BNN
Hỏa Sơn
Khẩn trương triển khai dự án phát triển bền vững Đà Nẵng
Trên cơ sở triển khai có hiệu quả 2 dự án Thoát nước - Vệ sinh môi trường và Đầu tư cơ sở hạ tầng ưu tiên, Ngân hàng Thế Giới (WB) đã quyết định tiếp tục tài trợ cho TP Đà Nẵng triển khai Dự án phát triển bền vững TP Đà Nẵng (PTBV) với tổng mức đầu tư dự kiến hơn 240 triệu USD.
Từ ngày 23 đến 27-4, Đoàn công tác của WB tại Việt Nam do chuyên gia Đoàn Đức Cường làm Trưởng đoàn đã có chuyến thị sát tại TP Đà Nẵng. Sau khi xem xét công tác chuẩn bị đầu tư PTBV của TP, chiều 26-4, Đoàn công tác có buổi làm việc với UBND TP Đà Nẵng và các sở, ban, ngành hữu quan để cùng nhau thảo luận và thống nhất về công tác chuẩn bị đầu tư PTBV trong thời gian qua. Ông Lương Thạch Vỹ, Trưởng ban Ban Quản lý Dự án (BQLDA) Đầu tư cơ sở hạ tầng ưu tiên Đà Nẵng (PIIP) – đơn vị điều hành dự án PTBV cho biết: được triển khai từ năm 2011, đến nay, công tác chuẩn bị đầu tư PTBV về cơ bản đã đáp ứng được tiến độ đã đặt ra, đồng thời xác định được mục tiêu, quy mô tổng thể dự án và phương án đầu tư của từng hợp phần, hạng mục.
Về mục tiêu của PTBV nhằm góp phần giúp Đà Nẵng trở thành một TP bền vững hơn, đem lại lợi ích cho mọi công dân qua việc cải thiện môi trường đô thị và biến đổi đô thị trở nên sạch sẽ, an toàn, đồng bộ và hiệu quả về năng lượng. Đồng thời tiếp tục hỗ trợ nâng cấp và mở rộng cơ sở hạ tầng môi trường, xây dựng thí điểm hành lang xe buýt nhanh (BRT) và 2 tuyến đường chiến lược tạo điều kiện cho TP phát triển trong tương lai; tăng cường năng lực về quản lý GTVT và dịch vụ nước thải. PTBV bao gồm 4 hợp phần. Trong đó, hợp phần 1 là cải thiện thoát nước mưa và thoát nước thải gồm có 21 hạng mục, công trình đầu tư cho thoát nước mưa 20 hạng mục và 21 hạng mục công trình đầu tư cho hạng mục thu gom, xử lý nước thải. Hợp phần 2 là xây dựng hệ thống BRT. Hợp phần 3 xây dựng 2 tuyến đường gồm: đường Nguyễn Tất Thành nối dài đến tuyến đường tránh Nam hầm Hải Vân – Túy Loan, tuyến đường vành đai phía Nam nối từ QL1A (đoạn Bến xe phía Nam TP) đến QL14B (đoạn đi qua Trung tâm Hành chính H. Hòa Vang) với tổng chiều dài 2 tuyến đường khoản 12km. Hợp phần 4 là tăng cường năng lực thể chế và hỗ trợ thực hiện.
<table style="WIDTH: 20px; HEIGHT: 20px" align="center" cellpadding="0" cellspacing="2"> <tbody> <tr> <td>

Thi công cầu Nguyễn Tri Phương (TP Đà Nẵng) - công trình do WB tài trợ vốn.
</td></tr></tbody></table>Chuyên gia Đoàn Đức Cường đánh giá cao sự nỗ lực của TP Đà Nẵng trong việc thực hiện công tác chuẩn bị đầu tư PTBV trong thời gian qua, tuy nhiên, ông cũng cho biết, hợp phần 1 bị chậm khi danh mục đầu tư chưa được hoàn tất, bên cạnh đó, kinh phí đầu tư tăng lên so với dự tính ban đầu. Trên cơ sở thị sát và xem xét, Đoàn công tác của WB tại Việt Nam đã nhất trí việc gia tăng kinh phí đầu tư này nhưng lưu ý TP Đà Nẵng cần bổ sung thông tin về tính cấp thiết phải đầu tư các hạng mục phát sinh...; đồng thời đề nghị TP đến ngày 11-5 hoàn thành báo cáo phương án đầu tư về các hạng mục của các hợp phần 1, 2 và 3; đến tháng 9-2012 hoàn thành báo cáo khả thi các hợp phần 1, 2 và 3; đến tháng 12-2012 hoàn thành thiết kế cơ sở các hợp phần 1, 2 và 3 để đến tháng 1-2013 trình Chính phủ Việt Nam và WB phê duyệt thông qua. Trên cơ sở ý kiến đóng góp của đại diện các sở: KH&ĐT, GTVT, Xây dựng, PIIP, Chủ tịch UBND TP Đà Nẵng Văn Hữu Chiến thống nhất với Đoàn công tác của WB tại Việt Nam về những kết quả đạt được cũng như những vấn đề phát sinh trong quá trình thực hiện công tác chuẩn bị đầu tư PTBV thời gian qua; đồng thời chỉ đạo các sở, ban, ngành hữu quan của TP khẩn trương hoàn thành các phần việc còn lại của công tác chuẩn bị đầu tư PTBV, nhất là lưu ý đối với những đề nghị của các chuyên gia Đoàn công tác của WB tại Việt Nam về các vấn đề tiến độ, bổ sung thông tin cụ thể, chính xác cho các hạng mục công trình thuộc Hợp phần 1 về cải thiện thoát nước mưa và thoát nước thải, Hợp phần 2 về BRT và Hợp phần 3 về xây dựng 2 tuyến đường chiến lược. Chủ tịch Văn Hữu Chiến cho rằng: Đà Nẵng là đô thị hạt nhân của khu vực miền Trung, có tốc độ phát triển KT-XH nhanh nên sẽ có sự gia tăng dân số về cơ học, dự kiến đến năm 2020, dân số trên địa bàn TP tăng lên 1,5 triệu người, đặt ra cho TP nhiều vấn đề cần phải giải quyết để đảm bảo phát triển bền vững, trong đó, có vấn đề về TTATGT, giao thông đô thị. Do vậy, TP đề nghị WB dành một khoản kinh phí trong kinh phí đầu tư PTBV để bố trí thêm hạng mục nghiên cứu quy hoạch phát triển hệ thống xe điện ngầm hoặc xe điện trên cao cho TP. Đây cũng là lĩnh vực mà các chuyên gia của WB có chuyên môn cao và nhiều kinh nghiệm...
Phú Nam (CAĐN)