Congvien_it
Moderator
<table border="0" cellpadding="0" cellspacing="0" width="100%"><tbody><tr><td align="center" width="100%"> Sinh viên và tháng... ăn chơi
</td></tr><tr><td> Sau hai tuần nghỉ Tết, trên giảng đường đại học cũng như các xóm trọ vắng bóng sinh viên. Một số đang bị quê hương “níu chân”, một số đã lên xe vào trường nhưng chưa chịu lên lớp.
<table style="WIDTH: 20px; HEIGHT: 20px" align="center" cellpadding="0" cellspacing="2"> <tbody> <tr> <td>
</td></tr> <tr> <td>
Tại Trường ĐH Kinh tế Đà Nẵng, nhiều lớp học cũng rơi vào tình trạng vắng bóng sinh viên. Điều này ảnh hưởng không nhỏ đến tinh thần cũng như việc học của các sinh viên chuyên cần khác. Bạn L. A. K.–sinh viên ngành Marketing Trường ĐH Kinh tế Đà Nẵng chia sẻ: “Mới ra Tết nên các bạn lớp mình vẫn chưa đi học chuyên cần. Hôm nay lớp vắng đến gần 20 bạn, nhìn lớp vắng hoe nên giáo viên cũng nản, không khí học trầm lắng”. Q. T. – sinh viên năm 4 khoa Quản trị kinh doanh cho biết: “Lớp mình mấy hôm nay đi học vắng đến gần cả chục bạn. Nhiều khi thầy điểm danh thì lớp đi đông đủ lắm, nhưng không điểm danh thì mấy bạn cứ thế mà bỏ học”.
Bạn P. O., sinh viên năm 3 Trường ĐH Duy Tân Đà Nẵng nói: “Lớp mình sau Tết đi học chỉ được hơn nửa lớp. Bạn thì ở quê chưa ra, bạn thì ra rồi mà chưa đi học. Những người đến lớp như mình được xem là siêng lắm rồi đấy”. L. V. D. (khoa Du lịch, ĐH Duy Tân) than thở: “Lớp mình chỉ có một bạn là ở tỉnh khác, thế mà lớp cũng vắng đến gần chục bạn. Mỗi khi đến lớp thấy các bạn đi học vắng nhiều, đâm ra mình cũng nản, muốn nghỉ theo”.
Trường ĐH Sư phạm, những ngày đầu tiên đi học sau Tết, nhiều lớp cũng vắng sinh viên. Theo V. Đ. (khoa Ngữ văn), lớp có rất nhiều bạn chưa đi học, có môn chỉ vắng khoảng 5 bạn nhưng cũng có môn vắng đến gần nửa lớp. Chia sẻ về vấn đề sinh viên vắng bóng sau ngày Tết, cô P. T.T. H., giảng viên khoa Ngữ văn, Trường ĐH Sư phạm Đà Nẵng cho biết: “Nhìn chung có rất nhiều lớp vắng nhiều sinh viên. Có lớp chỉ có vài tiết học giữa tuần nên các em sinh viên thường chọn phương án bỏ học cả tuần để đợi tuần sau mới bắt đầu vào học. Vì vậy, nhiều thầy cô cho học trò nghỉ luôn vì đến lớp cũng không có mấy sinh viên để dạy”.
<table style="WIDTH: 20px; HEIGHT: 20px" align="center" cellpadding="0" cellspacing="2"> <tbody> <tr> <td>
</td></tr> <tr> <td>
Rất nhiều sinh viên suy nghĩ lệch lạc, ăn Tết theo kiểu “văn hóa làng xã”, kéo dài thời gian ăn nhậu, lãng phí thời gian, tiền bạc và sức khỏe. Tại các khu trọ gần Trường Đại học Sư phạm Đà Nẵng, số lượng sinh viên từ quê ra học cũng đã khá đông, tuy nhiên ra không phải để đi học mà ra để đón thêm một cái “Tết” với bạn bè ở đây. Đa số các bạn đều ngao ngán khi nhắc đến không khí giảng đường, chỉ thích được chìm trong các cuộc vui chơi thâu đêm suốt sáng tại các phòng trọ. Bạn Q. L.–ở xóm trọ trong kiệt 121 đường Phạm Như Xương (Đà Nẵng) khoe: “Kể từ ngày ở quê ra đi học lại, mình đã nhậu không biết bao nhiêu lần. Ngày đầu tiên xóm trọ ra đủ, chú chủ trọ tổ chức ngay một buổi họp mặt đầu năm vô cùng hoành tráng. Sau đó là họp mặt bạn bè trong lớp, rồi nhóm... nói chung là ăn chơi cho hết tháng Giêng”.
Cũng như vậy, không khí học tập tại Trường Đại học Ngoại ngữ Đà Nẵng cũng khá trầm lắng. Mặc dù ngày lễ tình nhân đã qua hơn một tuần nhưng nhiều sinh viên vẫn mở các quầy bán quần áo cặp, các quà tặng lưu niệm. Tối ngày chăm lo cho bán buôn, chuyện học thì không mấy quan tâm. Ở một số quán Internet gần Trường Đại học Sư phạm, khá đông SV ngồi “cắm rễ” bên các màn hình máy tính để “tám” trên facebook hoặc chơi game online. Sức hút của Internet ngày bình thường đã rất lớn, nay dịp sau Tết lại càng lớn hơn.
Vui chơi sau Tết cùng bạn bè không phải là chuyện xấu, nhưng chơi thế nào để vừa vui vừa tiết kiệm thì không phải bạn trẻ nào cũng biết cách. Vui Tết thế nào cho lành mạnh, không ảnh hưởng đến việc học mới là điều mà mỗi bạn sinh viên cần suy nghĩ.
</td></tr></tbody></table>
</td></tr><tr><td> Sau hai tuần nghỉ Tết, trên giảng đường đại học cũng như các xóm trọ vắng bóng sinh viên. Một số đang bị quê hương “níu chân”, một số đã lên xe vào trường nhưng chưa chịu lên lớp.
<table style="WIDTH: 20px; HEIGHT: 20px" align="center" cellpadding="0" cellspacing="2"> <tbody> <tr> <td>

Sau Tết, khác với ở giảng đường, sinh viên tụ tập trong các quán cà-phê.
</td></tr></tbody></table>Giảng đường vắng hoe Từ ngày 18-2, hầu hết các trường đại học trên địa bàn TP Đà Nẵng bắt đầu học trở lại. Tuy nhiên, dư âm Tết vẫn còn vương vấn từ ghế giảng đường đến các xóm trọ. Trong 3 ngày đầu đi học trở lại, theo quan sát của chúng tôi, số lượng sinh viên đến lớp tại một số trường thành viên của Đại học Đà Nẵng như ĐH Sư phạm, ĐH Kinh tế... vẫn rất ít. Còn các trường ngoài công lập thì giảng đường vắng hơn. Đảo một vòng quanh các phòng học, chúng tôi nhận thấy còn có khá nhiều ghế trống. Nhiều sinh viên đến lớp vẫn chưa trút bỏ tâm lý vui chơi ngày Tết, chụm lại cắn hạt dưa, ăn mứt, “tám” chuyện, thậm chí ngủ ngay trong giờ học. Bạn B.D. (khoa Môi Trường. ĐH Duy Tân) cho biết: “Sau Tết lớp chẳng có không khí học, mấy thầy vào lớp trễ gần 15 phút nhưng lại cho nghỉ rất sớm”.
Tại Trường ĐH Kinh tế Đà Nẵng, nhiều lớp học cũng rơi vào tình trạng vắng bóng sinh viên. Điều này ảnh hưởng không nhỏ đến tinh thần cũng như việc học của các sinh viên chuyên cần khác. Bạn L. A. K.–sinh viên ngành Marketing Trường ĐH Kinh tế Đà Nẵng chia sẻ: “Mới ra Tết nên các bạn lớp mình vẫn chưa đi học chuyên cần. Hôm nay lớp vắng đến gần 20 bạn, nhìn lớp vắng hoe nên giáo viên cũng nản, không khí học trầm lắng”. Q. T. – sinh viên năm 4 khoa Quản trị kinh doanh cho biết: “Lớp mình mấy hôm nay đi học vắng đến gần cả chục bạn. Nhiều khi thầy điểm danh thì lớp đi đông đủ lắm, nhưng không điểm danh thì mấy bạn cứ thế mà bỏ học”.
Bạn P. O., sinh viên năm 3 Trường ĐH Duy Tân Đà Nẵng nói: “Lớp mình sau Tết đi học chỉ được hơn nửa lớp. Bạn thì ở quê chưa ra, bạn thì ra rồi mà chưa đi học. Những người đến lớp như mình được xem là siêng lắm rồi đấy”. L. V. D. (khoa Du lịch, ĐH Duy Tân) than thở: “Lớp mình chỉ có một bạn là ở tỉnh khác, thế mà lớp cũng vắng đến gần chục bạn. Mỗi khi đến lớp thấy các bạn đi học vắng nhiều, đâm ra mình cũng nản, muốn nghỉ theo”.
Trường ĐH Sư phạm, những ngày đầu tiên đi học sau Tết, nhiều lớp cũng vắng sinh viên. Theo V. Đ. (khoa Ngữ văn), lớp có rất nhiều bạn chưa đi học, có môn chỉ vắng khoảng 5 bạn nhưng cũng có môn vắng đến gần nửa lớp. Chia sẻ về vấn đề sinh viên vắng bóng sau ngày Tết, cô P. T.T. H., giảng viên khoa Ngữ văn, Trường ĐH Sư phạm Đà Nẵng cho biết: “Nhìn chung có rất nhiều lớp vắng nhiều sinh viên. Có lớp chỉ có vài tiết học giữa tuần nên các em sinh viên thường chọn phương án bỏ học cả tuần để đợi tuần sau mới bắt đầu vào học. Vì vậy, nhiều thầy cô cho học trò nghỉ luôn vì đến lớp cũng không có mấy sinh viên để dạy”.
<table style="WIDTH: 20px; HEIGHT: 20px" align="center" cellpadding="0" cellspacing="2"> <tbody> <tr> <td>

Thay vì học bài, những ngày sau Tết sinh viên lại tụ tập đánh bài.
</td></tr></tbody></table>Chưa hết tháng ăn chơi Hằng năm, khoảng thời gian này, nhiều giáo viên bộ môn phải chờ sinh viên mỏi cổ. Nhiều sinh viên cố tình kèo dài thời gian nghỉ Tết, nhưng bên cạnh đó cũng có các lý do khách quan như ốm đau, việc gia đình, không bắt được tàu, xe... nên chưa đi học. Tuy nhiên, theo quan sát thì tại các địa điểm ăn chơi quen thuộc gần các trường ĐH, sinh viên tụ tập khá đông. Tại những quán cà-phê, giải khát cạnh Trường ĐH Bách khoa Đà Nẵng, nhiều “ét vê” tụ tập bên các “sớ bạc” tại chỗ để lưu giữ không khí Tết. Ngay từ sáng sớm, các quán cà-phê này đã khá đông cử nhân, kỹ sư tương lai tụ tập nói chuyện rôm rả và bàn bạc kế hoạch chuẩn bị “ăn chơi cho hết tháng Giêng”.
Rất nhiều sinh viên suy nghĩ lệch lạc, ăn Tết theo kiểu “văn hóa làng xã”, kéo dài thời gian ăn nhậu, lãng phí thời gian, tiền bạc và sức khỏe. Tại các khu trọ gần Trường Đại học Sư phạm Đà Nẵng, số lượng sinh viên từ quê ra học cũng đã khá đông, tuy nhiên ra không phải để đi học mà ra để đón thêm một cái “Tết” với bạn bè ở đây. Đa số các bạn đều ngao ngán khi nhắc đến không khí giảng đường, chỉ thích được chìm trong các cuộc vui chơi thâu đêm suốt sáng tại các phòng trọ. Bạn Q. L.–ở xóm trọ trong kiệt 121 đường Phạm Như Xương (Đà Nẵng) khoe: “Kể từ ngày ở quê ra đi học lại, mình đã nhậu không biết bao nhiêu lần. Ngày đầu tiên xóm trọ ra đủ, chú chủ trọ tổ chức ngay một buổi họp mặt đầu năm vô cùng hoành tráng. Sau đó là họp mặt bạn bè trong lớp, rồi nhóm... nói chung là ăn chơi cho hết tháng Giêng”.
Cũng như vậy, không khí học tập tại Trường Đại học Ngoại ngữ Đà Nẵng cũng khá trầm lắng. Mặc dù ngày lễ tình nhân đã qua hơn một tuần nhưng nhiều sinh viên vẫn mở các quầy bán quần áo cặp, các quà tặng lưu niệm. Tối ngày chăm lo cho bán buôn, chuyện học thì không mấy quan tâm. Ở một số quán Internet gần Trường Đại học Sư phạm, khá đông SV ngồi “cắm rễ” bên các màn hình máy tính để “tám” trên facebook hoặc chơi game online. Sức hút của Internet ngày bình thường đã rất lớn, nay dịp sau Tết lại càng lớn hơn.
Vui chơi sau Tết cùng bạn bè không phải là chuyện xấu, nhưng chơi thế nào để vừa vui vừa tiết kiệm thì không phải bạn trẻ nào cũng biết cách. Vui Tết thế nào cho lành mạnh, không ảnh hưởng đến việc học mới là điều mà mỗi bạn sinh viên cần suy nghĩ.
Văn Khải – Trung Tín (Theo cadn)
Sửa lần cuối: