghĩ với một đất nước bao la khổng lồ, dân số cả tỷ người 80%, 90% là nông dân, thì họ có lý khi nói về vai trò to lớn (chủ lực quân) của nông dân và của luận điểm nông thôn bao vây thành thị.
Trước tình hình địch tập trung xúc tát dồn dân vào các khu dồn, thị trấn, thành phố, nhiều đảng viên cơ sở cách mạng của ta vì nhiều lý do, nhiều cảnh ngộ cũng nằm trong số đó. Đảng bộ các xã ở Hòa Vang, Điện Bàn, Duy Xuyên, Đại Lộc vì thế mất đi một phần sức chiến đấu. Với lòng yêu nước và phẩm chất cách mạng, những đảng viên và cơ sở ấy trong hoàn cảnh mới luôn tìm cách tham gia đóng góp cho cách mạng.
Nhiều khi thấy chúng tôi lo lắng bức xúc về việc địch dồn xúc quá nhiều dân vào vùng chúng kiểm soát anh cười nhỏ nhẹ: “Thế là tự nhiên ta đưa được lực lượng cách mạng vào thành phố”. Rồi như theo dòng suy nghĩ, anh nói luôn: “Chúng ta không chủ trương lấy nông thôn bao vây thành phố, chúng ta đưa những hạt giống đỏ cách mạng vào giữa lòng thành phố”. Sau đó chúng tôi cũng được biết cụm từ “nở hoa giữa lòng thành phố” khi những lực lượng cách mạng ấy có những chiến công diệt ác phá kềm, phá hủy phương tiện chiến tranh của địch ở Đà Nẵng, Hội An.
Cũng chính từ đây, Đặc khu Quảng Đà có sáng kiến tổ chức chi bộ 2. Lúc đầu có những đảng viên ở một xã vùng nông thôn Quảng Đà vì những lý do khác nhau cũng bị dồn vào Đà Nẵng, có nhu cầu và tự động liên lạc với nhau, tự hình thành một tổ chức. Họ có thể về địa phương, báo cáo xin chỉ thị cấp ủy, có khi họ xin vũ khí (kíp nổ hẹn giờ) để diệt địch khi có thể. Dần dần cấp ủy xã công nhận tổ chức đó là chi bộ 2 của mình. Rồi tình hình phát triển, thành phố cần thêm nhiều thực lực, thế là theo chỉ thị của cấp trên, cấp ủy xã điều một số đảng viên ở địa phương, tạo cớ cho họ vào cư ngụ ở thành phố để lập chi bộ 2. Rồi tìm cách chắp nối họ với tổ chức đảng ở thành phố. Chi bộ 2 có thể nhận được sự chỉ đạo của cả hai hệ thống địa phương gốc và tại chỗ.
Vùng có nhiều chi bộ 2 nhất trước ngày giải phóng là Thạc Gián. Người cán bộ lặn lội xây dựng chắp nối các hoạt động của chi bộ 2 tiêu biểu là chị Mười Nhạn. Bà Bát Sâm, đã ngoài 70 tuổi, tóc bạc trắng da trổ đồi mồi hồng tươi, người đảng viên trung kiên của Điện Thọ là một trong những Bí thư chi bộ 2. Việc tổ chức chi bộ 2, một tổ chức không có trong điều lệ Đảng được báo cáo với Trung ương. Đồng chí Lê Duẩn khen là sáng tạo.
Anh Nghinh không viết rõ, không nói nhiều nhưng bằng việc làm cụ thể anh đã khẳng định mình không theo Mao một cách giáo điều. Đứng vững trên thực tế chiến tranh của mình, có chủ trương phù hợp, từ những việc như vậy đã góp phần làm nên chiến thắng. Anh cũng là người có nhiều trăn trở về việc huy động lực lượng to lớn của quần chúng đấu tranh chính trị trực diện với địch, làm sao cho mũi đấu tranh này thật linh hoạt sắc bén, làm thế nào tạo thế hợp pháp để người dân đi lại làm ăn buôn bán bình thường giữa vùng ta và vùng địch.
Có một lần đi cùng anh từ núi Duy Xuyên qua Phú Thạnh để chờ đột vào Xuyên Châu (Duy An) lúc chạng vạng. Chừng 4, 5 giờ chiều chúng tôi nghỉ dưới một rặng tre ken dày mát rượi ở Phú Thạnh. Chợt có mấy em bán cà-rem tới. Các anh cảnh vệ mua mấy cây rồi rót 1 ly coca cho vào đó 1 cây cà-rem mời anh. Anh uống thật ngon lành, cười hóm hỉnh hỏi tôi: “Mấy lão thường ở đây có dùng thứ này hằng ngày chứ”. Chúng tôi vui vẻ đáp: “Dạ có và sáng sớm còn có thể điểm tâm bánh mì với đồ hộp Mỹ nữa”. Sau đó anh nói: “Có được một vùng như thế này là quý lắm, khai thác thế nào phải tính để giữ được bền thế hợp pháp. Người dân sống được, làm ăn được là mình có nhờ rồi”.
Day dứt Mậu Thân
Không chỉ vì Đà Nẵng không có quả đấm mạnh cả về quân sự lẫn chính trị ngang tầm với vị thế chiến lược của nó. Đà Nẵng không làm được điều mà cả Huế và Sài Gòn đã làm. Đà Nẵng đã tổn thất lớn trong đợt này. Tiểu đoàn 1, R20, đứa con cưng của cả Quảng Đà thành lập ngày 19-5-1965 nhưng đã được dày công chuẩn bị từ mấy năm trước. 400 tinh binh của R20 được chọn lựa để quyết tâm tạo một đột phá ở Quân đoàn 1 mới vào đến hàng rào của Quân đoàn thì lâm vào thế tiến thoái lưỡng nan, và chỉ có 70 đồng chí trở về.
Chính vì yêu thương gắn bó với R20 anh đã vào Đà Nẵng. Nhưng đêm giao thừa năm ấy anh không ở bên các chiến sĩ R20. Trong bộ com-lê sang trọng anh đi lễ chùa Tĩnh Hội để nhìn tận mắt, chỉ đạo tại chỗ nơi khởi đầu cuộc nổi dậy của người dân Đà thành hy vọng sẽ đưa tới sự vùng lên như triều dâng thác đổ, hơn cả hồi 1964 đánh đổ Nguyễn Khánh xé bỏ hiến chương Vũng Tàu, hơn cả mùa xuân 1966 chống Thiệu Kỳ làm chủ thành phố 76 ngày.
Điều đó không xảy ra như kịch bản mà các anh dự liệu. Và anh đắng cay nhìn cảnh những người tâm phúc của mình được tung vào trận chiến sinh tử này bị bắn trọng thương, lọt vào tay địch. Kỳ vọng về một cuộc toàn thắng đã không thành. Có lẽ với anh Nghinh, Xuân Mậu Thân để lại rất nhiều day dứt.
Vì sao cuộc nổi dậy không thành? Các mũi quân chính trị từ nông thôn nhập thành, do những nữ tướng tóc dài như chị Hạnh, chị Nhạn, chị Trinh, chị Hồng, chị Trà, chị Năm Ẩn, v.v… mới hôm nào báo cáo với anh tất cả đã sẵn sàng chờ lệnh, nay bị chặn đứng giữa đường. Nhiều người đã ngã xuống vẫn giương cao cờ khởi nghĩa. Hàng trăm chị em ở Hòa Hải lướt đi như sóng như gió với tinh thần “Thiệu Kỳ không đổ, không giỗ, không Tết” cũng bị chặn lại và bom pháo dội vào ngay giữa đội hình.
Còn những người anh thấy có mặt ở sân chùa Tĩnh Hội đêm giao thừa lịch sử này, tất cả đều thân thiết với anh như Trần Quang Tuấn, Lê Nguyên Hồng, Nguyễn Thị Minh Hà, Hoàng Nam, Huỳnh Liên, chị Thành và Phan Duy Nhân. Họ đều là những người trí dũng có thừa, theo sự chỉ đạo của anh họ có mặt trong trận quyết chiến cuối cùng này. Nhưng sao anh thấy họ đơn độc và cả anh nữa anh cũng vậy. Đâu rồi anh em tài xế, thợ máy, chị em tiểu thương, đâu rồi các bạn trẻ sinh viên học sinh?
Những người Đà Nẵng được gửi gắm bao hy vọng hình như đang quây quần bên bàn thờ gia tiên, đón chờ năm mới. Họ không có tâm trạng không thể chịu nổi, không thể sống nổi. Họ đâu có tức như cá tức trứng, như anh biết đã nhiều lần qua các báo cáo. Và bây giờ đó là điều anh không giải mã được. Anh biết chắc là không thể trách họ, trước hết phải biết trách mình chưa tạo được thời cơ, được môi trường để họ xuống đường vai sát vai chung một bóng cờ như họ đã từng làm.
Chung một tiếng nói, một tấm lòng
Có ai đó nói trong những năm tháng chống Mỹ, sống được ở chiến trường Quảng Đà cũng đã là những người gan dạ, khôn ngoan hết mực. Vậy mà chúng ta đâu chỉ sống, chúng ta sống cũng là đánh và thắng Mỹ, là lấy yếu thắng mạnh, lấy ít địch nhiều, lấy thô sơ chế ngự hiện đại, là cắn răng lại, thi gan để lập nên những kỳ tích. Và thật lạ, hồi ấy anh Nghinh đã sống và chiến đấu như vậy, như là cuộc sống cuộc chiến đấu đã yêu cầu như vậy, đã dạy như vậy.
Hồi cơ quan ở Hòn Tàu, anh Nghinh nhiều lần phải qua vùng Tây Quế Sơn để về hậu cứ trên núi Đại Lộc hội họp. Có lần cho gọi tôi cùng đi, anh hỏi tôi: “Mấy lão có biết tại sao phải đi vào lúc này không?”. Chúng tôi chưa kịp trả lời anh giải thích: “Bọn Mỹ chốt trên Bằng Thùng, núi Ông Hường, chiều thứ 7 chúng thường được trực thăng từ Đà Nẵng vào tiếp tế đồ ăn thức uống và nhiều vật dụng. Trực thăng còn đem nước cho chúng nó tắm. Mấy lão biết đấy, ở đây mà còn nóng như sôi thế này ở trên đó mấy thằng Mỹ đỏ chói béo ú khác chi bị rang trong chảo lửa. Tắm mát tối lại có mấy cô ca-ve ở Đà Nẵng được trực thăng đưa tới phục vụ. Thế là mấy anh nào có biết trời đất trăng sao, chẳng thằng nào chú ý quan sát hành lang đi về của mấy chú vi-xi dưới chân núi. Mình vừa đi vừa hát bội”. Rồi như sợ chúng tôi chủ quan mất cảnh giác, anh lại dặn chúng tôi ngụy trang kỹ và đi trong đội hình phân tán để có bị pháo kích thì cũng đỡ thương vong.
Anh Nghinh và cả anh Thận thường hay nhắc tới một câu chuyện mà các anh cho là có ấn tượng nhất, những ngày ấy. Tết Đinh Mùi 1967, Mỹ đổ quân vào Đà Nẵng đã hai năm. Sớm mồng 1 các anh đi chúc Tết bà con ở quanh nơi đóng cơ quan. Đến nhà Bà Diệu (Xuân Đài, Gò Nổi) anh Nghinh hỏi bà: “Tết này chị ưng chúng tôi chúc gì đây?”. Không một giây ngập ngừng đắn đo bà nói ngay: “Không có gì quý hơn độc lập tự do”. Các anh lặng đi vì xúc động.
Ý chí “Không có gì quý hơn độc lập tự do” được Bác Hồ khẳng định mới cách đấy hơn nửa năm vậy mà ở một góc chiến trường xa xôi này, ý chí thiêng liêng đó đã đến, đã đi vào lòng những bà mẹ nghèo và đã trở thành tâm nguyện của các mẹ. Rõ ràng giữa các mẹ, giữa người dân và các anh và cả chúng tôi nữa không có một khoảng cách nào. Tất cả chung một tiếng nói, một tấm lòng!
Ở chiến trường hồi đó, tuy mưa bom bão đạn và nhiều phen thiếu đói sốt rét nhưng chúng tôi vẫn học nhiều thứ lắm. Tôi thấy anh Nghinh không có cách giảng giải theo sách vở kinh điển. Anh có lối nói của anh. Anh cứ như là bà mẹ vừa đi ra từ hàng rào ấp chiến lược, bà về vườn cũ, cắt rọc mấy xấp lá chuối, kín đáo đem theo một đùm bánh tráng thịt heo có đủ rau sống tươi ngon và một bịch mắm nêm nhỏ. Bà biết chắc sẽ gặp anh em nhà mình và nếu không gặp bà sẽ để ở một chỗ mà nhất định anh em mình biết.
Lời anh nói như là cuộc sống như lẽ đời phải thế, vốn vậy. Anh cho chúng tôi biết dân là như thế. Là tình cảm chứa chan, là sức mạnh gang thép là những thông tin kiến thức cần có trong cuộc chiến là những phương thức, những tổ chức không sách vở nào quy định để khi thì né tránh khi thì xáp vào đối đầu với địch và cuối cùng đi tới thắng lợi.
Đứng bên các anh trong chiến hào, chúng tôi thấy dân mình thật lớn lao và luôn tự nhắc đó là nguồn sức mạnh vô tận mà chớ bao giờ, không một phút nào được xa rời quên lãng. Đó là bài học, cho đến bây giờ với tôi điều lo lắng nhất là làm sao giữ được trọn vẹn cách nhìn đó lối nghĩ đó tâm tình đó.
<table class="quote center" height="46" width="549" align="center"> <tbody> <tr> <td> Cụ Hồ Nghinh sinh ngày 15-2-1915 (ghi trong lý lịch là ngày 15-2-1913) tại Duy Trinh, Duy Xuyên, Quảng Nam, Đà Nẵng; tham gia cách mạng từ năm 1929, tháng 2-1946 được kết nạp vào Đảng Cộng sản Việt Nam; là bạn học cùng thời với Đại tướng Võ Nguyên Giáp ở Trường Quốc học Huế. Do tham gia cách mạng nên bị đuổi học và bị bắt bỏ tù. Năm 1932 được ra tù về quê lập trường học Tân Tân ở Duy Trinh, dạy học theo một chương trình rất mới, nổi tiếng thời đó.
Trong hai cuộc kháng chiến chống Pháp và chống Mỹ ở quê hương Quảng Nam-Đà Nẵng và Khu V, ông Hồ Nghinh với chức vụ Tỉnh ủy viên, Bí thư Tỉnh ủy, Thường vụ khu ủy. Hòa bình thống nhất đất nước, ông được bầu làm Ủy viên dự khuyết BCH Trung ương Đảng khóa IV và Ủy viên chính thức khóa V, giữ chức Phó ban Kinh tế Trung ương cho đến lúc nghỉ hưu.
Ông đã được Đảng và Nhà nước trao tặng các phần thưởng cao qúy: Huy hiệu 40, 50, 60 năm tuổi Đảng; Huân chương Hồ Chí Minh; Huân chương Độc Lập hạng nhất; Huân chương Kháng chiến hạng nhất; Huân chương Kháng chiến chống Mỹ, cứu nước hạng nhất; Huân chương Giải phóng hạng nhất; Huân chương Lao động hạng nhất; Huân chương Thành đồng hạng nhì; Huân chương Quyết thắng hạng nhất.
Ngày 15-3-2007 tại Bệnh viện C Đà Nẵng, ông đã từ trần do bệnh nặng, hưởng thọ 92 tuổi.
</td> </tr> </tbody> </table>
Trong hai cuộc kháng chiến chống Pháp và chống Mỹ ở quê hương Quảng Nam-Đà Nẵng và Khu V, ông Hồ Nghinh với chức vụ Tỉnh ủy viên, Bí thư Tỉnh ủy, Thường vụ khu ủy. Hòa bình thống nhất đất nước, ông được bầu làm Ủy viên dự khuyết BCH Trung ương Đảng khóa IV và Ủy viên chính thức khóa V, giữ chức Phó ban Kinh tế Trung ương cho đến lúc nghỉ hưu.
Ông đã được Đảng và Nhà nước trao tặng các phần thưởng cao qúy: Huy hiệu 40, 50, 60 năm tuổi Đảng; Huân chương Hồ Chí Minh; Huân chương Độc Lập hạng nhất; Huân chương Kháng chiến hạng nhất; Huân chương Kháng chiến chống Mỹ, cứu nước hạng nhất; Huân chương Giải phóng hạng nhất; Huân chương Lao động hạng nhất; Huân chương Thành đồng hạng nhì; Huân chương Quyết thắng hạng nhất.
Ngày 15-3-2007 tại Bệnh viện C Đà Nẵng, ông đã từ trần do bệnh nặng, hưởng thọ 92 tuổi.
</td> </tr> </tbody> </table>
NGUYỄN ĐÌNH AN
Theo Báo Đà Nẵng
Theo Báo Đà Nẵng