Vì Sao Họ Thành Công

kamikaze

Âm Phủ Động
Lusinda Watson - Nxb Trẻ
Gần đây, chúng ta thường nghe nói đến thuật ngữ CEO, đó là chữ viết tắt của Chief Executive Officer, (Tổng Giám đốc điều hành). Tuy tên gọi này có phần mới mẻ tại Việt Nam nhưng ở các nước phương Tây, đặc biệt là Mỹ, tên gọi CEO đã xuất hiện từ một trăm năm trước đây.
Quyển sách này không đưa ra bất cứ định nghĩa nào về CEO, cũng không cung cấp những kiến thức chuyên ngành có thể giúp bạn thiết lập và điều hành một doanh nghiệp hay một tổ chức xã hội, mà nó là tập hợp các câu chuyện do chính các CEO kể lại qua cuộc phỏng vấn với tác giả Lucinda Watson, con gái của một “dòng họ” CEO nổi tiếng của một tập đoàn công nghiệp hàng đầu thế giới vào những thập niên cuối của thế kỷ XX.

Trong quyển sách này, bạn sẽ gặp một nhà tương lai học, một tu sĩ, một vài đầu bếp trứ danh và nhiều người khác nữa. Họ đã sống và làm việc như thế nào, quan niệm ra sao và những phẩm chất nào đã làm cho tên tuổi của họ nổi tiếng khắp năm châu?

Mục Lục:
Lời giới thiệu
Lời tựa của tác giả
Những câu chuyện về các Tổng giám đốc điều hành (CEO) nổi tiếng trên thế giới
Frank Cary - Nguyên Chủ tịch Hội đồng quản trị, Tổng giám đốc điều hành Tập đoàn IBM
Dan Case - Tổng giám đốc điều hành Tập đoàn Hambrecht & Quist
John Chen - Tổng giám đốc điều hành Tập đoàn Sybase
Donald M.Kendall - Nguyên Tổng giám đốc điều hành Tập đoàn Pepsi
Jane Cahill Pfeiffer - Nguyên Tổng giám đốc điều hành, Công ty NBC, Nguyên Phó chủ tịch Hội đồng quản trị Tập đoàn IBM
Những câu chuyện về các doanh nhân thành đạt
Wilkes Bashford - Chủ chuỗi Cửa hiệu thời trang Wilkes Bashford
ed Bell - Nguyên Phó chủ tịch Hội đồng quản trị, Giám đốc sáng tạo toàn cầu Công ty Young & Rubicam
Susie Tompkins Buell - Nhà sáng lập Công ty thời trang Esprit
Bob Cohn - Nguyên Tổng giám đốc điều hành Công ty Octel & Lucent Technologies
Ray Kassar - Nguyên Tổng giám đốc điều hành Tập đoàn Atari
Howard Lester - Tổng giám đốc điều hành Công ty Williams Sonoma
Nick Nickolas - Nhà tư bản tài chính
Bradley Ogden - Chủ nhà hàng
Những câu chuyện về các nhà kinh tế chiến lược tài năng
Allen Grossman - Nguyên Giám đốc điều hành Tổ chức Outward Bound, Giáo sư Đại học Harvard
Jack Kornfield - Tu sĩ Phật giáo
Robert Mondavi - Nhà sáng lập Hãng rượu vang Mondavi
Faith Popcorn - Nhà tương lai học
John Sculley - Nguyên Tổng giám đốc điều hành Tập đoàn máy tính Apple
Alice Waters - Nhà sáng lập, chủ nhà hàng Chez Panisse
Faye Wattleton - Nguyên Chủ tịch Tổ chức Thiện nguyện Planned Parenthood, Nhà sáng lập, Giám đốc điều hành Trung tâm vì Quyền bình đẳng Giới tính
Thay cho lời kết - Thomas J.Watson JR - Nguyên Chủ tịch Hội đồng quản trị IBM.

Lời tác giả “Vì sao họ thành công?”

TTO - Trong suốt 10 năm giảng dạy các kỹ năng tiếp thị, tôi nghiệm ra rằng chúng ta không thể tự quảng bá mình nếu thiếu sự tự tin. Triết lý đó được đúc kết từ những buổi trò chuyện với các CEO về những thói quen trong giao tiếp của họ.

Hiện tôi đang cùng cộng tác với trường Đại học California và trường Kinh doanh Haas của Berkeley để phát triển chương trình về kỹ năng giao tiếp kinh doanh và kỹ thuật phỏng vấn xin việc cho sinh viên. Tôi thường nói chuyện với các sinh viên về những định hướng cho tương lai cũng như tìm hiểu những ưu tư của họ về việc làm thế nào để đạt được thành công và luôn vượt lên dẫn đầu. Qua đó, tôi luôn khích lệ các sinh viên phải biết tự tin, dám mạo hiểm nhằm theo đuổi đến cùng ước mơ của mình.

Dù vậy, một số người vẫn còn do dự và chỉ chọn công việc nào mà họ cho là ít rủi ro nhất, rồi cuối cùng cảm thấy không hài lòng với chính quyết định của mình. Tôi thường tự hỏi: Nguyên nhân nào khiến con người có xu hướng hoài nghi bản thân, hay quyết tâm trở thành CEO của một công ty tầm cỡ, hay dám tự đứng ra lập nghiệp? Khi trò chuyện với các CEO, tôi đã tìm ra câu trả lời cho mình và qua cuốn sách này, tôi muốn chia sẻ với các bạn những bí quyết của họ. Những câu chuyện về sự thành công ở đây được rút ra từ nỗ lực của các cá nhân đã đạt đến đỉnh cao của sự nghiệp trong nhiều lĩnh vực khác nhau.

Từ những lần trò chuyện với các CEO, hay với những người sắp được đề bạt làm CEO của nhiều công ty tầm cỡ, lãnh đạo của những tổ chức phi lợi nhuận lớn, những chủ doanh nghiệp nhỏ đã điều hành và tạo nên tên tuổi cho công ty của mình, tôi nhận ra rằng tất cả họ đều giống nhau ở chỗ họ có ước mơ và dám theo đuổi ước mơ đó đến cùng, dù niềm đam mê công việc của họ có thể khác đi đôi chút. Đứng trước khó khăn, họ không nản chí mà quyết tâm vượt qua tất cả để tiếp tục con đường đã chọn, chứng tỏ một sự tự tin mạnh mẽ và khả năng thích ứng nhanh. Họ đối phó với sự xung đột và chỉ trích bằng một thái độ tích cực.

Tôi đã từng hỏi làm thế nào họ nhận ra ước mơ của mình và đã tìm được câu trả lời khi nghe nữ bếp trưởng và chủ nhà hàng Alice Waters nói rằng, bà tin và theo đuổi đến cùng việc thực hiện những khát vọng mạnh mẽ nhất của mình. Alice nhớ lại chuyến đi Paris lúc nhỏ và bị chinh phục hoàn toàn bởi nền văn hóa Pháp. Lớn lên, bà học nấu ăn rồi mở nhà hàng Chez Panisse nổi tiếng khắp California. Cũng giống như vậy, bà Faye Wattleton tìm thấy ước mơ của mình sau khi tốt nghiệp đại học là khẳng định vị thế của người phụ nữ. Cuối cùng bà trở thành lãnh đạo của Tổ chức Planned Parenthood và điều hành rất thành công suốt mười bốn năm trước khi thành lập một tổ chức phi lợi nhuận của riêng mình: Trung tâm Bình đẳng Giới tính.

Con đường thành công của những nhà lãnh đạo này không thể thiếu sự khích lệ, động viên và tin tưởng của các đồng nghiệp và những người xung quanh, những người đã đặt trọn niềm tin vào họ, nhờ đó họ cảm thấy tự tin hơn trong những quyết định và hành động của mình. Họ có những xuất phát điểm rất khác nhau, một số khởi nghiệp từ hai bàn tay trắng, trong khi những người khác nhận được hỗ trợ rất nhiều về mọi mặt. Có người tìm thấy ước mơ của mình từ khi còn rất trẻ, trong khi có những người phải mất một thời gian dài mới tìm ra mục đích của đời mình. Thế nhưng chỉ có ước mơ mới chính là động lực thúc đẩy họ chinh phục những đỉnh cao sự nghiệp. Nếu không có ước mơ, có lẽ chỉ vài người trong số họ có được vị trí như ngày hôm nay.

- Lucinda Watson
 

kamikaze

Âm Phủ Động
Những câu chuyện về những TGĐ điều hành

“Con đường tốt nhất để đi lên trong cuộc đời là dám tạo ra sự khác biệt bằng sự tự tin và sáng tạo của bản thân.”

- Khuyết danh

Frank Cary

Nguyên Chủ tịch Hội đồng quản trị, Tổng giám đốc điều hành Tập đoàn IBM. Khi cha tôi, Thomas Watson Jr., nghỉ hưu ở Tập đoàn IBM, Frank Cary thay ông giữ vị trí CEO. Thời đó, mọi người đều nói rằng Frank là một sự thay thế hoàn hảo do ông rất có tài về ngoại giao. Frank Cary trầm tĩnh, thông minh và hầu như được mọi người yêu mến.

Ông có cách điều hành công việc khác hẳn cha tôi, đặc biệt trong việc truyền cảm hứng và tạo dựng lòng tin nơi nhân viên của mình. Dù đã nhiều năm không gặp Frank nhưng khi tôi liên hệ đề nghị phỏng vấn, ông vui vẻ chấp nhận ngay và đón tiếp tôi rất ân cần. Phải nói rằng ông có nụ cười rất đẹp, chính nụ cười ấy làm tôi nhớ về ông nhiều nhất. Phòng ông trưng bày nhiều kỷ vật của những người tiền nhiệm. Nghe Frank hồi tưởng về quá khứ của mình, tôi thật sự xúc động vì tình cảm mà ông dành cho cha tôi.

Frank là người có trí nhớ cực tốt, do đó cuộc phỏng vấn diễn ra rất dễ dàng. Ông cư xử rất khiêm tốn và hay khích lệ người khác góp chuyện trong khi vẫn có thể kể một câu chuyện đan xen mà cả hai phía đều hứng khởi. Frank xem IBM là ngôi nhà thứ 2 của mình và chính điều đó đã giúp ông có được những thành công vượt bậc. Đó là điều ông luôn tự hào và tâm đắc. Ngày nay, nhiều người cũng cống hiến hết mình cho công ty, song đó là những công ty do chính họ làm chủ, chứ không phải ở vị trí một giám đốc làm thuê như Frank Cary, một con người luôn sống hết mình vì công việc.

Hãy Trang bị cho mình kiến thức tổng quát và dám bày tỏ chính kiến với cấp trên

“Bạn không thể thành công nếu không có đủ can đảm chấp nhận rủi ro, bất kể khi phải chuyển chỗ làm đến một thành phố khác hay khi bày tỏ chính kiến của mình trước cấp trên.”

- Frank Cary

Tôi lớn lên tại một thị trấn tỉnh lẻ có tên là Inglewood nằm ngay bên rìa Los Angeles, California - vùng đất của ngành công nghiệp chế tạo máy bay - rồi vào Đại học UCLA (University of California Los Angeles). Để có tiền đóng học phí, tôi xin được một chỗ tuyệt vời là làm nhân viên chạy việc vặt của Hãng tin CBS.

Khi Chiến tranh Thế giới thứ II bùng nổ, tôi gia nhập quân đội và được xếp vào lính bộ binh. Tôi thật may mắn vì chưa bao giờ phải đối mặt với khói lửa súng đạn suốt thời gian tại ngũ. Sau khi chiến tranh kết thúc, tôi phục vụ ở Nhật một năm với nhiệm vụ chỉ huy bốc dỡ hàng hóa từ tàu lên bờ bằng xe lội nước. Rất lâu trước khi các đồng đội của tôi về nước, tôi đã không còn làm việc đó và bắt tay làm ăn với ba công ty vận chuyển lậu và tích lũy được khá nhiều kinh nghiệm quý báu cho sự phát triển nghề nghiệp của tôi sau này. Sau đó tôi về nước và ghi danh vào Trường Đại học Quản trị Kinh doanh Stanford. Tôi đã nhiều lần thay đổi mục tiêu nghề nghiệp trong đời. Cha tôi là bác sĩ, khi tôi bắt đầu năm thứ hai đại học thì ông ngã bệnh và qua đời. Cho đến lúc cha mất, tôi vẫn muốn trở thành bác sĩ. Nhưng rồi sau đó tôi thấy học trường y tốn quá nhiều thời gian, nhất là khi tôi phải tự bươn chải để kiếm sống trang trải học phí. Tôi quyết định theo học chính trị và lấy bằng cử nhân để chuẩn bị vào trường luật. Đến khi rời quân ngũ, tôi lại nhận ra rằng học luật phải mất đến ba năm trong khi trường kinh doanh chỉ cần một năm rưỡi. Thêm vào đó, tôi đã lập gia đình nên thực tế nhất là vào Stanford. Và tôi đã không bao giờ hối tiếc vì sự chọn lựa này.

Từ khi còn là một anh sinh viên quèn, tôi đã nhận ra rằng hòa đồng và tôn trọng tất cả mọi người là một đức tính cực kỳ quan trọng để thành đạt. Cha tôi không phải là một người như thế, dù ông là một bác sĩ. Lớp tôi có gần năm trăm học sinh thuộc nhiều cộng đồng khác nhau nhưng chúng tôi không hề chia bè kết phái. Tôi học hành chăm chỉ, chơi thể thao và học được rất nhiều về bản chất con người từ bạn đồng môn, giáo viên, phụ huynh của bạn bè tôi và những người tôi làm việc cho họ. Tôi không biết đích xác mình thừa hưởng từ ai hay từ đâu, nhưng tôi là một người biết lắng nghe. Và điều này đã giúp tôi rất nhiều trong sự nghiệp của mình.

Sau khi tốt nghiệp trường kinh doanh, tôi muốn làm việc cho Merill Lynch, một công ty giao dịch chứng khoán, nhưng lại thôi vì họ chỉ có văn phòng ở Tennessee. Sau đó, qua một người bạn, tôi nộp đơn xin phỏng vấn với IBM dù mới chỉ biết lơ mơ rằng họ là một công ty có tầm cỡ và có nhiều hứa hẹn. Tôi trúng tuyển. Họ không đề nghị tôi mức lương cao nhất nhưng họ trao cho tôi một cơ hội và tôi đã nắm bắt. Tôi bắt đầu ngay tại Los Angeles như mong muốn và mọi việc đã tiến triển từ đó.

Tôi bắt đầu sự nghiệp bằng công việc huấn luyện kỹ năng bán hàng, đó là một công việc không dễ dàng nhưng có nhiều thú vị. Nó cho tôi cơ hội áp dụng những kiến thức tổ chức quản lý kinh doanh cùng các mô hình trực tuyến - chức năng vào thực tế với các đại diện thương mại của IBM, những người luôn phải phân tích thông tin và giải quyết khiếu nại của khách hàng một cách hiệu quả nhất. Nhờ nhiệt huyết và hết lòng với công việc, tôi liên tục được đề bạt lên những vị trí cao hơn. IBM phát triển nhanh đến mức không bao lâu sau tôi trở thành trợ lý giám đốc chi nhánh San Francisco và được đề cử làm giám đốc chi nhánh Chicago. Một năm sau tôi trở về làm giám đốc khu vực ở San Franciso. Tôi may mắn được làm việc với Bud Kocher, một trợ lý giám đốc chi nhánh trẻ, đầy tài năng, với Bill McWhirter, một giám đốc giỏi của chi nhánh San Francisco. Chính hai người này đã đóng một vai trò quan trọng trong sự thành đạt của tôi.

Khi trở lại San Francisco, tôi được giữ chức giám đốc khu vực vùng duyên hải Thái Bình Dương kéo dài từ Colorado đến tận Hawaii. Về mặt địa lý, đó là vùng đất tốt nhất nước Mỹ. Vào năm 1958, tất cả các bộ phận thương mại của IBM đều không đạt doanh số, trừ khu vực tôi phụ trách. Lý do là chúng tôi đã có những văn phòng thương mại tuyệt vời và những giám đốc chi nhánh tài ba. Lúc đó tôi, Bud Kocher cũng như các giám đốc trẻ tuổi khác được gọi là những người cầm trịch. Tuy nhiên, vì là người quản lý khu vực duy nhất bên bờ Thái Bình Dương đạt được sản lượng vào năm đó nên tôi được công ty chú ý khá nhiều. Bob Hubner, giám đốc kinh doanh xuất sắc của IBM muốn tạo điều kiện để tôi tiến xa hơn nữa. Sau hai ba lần thoái thác Bob, cuối cùng chúng tôi dọn sang bờ Đông. Tôi bắt đầu ra vào tòa nhà 590 Đại lộ Madison (Văn phòng chính của IBM tại Manhattan) và tòa nhà Armonk (Văn phòng quốc tế của IBM ở New York). Gia đình chúng tôi đã sống ở New York lâu hơn bất kỳ nơi nào khác. Dù đôi lúc chúng tôi cũng lo lắng về việc học hành và cuộc sống của bọn trẻ nhưng rồi mọi chuyện cũng tốt đẹp.

Kiến thức về kinh doanh ở trường đóng vai trò rất quan trọng đối với sự nghiệp của tôi ở IBM. Trước tiên, đó là nhờ tôi nắm khá rõ các khái niệm kinh doanh hiện đại trong khi nhiều công ty thời đó hoạt động chỉ dựa theo kinh nghiệm là chủ yếu. Thứ đến là nhờ tiếng tăm của trường Stanford. Vào thời đó, chẳng mấy ai thích vào trường kinh doanh nên tôi có phần được chú ý hơn so với những mảnh bằng B.S. hoặc B. A. (B.S: Bachelor of Science - Bằng Cử nhân khoa học; B. A: Bachelor of Arts - Bằng Cử nhân văn chương).

Tôi rời IBM vào cuối năm 1980, trước khi những chiếc máy vi tính cá nhân ra đời. Tôi khởi sự dự án chế tạo máy vi tính cá nhân của mình từ trước lúc nghỉ hưu nhưng phải một năm sau việc sản xuất mới đạt đến đỉnh cao. Cho đến bây giờ, tôi không hề hối tiếc khi đề cử John Opel vào thay vị trí của mình. Nhưng cũng có vài chuyện không hay xảy ra ở IBM sau khi tôi đi làm tôi rất buồn. Những năm gần đây, IBM đã phải tìm kiếm những nhà lãnh đạo xuất sắc ở các công ty khác về điều hành công ty. Đó là một quyết định đúng đắn để cải tổ nội bộ công ty và may mắn là công ty đã được hồi phục.

Tôi muốn nói với những ai đang khởi nghiệp hôm nay rằng không có sự chuẩn bị nào là thừa thãi cả: Một nền tảng học vấn vững chắc, hiểu biết rộng về mọi mặt trong cuộc sống và tính cách cá nhân tốt là những nhân tố quan trọng dẫn đến thành công của bạn. Bên cạnh đó, một tầm nhìn chiến lược và một kế hoạch khả thi cũng quan trọng không kém. Một nhà lãnh đạo xuất sắc phải luôn nêu gương và truyền cảm hứng cho mọi người, và còn nhiều kỹ năng khác nữa, như khả năng thuyết trình hiệu quả trước đám đông chẳng hạn… Các cố vấn cũng giữ vai trò rất quan trọng trong sự phát triển nghề nghiệp của bạn, như Thomas Watson Jr. và Hal Williams, những người tôi rất biết ơn vì sự chỉ dẫn của họ. Và, bạn sẽ không bao giờ thành công nếu không dám chấp nhận rủi ro.

Kết luận

Theo Frank Cary, dám bày tỏ chính kiến với cấp trên là chìa khóa cho sự thành công. Ông không tin rằng ai đó có thể được gọi là thành đạt nhờ phương châm “cúc cung tận tụy” và “sống lâu lên lão làng”. Thành công chỉ đến với những ai có đầu óc kinh doanh nhạy bén, có tầm nhìn chiến lược, có khả năng nhận ra và biết cách sử dụng người tài, cùng với tài lãnh đạo và chí tiến thủ của bản thân.

Dan Case - TGĐ điều hành Tập đoàn Hambrecht & Quist

Trước khi gặp Dan Case, tôi nghe mọi người nói rất nhiều về anh, một CEO của Hambrecht & Quist. Điều thú vị là trong quá trình phỏng vấn Dan, tôi khám phá ra Dan còn có người anh trai tên Steve Case, người đứng đầu Hãng truyền thông America Online. Thế là tôi cất công tìm hiểu xem dòng họ nào đã sản sinh ra hai lãnh đạo trẻ đầy ấn tượng đến thế.

Thái độ đón tiếp tôi của người trợ lý của Dan và cách thiết kế phòng ốc của Hambrecht & Quist tạo cho tôi ấn tượng về một môi trường làm việc rất trẻ trung và năng động. Trước khi tới công ty, tôi nghĩ đó là một nơi trang trọng và kín đáo. Tuy nhiên, thực tế Dan đã tạo ra một buổi nói chuyện khá thân thiện và gần gũi.

Dan trông khá giống Jim Carey: cao to, hấp dẫn và dĩ nhiên là tràn đầy sinh lực. Cách nói chuyện của anh đậm chất hài hước song vẫn cẩn trọng trong từng câu chữ. Tôi tự hỏi phải chăng đó là do Dan còn quá trẻ so với chức vụ mà anh đang đảm nhận. Và tôi thật sự khâm phục khả năng làm chủ cảm xúc cũng như những cách thức mà anh đã tiến hành để đạt được những mục tiêu trong cuộc sống của mình. Dù điều hành một công ty lớn như thế nhưng Dan vẫn dành nhiều thời gian cho gia đình. Anh biết cả tên bạn bè của con mình và thường chơi đùa với chúng. Tôi nghĩ có lẽ thế hệ của Dan sẽ là những bậc cha mẹ tốt hơn vì họ biết cân bằng giữa thành công trong sự nghiệp và hạnh phúc gia đình.
 

kamikaze

Âm Phủ Động
Khiêm tốn và quyết đoán

“Cần nhiều yếu tố khác nhau để đạt đến thành công nhưng kiến thức vẫn là điều quan trọng nhất.”

- Dan Case

Tôi sinh ra và lớn lên ở Honolulu, thủ phủ của Hawaii, rồi học trường Oxford và Princeton trước khi làm việc cho Hambrecht & Quist. Ở Princeton ngoài việc học tôi còn may mắn được phụ trách mục phỏng vấn của chương trình phát thanh học đường và luôn có mặt ở New York và Washington.

Nhờ vậy từ rất sớm tôi hiểu rõ về các nền văn hóa và những lợi thế về vị trí địa lý của các vùng khác nhau. Tôi cũng học được rằng khi hoạt động kinh doanh tiến triển quá nhanh, bạn có thể sẽ bị phá sản vì sự mất cân đối giữa thu và chi. Bọn sinh viên chúng tôi cũng biết cách bán những tài sản vô hình (dịch vụ tư vấn) cho các công ty lớn khi đang học năm thứ nhất. Tôi là người điều hành kinh doanh và người hợp tác với tôi phụ trách sản xuất. Anh ta chịu trách nhiệm mục phỏng vấn và kinh doanh các chương trình quảng cáo trên đài phát thanh. Còn tôi khi đó đã là một chuyên gia tổ chức các sự kiện, sẵn sàng chấp nhận mạo hiểm trong mọi việc.

Tôi làm việc cho Hambrecht & Quist vào mùa hè năm 1979 sau khi tốt nghiệp trường Princeton. Lúc đó, Bill Hambrecht gọi cho tôi và nói: “Tôi được đề cử phụ trách Ủy ban Thành lập Vốn đầu tư của Tổng thống Carter. Tôi được biết anh có tham gia vài công trình nghiên cứu ở trường đại học và anh hiện muốn học hỏi thêm về chiến lược kinh doanh và các vấn đề về doanh nghiệp. Tôi sẽ dạy anh về công việc kinh doanh nếu anh chịu làm thư ký cho tôi để tôi có thể hoàn thành tốt sứ mạng này”. Tôi xin một cuộc hẹn nhưng ông bảo rằng điều đó không cần thiết và ông sẵn sàng nhận tôi qua điện thoại với mức lương, theo như ông nói, là “Tùy anh đề nghị”. Thế là tôi chuyển hướng học ngành ngân hàng trong khi làm trợ lý hành chánh cho ông như đã thỏa thuận.

Cái hay của Hambrecht & Quist là tinh thần luôn hướng về những điều mới lạ và óc kinh doanh nhạy bén. Đó là những thay đổi về cơ cấu tổ chức mà khởi đầu là việc kinh doanh dịch vụ chăm sóc y tế kỹ thuật cao. Điều đó kích thích tôi luôn tìm tòi sáng tạo và nghĩ ra rất nhiều điều thú vị. Tuy nhiên, thay vì chuyển sang làm việc cho công ty khác, tôi quyết định thay đổi công việc ngay trong lòng Hambrecht & Quist.

Tôi cho rằng giá trị nền tảng mà các trường đại học có thể đem lại cho chúng ta là những mối quan hệ chúng ta đã xây dựng được, là truyền thống và sự giáo dục mà bạn thụ đắc và cả sự tự tin. Cần nhiều yếu tố khác nhau để đạt đến thành công nhưng kiến thức vẫn là điều quan trọng nhất.

Trên đường thành công, đôi khi chúng ta không tránh khỏi những lúc đối diện với nỗi sợ hãi. Tôi nghĩ sợ hãi cũng tác động đến sự thành bại. Sợ thất bại là một con dao hai lưỡi, vừa có tác dụng thúc đẩy vừa có khả năng kìm hãm sự thành công của chúng ta. Nếu so với những bạn bè đồng trang lứa ở Princeton và Oxford thì tinh thần dám đương đầu với rủi ro của tôi thuộc loại mạnh mẽ, tuy sự “rủi ro” của tôi không thể sánh bằng sự mạo hiểm của một số người khác như các nhà chính trị, các nhà thám hiểm… Cuộc đời dạy chúng ta rằng thất bại là mẹ thành công. Vì vậy, tôi luôn dự phòng cho những điều tồi tệ nhất: Nếu mọi thứ không suôn sẻ, tôi sẵn sàng làm lại từ đầu.

Tôi cũng cho rằng chúng ta cần phải thật sự tự tin khi bước vào thế giới kinh doanh muôn màu muôn vẻ. Có tầm nhìn chiến lược và biết được chính xác điều gì thúc đẩy cũng như kích thích lòng say mê công việc của bạn là một yếu tố cực kỳ quan trọng. Đa phần các cơ hội lớn trong đời - dù là đời sống riêng tư hay công việc - đều đòi hỏi ở bạn ý chí, tính kỷ luật, sự thông suốt và một tầm nhìn chiến lược.

Tôi thường nói với mọi người rằng trong kinh doanh, khách hàng là thượng đế. Không có điểm dừng trong các dịch vụ chăm sóc khách hàng. Nếu hiểu được điều đó, bạn sẽ thành công, nhưng hãy luôn nhớ rằng: Đừng bao giờ ngủ quên trên chiến thắng.

Kết luận

Dan Case là điển hình về một CEO trẻ tuổi có óc kinh doanh từ nhỏ. Ông đã kết hợp nhuần nhuyễn kỹ năng hoạch định chiến lược với tài tổ chức tuyệt vời và khả năng thấu hiểu mọi vấn đề đến mức chi tiết. Ở tuổi 40 ông đã khá thành công và sống một cuộc sống khiêm tốn không chút phô trương. Ông nổi bật với những giá trị truyền thống, sự quyết đoán trước các cơ hội cá nhân cũng như nghề nghiệp, tính khôi hài và óc mạo hiểm từ khi còn rất trẻ. Đó chính là những phẩm chất cốt yếu của một tổng giám đốc điều hành thành đạt ngày nay.

John Chen - Tổng giám đốc điều hành SYBASE

John Chen là Chủ tịch tập đoàn, Chủ tịch Hội đồng quản trị và là Tổng giám đốc điều hành Sybase, một trong những công ty phần mềm độc lập lớn nhất thế giới. Dưới sự lãnh đạo của ông, công ty mở rộng thêm bốn phân ngành chuyên cung cấp cho khách hàng những giải pháp kinh doanh theo định hướng thị trường có mục tiêu.

Trước khi bước vào Sybase, John đã là Chủ tịch và Tổng giám đốc Siemens Pyramid, một liên danh chuyên sản xuất máy vi tính của Tập đoàn ba tỉ đô la Siemens Nixdorf. Trước khi gia nhập Pyramid Technology, ông đã từng làm Phó Chủ tịch Hội đồng quản trị và Giám đốc điều hành tại Công ty Unisys trong mười ba năm. John cũng có chân trong Ban Giám đốc Tập đoàn Niku và Wafer Technology. Ngoài ra ông còn là thành viên của nhiều hiệp hội khác nhau kể cả Ủy ban Chứng khoán Quốc gia, Hiệp hội Các Kỹ sư Lập trình người Hoa, Hiệp hội các nhà sản xuất phần mềm Mỹ - Á, Ủy ban 100 công ty hàng đầu Hoa Kỳ, và là Cố vấn cao cấp cho các nhà lãnh đạo doanh nghiệp hàng đầu Á - Mỹ.

Tôi gặp John Chen lần đầu tiên trên một chuyến bay từ New York đi San Francisco. Khi đó có một hành khách đề nghị ông đổi ghế nhưng với giọng điệu như muốn gây hấn và tôi thật sự ấn tượng bởi lối ứng xử hết sức bặt thiệp của John trong tình huống đó.

Tôi thực hiện cuộc phỏng vấn John Chen tại trụ sở chính của Sybase ở Emeryville, California. Đó là một tòa nhà màu đen sang trọng bên ngoài và tĩnh lặng bên trong. John rất quan tâm đến phong thủy nên mọi thứ bên trong tòa nhà đều được bày trí theo đúng nguyên tắc phong thủy Trung Hoa để vừa tận dụng được diện tích và không gian, vừa đem lại sự riêng tư thoải mái cho mọi nhân viên.

Cũng như Dan Case, John Chen là người tình cảm, luôn nhớ về nguồn cội và luôn dành cho gia đình một vị trí xứng đáng trong tim mình. Ngồi với John, tôi quên mất rằng mình đang phỏng vấn ông vì bị cuốn hút vào những câu chuyện của ông. John có tư tưởng và triết lý sống khoáng đạt và là người rất dễ trò chuyện. Ông nói về mình rất cởi mở, đó là điểm khá khác biệt so với một số doanh nhân hàng đầu khác. Khả năng theo đuổi và chia sẻ ý tưởng của ông chắc chắn đã góp phần không nhỏ vào sự hình thành phong cách lãnh đạo tuyệt vời và những thành tích đáng khâm phục của ông.
 

kamikaze

Âm Phủ Động
Sự kết hợp văn hóa Đông và Tây

“Thành công xuất phát từ một tầm nhìn rõ ràng và sự nỗ lực hết mình. Không phải mọi cố gắng của bạn luôn mang lại thành công, nhưng bạn có quyền tự hào vì đã cố gắng hết mình. Làm được điều đó, bạn đã thành công đến chín mươi phần trăm.”

- John Chen

Tôi là Chủ tịch Tập đoàn, Chủ tịch Hội đồng quản trị và Tổng giám đốc của Sybase. Mười lăm năm trước, Sybase được thành lập bởi một nhóm người đến từ Berkeley, California và công việc kinh doanh của họ ngày càng phát đạt.

Họ đã đi đầu trong làn sóng thu nhỏ những chiếc máy tính mainframe của IBM (máy chủ, rất đồ sộ về kích thước nhưng dung lượng hạn chế) để hạ giá thành và tăng tính hiệu quả.

Đó là cả một kỷ nguyên mới về mạng máy tính. Hãng Sun Microsystems cũng từng bước lớn mạnh thành một công ty cung cấp dịch vụ mạng sừng sỏ với trị giá tài sản lên đến hàng trăm triệu đô la Mỹ. Một số công ty đã có phần mềm bổ sung và một trong số này là Sybase. Vào thời điểm đó, Sybase thiết lập những cơ sở dữ liệu để chạy những máy vi tính đời mới nhằm thay thế dần những chiếc máy IBM vừa kềnh càng vừa có hệ điều hành phức tạp.

Ngày đó người ta đồn rằng IBM sắp phá sản nhưng rõ ràng họ vẫn lớn mạnh cho đến hôm nay. Riêng Sybase có những bước tăng trưởng nhảy vọt và trở thành một trong những đứa con cưng của ngành công nghiệp máy tính non trẻ này vào những năm đầu của thập niên 90. Tất cả các công ty ở Wall Street và vô số các công ty bưu chính viễn thông đều sử dụng phần mềm của chúng tôi. Lúc đó, các sáng lập viên và những người giữ vị trí chủ chốt trong công ty có thu nhập rất cao và họ trở nên kiêu ngạo - ít nhất là theo suy nghĩ của tôi. Còn tôi thì đang điều hành một công ty sản xuất linh kiện máy tính (phần cứng) và đang cố tìm cách hợp tác với Sybase. Nhưng Sybase thành công đến mức họ chẳng chịu ngồi nghe ai cả. Nếu bạn đến Sybase để giới thiệu về công ty bạn mà không đồng ý hoặc không hiểu mọi điều họ nói thì tốt nhất là đừng tới đó. Một trong những “nạn nhân” của Sybase là SAP, kẻ dẫn đầu trong trào lưu tiếp theo, tức thiết kế và cung cấp các dịch vụ mạng trọn gói cho khách hàng. SAP muốn hợp tác với Sybase để cải tiến và phát triển phần mềm hơi kém hiệu năng của Sybase nhưng Sybase ngoảnh mặt làm ngơ. Hành động này đã biến SAP thành đối thủ cạnh tranh của Sybase và giải pháp phần mềm Oracle ra đời.

Thật không may cho Sybase, vào giữa thập niên 90, nhiều công ty bắt đầu lo lắng về cái gọi là sự cố Y2K. Việc lập trình lại mọi thứ tỏ ra không hiệu quả, nhất là về giá cả, nên họ cần những trình ứng dụng trọn gói. Đó là thời cơ của SAP và họ đã không bỏ qua. Cuối năm 1993, Sybase bắt đầu lao vào ngõ cụt, và thay vì cố gắng hết mình để giành lại thị trường thì họ lại đi theo một hướng khác. Họ liên doanh liên kết với các đối tác trên nhiều lĩnh vực khác nhau hòng mở rộng thanh thế - từ nghiên cứu phát triển, cơ sở dữ liệu, triển khai ứng dụng, và công nghệ kết nối không dây. Tuy nhiên, sự hợp tác chỉ kéo dài không quá chín tháng vì công ty chẳng có một chiến lược kinh doanh hay thế mạnh quản lý nào để có thể điều hòa các lợi ích giữa các bên. Đó là vào năm 1995 và Sybase là một Liên minh (Conglomerate) có tổng doanh thu hơn một tỉ đô la. Dù Sybase cho chào đời nhiều công nghệ tiên tiến nhưng thị trường vẫn không chấp nhận vì khách hàng chuộng những phần mềm trọn gói hơn cho việc giải quyết sự cố máy tính năm 2000. Do đó Sybase rơi vào tình thế khó khăn, mất dần thị phần và doanh số sụt giảm xuống mức 800 triệu đô la trong bốn năm liên tiếp.

Cuối năm 1997, tôi được mời vào Sybase thế chỗ Mitchell Pressman, Tổng giám đốc vừa bị cho nghỉ việc, để thực hiện ý đồ của Ban giám đốc là cải tổ công ty và đưa nó trở về vị trí trước đó trên thương trường. Lúc tôi vào thì các lãnh đạo chủ chốt đã bỏ đi nên hệ thống tổ chức nội bộ bị thiếu hụt, gãy vỡ và rối tung. Sybase có chi nhánh ở 60 quốc gia với hơn 6.000 nhân viên nhưng hoạt động kém hiệu quả vì thiếu tầm nhìn chiến lược và tính đồng nhất. Tôi đã từng thành công trong việc xoay chuyển tình thế của Pyramid Technology, một công ty có quy mô nhỏ hơn, chẳng những đưa nó trở lại làm ăn có lãi mà còn khuyếch trương thêm. Vì vậy, Hội đồng quản trị Sybase tin tưởng tôi có thể bắt tay vào việc để giải quyết rốt ráo mọi vấn đề của công ty, từ những nguyên lý kinh doanh nền tảng đến việc thành lập một đội ngũ nhân viên làm việc hiệu quả và xây dựng một tầm nhìn chiến lược hướng về thị trường, cũng như tăng doanh số bán và làm cho các bảng cân đối kế toán trở lại sáng sủa hơn. Họ cần một người biết việc, và đó là lý do tôi được chọn.

Lúc mới bắt đầu sự nghiệp, tôi thường kiêu ngạo cho rằng mọi người đều khờ khạo còn tôi thì quá khôn ngoan. Tôi tốt nghiệp Cal tech (Học viện Công nghệ California), nơi chúng tôi được nhồi nhét ý nghĩ rằng mình nằm trong số một phần trăm những con người có đầu óc siêu việt nhất thế giới. Nhưng về sau, càng thành công, tôi càng thấm thía một câu châm ngôn của Trung Quốc rằng núi cao còn có núi cao hơn.

Tuy vậy, tôi đã đem về nhiều thành tích ngoài mong đợi và rất tự hào về những gì tôi đã làm cho Sybase vào thời điểm đó. Tôi đã dốc toàn lực để đáp ứng mọi kỳ vọng của công ty và nâng cao năng lực quản trị chung để phù hợp với các mục tiêu hoạt động của công ty. Còn tầm nhìn chiến lược? Thật ra, nếu bạn đã ở đủ lâu trong ngành kinh doanh thì việc xây dựng một tầm nhìn xa là không khó vì bạn có thể cảm nhận được nhịp đập của nó một cách rất tự nhiên. Tôi muốn là người chiến thắng nhưng không phải bằng mọi giá, tôi thích thực hiện những bước đi chậm mà chắc. Andy Grove (Chủ tịch Tập đoàn Intel) có câu nói rất nổi tiếng: “Tôi luôn là người hoang tưởng”. Thật vậy, mỗi sáng thức dậy ông đều lo rằng sẽ có người đuổi kịp ông và thế là ông càng nỗ lực. Đó là lý do tại sao ông trở nên cực kỳ thành công. Tôi cho rằng lòng tin cùng với một chút “hoang tưởng” kiểu ấy là điều kiện mà mọi người cần có để đạt đến thành công.

Thành thật mà nói, hầu như tất cả mọi thành công của tôi đều đến từ một tập thể lớn. Từ nhỏ, trong khi chơi thể thao, tôi đã biết rằng đồng đội thật sự mạnh hơn cá nhân và nếu tập thể cần một thủ lĩnh thì tôi luôn cố gắng trở thành người đứng mũi chịu sào. Đoàn kết là sức mạnh. Vì thế, tôi cho rằng tạo được một tập thể gắn bó và hưng phấn chính là yếu tố quan trọng để thành công trong mọi tình huống, nhất là những lúc dầu sôi lửa bỏng.

Có nhiều cách để làm giàu nhanh nhưng cá nhân tôi được thăng tiến không phải vì tiền. Tôi muốn rằng sau khi về hưu, tôi sẽ tự hào nói rằng chí ít mình cũng đã làm được một điều gì đó có ý nghĩa hơn; tôi đã chia sẻ những điều vĩ đại với những con người vĩ đại, đó mới chính là động cơ của tôi.

Tôi lớn lên gặp thời khó khăn, cha mẹ tôi là dân di cư từ Trung Quốc sang Hong Kong. Cha tôi được dạy làm kế toán thực hành. Sống trong vùng đất nằm dưới sự đô hộ của Vương quốc Anh, gia đình tôi thoạt đầu rất khó khăn vì không ai trong chúng tôi nói được tiếng Anh còn bằng cấp kế toán của cha tôi thì vô giá trị. Ông học tiếng Anh vào buổi tối còn ban ngày làm những việc vặt nuôi sống gia đình. Hong Kong vào những năm 1950 chỉ là một hòn đảo nhỏ với một làng chài. Nhưng ba, bốn thập niên tiếp theo, nó đã trở thành một trung tâm tài chính và thương mại hùng mạnh đứng thứ hai trên thế giới. Sự biến chuyển này là kết quả của sự cần mẫn của mọi người dân. Viễn cảnh đó đã mài giũa tầm nhìn của tôi. Nếu bạn tập trung vào mục đích của mình và làm việc chăm chỉ, bạn sẽ tiến bộ. Đó là điều giúp tôi luôn hướng về phía trước.

Lớn lên, tôi làm đủ mọi việc để có miếng ăn, để được đi học. Tôi luôn tâm niệm rằng không có gì được cho không bao giờ. Nếu bạn muốn thay đổi cuộc đời, bạn phải vào những trường đại học danh tiếng và phải học hành cũng như làm việc cật lực. Còn nếu bạn chỉ muốn vào những trường hạng hai, hạng ba thì bạn học ra sao cũng được nhưng cuộc đời bạn rồi cũng sẽ thường thường như thế.

Tôi may mắn được học những trường tiếng tăm ở Mỹ. Tôi học được nhiều về các nền văn hóa khác nhau. Tôi học được tinh thần thi đua quyết liệt trong học tập cũng như trong cuộc sống. Đại học Brown làm tôi say mê, còn ở Cal tech thì việc học rất gian nan nhưng nhờ đó tôi rèn luyện được sự tự tin không gì có thể sánh được. Sự kết hợp giữa thời niên thiếu khó khăn và nền giáo dục khắt khe của Mỹ đã thực sự làm tôi tự tin hơn rất nhiều. Dần dần tôi nhận ra rằng đừng bao giờ chăm chăm vào thành công của người khác mà phải chú ý tạo thành công cho riêng mình. Nếu có một cái nhìn thực tế về những gì bạn phải hoàn thành và làm theo cách của bạn là điều rất quan trọng. Tôi từng thấy nhiều người cố gắng làm việc cật lực để giống người khác. Không phải thế, cái chính là những gì bạn làm phải tỏ ra khác biệt. Nếu bạn đã làm hết sức và cảm thấy thoải mái với chính mình thì đó là điều bạn cần phải tự hào.

Tất cả bạn bè của tôi, những người tôi cho là cực kỳ thành đạt đều rất tự tin. Họ có những mục tiêu rõ ràng và theo đuổi chúng bằng cả con tim và khối óc. Khi vào Sybase, tôi nói: “Chúng ta sẽ thành công”. Khoảng chín tháng trước đây, tôi triệu tập một cuộc họp gồm những giám đốc hàng đầu của Sybase trên toàn thế giới. Tôi bảo họ rằng phẩm chất quan trọng nhất mọi người cần có là niềm tự hào, và nó phải xuất phát từ một tầm nhìn rõ ràng và sự nỗ lực hết mình. Không phải mọi cố gắng của bạn luôn mang lại thành công, nhưng bạn có quyền tự hào vì đã cố gắng hết mình. Nếu bạn làm được điều đó, bạn đã thành công tới 90%. Đôi khi tôi thức giấc lúc 3 giờ sáng để nghe báo cáo qua điện thoại. Có nhiều điều không chắc chắn từ những quyết định quan trọng, rằng không biết công việc có xuôi chèo mát mái hay không. Có lúc bạn bắt buộc phải chấp nhận những hậu quả xấu. Nếu công việc không như ý bạn thì bạn phải tự nhủ: “Chúng ta đã được chia những lá bài này, hãy cố tập trung chơi tốt nhất”. Tôi nghĩ rằng những người thành đạt cao đều hài lòng với cách thức xử lý công việc của bản thân họ.

Những người thành đạt cũng rất thông minh nhưng tôi nghĩ rằng sự khác biệt giữa họ và những người không thành đạt là rất nhỏ. Nhiều người không biết khoa trương để mọi người biết đến nhưng không có nghĩa là họ ngốc nghếch. Nhiều người có bằng cấp thường tỏ ra khôn ngoan lanh lợi, nhưng thực tế là những người khác cũng đâu kém hơn.

Nhưng có rất nhiều điểm chung giữa những người thành đạt, chẳng hạn như lòng kiên trì, sự cần cù vượt khó và một đức tính khác mà ít người nói đến là tinh thần chấp nhận cả thành công lẫn thất bại. Tôi nghĩ có đến 90% người thành đạt đồng ý rằng kết quả cuối cùng không phải là quan trọng nhất, mà quan trọng hơn cả là con đường dẫn đến thành công. Vì thế, tôi tin rằng ý chí góp phần rất quan trọng trong sự thành công của mỗi người.

Điều tôi học được ở cương vị một người nước ngoài điều hành một công ty Mỹ là sự cần thiết của việc nỗ lực phát triển kỹ năng giao tiếp. Để làm việc tốt ở đất nước này bạn phải giao tiếp một cách minh bạch. Tôi cố gắng tập trung vào những ý chính để đảm bảo rằng tôi đang diễn đạt những ý tưởng quan trọng nhất chứ không phải cố thể hiện qua dáng vẻ bên ngoài hay cách nói chuyện. Năm 1973 tôi đặt chân đến nước Mỹ, khi đó khả năng giao tiếp bằng tiếng Anh của tôi rất tệ. Những gì cần diễn đạt, tôi nghĩ trong đầu bằng tiếng Hoa rồi sau đó dịch sang tiếng Anh một cách chậm chạp khiến người ta nghĩ rằng tôi không có gì để nói nên đã bỏ đi. Để cải thiện tình hình, tôi dành khá nhiều thời gian cho việc học nội dung, cấu trúc câu và cách sử dụng trọng âm trong tiếng Anh. Giờ đây cách nhấn giọng của tôi vẫn mang chút âm hưởng của tiếng Hoa nhưng nó không còn làm tôi bối rối nữa và tôi thật sự tự hào về điều đó.

Cuối cùng, tôi biết vẫn còn một cái nhìn thiên lệch về hình ảnh của người châu Á ở đất nước này. Tôi nghĩ một trong các thế mạnh của tôi là sự nhận thức sâu sắc về các nền văn hóa khác nhau và sự hiểu biết thấu đáo rằng: chiếc áo không bao giờ làm nên thầy tu.

Kết luận

Không như các nhà lãnh đạo doanh nghiệp ngày nay với những phi vụ đầu tư chớp nhoáng, thật dễ chịu khi chúng ta nghe John quan niệm rằng ông xem trọng việc đầu tư chậm mà chắc. Hơn nữa, cách nhìn nhận sự việc không bị bó buộc khiến ông dám mạo hiểm và nhận được những kết quả tốt đẹp từ những nỗ lực tối đa của mình.

Thật vậy, biết rõ các thế mạnh của mình, và biết thể hiện chúng ở đâu, lúc nào là những đức tính quan trọng của các CEO. Ngoài ra, niềm tự hào và lòng tự tin cũng rất quan trọng. Làm thế nào một người có thể có được những đức tính này, nhất là niềm tự hào? John nói rằng lòng tự hào đến từ việc bạn nắm rõ các mục tiêu của mình và cố gắng hết sức để thực hiện chúng. Đối với ông, cách thức đi đến thành công luôn quan trọng hơn kết quả cuối cùng.

John cũng nói rằng tinh thần làm việc tập thể, một chất keo kết dính cần thiết trong mọi tổ chức, đang bị mất đi. Nhưng ông tin tưởng rằng đó chỉ là tạm thời và cùng với lòng trung thành, nó sẽ sớm quay trở lại với các công ty trong tương lai gần.

Ngoài ra, thời thơ ấu của các CEO cũng tác động đến tính cách và sự thành công của họ sau này. John Chen từ nhỏ đã biết sự làm việc chăm chỉ và học vấn là chìa khóa của thành công. Trong nền kinh tế toàn cầu đa văn hóa ngày nay, chính sự đa dạng sẽ mang lại nhiều cơ hội kinh doanh tốt hơn. Đối với John, sự nhạy bén này dường như xuất phát từ ước muốn thấu hiểu và khả năng giao tiếp hiệu quả của ông với những người xung quanh.

Nhớ về cuộc phỏng vấn John, tôi thấy dường như ở ông là sự kết hợp nhuần nhuyễn giữa tính cạnh tranh và tính thực tế của phương Tây với triết lý “vô vi” của phương Đông, thể hiện qua sự từng trải của ông khi nhận thức rằng “mình giỏi còn có người giỏi hơn”. John Chen thật là một Tổng giám đốc điều hành có khả năng truyền cảm hứng cho mọi người.

(theo Blogsach) Còn nữa........................
 

Facebook Comment

Similar threads
Thread starter Tiêu đề Diễn đàn Trả lời Ngày
bachsa [Sổ tay] Vì sao họ thành công - Lời tác giả Thư viện - Sổ tay 0
bachsa [Sổ tay] Vì sao họ thành công - Lời giới thiệu Thư viện - Sổ tay 0
bachsa [Sổ tay] Vì sao họ thành công Thư viện - Sổ tay 1
N Vì sao họ giàu? Khởi Nghiệp 0
M Vì sao du khách đổ bộ đi tour Huế 1 Ngày Mùa Hè 2022 Tin tức 24h 0
T [Căn hộ cao cấp] Vì sao căn hộ được quan tâm nhiều vào cuối năm? Nhà đất Đà Nẵng 0
H [Nhà Đất] Scalping Forex là gì? Vì sao các trader thường chọn Scalping QUẢNG CÁO - RAO VẶT 0
V [Hồ Chí Minh] Sa bàn ảo là gì? Vì sao nên sử dụng sa bàn ảo thay cho bản đồ truyền thống? Nhà đất Đà Nẵng 1
H Tiếp thị liên kết Shopee là gì ? vì sao nên chọn tiếp thị kết liên Shopee GIAO LƯU - BÀN LUẬN 0
A [Khác] Vì sao nên sử dụng phần mềm Abit Website - Blog 0
C [Xã hội] Vì sao tiểu thương “chê” chợ mới? Tin tức 24h 0
C [Xã hội] Vì sao tiểu thương chợ Hòa Cầm kiến nghị tập thể? Tin tức 24h 0
C [Đà Nẵng] Vì sao không được cấp phép xây nhà cấp 4? Tin tức 24h 0
C [Đà Nẵng] Vì sao Đà Nẵng trở thành điểm đến hấp dẫn? Tin tức 24h 0
rcp [Thương hiệu] Chọn cách 'bán mình', doanh nghiệp Việt vì sao nên nỗi? KINH DOANH & ĐẦU TƯ 0
BNN [Thương hiệu] Vì sao phải tiếp thị về lợi ích của sản phẩm? Tổng quát thương hiệu 0
BNN [Xã hội] Vì sao Đà Nẵng tiến hành phân bổ dân cư? Tin tức 24h 1
Viết Sang Vì sao không thể dùng một số kí tự đặc biệt để đặt tên file? Hỏi đáp Tin học 0
Viết Sang Vì sao Windows 64-bit lại cần thư mục riêng để chứa ứng dụng 32-bit? Hỏi đáp Tin học 0
rcp Vì sao Apple quyết định loại bỏ Google Maps ra khỏi iOS CLB TIN HỌC 1
rcp [Bàn luận] Vì sao dân Đà Nẵng tranh giành đổi nón bảo hiểm? Viết về Đà Nẵng 2
BNN [Thể thao] Vì sao Đà Nẵng thanh lý sớm hợp đồng với Đài Trang? Tin tức 24h 0
BNN [Kinh tế] PCI Đà Nẵng tụt hạng, vì sao? Tin tức 24h 0
bachsa Vì sao không nên ăn thit chó?-Thái Bá Tân Truyện Ngắn 3
bachsa Vì sao Đà Nẵng dửng dưng với Luật Cạnh tranh? Tin tức 24h 0
matmotmipro Vì sao con trai lại như vậy - Vy Oanh Nhạc trẻ 0
samurai Đọc và suy gẫm : Vì sao các chuyên gia lần lượt rời bỏ Google? Khởi Nghiệp 1
samurai Vì sao xe hay bị cháy trong hầm Hải Vân? Tin tức 24h 1
binho243 Thế nào là kĩ năng mềm (KNM) - Vì sao ai cũng cần phải có ? Kỹ năng mềm 5
SongHan KAGAYA-Phần2-Chuyến tàu qua các vì sao Hình cảnh vật 9
P Hầu hết chúng ta thường lợi dụng điểm yếu của người khác thay vì giúp đỡ họ khắc Lời muốn nói 0
T Thư mời tài trợ chiến dịch Trà đá vì cộng đồng 2013 Chương trình - sự kiện 0
rcp Biển Đông: Đừng mơ Mỹ ‘làm căng’ với Trung Quốc vì nước khác Sóng BIỂN ĐÔNG 8
BNN [Xã hội] Bắt giám đốc Gà Bến Bờ vì tàng trữ vũ khí Tin tức 24h 0
rcp [Sự kiện] Cả miền Nam mất điện vì xe cẩu Tin tức 24h 6
C [Xã hội] Náo loạn vì xe khách "nhốt" người dân rồi bỏ chạy Tin tức 24h 0
C [Xã hội] Náo loạn vì bắt người làm con tin ở Đà Nẵng Tin tức 24h 0
Q Mỹ Tâm và những lần "ngơ ngác" vì scandal trên trời rơi xuống Tin tức 24h 0
Q Cứu sống bé gái ói ra máu vì hóc cọng kẽm Tin tức 24h 0
C [Xã hội] 5 bài học đau đớn vì sự "vô tâm" trong quy hoạch giao thông Tin tức 24h 0
C [Xã hội] Đà Nẵng nên cảm ơn Mỹ Tâm vì cú hét giá cát-xê Tin tức 24h 1
C [Xã hội] Đà Nẵng: Kết luận điều tra vụ ‘siêu trộm chết vì gái’ Tin tức 24h 0
C [Xã hội] Thay cầu Chương Dương vì sốt ruột Đà Nẵng nhiều cầu đẹp? Tin tức 24h 1
mulove Dự án KĐT phía Bắc vịnh Mân Quang (Đà Nẵng): "Hấp hối" vì... Vinashin Dự án Đà Nẵng 1
mulove Đà Nẵng loại Mỹ Tâm khỏi chương trình pháo hoa vì cát-sê cao? Tin tức 24h 3
C [Xã hội] Côn đồ đánh đập hành hung cả khu chung cư, vì thi đua thành tích k báo cáo CA Tin tức 24h 2
C [Xã hội] Cướp giật vì bị người yêu... chê nghèo! Tin tức 24h 0
rcp Mất hơn nửa triệu đồng vì tin nhắn rác Thủ thuật - Mẹo vặt 0
C [Xã hội] Bị bắt vì sàm sỡ phụ nữ ở đường hoa xuân Tin tức 24h 0
C [Sức khỏe] Tổ chức Trái tim vì trái tim tài trợ thiết bị y tế Tin tức 24h 0

Similar threads

Top