Đổ xô hay đổ đồng chuyện "cướp hoa" ở Đà Nẵng
Thứ ba 19/02/2013 09:14
Ngay những ngày đầu xuân mới Quý Tỵ 2013, dư luận báo chí cả nước đã rộ lên scandal về chuyện "cướp hoa" xảy ra trên đường hoa xuân Bạch Đằng của TP Đà Nẵng vào sáng 17/2 (tức mồng 8 Tết). Có thể thấy gì từ những dư luận trái chiều chung quanh sự kiện này?
<table class="picBox" align="center"> <tbody> <tr> <td>
</td> </tr> <tr> <td class="desc">Rất nhiều bạn trẻ không chỉ ở Đà Nẵng mà còn ở nhiều địa phương trong cả nước chọn đường hoa xuân Bạch Đằng để lưu lại dấn ấn xuân Quý Tỵ - Ảnh: HC</td> </tr> </tbody> </table> Là người làm báo nhiều năm ở Đà Nẵng, trước tiên tôi có thể khẳng định những người đầu tiên đưa tin trên các báo (sau đó nhiều trang mạng xã hội lấy lại) về việc xảy ra chuyện "cướp hoa" trên đường hoa xuân Bạch Đằng đều là những phóng viên đang công tác trên địa bàn TP. Dù làm việc cho báo này, báo khác nhưng có thể nói họ đều làm việc, sinh sống ở Đà Nẵng, có cha mẹ, anh em, bà con, thầy cô, bạn bè... ở TP này. Nói cách khác, họ đều là "công dân" Đà Nẵng (cho dù có thể có người chưa có hộ khẩu ở đây) chứ không phải là người "qua đường" nào đó nhân cơ hội "nói xấu" TP.
Bởi thế, có lẽ cũng như mọi người dân đang sống trên địa bàn Đà Nẵng, họ cũng có niềm tự hào về TP mà mình đang sống. Vậy nên có thể hiểu việc họ phản ảnh chuyện "cướp hoa" trước hết là để bày tỏ thái độ không đồng tình đối với những điều mà theo họ là làm xấu đi hình ảnh của TP, và sau đó không có gì khác hơn là mong muốn người dân có ý thức hơn, các cơ quan hữu quan hữu có sự quản lý tốt hơn để không còn xảy ra những điều không hay tương tự.
Tuy nhiên, có thể nói, do cách họ gọi tên sự vật, sự việc vừa diễn ra mà đã dẫn đến những dư luận trái chiều trên các mặt báo cũng như trên các trang mạng xã hội. Là người từng theo dõi, đưa tin hoạt động của đường hoa xuân Bạch Đằng từ khi mới có những ý tưởng đầu tiên cho đến khi hình thành, đi vào hoạt động và kết thúc, tôi nghĩ mình có thể tự đặt câu hỏi: Cái cách mà một số đồng nghiệp gọi những gì vừa xảy ra là "cướp hoa" liệu đã đúng hay chưa?
Tôi đồng ý với ý kiến cho rằng, nếu nói dân Đà Nẵng mang ý thức "cướp hoa" thì có lẽ đường hoa xuân Bạch Đằng đã tan nát ngay từ những ngày đầu tiên chứ không đợi đến khi Ban tổ chức tiến hành tháo dỡ vào sáng 17/2. Cũng cần nhắc lại, theo kế hoạch ban đầu, đường hoa xuân Bạch Đằng chỉ diễn ra từ tối 27 tháng Chạp (ngày 7/2) đến tối mồng 5 Tết (ngày 14/2). Nhưng do có nhiều ý kiến đề nghị của người dân và du khách nên đến "phút 89", lãnh đạo TP Đà Nẵng đã cho phép kéo dài thời gian tổ chức đường hoa này thêm 2 ngày.
<table class="picBox" align="center"> <tbody> <tr> <td>
</td> </tr> <tr> <td class="desc">Có kẻ cướp nào lãng mạn và thanh lịch đến thế này chăng? Ảnh: TNO</td> </tr> </tbody> </table> Nếu nói dân Đà Nẵng mang ý thức "cướp hoa" thì có lẽ chí ít chuyện đó đã xảy ra vào tối mồng 5 Tết, vì từ trước ai cũng biết đó là thời điểm đường hoa xuân Bạch Đằng kết thúc, chứ mấy ngày Tết ít ai đọc báo để biết đường hoa này được kéo dài thêm 2 ngày. Thế nhưng chuyện "cướp hoa" đã không hề xảy ra. Và người dân TP cũng như du khách thập phương có thêm được 2 ngày thưởng lãm đường hoa xuân lần đầu tiên xuất hiện tại Đà Nẵng. Thậm chí đến sau 22h đêm 16/2 (tức mồng 7 Tết), khi đường hoa đã chính thức kết thúc thì cũng không hề có chuyện "cướp hoa".
Mãi đến sáng 17/2, khi đơn vị tổ chức đường hoa xuân Bạch Đằng là Công ty TNHH VietArt OOH tiến hành tháo dỡ đường hoa thì mới xảy ra chuyện mà một số báo và trang mạng xã hội cho là "cướp hoa", "tranh giành hoa", "xâu xé đường hoa"... Tôi xin tạm gác chuyện mình là một trong những người trực tiếp chứng kiến những gì đã xảy ra sáng hôm ấy, mà chỉ thấy "quái lạ" về những hình ảnh cùng những lời bình luận của một số đồng nghiệp khi đưa tin về sự kiện này.
Quái lạ! Bởi làm sao có những người tóc đã hoa râm, những chàng thanh niên mang kính cận đầy vẻ trí thức, những cô gái dáng vẻ hết sức thanh tú, những thiếu nữ ăn mặc thanh lịch, dạo phố bằng chiếc xe đạp với vài chậu hoa nhỏ trên giỏ xe, những bậc đáng tuổi cha, tuổi chú cầm trên tay vài nhánh mồng gà... mà cũng trở thành "kẻ cướp". Chẳng lẽ "kẻ cướp" quanh ta nhiều đến thế hay sao? Càng quái lạ hơn khi những "kẻ cướp" này lại cười rất tươi với lực lượng Cảnh sát cơ động, cho dù tác giả bản tin đã cố tình chú thích rằng đó là nụ cười "cầu tài". Chẳng lẽ lực lượng Cảnh sát cơ động Đà Nẵng lại dung túng cho "kẻ cướp" như vậy?
Và họ đã cướp những gì? Quan sát hình ảnh được đăng tải trên tất cả các báo, có thể thấy mặc dù đường hoa xuân Bạch Đằng với hơn 100 loài hoa, trong đó có rất nhiều loại có giá trị cao, nhất là những cây mai, cây đào cổ thụ, lan, địa lan... và rất nhiều loại vật dụng trang trí thuộc loại đắt tiền... Thế nhưng những gì mà "bọn kẻ cướp" kia lấy đi lại chỉ là cúc mâm xôi, cẩm chướng, hoa bướm, hoa mồng gà... và quan trọng nhất là đều còn khá tươi, có thể tiếp tục trưng bày thêm vài ngày nữa. Hoá ra những "kẻ cướp" đường hoa Bạch Đằng chỉ chuộng những thứ rẻ tiền thôi sao?
<table class="picBox" align="center"> <tbody> <tr> <td>
</td> </tr> <tr> <td class="desc">Chỉ vài nhánh hoa lấy được sau khi kết thúc đường hoa cũng bị xem là "kẻ cướp"? Ảnh: TNO</td> </tr> </tbody> </table> Tôi có một đứa con đang gửi trẻ ở một trường mầm non thuộc phường Thuận Phước (gần với đường hoa xuân Bạch Đằng). Sáng 18/2, khi chở cháu trở lại trường ngày đầu tiên sau Tết Nguyên đán, tôi thấy trong sân trường có chừng chục chậu hoa các loại như vừa kể trên. Tôi hỏi một cô giáo có phải lấy từ đường hoa về hay không? Bỗng dưng cô gần như nức nở: "Sáng hôm đó thấy người ta tháo dỡ đường hoa, có khá nhiều hoa còn tươi mà vứt vào xe rác thì uổng quá nên bọn em đến xin. Mấy anh ở đó cho nên bọn em đem về trang trí sân trường cho đẹp. Sau này hoa tàn thì còn mấy cái chậu nho nhỏ có thể dạy cho các cháu học cách trồng hoa. Thế mà người ta bảo là bọn em cướp hoa. Anh thấy có ức không?".
Có lẽ tôi xin không bình luận gì thêm về câu chuyện của cô giáo trường mầm non mà chỉ xin nêu ý kiến của ông Lê Tấn Trung Ba, Phó Giám đốc Công ty TNHH VietArt OOH: "Chúng tôi nghĩ rằng nếu một số hoa còn sử dụng mà vứt đi thì quá lãng phí, và nếu số lượng hoa này được tiếp tục sử dụng thì sẽ trân trọng được công sức của những người trồng hoa, cũng như góp phần làm đẹp cho những ngôi nhà, khu vườn... Vì vậy chúng tôi đã đồng ý để cho một số đơn vị thu gom mang về trang trí, tiếp tục sử dụng để làm đẹp thêm cảnh quan tại những nơi công cộng.
Về hình ảnh mà một số báo cho rằng người dân đến “cướp” hay “tranh giành” hoa trước sự lúng túng của Ban tổ chức, chúng tôi khẳng định không có sự việc “cướp” hay “tranh giành”. Ở đây người dân nghĩ rằng hoa dùng xong, nếu đem đi bỏ hết sẽ phí phạm, trong khi vẫn còn có thể sử dụng được thì đến lấy mang về nhà. Trong đó rất nhiều người đã đến gặp trực tiếp Ban tổ chức để xin lấy hoa rất đàng hoàng lịch sự".
Tuy nhiên, ông Lê Tấn Trung Ba cũng nêu rõ: "Cũng có một số người có hành động thái quá, có ý định lấy luôn một số vật dụng khác đang được Công ty thu hồi, dẫn đến hình ảnh có phần lộn xộn, mất trật tự. Lực lượng cảnh sát cơ động và các lực lượng chức năng đã có mặt kịp thời nhắc nhở người dân và ổn định trật tự tại khu vực này". Như vậy, phải chăng một số báo đã có sự đánh đồng rồi dẫn đến quy chụp cho tất cả những người đến lấy hoa ở đường hoa xuân Bạch Đằng đều trở thành "kẻ cướp"?
<table class="picBox" align="center"> <tbody> <tr> <td>
</td> </tr> <tr> <td class="desc">Người đàn ông tóc đã hoa râm này sẽ nói gì với con cháu mình khi bị liệt vào hạng "kẻ cướp" dù thứ ông lấy chỉ là một chậu cúc mâm xôi sau khi đã trưng bày xong ở đường hoa xuân Bạch Đằng suốt một tuần? Ảnh: TNO</td> </tr> </tbody> </table> Các đồng nghiệp của chúng tôi ở báo Lao động khẳng định: "Những hành động trên dù là “yêu hoa”, “níu xuân” nhưng thái quá, đã trở nên không không đẹp mắt. Nặng hơn là vô ý thức, đáng xấu hổ… Tuy nhiên, nhất định đấy không phải là hành động ăn cướp, trộm hoa như một số báo điện tử, mạng xã hội đã đăng tải sau đấy, đã gây xúc phạm đến người dân Đà Nẵng".
Chính từ sự đánh đồng, quy chụp đó đã dẫn đến những lời chê trách trên một số trang mạng. Không ít người cho rằng bằng việc tranh giành hoa náo loạn, người Đà Nẵng đã không thể hiện được phong cách văn minh của cư dân tại một trong những đô thị được coi là đáng sống nhất Việt Nam. Ngay lập tức nhiều người Đà Nẵng bày tỏ phản ứng gay gắt. Bên cạnh nhiều ý kiến khá bình tĩnh để "nói lại cho rõ" với bè bạn thập phương về sự thật đã diễn ra trên đường hoa xuân Bạch Đằng, đáng tiếc là cũng có một số ý kiến tỏ ra thái quá. Đại loại như: "Nếu mấy bác nghĩ dân Đà Nẵng như thế thì cứ việc, đừng tới đây du lịch hay mua nhà cửa gì cho mệt!"...
Rõ ràng, tiếp theo sau hành động thái quá của một số người, dù không phải là "cướp hoa" như lời ông Lê Tấn Trung Ba, thì những ý kiến thái quá như vừa nêu trên có thể sẽ càng làm xấu thêm hình ảnh của Đà Nẵng, nhất là nó bộc lộ tư tưởng cục bộ địa phương. Nhiều người dân Đà Nẵng từng tỏ ra rất sung sướng khi bạn bè các nơi khen CSGT của TP mình văn minh, lịch sự, thông cảm, giúp đỡ người từ nơi xa đến chưa quen đường quen xá chứ không chỉ chăm chăm thổi phạt thu tiền. Vậy thì sao khi bị chê về chuyện "cướp hoa", dù có thể chỉ là hiểu nhầm, lại có ý "đóng cửa" với thiên hạ như thế?
Theo tôi, thực ra chỉ mỗi sự hiểu nhầm về chuyện "cướp hoa" (dù điều này thực sự đã xảy ra ở địa phương khác) mà đã làm bùng lên dư luận sôi nổi như vừa qua thì đó là điều... hạnh phúc của Đà Nẵng. Nó cho thấy TP này đang thu hút được rất nhiều sự quan tâm, chú ý của dư luận cả nước. Rõ ràng Đà Nẵng đã đạt được những thành tựu đáng khích lệ đến mức nào đó thì mới có thể thu hút được sự quan tâm như vậy. Và đi cùng với sự quan tâm là sự kỳ vọng Đà Nẵng sẽ ngày càng tốt hơn, đẹp hơn, đáng sống hơn như đúng mục tiêu mà TP này đang phấn đấu vươn tới.
<table class="picBox" align="center"> <tbody> <tr> <td>
</td> </tr> <tr> <td class="desc">Lực lượng Cảnh sát cơ động Đà Nẵng dung túng cho "kẻ cướp" vì nụ cưới "cầu tài"? Ảnh: TNO</td> </tr> </tbody> </table> Đại thi hào Nguyễn Du từng viết: "Đã mang lấy nghiệp vào thân, cũng đừng trách lẫn trời gần trời xa". Đà Nẵng đã chọn cho mình mục tiêu trở thành một "TP đáng sống", thậm chí đã tự hào về điều đó với bè bạn khắp nơi thì cũng phải chấp nhận gánh lấy trọng trách mà người dân cả nước đang kỳ vọng vào mình, phải chấp nhận mỗi bước anh đi, mỗi việc anh làm đều được soi rọi dưới rất nhiều lăng kính, có thiện cảm, có khắt khe, và tất nhiên cũng có cả những tị hiềm, đố kỵ. Nếu không muốn phải gánh lấy tất cả những sự "chấp nhận" đầy khó khăn đó, Đà Nẵng chỉ cần đơn giản trở thành một anh làng nhàng như bao anh khác. Thế là xong!
Rất may trong suốt chặng đường vừa qua, Đà Nẵng đã biết từ một anh làng nhàng vượt lên để trở thành một điểm sáng của cả nước. Vậy thì Đà Nẵng hẳn cũng sẽ biết cách vượt qua một cách tích cực nhất đối với những nỗi khó chịu từ dư luận về chuyện "cướp hoa" để xứng đáng hơn với sự kỳ vọng cả bạn bè cả nước. Chỉ xin nhắc rằng, không phải vô cớ mà sau khi cơ ban hoàn thành mục tiêu "TP 5 không" (không có hộ đói, không có người lang thang xin ăn, không có người mù chữ, không có giết người để cướp của, không có người nghiện ma tuý trong cộng đồng), Đà Nẵng đã hướng đến mục tiêu "3 có".
Trong đó, bên cạnh hai mục tiêu "có nhà ở" và "có việc làm" thì một mục tiêu rất quan trọng cũng được đặt ra là "có nếp sống văn minh đô thị". Và có lẽ mọi người Đà Nẵng đều đồng ý rằng đây đang là mục tiêu mà mỗi người dân TP đều cần phải tiếp tục phấn đấu. Chắc chắn sẽ không có sự hiểu nhầm về chuyện "cướp hoa" vừa qua nếu mỗi một người dân Đà Nẵng đều có nếp sống văn minh đô thị, không có ai có những hành vi thái quá khiến cả cộng dồng phải chịu tiếng xấu lây!
HẢI CHÂU(infonet)
Thứ ba 19/02/2013 09:14
Ngay những ngày đầu xuân mới Quý Tỵ 2013, dư luận báo chí cả nước đã rộ lên scandal về chuyện "cướp hoa" xảy ra trên đường hoa xuân Bạch Đằng của TP Đà Nẵng vào sáng 17/2 (tức mồng 8 Tết). Có thể thấy gì từ những dư luận trái chiều chung quanh sự kiện này?
<table class="picBox" align="center"> <tbody> <tr> <td>
Bởi thế, có lẽ cũng như mọi người dân đang sống trên địa bàn Đà Nẵng, họ cũng có niềm tự hào về TP mà mình đang sống. Vậy nên có thể hiểu việc họ phản ảnh chuyện "cướp hoa" trước hết là để bày tỏ thái độ không đồng tình đối với những điều mà theo họ là làm xấu đi hình ảnh của TP, và sau đó không có gì khác hơn là mong muốn người dân có ý thức hơn, các cơ quan hữu quan hữu có sự quản lý tốt hơn để không còn xảy ra những điều không hay tương tự.
Tuy nhiên, có thể nói, do cách họ gọi tên sự vật, sự việc vừa diễn ra mà đã dẫn đến những dư luận trái chiều trên các mặt báo cũng như trên các trang mạng xã hội. Là người từng theo dõi, đưa tin hoạt động của đường hoa xuân Bạch Đằng từ khi mới có những ý tưởng đầu tiên cho đến khi hình thành, đi vào hoạt động và kết thúc, tôi nghĩ mình có thể tự đặt câu hỏi: Cái cách mà một số đồng nghiệp gọi những gì vừa xảy ra là "cướp hoa" liệu đã đúng hay chưa?
Tôi đồng ý với ý kiến cho rằng, nếu nói dân Đà Nẵng mang ý thức "cướp hoa" thì có lẽ đường hoa xuân Bạch Đằng đã tan nát ngay từ những ngày đầu tiên chứ không đợi đến khi Ban tổ chức tiến hành tháo dỡ vào sáng 17/2. Cũng cần nhắc lại, theo kế hoạch ban đầu, đường hoa xuân Bạch Đằng chỉ diễn ra từ tối 27 tháng Chạp (ngày 7/2) đến tối mồng 5 Tết (ngày 14/2). Nhưng do có nhiều ý kiến đề nghị của người dân và du khách nên đến "phút 89", lãnh đạo TP Đà Nẵng đã cho phép kéo dài thời gian tổ chức đường hoa này thêm 2 ngày.
<table class="picBox" align="center"> <tbody> <tr> <td>
Mãi đến sáng 17/2, khi đơn vị tổ chức đường hoa xuân Bạch Đằng là Công ty TNHH VietArt OOH tiến hành tháo dỡ đường hoa thì mới xảy ra chuyện mà một số báo và trang mạng xã hội cho là "cướp hoa", "tranh giành hoa", "xâu xé đường hoa"... Tôi xin tạm gác chuyện mình là một trong những người trực tiếp chứng kiến những gì đã xảy ra sáng hôm ấy, mà chỉ thấy "quái lạ" về những hình ảnh cùng những lời bình luận của một số đồng nghiệp khi đưa tin về sự kiện này.
Quái lạ! Bởi làm sao có những người tóc đã hoa râm, những chàng thanh niên mang kính cận đầy vẻ trí thức, những cô gái dáng vẻ hết sức thanh tú, những thiếu nữ ăn mặc thanh lịch, dạo phố bằng chiếc xe đạp với vài chậu hoa nhỏ trên giỏ xe, những bậc đáng tuổi cha, tuổi chú cầm trên tay vài nhánh mồng gà... mà cũng trở thành "kẻ cướp". Chẳng lẽ "kẻ cướp" quanh ta nhiều đến thế hay sao? Càng quái lạ hơn khi những "kẻ cướp" này lại cười rất tươi với lực lượng Cảnh sát cơ động, cho dù tác giả bản tin đã cố tình chú thích rằng đó là nụ cười "cầu tài". Chẳng lẽ lực lượng Cảnh sát cơ động Đà Nẵng lại dung túng cho "kẻ cướp" như vậy?
Và họ đã cướp những gì? Quan sát hình ảnh được đăng tải trên tất cả các báo, có thể thấy mặc dù đường hoa xuân Bạch Đằng với hơn 100 loài hoa, trong đó có rất nhiều loại có giá trị cao, nhất là những cây mai, cây đào cổ thụ, lan, địa lan... và rất nhiều loại vật dụng trang trí thuộc loại đắt tiền... Thế nhưng những gì mà "bọn kẻ cướp" kia lấy đi lại chỉ là cúc mâm xôi, cẩm chướng, hoa bướm, hoa mồng gà... và quan trọng nhất là đều còn khá tươi, có thể tiếp tục trưng bày thêm vài ngày nữa. Hoá ra những "kẻ cướp" đường hoa Bạch Đằng chỉ chuộng những thứ rẻ tiền thôi sao?
<table class="picBox" align="center"> <tbody> <tr> <td>
Có lẽ tôi xin không bình luận gì thêm về câu chuyện của cô giáo trường mầm non mà chỉ xin nêu ý kiến của ông Lê Tấn Trung Ba, Phó Giám đốc Công ty TNHH VietArt OOH: "Chúng tôi nghĩ rằng nếu một số hoa còn sử dụng mà vứt đi thì quá lãng phí, và nếu số lượng hoa này được tiếp tục sử dụng thì sẽ trân trọng được công sức của những người trồng hoa, cũng như góp phần làm đẹp cho những ngôi nhà, khu vườn... Vì vậy chúng tôi đã đồng ý để cho một số đơn vị thu gom mang về trang trí, tiếp tục sử dụng để làm đẹp thêm cảnh quan tại những nơi công cộng.
Về hình ảnh mà một số báo cho rằng người dân đến “cướp” hay “tranh giành” hoa trước sự lúng túng của Ban tổ chức, chúng tôi khẳng định không có sự việc “cướp” hay “tranh giành”. Ở đây người dân nghĩ rằng hoa dùng xong, nếu đem đi bỏ hết sẽ phí phạm, trong khi vẫn còn có thể sử dụng được thì đến lấy mang về nhà. Trong đó rất nhiều người đã đến gặp trực tiếp Ban tổ chức để xin lấy hoa rất đàng hoàng lịch sự".
Tuy nhiên, ông Lê Tấn Trung Ba cũng nêu rõ: "Cũng có một số người có hành động thái quá, có ý định lấy luôn một số vật dụng khác đang được Công ty thu hồi, dẫn đến hình ảnh có phần lộn xộn, mất trật tự. Lực lượng cảnh sát cơ động và các lực lượng chức năng đã có mặt kịp thời nhắc nhở người dân và ổn định trật tự tại khu vực này". Như vậy, phải chăng một số báo đã có sự đánh đồng rồi dẫn đến quy chụp cho tất cả những người đến lấy hoa ở đường hoa xuân Bạch Đằng đều trở thành "kẻ cướp"?
<table class="picBox" align="center"> <tbody> <tr> <td>
Chính từ sự đánh đồng, quy chụp đó đã dẫn đến những lời chê trách trên một số trang mạng. Không ít người cho rằng bằng việc tranh giành hoa náo loạn, người Đà Nẵng đã không thể hiện được phong cách văn minh của cư dân tại một trong những đô thị được coi là đáng sống nhất Việt Nam. Ngay lập tức nhiều người Đà Nẵng bày tỏ phản ứng gay gắt. Bên cạnh nhiều ý kiến khá bình tĩnh để "nói lại cho rõ" với bè bạn thập phương về sự thật đã diễn ra trên đường hoa xuân Bạch Đằng, đáng tiếc là cũng có một số ý kiến tỏ ra thái quá. Đại loại như: "Nếu mấy bác nghĩ dân Đà Nẵng như thế thì cứ việc, đừng tới đây du lịch hay mua nhà cửa gì cho mệt!"...
Rõ ràng, tiếp theo sau hành động thái quá của một số người, dù không phải là "cướp hoa" như lời ông Lê Tấn Trung Ba, thì những ý kiến thái quá như vừa nêu trên có thể sẽ càng làm xấu thêm hình ảnh của Đà Nẵng, nhất là nó bộc lộ tư tưởng cục bộ địa phương. Nhiều người dân Đà Nẵng từng tỏ ra rất sung sướng khi bạn bè các nơi khen CSGT của TP mình văn minh, lịch sự, thông cảm, giúp đỡ người từ nơi xa đến chưa quen đường quen xá chứ không chỉ chăm chăm thổi phạt thu tiền. Vậy thì sao khi bị chê về chuyện "cướp hoa", dù có thể chỉ là hiểu nhầm, lại có ý "đóng cửa" với thiên hạ như thế?
Theo tôi, thực ra chỉ mỗi sự hiểu nhầm về chuyện "cướp hoa" (dù điều này thực sự đã xảy ra ở địa phương khác) mà đã làm bùng lên dư luận sôi nổi như vừa qua thì đó là điều... hạnh phúc của Đà Nẵng. Nó cho thấy TP này đang thu hút được rất nhiều sự quan tâm, chú ý của dư luận cả nước. Rõ ràng Đà Nẵng đã đạt được những thành tựu đáng khích lệ đến mức nào đó thì mới có thể thu hút được sự quan tâm như vậy. Và đi cùng với sự quan tâm là sự kỳ vọng Đà Nẵng sẽ ngày càng tốt hơn, đẹp hơn, đáng sống hơn như đúng mục tiêu mà TP này đang phấn đấu vươn tới.
<table class="picBox" align="center"> <tbody> <tr> <td>
Rất may trong suốt chặng đường vừa qua, Đà Nẵng đã biết từ một anh làng nhàng vượt lên để trở thành một điểm sáng của cả nước. Vậy thì Đà Nẵng hẳn cũng sẽ biết cách vượt qua một cách tích cực nhất đối với những nỗi khó chịu từ dư luận về chuyện "cướp hoa" để xứng đáng hơn với sự kỳ vọng cả bạn bè cả nước. Chỉ xin nhắc rằng, không phải vô cớ mà sau khi cơ ban hoàn thành mục tiêu "TP 5 không" (không có hộ đói, không có người lang thang xin ăn, không có người mù chữ, không có giết người để cướp của, không có người nghiện ma tuý trong cộng đồng), Đà Nẵng đã hướng đến mục tiêu "3 có".
Trong đó, bên cạnh hai mục tiêu "có nhà ở" và "có việc làm" thì một mục tiêu rất quan trọng cũng được đặt ra là "có nếp sống văn minh đô thị". Và có lẽ mọi người Đà Nẵng đều đồng ý rằng đây đang là mục tiêu mà mỗi người dân TP đều cần phải tiếp tục phấn đấu. Chắc chắn sẽ không có sự hiểu nhầm về chuyện "cướp hoa" vừa qua nếu mỗi một người dân Đà Nẵng đều có nếp sống văn minh đô thị, không có ai có những hành vi thái quá khiến cả cộng dồng phải chịu tiếng xấu lây!
HẢI CHÂU(infonet)