binho243
New member
Sáng 8.3, hơn 1.300 học sinh lớp 12 trường THPT Nguyễn Công Trứ (Q.Gò Vấp, TP.HCM) đã tham dự buổi Tư vấn mùa thi với sự có mặt của đại diện Bộ GD-ĐT, Ban tư vấn tuyển sinh ĐH Quốc gia TP.HCM và hơn 30 trường ĐH, CĐ, TC.
Nhà báo Vĩnh Thắng, Trưởng ban Giáo dục - Thanh niên Báo Thanh Niên, Phó ban thường trực tổ chức chương trình đã căn dặn học sinh: “Cấu trúc đề thi như Bộ GD-ĐT đã công bố, năm nay lần đầu tiên khóa học sinh lớp 12 học chương trình phân ban bắt đầu tham gia kỳ thi tuyển sinh. Đề thi sẽ gồm 2 phần: phần chung và phần riêng. Trong đó, phần chung là phần giao thoa kiến thức của các ban dành cho tất cả các thí sinh (TS). Phần riêng TS được lựa chọn một trong hai, hoặc là phần nâng cao hoặc là phần cơ bản. TS cần phải hết sức lưu ý có thể tùy chọn phần riêng nào mình có khả năng làm tốt hơn và chỉ được làm một trong hai phần riêng đó thôi”.
Tiến sĩ Nguyễn Viết Ngoạn - Hiệu trưởng trường ĐH Sài Gòn, nguyên Hiệu trưởng trường THPT Nguyễn Công Trứ đã trao tặng 500 cuốn Cẩm nang tư vấn mùa thi.
Trường Raffles International College trao 2 suất học bổng (mỗi suất trị giá 1 triệu đồng), trường Trung cấp Việt Khoa trao 5 suất học bổng cho những học sinh vào học tại trường năm 2009, trường Quản lý khách sạn Việt Úc trao 2 suất học bổng (mỗi suất trị giá 1,8 triệu đồng), trường ĐH Tôn Đức Thắng trao 1 suất học bổng cho học sinh khó khăn, Trung tâm Tư vấn ứng dụng kinh tế (Viện Nghiên cứu phát triển TP.HCM) trao 3 suất học bổng (trị giá 3,9 triệu đồng) và học bổng dành cho học sinh giỏi (trị giá 70% học phí).
BáoThanh Niên cảm ơn trường THPT Nguyễn Công Trứ, Tổng công ty xây dựng số 1 (Bộ Xây dựng) đã phối hợp tổ chức chương trình này.
Thạc sĩ Nguyễn Viết Dũng, Trưởng phòng Tổng hợp - Cơ quan đại diện Bộ GD-ĐT tại TP.HCM, thì thông tin: “Kỳ thi tốt nghiệp THPT năm nay có một số điểm thay đổi đáng kể. Ví dụ, thay vì tổ chức tại từng trường thi như mọi năm thì năm nay tổ chức theo cụm trường, 3 trường trộn lại thành một hội đồng thi, những trường vùng sâu vùng xa có nhiều khó khăn có thể nhập 2 trường thành một cụm thi nhưng phải được sự đồng ý của Bộ”. Thạc sĩ Dũng nhắc nhở thêm: “Khi nộp hồ sơ đăng ký dự thi, TS phải nộp trực tiếp để lấy biên nhận chứ không gửi qua bưu điện, nhưng khi nộp phiếu xét tuyển NV2, NV3 thì phải thông qua bưu điện”.
Bác sĩ Lý Văn Xuân, Trưởng phòng Đào tạo trường ĐH Y - Dược TP.HCM đã làm rộn không khí buổi tư vấn khi cho biết: Nguồn nhân lực bác sĩ hiện nay đã thiếu, dược sĩ và điều dưỡng vốn đã thiếu lại ngày càng thiếu hơn. Số lượng dược sĩ trung bình hiện nay chỉ mới 0,8 dược sĩ/vạn dân. Trong khi, trung bình cứ 1 bác sĩ cần 4 điều dưỡng viên, nhưng hiện chỉ mới đáp ứng được một nửa con số đó, và việc đào tạo điều dưỡng viên cũng chỉ bằng phân nửa so với việc đào tạo bác sĩ. Tuy nhiên, bác sĩ Xuân cũng đưa ra lời khuyên: “Các em cần phải hết sức cân nhắc, đầu vào của trường luôn rất cao, chương trình học rất căng thẳng...”.
Hấp dẫn không kém là thông tin về nhu cầu nhân lực ngành giáo dục trong TP.HCM. Thạc sĩ Tạ Quang Lâm, Phó phòng Đào tạo trường ĐH Sư phạm TP.HCM cho hay: “Năm 2008, Sở GD-ĐT TP.HCM tuyển hơn 4.000 giáo viên nhưng qua 2 đợt tuyển dụng chỉ đáp ứng được trên 60% nhu cầu. Nhiều giáo viên được tuyển nhưng không đi dạy vì không đúng nguyện vọng. Trong khi đó, mỗi năm trường ĐH Sư phạm TP.HCM và trường ĐH Sài Gòn đào tạo được chỉ trên dưới 1.000 giáo viên các cấp”.
http://www.thanhnien.com.vn/news/Pages/200910/20090308231624.aspx@};-
Nhà báo Vĩnh Thắng, Trưởng ban Giáo dục - Thanh niên Báo Thanh Niên, Phó ban thường trực tổ chức chương trình đã căn dặn học sinh: “Cấu trúc đề thi như Bộ GD-ĐT đã công bố, năm nay lần đầu tiên khóa học sinh lớp 12 học chương trình phân ban bắt đầu tham gia kỳ thi tuyển sinh. Đề thi sẽ gồm 2 phần: phần chung và phần riêng. Trong đó, phần chung là phần giao thoa kiến thức của các ban dành cho tất cả các thí sinh (TS). Phần riêng TS được lựa chọn một trong hai, hoặc là phần nâng cao hoặc là phần cơ bản. TS cần phải hết sức lưu ý có thể tùy chọn phần riêng nào mình có khả năng làm tốt hơn và chỉ được làm một trong hai phần riêng đó thôi”.
Tiến sĩ Nguyễn Viết Ngoạn - Hiệu trưởng trường ĐH Sài Gòn, nguyên Hiệu trưởng trường THPT Nguyễn Công Trứ đã trao tặng 500 cuốn Cẩm nang tư vấn mùa thi.
Trường Raffles International College trao 2 suất học bổng (mỗi suất trị giá 1 triệu đồng), trường Trung cấp Việt Khoa trao 5 suất học bổng cho những học sinh vào học tại trường năm 2009, trường Quản lý khách sạn Việt Úc trao 2 suất học bổng (mỗi suất trị giá 1,8 triệu đồng), trường ĐH Tôn Đức Thắng trao 1 suất học bổng cho học sinh khó khăn, Trung tâm Tư vấn ứng dụng kinh tế (Viện Nghiên cứu phát triển TP.HCM) trao 3 suất học bổng (trị giá 3,9 triệu đồng) và học bổng dành cho học sinh giỏi (trị giá 70% học phí).
BáoThanh Niên cảm ơn trường THPT Nguyễn Công Trứ, Tổng công ty xây dựng số 1 (Bộ Xây dựng) đã phối hợp tổ chức chương trình này.
Thạc sĩ Nguyễn Viết Dũng, Trưởng phòng Tổng hợp - Cơ quan đại diện Bộ GD-ĐT tại TP.HCM, thì thông tin: “Kỳ thi tốt nghiệp THPT năm nay có một số điểm thay đổi đáng kể. Ví dụ, thay vì tổ chức tại từng trường thi như mọi năm thì năm nay tổ chức theo cụm trường, 3 trường trộn lại thành một hội đồng thi, những trường vùng sâu vùng xa có nhiều khó khăn có thể nhập 2 trường thành một cụm thi nhưng phải được sự đồng ý của Bộ”. Thạc sĩ Dũng nhắc nhở thêm: “Khi nộp hồ sơ đăng ký dự thi, TS phải nộp trực tiếp để lấy biên nhận chứ không gửi qua bưu điện, nhưng khi nộp phiếu xét tuyển NV2, NV3 thì phải thông qua bưu điện”.
Bác sĩ Lý Văn Xuân, Trưởng phòng Đào tạo trường ĐH Y - Dược TP.HCM đã làm rộn không khí buổi tư vấn khi cho biết: Nguồn nhân lực bác sĩ hiện nay đã thiếu, dược sĩ và điều dưỡng vốn đã thiếu lại ngày càng thiếu hơn. Số lượng dược sĩ trung bình hiện nay chỉ mới 0,8 dược sĩ/vạn dân. Trong khi, trung bình cứ 1 bác sĩ cần 4 điều dưỡng viên, nhưng hiện chỉ mới đáp ứng được một nửa con số đó, và việc đào tạo điều dưỡng viên cũng chỉ bằng phân nửa so với việc đào tạo bác sĩ. Tuy nhiên, bác sĩ Xuân cũng đưa ra lời khuyên: “Các em cần phải hết sức cân nhắc, đầu vào của trường luôn rất cao, chương trình học rất căng thẳng...”.
Hấp dẫn không kém là thông tin về nhu cầu nhân lực ngành giáo dục trong TP.HCM. Thạc sĩ Tạ Quang Lâm, Phó phòng Đào tạo trường ĐH Sư phạm TP.HCM cho hay: “Năm 2008, Sở GD-ĐT TP.HCM tuyển hơn 4.000 giáo viên nhưng qua 2 đợt tuyển dụng chỉ đáp ứng được trên 60% nhu cầu. Nhiều giáo viên được tuyển nhưng không đi dạy vì không đúng nguyện vọng. Trong khi đó, mỗi năm trường ĐH Sư phạm TP.HCM và trường ĐH Sài Gòn đào tạo được chỉ trên dưới 1.000 giáo viên các cấp”.
http://www.thanhnien.com.vn/news/Pages/200910/20090308231624.aspx@};-