[Kinh tế] Vì sao nợ xấu vẫn tăng?

Congvien_it

Moderator
<table border="0" cellpadding="0" cellspacing="0" width="100%"><tbody><tr><td align="center" width="100%">Vì sao nợ xấu vẫn tăng? </td> </tr> <tr> <td height="5">
</td> </tr> <tr> <td> (Cadn) - Một trong những mục tiêu quan trọng hàng đầu được Chính phủ giao cho Thống đốc Ngân hàng Nhà nước (NHNN) Nguyễn Văn Bình sau khi nhậm chức (tháng 8-2011) là giải quyết nợ xấu.

<table style="WIDTH: 300px; HEIGHT: 20px" align="right" background="" bgcolor="#add8e6" border="2" cellpadding="0" cellspacing="7"> <tbody> <tr> <td> Có hiện tượng chống đối chủ trương cơ cấu lại hệ thống ngân hàng
Cũng tại “Báo cáo Kết quả thực hiện Nghị quyết của Quốc hội về chất vấn và trả lời chất vấn tại Kỳ họp thứ 3, thứ 4”, Thống đốc Nguyễn Văn Bình cho biết: Thực hiện lộ trình cơ cấu lại hệ thống các TCTD giai đoạn 2011-2015 đã được phê duyệt, năm 2012 và 2013, NHNN tiếp tục tập trung đẩy nhanh quá trình cơ cấu lại ở tất cả các nhóm tổ chức tín dụng, đặc biệt là xử lý các ngân hàng yếu kém. NHNN về cơ bản kiểm soát được tình hình của 9 ngân hàng thương mại cổ phần (NHTMCP) yếu kém cần xử lý thông qua các biện pháp nghiệp vụ theo quy định của pháp luật.
Sau khi hợp nhất từ 3 ngân hàng yếu kém, Ngân hàng Sài Gòn (SCB) đã đạt được những bước tiến triển tích cực như thanh khoản được cải thiện đáng kể, giá trị tài sản đảm bảo được củng cố, xử lý nợ và huy động vốn từ nền kinh tế được đẩy mạnh. 6 NHTMCP yếu kém còn lại đã được Thủ tướng Chính phủ phê duyệt chủ trương Phương án tái cơ cấu, trong đó NHTMCP Tiên Phong và Nhà Hà Nội đã được Thống đốc NHNN phê duyệt Phương án tái cơ cấu và đang tích cực triển khai dưới sự giám sát chặt chẽ của các đơn vị chức năng thuộc NHNN. 4 NHTMCP còn lại đang tích cực hoàn thiện Phương án cơ cấu lại và tiến hành các thủ tục tiếp theo.
Thống đốc Nguyễn Văn Bình thừa nhận, tuy đạt nhiều kết quả quan trọng nhưng “quá trình cơ cấu lại các NHTMCP yếu kém diễn ra chậm hơn so với dự kiến”. Một trong những nguyên nhân đó là: Vì quyền lợi cá nhân, một số cổ đông lớn của các NHTMCP yếu kém thiếu sự hợp tác hoặc chống đối với chính sách, biện pháp cơ cấu lại của NHNN, gây thêm khó khăn cho quá trình cơ cấu lại các ngân hàng này.
N.L
</td></tr></tbody></table>Đến nay, một vài con số dường như ít được chú ý nhưng rõ ràng là rất đáng lo ngại, cho thấy nợ xấu tiếp tục tăng. Theo “Báo cáo Kết quả thực hiện Nghị quyết của Quốc hội về chất vấn và trả lời chất vấn tại Kỳ họp thứ 3, thứ 4” do Thống đốc Nguyễn Văn Bình ký mà chúng tôi hiện có, đến cuối tháng 4-2013, tỷ lệ nợ xấu trong tổng dư nợ tín dụng là 4,67%, tăng so với mức 4,08% của cuối năm 2012 và 3,07% cuối năm 2011.

137,1 nghìn tỷ đồng nợ xấu
Theo NHNN, nợ xấu đang là một trong những nguyên nhân hạn chế khả năng mở rộng tín dụng, gây mất an toàn hoạt động ngân hàng, hạn chế quá trình giảm lãi suất và ảnh hưởng đến hoạt động sản xuất kinh doanh. Xử lý nợ xấu đã thực sự trở thành vấn đề cấp bách, lâu dài và không chỉ của riêng ngành Ngân hàng mà là vấn đề kinh tế vĩ mô phức tạp, đòi hỏi phải có thời gian đủ dài, nguồn tài chính cần thiết, giải pháp tổng thể, căn cơ và sự hậu thuẫn mạnh mẽ của hệ thống chính trị, sự tham gia của các ngành, các cấp, tổ chức, cá nhân có liên quan. Trên cơ sở nhận định này, từ cuối năm 2012, tức là khoảng 1 năm kể từ khi Thống đốc Nguyễn Văn Bình NHNN nhận chức, NHNN đã “triển khai chủ động, quyết liệt, mạnh mẽ các biện pháp xử lý nợ xấu cùng với các biện pháp tăng cường kiểm soát chất lượng tín dụng đã giúp hệ thống các tổ chức tín dụng (TCTD) giảm dần tốc độ gia tăng nợ xấu”.


Giai đoạn giảm ngoạn mục nhất là từ những tháng cuối năm 2012 và giảm mạnh nhất trong tháng 12-2012 (giảm 12,2%). Thế nhưng, theo báo cáo của các TCTD, đến cuối tháng 4-2013, tổng số dư nợ xấu toàn hệ thống là 137,1 nghìn tỷ đồng, tăng 18,7 nghìn tỷ đồng (15,8%) so với cuối năm 2012 (4 tháng đầu năm 2012 nợ xấu tăng 36,2%), tốc độ tăng bình quân 3,94%/tháng (giảm đáng kể so với tốc độ tăng 9%/tháng của cùng kỳ năm 2012).



Mặc dù tốc độ tăng của nợ xấu đã được kiềm chế, song tỷ lệ nợ xấu trong tổng dư nợ tín dụng liên tục tăng lên do dư nợ tín dụng tăng trưởng chậm. Theo đó, đến cuối tháng 4-2013, tỷ lệ nợ xấu trong tổng dư nợ tín dụng là 4,67%, tăng so với mức 4,08% của cuối năm 2012 và 3,07% cuối năm 2011.

<table style="WIDTH: 20px; HEIGHT: 20px" align="center" cellpadding="0" cellspacing="2"> <tbody> <tr> <td>
21.jpg
</td></tr> <tr> <td>
Theo NHNN Việt Nam, một trong những nguyên nhân cản trở xử lý nợ xấu là thị trường bất động sản chưa phục hồi. (Trong ảnh: Công trình dang dở Viễn Đông Meridian Towers nằm ở khu đất vàng trung tâm Đà Nẵng). Ảnh: N.L
</td></tr></tbody></table>NHNN gặp khó khăn NHNN Việt Nam nhận định, mặc dù, các giải pháp xử lý nợ xấu trong thời gian qua đã đạt được kết quả bước đầu quan trọng, nhưng việc xử lý nợ xấu cũng bộc lộ một số khó khăn, hạn chế.
Thứ nhất, các giải pháp được triển khai trong thời gian qua chủ yếu là TCTD tự xử lý nợ xấu đã làm giảm mức độ lành mạnh tài chính, hiệu quả kinh doanh của TCTD trong ngắn hạn. Nếu các biện pháp tự xử lý nợ xấu của TCTD và cơ cấu lại nợ theo Quyết định 780/QĐ-NHNN không được hỗ trợ tích cực bởi sự phục hồi kinh tế, thực thi có hiệu quả các giải pháp điều hành kinh tế vĩ mô, tháo gỡ khó khăn cho sản xuất kinh doanh, hỗ trợ thị trường bất động sản và thúc đẩy tăng trưởng kinh tế thì nợ xấu tiềm ẩn rất lớn, xử lý khó khăn hơn và có nguy cơ tăng mạnh.
Nợ xấu lớn, chi phí dự phòng rủi ro tăng mạnh là nguyên nhân quan trọng làm giảm kết quả kinh doanh ảnh hưởng đến sự an toàn tài chính của các TCTD. Chênh lệch thu-chi lũy kế năm 2012 của toàn hệ thống chỉ bằng 40% năm 2011, của 4 tháng đầu năm 2013 là 13,1 nghìn tỷ đồng, trong đó nhiều TCTD có chênh lệch thu - chi âm. Trong số 104 TCTD có chênh lệch thu – chi dương, có 20 TCTD có mức chênh lệch giảm so với cùng kỳ năm trước.
Thứ hai, việc xử lý nợ xấu phụ thuộc nhiều vào các điều kiện kinh tế vĩ mô và thị trường, song thị trường bất động sản chưa phục hồi, sản xuất kinh doanh còn nhiều khó khăn, tiêu thụ hàng hóa chậm, năng lực tài chính và khả năng trả nợ của doanh nghiệp còn rất thấp. Thị trường bất động sản chậm phục hồi, thị trường tài chính trì trệ gây khó khăn cho việc bán, xử lý tài sản bảo đảm tiền vay. Các giải pháp xử lý nợ xấu mang tính vĩ mô, căn cơ, bền vững chưa được triển khai như chuẩn mực phân loại nợ xấu mới chưa được áp dụng, cơ chế hỗ trợ TCTD xử lý nợ xấu...
Thứ ba, thiếu sự hỗ trợ tài chính của Chính phủ cho việc xử lý nợ xấu; môi trường kinh doanh không thuận lợi khó thu hút các nguồn vốn đầu tư tài chính cho việc xử lý nợ xấu và tài sản bảo đảm. Thứ tư, cơ chế, chính sách xử lý nợ, tài sản bảo đảm tiền vay còn nhiều vướng mắc, phức tạp, chậm được khắc phục, hoàn thiện để tạo điều kiện thuận lợi cho xử lý nợ xấu.
Nguyễn Lê – Thu Thủy
</td></tr></tbody></table>​
 

Facebook Comment

Similar threads
Thread starter Tiêu đề Diễn đàn Trả lời Ngày
M Vì sao du khách đổ bộ đi tour Huế 1 Ngày Mùa Hè 2022 Tin tức 24h 0
L Tại sao nên đầu tư Boutique Hotel Grand World Phú Quốc Đầu tư Đà Nẵng 0
V Công cụ trải nghiệm cửa hàng thực tế ngay tại nhà, tại sao không? Nhà đất Đà Nẵng 0
P Dịch vụ vệ sinh công nghiệp năm sao theo giờ và định kỳ chuyên nghiệp Thông tin & Giao lưu 0
C [Tư vấn] Quà Tết 2021: Chú trọng ý nghĩa quà tặng và tặng sao cho thành ý QUẢNG CÁO - RAO VẶT 1
T [Căn hộ cao cấp] Vì sao căn hộ được quan tâm nhiều vào cuối năm? Nhà đất Đà Nẵng 0
H [Nhà Đất] Scalping Forex là gì? Vì sao các trader thường chọn Scalping QUẢNG CÁO - RAO VẶT 0
V [Hồ Chí Minh] Sa bàn ảo là gì? Vì sao nên sử dụng sa bàn ảo thay cho bản đồ truyền thống? Nhà đất Đà Nẵng 1
H Tiếp thị liên kết Shopee là gì ? vì sao nên chọn tiếp thị kết liên Shopee GIAO LƯU - BÀN LUẬN 0
H Kiếm tiền từ tiếp thị liên kết trên Instagram sao cho hiệu quả GIAO LƯU - BÀN LUẬN 0
N Tại sao nên sử dụng trụ barie inox của Poliva?- Poliva.vn Máy móc - Thiết bị 0
A [Phần mềm] Khách chưa chốt đơn? Nguyên nhân và cách giải quyết ra sao? Website - Blog 0
A [Khác] Vì sao nên sử dụng phần mềm Abit Website - Blog 0
T Làm sao đảo đồ ăn khi chảo đã hết chống dính Hướng dẫn Nấu Ăn 0
V Tại sao tỷ lệ khách hàng chốt căn hộ của bạn không cao? Du lịch - Mua sắm 1
V Du lịch tại nhà, tại sao không ? Du lịch - Mua sắm 0
lehieu91 02h45 ngày 18/12, Leicester City vs Man City: Cản sao nổi Man City! Tin Thể thao 24h 0
C [Công nghệ] Tại sao Facebook bị chặn ở Việt Nam? Tin tức 24h 0
C [Xã hội] Vì sao tiểu thương “chê” chợ mới? Tin tức 24h 0
C [Xã hội] Cứ nắng nóng lại mất điện, tại sao? Tin tức 24h 0
C [Xã hội] Vì sao PCT P Hòa Thuận Tây bỏ nhiệm sở, đi khỏi nơi cư trú? Tin tức 24h 2
C [Giáo dục] Tại sao hồ sơ đăng ký dự thi vào ĐH Đà Nẵng giảm Tin tức 24h 0
C [Đà Nẵng] Làm sao để nâng cao chất lượng công tác nhân tài trong thời gian đến? Tin tức 24h 0
C [Xã hội] Vì sao Đà Nẵng chưa có Bí thư Thành ủy? Tin tức 24h 1
C [Đà Nẵng] Tại sao nhân tài chọn Đà Nẵng để gắn bó Tin tức 24h 0
C [Sự kiện] Sao Mai Quang Hào làm live show tại Đà Nẵng Tin tức 24h 0
C [Xã hội] Vì sao tiểu thương chợ Hòa Cầm kiến nghị tập thể? Tin tức 24h 0
C [Đà Nẵng] Vì sao không được cấp phép xây nhà cấp 4? Tin tức 24h 0
C [Đà Nẵng] Vì sao Đà Nẵng trở thành điểm đến hấp dẫn? Tin tức 24h 0
C [Đà Nẵng] Đà Nẵng: Quyền lợi của công nhân Cty Ba Sao Tin tức 24h 0
C [Thương hiệu] Làm sao châu chấu thắng voi? Xây dựng thương hiệu 0
C Bệnh viện “5 sao” Tin tức 24h 1
rcp [Thương hiệu] Chọn cách 'bán mình', doanh nghiệp Việt vì sao nên nỗi? KINH DOANH & ĐẦU TƯ 0
BNN [Xã hội] 3 “sao DJ” danh tiếng “đổ bộ” đến Đà Nẵng Tin tức 24h 0
BNN [Xã hội] Gắn “sao” chấm điểm công chức Tin tức 24h 0
BNN [Quảng cáo] Đại sứ thương hiệu: Có cần phải là ngôi sao? Quảng bá thương hiệu 0
BNN [Marketing] Bí quyết chọn lựa ngôi sao đại diện thương hiệu Quảng bá thương hiệu 0
BNN [Quảng cáo] Sao làm đại sứ xe Quảng bá thương hiệu 0
BNN [Marketing] Quảng bá thương hiệu bằng Timeline, tại sao không? Quảng bá thương hiệu 0
BNN [Marketing] Tiếp thị trực tuyến – lựa chọn sao cho hiệu quả? Quảng bá thương hiệu 0
BNN [Thương hiệu] Namecard tối giản - Tại sao không? Thiết kế Thương hiệu 0
BNN [Thương hiệu] Đổi mới thương hiệu - Tại sao? Như thế nào? Chiến lược thương hiệu 0
BNN [Điều hành] Tri ân nhân viên: Làm sao để đạt hiệu quả cao nhất? Tổng quát thương hiệu 0
BNN [Thương hiệu] Vì sao phải tiếp thị về lợi ích của sản phẩm? Tổng quát thương hiệu 0
BNN [Xã hội] Vì sao Đà Nẵng tiến hành phân bổ dân cư? Tin tức 24h 1
Viết Sang Vì sao không thể dùng một số kí tự đặc biệt để đặt tên file? Hỏi đáp Tin học 0
Viết Sang Vì sao Windows 64-bit lại cần thư mục riêng để chứa ứng dụng 32-bit? Hỏi đáp Tin học 0
rcp [Việt Nam] Thủ tục sang tên xe ra sao? Tin tức 24h 2
rcp Vì sao Apple quyết định loại bỏ Google Maps ra khỏi iOS CLB TIN HỌC 1
prettyboy106 Tại sao cần phải Vệ sinh Laptop? Thủ thuật - Mẹo vặt 0

Similar threads

Top