ispacedanangvn
New member
Phần lớn các làng xã Hà Nam đều có lịch sử hình thành lâu đời, do vậy ở làng xã nào cũng hình thành tục lệ riêng. Tục lệ là môi trường văn hoá gần gũi nhất, tác động thường xuyên nhất, ăn sâu vào nếp nghĩ, thói quen ứng xử của các thành viên trong cộng đồng. Căn cứ vào tục lệ có thể tìm hiểu những nét đặc trưng của văn hoá làng xã của Hà Nam. Website Hà Nam xin trân trọng giới thiệu một số tục lệ truyền thống lâu đời trong sinh hoạt của người dân Hà Nam.
Tục ăn Tết lại ở Mỹ Thọ
Tục ăn Tết lại của thôn Thượng Thọ (xã Mỹ Thọ, huyện Bình Lục) có liên quan tới một sự kiện lịch sử. Đó là cuộc hành quân thần tốc của vua Quang Trung ra Thăng Long đại phá quân Thanh mùa xuân năm Kỷ Dậu (1789).
Ngày 15/1/1789, vua Quang Trung quyết định mở cuộc tấn công lớn tiến ra Thăng Long tiêu diệt toàn bộ quân Thanh, chiếm lại Thăng Long, giải phóng đất nước. Trước khi xuất phát, vua Quang Trung mở tiệc khao quân và tuyên bố: “Nay làm lễ ăn Tết Nguyên đán trước, đợi đến sang xuân, ngày mùng 7 vào thành Thăng Long sẽ mở tiệc lớn sau. Các ngươi hãy ghi nhớ lời ta xem có đúng thế không?”. Nghĩa quân Tây Sơn được chia làm 5 đạo quân tiến ra Thăng Long. Trên đường đi, đạo quân thứ 2 do Đô đốc Bảo chỉ huy đã dừng chân ở thôn Thượng Thọ nhằm dưỡng sức quân và thu nạp thêm binh sỹ. Để động viên và khích lệ tinh thần quân sỹ, Đô đốc Bảo đã truyền lại lời quả quyết của vua Quang Trung trước lúc xuất quân. Ông còn trồng một cây xanh để ghi lại dấu ấn của mình và khẳng khái tuyên bố trước ba quân: Cây xanh này sẽ sống đón chào đoàn quân chiến thắng trở về vào ngày 8 tháng giêng. Ngày đó ta sẽ cho ăn Tết lại để khao thưởng quân sỹ và toàn dân.
Ngày 5 Tết Kỷ Dậu, nghĩa quân Tây Sơn tiến vào Thăng Long, quét sạch giặc Mãn Thanh ra khỏi kinh thành. Ngày mùng 8 tháng giêng, theo lời hẹn, Đô đốc Bảo dẫn đoàn quân chiến thắng trở về thôn Thượng Thọ trong sự hân hoan chào đón của nhân dân. Đô đốc Bảo mở tiệc lớn khao thưởng quân sỹ. Toàn thể dân làng được mời cùng tham dự. Vua Quang Trung hết sức cảm kích trước tấm lòng trung nghĩa của ông, bèn phong cho ông là Đô đốc Quận công, cho phép dân làng Thượng Thọ lập đền thờ ông ngay tại nơi ông trồng cây xanh năm nào, lấy ngày 8 tháng giêng hàng năm làm ngày ăn Tết lại và cũng là mở lễ hội tưởng nhớ công lao vì dân, vì nước của Đô đốc Bảo. Từ đó, tục ăn Tết lại của địa phương ra đời và được truyền đến ngày nay.
Hàng năm, sau khi vui Tết cổ truyền dân tộc, nhân dân Thượng Thọ lại tưng bừng chuẩn bị công việc cho ngày ăn tết lại. Ngày mùng 6, nhân dân rước kiệu quanh làng về đền thờ Quận công Bảo để tế lễ. Ngày mùng 7, các hoạt động vui chơi giải trí, các trò chơi dân gian (cờ người, đấu vật, bơi thuyền...) được tổ chức. Sáng mùng 8, làng tế lễ trọng thể. Văn tế tập trung ngợi dũng khí của nghĩa quân Tây Sơn và Đô đốc Quận công Bảo. Lễ vật dâng tế ngoài hương đăng hoa quả còn có bát cá quả nấu ám và một con cá chép nướng to. Theo lời nhân dân địa phương, đây là những món ăn được ông Bảo dùng trong ngày hội khao thưởng quân sỹ khi xưa. Vào ngày này, dân làng tưng bừng vào hội, từng gia đình đều làm lễ cúng linh đình. Đây chính là ngày hội làng với nhiều sinh hoạt văn hoá truyền thống tưng bừng, nhộn nhịp trong một tinh thần uống nước nhớ nguồn và lòng thành kính với tổ tiên. Tục ăn Tết lại ở làng Thượng Thọ là một mỹ tục của quê hương núi Nguyệt sông Ninh./.
Tục ăn Tết lại ở Mỹ Thọ
Tục ăn Tết lại của thôn Thượng Thọ (xã Mỹ Thọ, huyện Bình Lục) có liên quan tới một sự kiện lịch sử. Đó là cuộc hành quân thần tốc của vua Quang Trung ra Thăng Long đại phá quân Thanh mùa xuân năm Kỷ Dậu (1789).
Ngày 15/1/1789, vua Quang Trung quyết định mở cuộc tấn công lớn tiến ra Thăng Long tiêu diệt toàn bộ quân Thanh, chiếm lại Thăng Long, giải phóng đất nước. Trước khi xuất phát, vua Quang Trung mở tiệc khao quân và tuyên bố: “Nay làm lễ ăn Tết Nguyên đán trước, đợi đến sang xuân, ngày mùng 7 vào thành Thăng Long sẽ mở tiệc lớn sau. Các ngươi hãy ghi nhớ lời ta xem có đúng thế không?”. Nghĩa quân Tây Sơn được chia làm 5 đạo quân tiến ra Thăng Long. Trên đường đi, đạo quân thứ 2 do Đô đốc Bảo chỉ huy đã dừng chân ở thôn Thượng Thọ nhằm dưỡng sức quân và thu nạp thêm binh sỹ. Để động viên và khích lệ tinh thần quân sỹ, Đô đốc Bảo đã truyền lại lời quả quyết của vua Quang Trung trước lúc xuất quân. Ông còn trồng một cây xanh để ghi lại dấu ấn của mình và khẳng khái tuyên bố trước ba quân: Cây xanh này sẽ sống đón chào đoàn quân chiến thắng trở về vào ngày 8 tháng giêng. Ngày đó ta sẽ cho ăn Tết lại để khao thưởng quân sỹ và toàn dân.
Ngày 5 Tết Kỷ Dậu, nghĩa quân Tây Sơn tiến vào Thăng Long, quét sạch giặc Mãn Thanh ra khỏi kinh thành. Ngày mùng 8 tháng giêng, theo lời hẹn, Đô đốc Bảo dẫn đoàn quân chiến thắng trở về thôn Thượng Thọ trong sự hân hoan chào đón của nhân dân. Đô đốc Bảo mở tiệc lớn khao thưởng quân sỹ. Toàn thể dân làng được mời cùng tham dự. Vua Quang Trung hết sức cảm kích trước tấm lòng trung nghĩa của ông, bèn phong cho ông là Đô đốc Quận công, cho phép dân làng Thượng Thọ lập đền thờ ông ngay tại nơi ông trồng cây xanh năm nào, lấy ngày 8 tháng giêng hàng năm làm ngày ăn Tết lại và cũng là mở lễ hội tưởng nhớ công lao vì dân, vì nước của Đô đốc Bảo. Từ đó, tục ăn Tết lại của địa phương ra đời và được truyền đến ngày nay.
Hàng năm, sau khi vui Tết cổ truyền dân tộc, nhân dân Thượng Thọ lại tưng bừng chuẩn bị công việc cho ngày ăn tết lại. Ngày mùng 6, nhân dân rước kiệu quanh làng về đền thờ Quận công Bảo để tế lễ. Ngày mùng 7, các hoạt động vui chơi giải trí, các trò chơi dân gian (cờ người, đấu vật, bơi thuyền...) được tổ chức. Sáng mùng 8, làng tế lễ trọng thể. Văn tế tập trung ngợi dũng khí của nghĩa quân Tây Sơn và Đô đốc Quận công Bảo. Lễ vật dâng tế ngoài hương đăng hoa quả còn có bát cá quả nấu ám và một con cá chép nướng to. Theo lời nhân dân địa phương, đây là những món ăn được ông Bảo dùng trong ngày hội khao thưởng quân sỹ khi xưa. Vào ngày này, dân làng tưng bừng vào hội, từng gia đình đều làm lễ cúng linh đình. Đây chính là ngày hội làng với nhiều sinh hoạt văn hoá truyền thống tưng bừng, nhộn nhịp trong một tinh thần uống nước nhớ nguồn và lòng thành kính với tổ tiên. Tục ăn Tết lại ở làng Thượng Thọ là một mỹ tục của quê hương núi Nguyệt sông Ninh./.