[size=medium]
Tham khảo
Business: The Drive to Succeed
Are you motivated to succeed in your work life?
Published on May 18, 2010 by Jim Taylor, Ph.D. in The Power of Prime
Theo nghiên cứu của tiến sĩ Anders Ericsson, động cơ (motivation) là yếu tố dự báo quan trọng nhất của thành công. Ericsson phát hiện thấy những chuyên gia trong nhiều lĩnh vực của cuộc sống, như thể thao, âm nhạc, nhảy, chơi cờ hoặc kinh doanh, đã dành nhiều thời gian cho nghề của họ. “Tốn 10 năm và 10,000 h để trở thành 1 chuyên gia.” Nghiên cứu khác cho thấy 1 người càng làm lâu trong 1 nghề, thì khả năng bẩm sinh (như trí thông minh) càng ít quan trọng, và động cơ càng trở nên quan trọng. Nói cách khác, người thành công nhất nỗ lực lâu hơn những người khác. Tại sao mối quan hệ giữa động cơ và sự thành công lại quá mạnh mẽ? Vì động cơ cao sẽ đảm bảo cho sự chuẩn bị, và đến lượt nó, đảm bảo cho việc thực hiện và những kết quả tối đa.
Định nghĩa động cơ
Động cơ có thể được định nghĩa theo những cách sau:
1 động lực bên trong hoặc bên ngoài thúc đẩy 1 người hành động
Khả năng bắt đầu và kiên trì trong 1 nhiệm vụ
Dành 100% thời gian, nỗ lực, năng lượng và sự tập trung của bạn vào công việc của bạn
Có khả năng làm việc chăm chỉ khi đối mặt với những chướng ngại vật, sự buồn chán, mệt mỏi, stress và khao khát muốn làm những việc khác
Động cơ có nghĩa là làm mọi thứ mà bạn có thể để trở nên có hiệu quả mà bạn có thể.
Ảnh hưởng của động cơ
Nhưng nói rằng bạn bị thúc đẩy để đạt được mục tiêu của ban là 1 việc; và việc khác là động cơ đó chuyển thành hành động thực tế để đạt mục tiêu đó. Động cơ rất quan trọng vì nó tác động đến mọi khía cạnh của những nỗ lực làm việc của bạn:
Sự chuẩn bị
Sự kiên trì
Sức khỏe thể chất
Lối sống
Kết quả
Ma trận động cơ
Mỗi người có 1 động cơ khác nhau thúc đẩy họ hướng đến những mục tiêu của họ. Ma trận động cơ phân động cơ thành 2 chiều kích: Bên trong vs. Bên ngoài và Tích cực vs. Tiêu cực. Và kết quả là chia thành 4 góc phần tư của động cơ, nhưng sẽ tạo ra những kinh nghiệm và kết quả khác nhau.
Bên trong-tích cực: Thách thức, khao khát, đam mê, thỏa mãn, khẳng định bản thân (kết quả: thành công, thỏa mãn, hạnh phúc).
Bên ngoài-tích cực: Sự ghi nhận và đánh giá cao từ sếp và đồng nghiệp, những phần thưởng tài chính, cuộc sống ổn định (kết quả: 1 số thành công, hầu hết thỏa mãn, phụ thuộc vào những người khác để tiếp tục thành công và có những cảm xúc tích cực).
Bên trong-tiêu cực: Mối đe dọa, sợ thất bại, sự khiếm khuyết, sự bất an (kết quả: thành công đáng kể, tỷ lệ kiệt sức cao, không hạnh phúc).
Bên ngoài-tiêu cực: Sợ mất việc, thiếu sự tôn trọng từ sếp và đồng nghiệp, sức ép tài chính, áp lực từ những người quan trọng khác, cuộc sống không ổn định (1 số thành công, lo lắng, không hạnh phúc).
Rõ ràng, kiểu động cơ lý tưởng là bên trong-tích cực vì động cơ đến từ 1 nơi của sức mạnh và sự thoải mái. Đồng thời, nghiên cứu cũng cho thấy nhiều người thành công bị thúc đẩy bởi sự bất an hoặc nhu cầu nhận được sự chú ý, cho rằng động cơ bên trong-tiêu cực hoặc bên ngoài-tiêu cực có thể dẫn đến thành công (dù hiếm khi hạnh phúc). Bạn nghĩ mình thuộc về góc phần tư nào? Nếu bạn không ở trong góc phần tư bên trong-tích cực, thì bạn có thể muốn đánh giá lại về động cơ của bạn và nỗ lực hướng đến vị trí đó trong ma trận động cơ.
Nỗ lực vs. mục tiêu
Khá đơn giản, bất cứ điều gì bạn đặt vào trong công việc của bạn, những nỗ lực, là những gì bạn sẽ nhận được từ chúng. Nếu bạn nằm trong 1 nhóm những nhân viên có năng lực ngang nhau, thì người dành nhiều thời gian và nỗ lực nhất là người sẽ thành công nhất. 1 vấn đề mà tôi nhìn thấy ở nhiều người trong thế giới công việc ngày nay là 1 sự mất kết nối giữa những nỗ lực của họ và mục tiêu của họ. Khi tôi nói chuyện với 1 nhóm người trẻ, tôi luôn hỏi bao nhiêu người có những mục tiêu lớn, ví dụ như được lên chức quản lý cấp cao hoặc bắt đầu công ty riêng của họ. Hầu hết mọi người đều giơ tay. Sau đó tôi hỏi bao nhiêu người đang làm mọi việc mà họ có thể làm để đạt được mục tiêu của họ. Chỉ 1 vài người giơ tay. Điều này nói với tôi là thường có 1 khoảng cách giữa những mục tiêu họ có và nỗ lực mà họ đang đặt vào những mục tiêu đó. Thật dễ dàng để nói rằng bạn muốn trở thành 1 doanh nhân thành công. Nhưng khó hơn nhiều để làm điều đó thực sự xảy ra. Nếu bạn đang có sự mất kết nối này thì bạn có 2 lựa chọn. Bạn có thể hoặc là hạ thấp mục tiêu để phù hợp với sự nỗ lực của bạn hoặc bạn có thể gia tăng nỗ lực để nó phù hợp với những mục tiêu của bạn. Không có sự lựa chọn đúng. Nhưng nếu bạn thực sự bị thúc đẩy để thành công, thì bạn tốt hơn là nên đảm bảo rằng bạn đang làm những việc cần thiết để đạt được mục tiêu của bạn.
Nguồn: PsychologyToday
Tham khảo
Business: The Drive to Succeed
Are you motivated to succeed in your work life?
Published on May 18, 2010 by Jim Taylor, Ph.D. in The Power of Prime
Theo nghiên cứu của tiến sĩ Anders Ericsson, động cơ (motivation) là yếu tố dự báo quan trọng nhất của thành công. Ericsson phát hiện thấy những chuyên gia trong nhiều lĩnh vực của cuộc sống, như thể thao, âm nhạc, nhảy, chơi cờ hoặc kinh doanh, đã dành nhiều thời gian cho nghề của họ. “Tốn 10 năm và 10,000 h để trở thành 1 chuyên gia.” Nghiên cứu khác cho thấy 1 người càng làm lâu trong 1 nghề, thì khả năng bẩm sinh (như trí thông minh) càng ít quan trọng, và động cơ càng trở nên quan trọng. Nói cách khác, người thành công nhất nỗ lực lâu hơn những người khác. Tại sao mối quan hệ giữa động cơ và sự thành công lại quá mạnh mẽ? Vì động cơ cao sẽ đảm bảo cho sự chuẩn bị, và đến lượt nó, đảm bảo cho việc thực hiện và những kết quả tối đa.
Định nghĩa động cơ
Động cơ có thể được định nghĩa theo những cách sau:
1 động lực bên trong hoặc bên ngoài thúc đẩy 1 người hành động
Khả năng bắt đầu và kiên trì trong 1 nhiệm vụ
Dành 100% thời gian, nỗ lực, năng lượng và sự tập trung của bạn vào công việc của bạn
Có khả năng làm việc chăm chỉ khi đối mặt với những chướng ngại vật, sự buồn chán, mệt mỏi, stress và khao khát muốn làm những việc khác
Động cơ có nghĩa là làm mọi thứ mà bạn có thể để trở nên có hiệu quả mà bạn có thể.
Ảnh hưởng của động cơ
Nhưng nói rằng bạn bị thúc đẩy để đạt được mục tiêu của ban là 1 việc; và việc khác là động cơ đó chuyển thành hành động thực tế để đạt mục tiêu đó. Động cơ rất quan trọng vì nó tác động đến mọi khía cạnh của những nỗ lực làm việc của bạn:
Sự chuẩn bị
Sự kiên trì
Sức khỏe thể chất
Lối sống
Kết quả
Ma trận động cơ
Mỗi người có 1 động cơ khác nhau thúc đẩy họ hướng đến những mục tiêu của họ. Ma trận động cơ phân động cơ thành 2 chiều kích: Bên trong vs. Bên ngoài và Tích cực vs. Tiêu cực. Và kết quả là chia thành 4 góc phần tư của động cơ, nhưng sẽ tạo ra những kinh nghiệm và kết quả khác nhau.
Bên trong-tích cực: Thách thức, khao khát, đam mê, thỏa mãn, khẳng định bản thân (kết quả: thành công, thỏa mãn, hạnh phúc).
Bên ngoài-tích cực: Sự ghi nhận và đánh giá cao từ sếp và đồng nghiệp, những phần thưởng tài chính, cuộc sống ổn định (kết quả: 1 số thành công, hầu hết thỏa mãn, phụ thuộc vào những người khác để tiếp tục thành công và có những cảm xúc tích cực).
Bên trong-tiêu cực: Mối đe dọa, sợ thất bại, sự khiếm khuyết, sự bất an (kết quả: thành công đáng kể, tỷ lệ kiệt sức cao, không hạnh phúc).
Bên ngoài-tiêu cực: Sợ mất việc, thiếu sự tôn trọng từ sếp và đồng nghiệp, sức ép tài chính, áp lực từ những người quan trọng khác, cuộc sống không ổn định (1 số thành công, lo lắng, không hạnh phúc).
Rõ ràng, kiểu động cơ lý tưởng là bên trong-tích cực vì động cơ đến từ 1 nơi của sức mạnh và sự thoải mái. Đồng thời, nghiên cứu cũng cho thấy nhiều người thành công bị thúc đẩy bởi sự bất an hoặc nhu cầu nhận được sự chú ý, cho rằng động cơ bên trong-tiêu cực hoặc bên ngoài-tiêu cực có thể dẫn đến thành công (dù hiếm khi hạnh phúc). Bạn nghĩ mình thuộc về góc phần tư nào? Nếu bạn không ở trong góc phần tư bên trong-tích cực, thì bạn có thể muốn đánh giá lại về động cơ của bạn và nỗ lực hướng đến vị trí đó trong ma trận động cơ.
Nỗ lực vs. mục tiêu
Khá đơn giản, bất cứ điều gì bạn đặt vào trong công việc của bạn, những nỗ lực, là những gì bạn sẽ nhận được từ chúng. Nếu bạn nằm trong 1 nhóm những nhân viên có năng lực ngang nhau, thì người dành nhiều thời gian và nỗ lực nhất là người sẽ thành công nhất. 1 vấn đề mà tôi nhìn thấy ở nhiều người trong thế giới công việc ngày nay là 1 sự mất kết nối giữa những nỗ lực của họ và mục tiêu của họ. Khi tôi nói chuyện với 1 nhóm người trẻ, tôi luôn hỏi bao nhiêu người có những mục tiêu lớn, ví dụ như được lên chức quản lý cấp cao hoặc bắt đầu công ty riêng của họ. Hầu hết mọi người đều giơ tay. Sau đó tôi hỏi bao nhiêu người đang làm mọi việc mà họ có thể làm để đạt được mục tiêu của họ. Chỉ 1 vài người giơ tay. Điều này nói với tôi là thường có 1 khoảng cách giữa những mục tiêu họ có và nỗ lực mà họ đang đặt vào những mục tiêu đó. Thật dễ dàng để nói rằng bạn muốn trở thành 1 doanh nhân thành công. Nhưng khó hơn nhiều để làm điều đó thực sự xảy ra. Nếu bạn đang có sự mất kết nối này thì bạn có 2 lựa chọn. Bạn có thể hoặc là hạ thấp mục tiêu để phù hợp với sự nỗ lực của bạn hoặc bạn có thể gia tăng nỗ lực để nó phù hợp với những mục tiêu của bạn. Không có sự lựa chọn đúng. Nhưng nếu bạn thực sự bị thúc đẩy để thành công, thì bạn tốt hơn là nên đảm bảo rằng bạn đang làm những việc cần thiết để đạt được mục tiêu của bạn.
Nguồn: PsychologyToday