Congvien_it
Moderator
Văn hoá chưa bắt kịp sự phát triển của thành phố
Việc tập trung xây dựng con người và môi trường văn hoá lành mạnh chính là yếu tố bảo đảm sự phát triển nhanh, mạnh và bền vững, góp phần tạo nên diện mạo của thành phố Đà Nẵng hôm nay. Tuy nhiên, hoạt động văn hoá vẫn chưa bắt kịp sự phát triển của thành phố – đó là khẳng định của hầu hết các đại biểu tham dự hội nghị tổng kết 15 năm thực hiện Nghị quyết Trung ương 5 (Khoá VIII) về xây dựng và phát triển nền văn hoá Việt Nam tiên tiến, đậm đà bản sắc dân tộc tại thành phố Đà Nẵng, được Thành uỷ Đà Nẵng tổ chức vào ngày 29-5. Đồng chí Trần Thọ, Phó Bí thư Thường trực phụ trách Thành uỷ chủ trì hội nghị.
Đồng chí Trần Thọ, Phó Bí thư Thường trực phụ trách Thành uỷ chủ trì hội nghị.
Hội nghị còn có sự tham dự của đồng chí Nguyễn Thế Kỷ, Phó Trưởng Ban Tuyên giáo Trung ương.
Ấn tượng về Đà Nẵng
Ngay từ khi mới ban hành vào năm 1998, các cấp uỷ, chính quyền thành phố đã chỉ đạo triển khai Nghị quyết Trung ương 5 ở tất cả các cấp, các ngành, địa phương, đơn vị trên địa bàn thành phố. Bên cạnh những nhiệm vụ chung, Đà Nẵng đã sáng tạo trong việc thực hiện Đề án xây dựng và phát triển văn hoá thành phố giai đoạn 2001-2005, hàng hoạt các đề án mang đầy tính nhân văn, tính văn hoá như chương trình “5 không”, “3 có”, các chương trình xây dựng nếp sống văn hoá, văn minh đô thị, thành phố môi trường… Tất cả các chương trình, đề án trên đều đặt ra mục tiêu cao nhất là từng bước xây dựng và hoàn thiện con người Đà Nẵng cả về tư tưởng, trí tuệ, nhân cách; xây dựng thành phố Đà Nẵng trở thành thành phố ngày càng văn minh, hiện đại, một thành phố đáng sống.
Trong 15 năm qua, hàng hoạt các công trình văn hoá trọng điểm đã được thành phố đầu tư với kinh phí hơn 1100 tỷ đồng như Cung thể thao Tiên Sơn, Nhà biểu diễn đa năng, Nhà hát tuồng Nguyễn Hiển Dĩnh, Nhà hát Trưng Vương, Bảo tàng Đà Nẵng, Bảo tàng Điêu khắc Chăm… Những thiết chế văn hoá này đã tạo điều kiện nâng cao hiệu quả hoạt động văn hoá, nghệ thuật, đáp ứng nhu cầu ngày càng cao của người dân thành phố.
Công tác bảo tồn, tôn tạo và phát huy giá trị các di sản văn hoá đã được thành phố quan tâm đầu tư đúng mức. Chỉ từ 2001-2012, Đà Nẵng đã tiến hành trùng tu, tôn tạo 38 công trình (chiếm khoảng 46% tổng số di tích tại thành phố) với tổng kinh phí gần 50 tỷ đồng. Điểm đáng chú ý là công tác bảo tồn các di sản văn hoá không chỉ được chính quyền thành phố thực hiện mà còn kêu gọi được cả người dân cùng tham gia, trong đó có một số di tích được đưa vào khai thác du lịch, mang lại hiệu quả kinh tế cao.
Đánh giá về những kết quả thực hiện Nghị quyết Trung ương 5 tại thành phố Đà Nẵng, ông Nguyễn Thế Kỷ cho rằng, Đà Nẵng đã thực hiện và gắn kết rất tốt, đạt hiệu quả cao việc xây dựng, phát triển văn hoá. Sự phát triển toàn diện, mạnh mẽ và ấn tượng của Đà Nẵng trong mấy năm qua có căn nguyên sâu xa là nhờ chấn hưng văn hoá. Theo ông Nguyễn Thế Kỷ, nhiều ban, bộ, ngành và địa phương trong cả nước rất ấn tượng với chương trình thành phố “5 không”, “3 có”, đề án xây dựng nếp sống văn hoá, văn minh đô thị trên địa bàn thành phố Đà Nẵng… Đặc biệt, Bảo tàng Đà Nẵng đã thực hiện các buổi triển lãm các tư liệu quý khẳng định chủ quyền quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa gây được hiệu ứng xã hội tốt, có ý nghĩa to lớn trong việc bảo vệ, khẳng định chủ quyền bất khả xâm phạm của Việt Nam đối với hai quần đảo này.
vẫn chưa tương xứng
Đà Nẵng đã có rất nhiều thay đổi so với thời điểm cách đây 15 năm. Điều này cũng thể hiện tinh thần người Đà Nẵng dám nghĩ, dám làm, dám chịu trách nhiệm và dám đương đầu với khó khăn, thử thách. Tuy nhiên, vẫn còn nhiều vấn đề đặt ra về phát triển văn hoá buộc các nhà hoạch định chính sách, các nhà nghiên cứu văn hoá phải tiếp tục đưa ra các giải pháp căn cơ để giải quyết.
Ông Võ Công Trí - Trưởng Ban Tuyên giáo Thành uỷ Đà Nẵng cho rằng, nhận thức về phát triển văn hoá của một số cán bộ còn yếu, theo kiểu “đánh trống bỏ dùi”. Ở tầm tư duy hoạch định chính sách phát triển vẫn coi trọng kinh tế hơn văn hoá xã hội, trong văn hoá xã hội thì coi trọng vấn đề xã hội hơn vấn đề văn hoá, trong văn hoá lại coi trọng các phong trào mang tính cổ động hơn là hoạt động văn hoá - nghệ thuật. Do vậy, văn hoá, nghệ thuật vẫn chưa phát triển tương xứng với sự phát triển của thành phố.
Ông Bùi Công Minh, Chủ tịch Liên hiệp các Hội Văn học - Nghệ thuật thừa nhận, các nghệ sĩ, nhà văn, nhà thơ của thành phố vẫn chưa có những tác phẩm thật sự nổi trội, phản ánh được tầm vóc phát triển của thành phố; các chương trình văn hoá - nghệ thuật lớn vẫn phải mời các ca sĩ, nhạc sĩ từ Hà Nội và thành phố Hồ Chí Minh, đội ngũ nghệ sĩ của thành phố dù rất làm việc miệt mài và cống hiến hết sức mình nhưng vẫn chỉ biểu diễn chương trình vòng ngoài của các lễ hội lớn… Ông Bùi Công Minh đề nghị thành phố cần phải có những giải pháp cụ thể hơn và quyết liệt hơn nữa để lĩnh vực văn hoá - nghệ thuật của thành phố có thể bắt kịp tốc độ phát triển của thành phố. Nhiều kế hoạch xây dựng các công trình văn hoá vẫn còn nằm trên giấy như Thư viện Tổng hợp, nâng cấp Trường Văn hoá - Nghệ thuật… Việc thành lập Bảo tàng Mỹ Thuật thành phố đã được phê duyệt nhưng đến nay vẫn chưa có kế hoạch cụ thể về xây dựng, cải tạo, liên hệ mua tranh, ảnh, tượng, hiện vật để trưng bày…
Phát biểu tại hội nghị, Phó Bí thư thường trực Thành uỷ Trần Thọ cũng đã thẳng thắn nhìn nhận những khuyết điểm, có những cấp uỷ vẫn chưa nhận thức đầy đủ, nói thì không sai, không thiếu, nhưng làm thì chưa tốt. Chúng ta còn nặng về phát triển kinh tế, chưa coi trọng đúng mức về văn hoá, chưa tạo cho văn hoá vai trò đủ mạnh để tác động vào tư tưởng, đạo đức, lối sống tốt hơn lên. Ngay cả ngân sách bố trí cho hoạt động văn hoá cũng thấp hơn nhiều so với nhiều tỉnh thành khó khăn hơn Đà Nẵng. Văn hoá truyền thống đang ngày càng trở nên khó gìn giữ chưa chưa nói đến phát huy giá trị của nó. Trong các phong trào toàn dân xây dựng đời sống văn hoá ở khu dân cư vẫn còn bị bệnh thành tích, tỷ lệ hộ gia đình, thôn, tổ dân phố… đạt chuẩn văn hoá cao nhưng nếp sống văn hoá, văn minh đô thị lại chuyển biến rất chậm. Đồng chí đưa ra ví dụ cụ thể như phía trên cổng chào ra dòng chữ rất to Thôn văn hoá… nhưng ngay dưới chân lại đầy rác; tình trạng ăn uống xả rác đầy trên các bãi biển; tiểu tiện nơi công cộng; hát karaoke gây ồn ào, mất trật tự…
Phó Bí thư Trần Thọ khẳng định, Đà Nẵng sẽ tiếp tục phấn đấu xây dựng thành thành phố thân thiện, hài hoà, đáng sống bắt đầu từ văn hoá. Lấy văn hoá làm nền tảng sẽ giúp đẩy lùi những cái tiêu cực, cái xấu, bớt đi văn hoá độc hại, ngoại lai. Tiếp tục thực hiện và nâng cao về chất các chương trình “5 không”, “3 có”, không chạy theo thành tích; sử dụng có hiệu quả các thiết chế văn hoá đã có. Trong thời gian tới, thành phố sẽ tăng ngân sách đầu tư cho văn hoá nói chung, phấn đấu đầu tư, xây dựng các công trình văn hoá mới như Thư viện Tổng hợp, công viên văn hoá Ngũ Hành Sơn, công viên phía Nam Tượng Đài… “Mỗi cấp uỷ, mỗi ngành, mỗi địa phương, doanh nghiệp, đơn vị đều phải nỗ lực xây dựng văn hoá trong lĩnh vực của mình. Văn hoá không phải chỉ là những điều to tát, mà cả những điều đơn giản hằng ngày. Và điều quan trọng nhất, chúng ta phải xây dựng được văn hoá trong Đảng, tạo sự tin tưởng để lãnh đạo nhân dân, tiếp tục thực hiện thắng lợi những mục tiêu, nhiệm vụ đã đề ra, xây dựng thành phố Đà Nẵng thực sự giàu mạnh, văn minh” - Phó Bí thư Trần Thọ nhấn mạnh.
Ấn tượng về Đà Nẵng
Ngay từ khi mới ban hành vào năm 1998, các cấp uỷ, chính quyền thành phố đã chỉ đạo triển khai Nghị quyết Trung ương 5 ở tất cả các cấp, các ngành, địa phương, đơn vị trên địa bàn thành phố. Bên cạnh những nhiệm vụ chung, Đà Nẵng đã sáng tạo trong việc thực hiện Đề án xây dựng và phát triển văn hoá thành phố giai đoạn 2001-2005, hàng hoạt các đề án mang đầy tính nhân văn, tính văn hoá như chương trình “5 không”, “3 có”, các chương trình xây dựng nếp sống văn hoá, văn minh đô thị, thành phố môi trường… Tất cả các chương trình, đề án trên đều đặt ra mục tiêu cao nhất là từng bước xây dựng và hoàn thiện con người Đà Nẵng cả về tư tưởng, trí tuệ, nhân cách; xây dựng thành phố Đà Nẵng trở thành thành phố ngày càng văn minh, hiện đại, một thành phố đáng sống.
Trong 15 năm qua, hàng hoạt các công trình văn hoá trọng điểm đã được thành phố đầu tư với kinh phí hơn 1100 tỷ đồng như Cung thể thao Tiên Sơn, Nhà biểu diễn đa năng, Nhà hát tuồng Nguyễn Hiển Dĩnh, Nhà hát Trưng Vương, Bảo tàng Đà Nẵng, Bảo tàng Điêu khắc Chăm… Những thiết chế văn hoá này đã tạo điều kiện nâng cao hiệu quả hoạt động văn hoá, nghệ thuật, đáp ứng nhu cầu ngày càng cao của người dân thành phố.
Công tác bảo tồn, tôn tạo và phát huy giá trị các di sản văn hoá đã được thành phố quan tâm đầu tư đúng mức. Chỉ từ 2001-2012, Đà Nẵng đã tiến hành trùng tu, tôn tạo 38 công trình (chiếm khoảng 46% tổng số di tích tại thành phố) với tổng kinh phí gần 50 tỷ đồng. Điểm đáng chú ý là công tác bảo tồn các di sản văn hoá không chỉ được chính quyền thành phố thực hiện mà còn kêu gọi được cả người dân cùng tham gia, trong đó có một số di tích được đưa vào khai thác du lịch, mang lại hiệu quả kinh tế cao.
Đánh giá về những kết quả thực hiện Nghị quyết Trung ương 5 tại thành phố Đà Nẵng, ông Nguyễn Thế Kỷ cho rằng, Đà Nẵng đã thực hiện và gắn kết rất tốt, đạt hiệu quả cao việc xây dựng, phát triển văn hoá. Sự phát triển toàn diện, mạnh mẽ và ấn tượng của Đà Nẵng trong mấy năm qua có căn nguyên sâu xa là nhờ chấn hưng văn hoá. Theo ông Nguyễn Thế Kỷ, nhiều ban, bộ, ngành và địa phương trong cả nước rất ấn tượng với chương trình thành phố “5 không”, “3 có”, đề án xây dựng nếp sống văn hoá, văn minh đô thị trên địa bàn thành phố Đà Nẵng… Đặc biệt, Bảo tàng Đà Nẵng đã thực hiện các buổi triển lãm các tư liệu quý khẳng định chủ quyền quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa gây được hiệu ứng xã hội tốt, có ý nghĩa to lớn trong việc bảo vệ, khẳng định chủ quyền bất khả xâm phạm của Việt Nam đối với hai quần đảo này.
vẫn chưa tương xứng
Đà Nẵng đã có rất nhiều thay đổi so với thời điểm cách đây 15 năm. Điều này cũng thể hiện tinh thần người Đà Nẵng dám nghĩ, dám làm, dám chịu trách nhiệm và dám đương đầu với khó khăn, thử thách. Tuy nhiên, vẫn còn nhiều vấn đề đặt ra về phát triển văn hoá buộc các nhà hoạch định chính sách, các nhà nghiên cứu văn hoá phải tiếp tục đưa ra các giải pháp căn cơ để giải quyết.
Ông Võ Công Trí - Trưởng Ban Tuyên giáo Thành uỷ Đà Nẵng cho rằng, nhận thức về phát triển văn hoá của một số cán bộ còn yếu, theo kiểu “đánh trống bỏ dùi”. Ở tầm tư duy hoạch định chính sách phát triển vẫn coi trọng kinh tế hơn văn hoá xã hội, trong văn hoá xã hội thì coi trọng vấn đề xã hội hơn vấn đề văn hoá, trong văn hoá lại coi trọng các phong trào mang tính cổ động hơn là hoạt động văn hoá - nghệ thuật. Do vậy, văn hoá, nghệ thuật vẫn chưa phát triển tương xứng với sự phát triển của thành phố.
Ông Bùi Công Minh, Chủ tịch Liên hiệp các Hội Văn học - Nghệ thuật thừa nhận, các nghệ sĩ, nhà văn, nhà thơ của thành phố vẫn chưa có những tác phẩm thật sự nổi trội, phản ánh được tầm vóc phát triển của thành phố; các chương trình văn hoá - nghệ thuật lớn vẫn phải mời các ca sĩ, nhạc sĩ từ Hà Nội và thành phố Hồ Chí Minh, đội ngũ nghệ sĩ của thành phố dù rất làm việc miệt mài và cống hiến hết sức mình nhưng vẫn chỉ biểu diễn chương trình vòng ngoài của các lễ hội lớn… Ông Bùi Công Minh đề nghị thành phố cần phải có những giải pháp cụ thể hơn và quyết liệt hơn nữa để lĩnh vực văn hoá - nghệ thuật của thành phố có thể bắt kịp tốc độ phát triển của thành phố. Nhiều kế hoạch xây dựng các công trình văn hoá vẫn còn nằm trên giấy như Thư viện Tổng hợp, nâng cấp Trường Văn hoá - Nghệ thuật… Việc thành lập Bảo tàng Mỹ Thuật thành phố đã được phê duyệt nhưng đến nay vẫn chưa có kế hoạch cụ thể về xây dựng, cải tạo, liên hệ mua tranh, ảnh, tượng, hiện vật để trưng bày…
Phát biểu tại hội nghị, Phó Bí thư thường trực Thành uỷ Trần Thọ cũng đã thẳng thắn nhìn nhận những khuyết điểm, có những cấp uỷ vẫn chưa nhận thức đầy đủ, nói thì không sai, không thiếu, nhưng làm thì chưa tốt. Chúng ta còn nặng về phát triển kinh tế, chưa coi trọng đúng mức về văn hoá, chưa tạo cho văn hoá vai trò đủ mạnh để tác động vào tư tưởng, đạo đức, lối sống tốt hơn lên. Ngay cả ngân sách bố trí cho hoạt động văn hoá cũng thấp hơn nhiều so với nhiều tỉnh thành khó khăn hơn Đà Nẵng. Văn hoá truyền thống đang ngày càng trở nên khó gìn giữ chưa chưa nói đến phát huy giá trị của nó. Trong các phong trào toàn dân xây dựng đời sống văn hoá ở khu dân cư vẫn còn bị bệnh thành tích, tỷ lệ hộ gia đình, thôn, tổ dân phố… đạt chuẩn văn hoá cao nhưng nếp sống văn hoá, văn minh đô thị lại chuyển biến rất chậm. Đồng chí đưa ra ví dụ cụ thể như phía trên cổng chào ra dòng chữ rất to Thôn văn hoá… nhưng ngay dưới chân lại đầy rác; tình trạng ăn uống xả rác đầy trên các bãi biển; tiểu tiện nơi công cộng; hát karaoke gây ồn ào, mất trật tự…
Phó Bí thư Trần Thọ khẳng định, Đà Nẵng sẽ tiếp tục phấn đấu xây dựng thành thành phố thân thiện, hài hoà, đáng sống bắt đầu từ văn hoá. Lấy văn hoá làm nền tảng sẽ giúp đẩy lùi những cái tiêu cực, cái xấu, bớt đi văn hoá độc hại, ngoại lai. Tiếp tục thực hiện và nâng cao về chất các chương trình “5 không”, “3 có”, không chạy theo thành tích; sử dụng có hiệu quả các thiết chế văn hoá đã có. Trong thời gian tới, thành phố sẽ tăng ngân sách đầu tư cho văn hoá nói chung, phấn đấu đầu tư, xây dựng các công trình văn hoá mới như Thư viện Tổng hợp, công viên văn hoá Ngũ Hành Sơn, công viên phía Nam Tượng Đài… “Mỗi cấp uỷ, mỗi ngành, mỗi địa phương, doanh nghiệp, đơn vị đều phải nỗ lực xây dựng văn hoá trong lĩnh vực của mình. Văn hoá không phải chỉ là những điều to tát, mà cả những điều đơn giản hằng ngày. Và điều quan trọng nhất, chúng ta phải xây dựng được văn hoá trong Đảng, tạo sự tin tưởng để lãnh đạo nhân dân, tiếp tục thực hiện thắng lợi những mục tiêu, nhiệm vụ đã đề ra, xây dựng thành phố Đà Nẵng thực sự giàu mạnh, văn minh” - Phó Bí thư Trần Thọ nhấn mạnh.
Tại hội nghị, Phó Bí thư Thường trực Trần Thọ đã trao Bằng khen cho 5 đơn vị có thành tích xuất sắc trong việc thực hiện Nghị quyết Trung ương 5 (Khoá VIII) về xây dựng và phát triển nền văn hoá Việt Nam tiên tiến, đậm đà bản sắc dân tộc tại thành phố Đà Nẵng, gồm: UB Mặt trận Tổ quốc Việt Nam thành phố, Sở Văn hoá, Thể thao và Du lịch, Phòng Chính trị Bộ đội Biên Phòng, chính quyền và nhân dân xã Hoà Phong; chính quyền và nhân dân phường Hoà Minh.
NGỌC THỦY