rcp
Administrator
Hầm đèo Cả sẽ giúp các phương tiện không phải đi qua đường đèo nguy hiểm nhất trên quốc lộ 1A.
Ngày 18-11, dự án hầm đường bộ qua đèo Cả trên quốc lộ 1, đoạn giáp ranh hai tỉnh Phú Yên và Khánh Hòa, được khởi công xây dựng. Dự án có tổng chiều dài 13,4 km, trong đó hầm đèo Cả dài 3,9 km, hầm Cổ Mã dài 0,5 km, đường dẫn và cầu trên tuyến dài 9 km. Tổng kinh phí thực hiện dự án hơn 15.600 tỉ đồng.
Giúp giảm TNGT
Theo ông Nguyễn Thành Trí, Giám đốc Sở GTVT tỉnh Phú Yên, đèo Cả là một trong những cung đường nguy hiểm nhất trên quốc lộ 1 với 12 km đi qua núi cao hiểm trở, nhiều cua gấp với độ dốc lớn. Đây cũng là đoạn đường thường xuyên xảy ra các tai nạn giao thông (TNGT) nghiêm trọng.
Ông Phạm Văn Hóa, Giám đốc Công ty Quản lý Sửa chữa Đường bộ Phú Yên, cho biết thêm: “Lâu nay, việc đảm bảo an toàn giao thông đoạn đường qua đèo Cả hết sức khó khăn do đất đá thường xuyên sạt lở. Các loại xe tải nặng, xe siêu trường siêu trọng rất khó khăn khi qua đèo do đường quanh co liên tục. Do đó, việc đầu tư xây dựng hầm đường bộ qua đèo Cả sẽ góp phần quan trọng để giảm thiểu TNGT, nâng cao hiệu quả khai thác của quốc lộ 1”.
Còn theo đánh giá của lãnh đạo hai tỉnh Phú Yên, Khánh Hòa, hầm đường bộ đèo Cả sẽ thúc đẩy sự phát triển của các trung tâm kinh tế, công nghiệp, du lịch lớn khu vực miền Trung. Dự án còn có ý nghĩa lớn về mặt kinh tế, xã hội, chính trị, đảm bảo an ninh quốc phòng tại khu vực miền Trung - Tây Nguyên.
Hầm đèo Cả được xây dựng với công nghệ chính của Áo, giúp giảm ô nhiễm môi trường trong hầm. Hiện thiết kế kỹ thuật đường hầm chính đang được nhà thầu chính của dự án là Tập đoàn Vinci (Pháp) thực hiện, dự kiến hoàn thành vào tháng 6-2013. Theo TS Hồ Nghĩa Dũng, nguyên Bộ trưởng Bộ GTVT, thiết kế hầm đèo Cả phù hợp với quy hoạch, quy mô đường cao tốc Bắc-Nam.
Dự án hợp tác công - tư
Ông Hồ Minh Hoàng, Tổng Giám đốc Công ty CP Đầu tư Đèo Cả, thông tin: Dự án hầm đường bộ đèo Cả được thực hiện với cách thức hoàn toàn mới, đó là lần đầu tiên một nhóm doanh nghiệp Việt Nam tự bỏ vốn để chuẩn bị dự án, Nhà nước chỉ trợ giúp về cơ chế. Đây cũng là dự án đặc biệt lớn đầu tiên của cả nước do doanh nghiệp tự tìm nguồn tài trợ nước ngoài để thực hiện theo hình thức BOT kết hợp BT, tiền đề cho hình thức hợp tác công- tư (PPP).
“Đây là hình thức kết hợp giữa tư nhân và Nhà nước, đã áp dụng tại nhiều nước trên thế giới, trong đó tư nhân giữ vai trò nòng cốt, có sự hỗ trợ của Nhà nước. Việc dự án hầm đèo Cả thực hiện theo hình thức này được Chính phủ, các bộ, ngành, chính quyền các địa phương rất ủng hộ” - ông Hoàng nói.
Cũng theo ông Hoàng, tháng 11-2011, hai ngân hàng Pháp là Credit Agricole Corporate & Investment Bank (CA-CIB) và Société Générale (SG) đã ký biên bản ghi nhớ với Công ty CP Đầu tư Đèo Cả cam kết hỗ trợ 800 triệu USD cho dự án. Tháng 9-2012, Ngân hàng TMCP Công Thương Việt Nam (Vietinbank) Chi nhánh Hà Nội và Công ty CP Đầu tư Đèo Cả cũng đã ký hai hợp đồng tín dụng tài trợ 364 tỉ đồng thực hiện nhiều hạng mục của dự án.
“Điều lo lắng nhất của chúng tôi là nguồn nhân lực để thực hiện dự án. Chính vì thế, bên cạnh việc huy động các chuyên gia, cán bộ kỹ thuật giỏi (có nhiều chuyên gia từng tham gia dự án hầm Hải Vân), chúng tôi đã hợp tác với Trường ĐH GTVT Hà Nội để đào tạo sinh viên theo hợp đồng đặt hàng” - ông Hoàng nói.
Ngày 18-11, dự án hầm đường bộ qua đèo Cả trên quốc lộ 1, đoạn giáp ranh hai tỉnh Phú Yên và Khánh Hòa, được khởi công xây dựng. Dự án có tổng chiều dài 13,4 km, trong đó hầm đèo Cả dài 3,9 km, hầm Cổ Mã dài 0,5 km, đường dẫn và cầu trên tuyến dài 9 km. Tổng kinh phí thực hiện dự án hơn 15.600 tỉ đồng.
Giúp giảm TNGT
Theo ông Nguyễn Thành Trí, Giám đốc Sở GTVT tỉnh Phú Yên, đèo Cả là một trong những cung đường nguy hiểm nhất trên quốc lộ 1 với 12 km đi qua núi cao hiểm trở, nhiều cua gấp với độ dốc lớn. Đây cũng là đoạn đường thường xuyên xảy ra các tai nạn giao thông (TNGT) nghiêm trọng.
Ông Phạm Văn Hóa, Giám đốc Công ty Quản lý Sửa chữa Đường bộ Phú Yên, cho biết thêm: “Lâu nay, việc đảm bảo an toàn giao thông đoạn đường qua đèo Cả hết sức khó khăn do đất đá thường xuyên sạt lở. Các loại xe tải nặng, xe siêu trường siêu trọng rất khó khăn khi qua đèo do đường quanh co liên tục. Do đó, việc đầu tư xây dựng hầm đường bộ qua đèo Cả sẽ góp phần quan trọng để giảm thiểu TNGT, nâng cao hiệu quả khai thác của quốc lộ 1”.
Còn theo đánh giá của lãnh đạo hai tỉnh Phú Yên, Khánh Hòa, hầm đường bộ đèo Cả sẽ thúc đẩy sự phát triển của các trung tâm kinh tế, công nghiệp, du lịch lớn khu vực miền Trung. Dự án còn có ý nghĩa lớn về mặt kinh tế, xã hội, chính trị, đảm bảo an ninh quốc phòng tại khu vực miền Trung - Tây Nguyên.

Đèo Cả là một cung đường nguy hiểm, thường xuyên xảy ra tai nạn giao thông trên quốc lộ 1. Ảnh: CTV
Hầm đèo Cả được xây dựng với công nghệ chính của Áo, giúp giảm ô nhiễm môi trường trong hầm. Hiện thiết kế kỹ thuật đường hầm chính đang được nhà thầu chính của dự án là Tập đoàn Vinci (Pháp) thực hiện, dự kiến hoàn thành vào tháng 6-2013. Theo TS Hồ Nghĩa Dũng, nguyên Bộ trưởng Bộ GTVT, thiết kế hầm đèo Cả phù hợp với quy hoạch, quy mô đường cao tốc Bắc-Nam.
Dự án hợp tác công - tư
Ông Hồ Minh Hoàng, Tổng Giám đốc Công ty CP Đầu tư Đèo Cả, thông tin: Dự án hầm đường bộ đèo Cả được thực hiện với cách thức hoàn toàn mới, đó là lần đầu tiên một nhóm doanh nghiệp Việt Nam tự bỏ vốn để chuẩn bị dự án, Nhà nước chỉ trợ giúp về cơ chế. Đây cũng là dự án đặc biệt lớn đầu tiên của cả nước do doanh nghiệp tự tìm nguồn tài trợ nước ngoài để thực hiện theo hình thức BOT kết hợp BT, tiền đề cho hình thức hợp tác công- tư (PPP).
“Đây là hình thức kết hợp giữa tư nhân và Nhà nước, đã áp dụng tại nhiều nước trên thế giới, trong đó tư nhân giữ vai trò nòng cốt, có sự hỗ trợ của Nhà nước. Việc dự án hầm đèo Cả thực hiện theo hình thức này được Chính phủ, các bộ, ngành, chính quyền các địa phương rất ủng hộ” - ông Hoàng nói.
Cũng theo ông Hoàng, tháng 11-2011, hai ngân hàng Pháp là Credit Agricole Corporate & Investment Bank (CA-CIB) và Société Générale (SG) đã ký biên bản ghi nhớ với Công ty CP Đầu tư Đèo Cả cam kết hỗ trợ 800 triệu USD cho dự án. Tháng 9-2012, Ngân hàng TMCP Công Thương Việt Nam (Vietinbank) Chi nhánh Hà Nội và Công ty CP Đầu tư Đèo Cả cũng đã ký hai hợp đồng tín dụng tài trợ 364 tỉ đồng thực hiện nhiều hạng mục của dự án.
“Điều lo lắng nhất của chúng tôi là nguồn nhân lực để thực hiện dự án. Chính vì thế, bên cạnh việc huy động các chuyên gia, cán bộ kỹ thuật giỏi (có nhiều chuyên gia từng tham gia dự án hầm Hải Vân), chúng tôi đã hợp tác với Trường ĐH GTVT Hà Nội để đào tạo sinh viên theo hợp đồng đặt hàng” - ông Hoàng nói.
<table style="border-width: 1px; border-style: solid; border-color: black; margin: 5px; border-collapse: collapse; background: none repeat scroll 0% 0% rgb(230, 230, 250);" cellpadding="0" cellspacing="5" align="center" height="121" width="644"> <tbody> <tr> <td style="VERTICAL-ALIGN: top"> Hầm đường bộ đèo Cả có điểm đầu tại thôn Hảo Sơn, xã Hòa Xuân, huyện Đông Hòa (Phú Yên), điểm cuối tại thôn Cổ Mã, xã Vạn Thọ, huyện Vạn Ninh (Khánh Hòa). Dự án do Công ty CP Đầu tư Đèo Cả (liên doanh gồm Tổng Công ty Xây dựng Hà Nội, Công ty CP Tập đoàn Mai Linh Nam Trung Bộ - Tây Nguyên, Công ty CP Đầu tư Hải Thạch BOT, Công ty CP Á Châu) thực hiện với tổng mức đầu tư hơn 15.600 tỉ đồng. Dự án sẽ hoàn thành vào năm 2016.
</td></tr></tbody></table>
</td></tr></tbody></table>
TẤN LỘC