Congvien_it
Moderator
Giá cước không “đua” kịp giá xăng dầu
Việc ngày 28-3 giá xăng trong nước tăng thêm 1.430 đồng/lít và dầu diesel tăng thêm 362 đồng/lít. Đến ngày 9-4 giá xăng trên thị trường được điều chỉnh theo hưởng giảm 500 đồng/lít và dầu diesel giảm 450 đồng/lít; ngày 18-4, giá xăng tiếp tục giảm thêm 410-420 đồng/lít; dầu diesel giảm 100 đồng đã khiến cho các doanh nghiệp vận tải gặp rất nhiều lúng túng trong việc xây dựng khung giá cước.
<table class="image center" width="620" align="center"> <tbody> <tr><td>
</td> </tr> <tr><td valign="top">
</td></tr><tr><td class="image_desc" style="text-align: justify;">
</td> </tr> </tbody> </table> Tại thị trường Đà Nẵng, sau khi giá xăng tăng, Hiệp hội Taxi thành phố đã họp và thống nhất từ ngày 1-4 điều chỉnh giá cước taxi tăng lên từ 500 - 700 đồng/km. Tuy nhiên sau đó giá xăng, dầu trên thị trường đã giảm nhưng giá cước taxi trên địa bàn thành phố vẫn giữ nguyên.
Giải thích về việc này, ông Võ Thành Nhân, Chủ tịch Hiệp hội Taxi thành phố, cho biết bản thân các doanh nghiệp vận tải rất sợ giá xăng, dầu trên thị trường thay đổi, vì mỗi lần như vậy vừa mất thời gian vừa tốn kinh phí để điều chỉnh giá cước, nhưng sợ nhất là ảnh hưởng đến lượng khách đi taxi. “Chính vì vậy, việc điều chỉnh giá cước, chúng tôi luôn thực hiện cẩn thận nhằm tránh lỗ cho doanh nghiệp, vừa thuyết phục được khách hàng. Riêng với đợt tăng giá xăng vào ngày 28-3, chúng tôi đã họp bàn và thống nhất điều chỉnh giá cước thêm từ 500 - 700 đồng/km, sau đó ngày 9-4 giá xăng, dầu trên thị trường giảm nhưng chúng tôi không giảm vì so với mức tăng ban đầu và mức giảm sau đó giá xăng dầu so với trước ngày 28-3 vẫn còn cao hơn 830 đồng/lít. Đó là chưa kể việc điều chỉnh giá cước lần gần đây nhất của chúng tôi không chỉ tính toán trên cơ sở giá xăng dầu tăng, mà còn tính các khoản đầu vào từ đầu năm đến nay đều tăng như phí bảo trì đường bộ, trả lương nhân viên theo khung quy định mới...”, ông Nhân nói.
Trong khi đó, các doanh nghiệp vận tải hành khách tuyến cố định cũng cho biết gặp rất nhiều khó khăn mỗi khi giá xăng, dầu trên thị trường điều chỉnh. Một chủ doanh nghiệp vận tải tuyến cố định phân tích: Mặc dù Nhà nước cho phép doanh nghiệp được toàn quyền xây dựng giá cước và chỉ cần thông báo khung giá cước này đến các cơ quan chức năng như Cục Thuế, Sở GTVT địa phương là xong. Tuy nhiên, để hoàn thành các thủ tục này và phát hành vé thì thời gian nhanh nhất cũng mất gần nửa tháng, trong khi đó giá xăng dầu tăng, giảm quá nhanh khiến doanh nghiệp không thể theo kịp. Ví dụ, từ ngày 7-3-2012 đến ngày 13-8-2012 đã có tổng cộng 10 lần giá xăng, dầu trên thị trường được điều chỉnh, trung bình khoảng nửa tháng thay đổi một lần. Với khoảng thời gian này, không doanh nghiệp vận tải hành khách tuyến cố định nào có thể điều chỉnh kịp. Đặc biệt, các doanh nghiệp vận tải hàng hóa đều rơi vào tình thế khó khăn khi thương thảo hợp đồng với đối tác.
Ông L.V.T, chủ doanh nghiệp chuyên vận chuyển hàng điện tử cho biết: “Trước đây, để ổn định công ăn việc làm nên chúng tôi cố gắng thuyết phục đối tác ký hợp đồng dài hạn ít nhất là từ 6 tháng trở lên. Tuy nhiên, bây giờ thì phải thuyết phục đối tác rút ngắn hợp đồng, và nếu thuận lợi xin hợp đồng từng chuyến một. Đây là cách làm phù hợp với tình hình thực tế, tuy nhiên với các đối tác lớn thì đây là điều không đơn giản, bởi họ cần ổn định lâu dài chứ không muốn liên tục thay đổi như vậy”.
Có thể thấy, tất cả doanh nghiệp vận tải dù lớn hay nhỏ đều rất bị động mỗi khi giá xăng, dầu trên thị trường được điều chỉnh. Theo ông Lê Thanh Bình, Giám đốc DNTN An Bình, Thừa Thiên-Huế (đơn vị hiện hoạt động tuyến cố định Huế-Đà Nẵng), việc xây dựng giá cước phải hiệp thương hai đầu bến và thông báo cho cơ quan chức năng rồi mới phát hành vé là tốn quá nhiều công sức, đặc biệt là không thể theo kịp diễn biến thị trường xăng dầu hiện nay. Vì vậy, Nhà nước nên để doanh nghiệp tự niêm yết giá cước một cách cạnh tranh, đơn vị nào xây dựng giá cao sẽ bị hành khách tẩy chay thôi. Còn đối với cơ quan quản lý Nhà nước, doanh nghiệp chỉ cần gửi một thông báo để có cơ sở tính thuế là được.

</td></tr><tr><td class="image_desc" style="text-align: justify;">
Việc điều chỉnh giá cước theo giá xăng dầu luôn khiến các doanh nghiệp bị động.
</td> </tr> </tbody> </table> Tại thị trường Đà Nẵng, sau khi giá xăng tăng, Hiệp hội Taxi thành phố đã họp và thống nhất từ ngày 1-4 điều chỉnh giá cước taxi tăng lên từ 500 - 700 đồng/km. Tuy nhiên sau đó giá xăng, dầu trên thị trường đã giảm nhưng giá cước taxi trên địa bàn thành phố vẫn giữ nguyên.
Giải thích về việc này, ông Võ Thành Nhân, Chủ tịch Hiệp hội Taxi thành phố, cho biết bản thân các doanh nghiệp vận tải rất sợ giá xăng, dầu trên thị trường thay đổi, vì mỗi lần như vậy vừa mất thời gian vừa tốn kinh phí để điều chỉnh giá cước, nhưng sợ nhất là ảnh hưởng đến lượng khách đi taxi. “Chính vì vậy, việc điều chỉnh giá cước, chúng tôi luôn thực hiện cẩn thận nhằm tránh lỗ cho doanh nghiệp, vừa thuyết phục được khách hàng. Riêng với đợt tăng giá xăng vào ngày 28-3, chúng tôi đã họp bàn và thống nhất điều chỉnh giá cước thêm từ 500 - 700 đồng/km, sau đó ngày 9-4 giá xăng, dầu trên thị trường giảm nhưng chúng tôi không giảm vì so với mức tăng ban đầu và mức giảm sau đó giá xăng dầu so với trước ngày 28-3 vẫn còn cao hơn 830 đồng/lít. Đó là chưa kể việc điều chỉnh giá cước lần gần đây nhất của chúng tôi không chỉ tính toán trên cơ sở giá xăng dầu tăng, mà còn tính các khoản đầu vào từ đầu năm đến nay đều tăng như phí bảo trì đường bộ, trả lương nhân viên theo khung quy định mới...”, ông Nhân nói.
Trong khi đó, các doanh nghiệp vận tải hành khách tuyến cố định cũng cho biết gặp rất nhiều khó khăn mỗi khi giá xăng, dầu trên thị trường điều chỉnh. Một chủ doanh nghiệp vận tải tuyến cố định phân tích: Mặc dù Nhà nước cho phép doanh nghiệp được toàn quyền xây dựng giá cước và chỉ cần thông báo khung giá cước này đến các cơ quan chức năng như Cục Thuế, Sở GTVT địa phương là xong. Tuy nhiên, để hoàn thành các thủ tục này và phát hành vé thì thời gian nhanh nhất cũng mất gần nửa tháng, trong khi đó giá xăng dầu tăng, giảm quá nhanh khiến doanh nghiệp không thể theo kịp. Ví dụ, từ ngày 7-3-2012 đến ngày 13-8-2012 đã có tổng cộng 10 lần giá xăng, dầu trên thị trường được điều chỉnh, trung bình khoảng nửa tháng thay đổi một lần. Với khoảng thời gian này, không doanh nghiệp vận tải hành khách tuyến cố định nào có thể điều chỉnh kịp. Đặc biệt, các doanh nghiệp vận tải hàng hóa đều rơi vào tình thế khó khăn khi thương thảo hợp đồng với đối tác.
Ông L.V.T, chủ doanh nghiệp chuyên vận chuyển hàng điện tử cho biết: “Trước đây, để ổn định công ăn việc làm nên chúng tôi cố gắng thuyết phục đối tác ký hợp đồng dài hạn ít nhất là từ 6 tháng trở lên. Tuy nhiên, bây giờ thì phải thuyết phục đối tác rút ngắn hợp đồng, và nếu thuận lợi xin hợp đồng từng chuyến một. Đây là cách làm phù hợp với tình hình thực tế, tuy nhiên với các đối tác lớn thì đây là điều không đơn giản, bởi họ cần ổn định lâu dài chứ không muốn liên tục thay đổi như vậy”.
Có thể thấy, tất cả doanh nghiệp vận tải dù lớn hay nhỏ đều rất bị động mỗi khi giá xăng, dầu trên thị trường được điều chỉnh. Theo ông Lê Thanh Bình, Giám đốc DNTN An Bình, Thừa Thiên-Huế (đơn vị hiện hoạt động tuyến cố định Huế-Đà Nẵng), việc xây dựng giá cước phải hiệp thương hai đầu bến và thông báo cho cơ quan chức năng rồi mới phát hành vé là tốn quá nhiều công sức, đặc biệt là không thể theo kịp diễn biến thị trường xăng dầu hiện nay. Vì vậy, Nhà nước nên để doanh nghiệp tự niêm yết giá cước một cách cạnh tranh, đơn vị nào xây dựng giá cao sẽ bị hành khách tẩy chay thôi. Còn đối với cơ quan quản lý Nhà nước, doanh nghiệp chỉ cần gửi một thông báo để có cơ sở tính thuế là được.
Bài và ảnh: THANH VÂN
Theo Báo Đà Nẵng
Theo Báo Đà Nẵng