Congvien_it
Moderator
Về với đất lành
Sau khi bảo vệ thành công đề tài luận án Tiến sĩ (TS) “Graphene trên kim loại dùng để nghiên cứu các hệ từ tính mới có kích thước nano” hôm tháng 3, TS Vật lý nano Võ Văn Chi từ chối lời mời làm nghiên cứu sau TS tại ESRF (Pháp) để trở về Đà Nẵng, với mong muốn đóng góp sức lực, trí tuệ của mình cho sự phát triển của thành phố…
Những ngày trên đất khách
Cách đây 9 năm, Võ Văn Chi là một trong số ít bạn trẻ được Đà Nẵng cử đi học chương trình Kỹ sư chất lượng cao (hợp tác đào tạo với Pháp) chuyên ngành Vật liệu tiên tiến tại Trường ĐH Bách khoa TP. Hồ Chí Minh. Năm cuối bậc đại học, Võ Văn Chi đề nghị với lãnh đạo thành phố cho phép sang Viện Néel, một trong những cơ sở nghiên cứu lớn tại Grenoble, thuộc Trung tâm nghiên cứu quốc gia Pháp (CNRS) thực tập tốt nghiệp. Tại Néel, Chi được cấp học bổng làm luận án Tiến sĩ (bỏ qua khóa học Thạc sĩ) với đề tài: “Tính chất từ của các cấu trúc nano graphene trên kim loại”. Đây được xem là bước ngoặc quan trọng trên con đường học tập và nghiên cứu của chàng sinh viên Đà Nẵng.
<table class="image center" width="600" align="center"> <tbody> <tr> <td>
</td> </tr> <tr> <td class="image_desc">Võ Văn Chi luôn muốn thử thách mình trong việc nghiên cứu công nghệ tiên tiến.
</td> </tr> </tbody> </table> Thời gian đầu sinh sống và học tập ở Pháp, Chi gặp không ít khó khăn về giao tiếp khi công việc nghiên cứu thường xuyên phải trao đổi, thảo luận với thầy giáo cũng như đội ngũ kỹ thuật viên. Với mong muốn chiếm lĩnh tri thức, củng cố vốn ngoại ngữ cả Anh lẫn Pháp, Chi hầu như không có thời gian rãnh để vui chơi, tán gẫu cùng bạn bè. Thời gian học tập và nghiên cứu ở Viện Néel, Chi trao đổi bằng tiếng Pháp và viết luận văn bằng tiếng Anh. “Nhằm hỗ trợ cho công việc khi về nước, mỗi ngày tôi dành một khoảng thời gian nhất định để nâng cao trình độ tiếng Anh, Pháp. Từ năm thứ hai trở đi, tôi không còn thấy lúng túng khi giao tiếp với người bản địa”, anh tâm sự.
Gặp Võ Văn Chi ở Đà Nẵng, điều làm tôi ấn tượng là anh chưa bao giờ tỏ ra bằng lòng với những gì mình đạt được, dù bây giờ, anh đã là TS Vật lý nano đầu tiên tại Đà Nẵng ở tuổi 27. Chi luôn nhắc nhở mình qua câu ngạn ngữ cổ của châu Phi: “Nếu muốn đi nhanh, hãy đi một mình. Nếu muốn đi xa, hãy đi cùng nhau” nên trong quá trình học tập, anh đã tìm kiếm cơ hội tham gia các hội nghị khoa học quốc tế với 5 bài báo cáo được trình bày bằng tiếng Anh và tiếng Pháp. Trong đó, nổi bật nhất là 2 báo cáo tại hội nghị INTERMAG ở Vancouver, Canada vào tháng 5-2012 và 1 bài báo cáo tại hội nghị ICN+T tháng 7-2012. Đây là các hội nghị quốc tế về lĩnh vực từ, công nghệ nano thu hút sự tham gia của các nhà khoa học nổi tiếng thế giới. Bên cạnh đó, anh thường xuyên hợp tác với các Nhóm nghiên cứu và Phòng thí nghiệm châu Âu và quốc tế như NCEM, Nhóm của Giáo sư Thomas Michelly (Đức), Synchrotron SOLEIL, LMPCN, SPINTEC… để củng cố kiến thức, học hỏi kinh nghiệm làm việc cũng như mở rộng mạng lưới giao tiếp quốc tế để hỗ trợ cho công việc của mình sau này.
Ngoài học tập và nghiên cứu, Võ Văn Chi còn tích cực tham gia Hội sinh viên Việt Nam ở Grenoble với cương vị Phó Chủ tịch Hội. Đây là tổ chức phi chính trị và phi lợi nhuận của sinh viên Việt Nam tại Grenoble gồm 400 thành viên với mục đích hỗ trợ, giúp đỡ nhau trong học tập và cuộc sống. Bên cạnh đó, Chi còn là thành viên của nhóm Biển Đông tại Pháp, là một trong những mắt xích chuyển tải và cung cấp các thông tin, kiến thức về Biển Đông đến cộng đồng người Việt Nam tại Pháp cũng như toàn thế giới thông qua thư điện tử, mạng xã hội, tổ chức hội thảo, tọa đàm, các cuộc thi viết báo tiếng Việt, Anh, Pháp…
Mang hoài bão về xây dựng quê hương
Không phải ngẫu nhiên Võ Văn Chi theo đuổi ngành học Vật lý nano. Hiện tại, ở Việt Nam nói chung và Đà Nẵng nói riêng, lĩnh vực nghiên cứu này còn khá mới mẻ. Vật lý nano là phân ngành vật lý tập trung vào vật liệu ở kích thước nanomét (vật liệu nano), tức là một phần tỷ của mét. Thông thường, vật liệu được coi là vật liệu nano nếu có kích thước nằm trong khoảng 1-100 nm, ở cấp phân tử và nguyên tử (1 nguyên tử có kích thước ở thang 0.1 nm). Tại kích thước này, vật liệu mang tính chất quang học, điện, nhiệt,... và kèm theo đó là những hiện tượng vật lý rất khác biệt.
</td> </tr> </tbody> </table> Thời gian đầu sinh sống và học tập ở Pháp, Chi gặp không ít khó khăn về giao tiếp khi công việc nghiên cứu thường xuyên phải trao đổi, thảo luận với thầy giáo cũng như đội ngũ kỹ thuật viên. Với mong muốn chiếm lĩnh tri thức, củng cố vốn ngoại ngữ cả Anh lẫn Pháp, Chi hầu như không có thời gian rãnh để vui chơi, tán gẫu cùng bạn bè. Thời gian học tập và nghiên cứu ở Viện Néel, Chi trao đổi bằng tiếng Pháp và viết luận văn bằng tiếng Anh. “Nhằm hỗ trợ cho công việc khi về nước, mỗi ngày tôi dành một khoảng thời gian nhất định để nâng cao trình độ tiếng Anh, Pháp. Từ năm thứ hai trở đi, tôi không còn thấy lúng túng khi giao tiếp với người bản địa”, anh tâm sự.
Gặp Võ Văn Chi ở Đà Nẵng, điều làm tôi ấn tượng là anh chưa bao giờ tỏ ra bằng lòng với những gì mình đạt được, dù bây giờ, anh đã là TS Vật lý nano đầu tiên tại Đà Nẵng ở tuổi 27. Chi luôn nhắc nhở mình qua câu ngạn ngữ cổ của châu Phi: “Nếu muốn đi nhanh, hãy đi một mình. Nếu muốn đi xa, hãy đi cùng nhau” nên trong quá trình học tập, anh đã tìm kiếm cơ hội tham gia các hội nghị khoa học quốc tế với 5 bài báo cáo được trình bày bằng tiếng Anh và tiếng Pháp. Trong đó, nổi bật nhất là 2 báo cáo tại hội nghị INTERMAG ở Vancouver, Canada vào tháng 5-2012 và 1 bài báo cáo tại hội nghị ICN+T tháng 7-2012. Đây là các hội nghị quốc tế về lĩnh vực từ, công nghệ nano thu hút sự tham gia của các nhà khoa học nổi tiếng thế giới. Bên cạnh đó, anh thường xuyên hợp tác với các Nhóm nghiên cứu và Phòng thí nghiệm châu Âu và quốc tế như NCEM, Nhóm của Giáo sư Thomas Michelly (Đức), Synchrotron SOLEIL, LMPCN, SPINTEC… để củng cố kiến thức, học hỏi kinh nghiệm làm việc cũng như mở rộng mạng lưới giao tiếp quốc tế để hỗ trợ cho công việc của mình sau này.
Ngoài học tập và nghiên cứu, Võ Văn Chi còn tích cực tham gia Hội sinh viên Việt Nam ở Grenoble với cương vị Phó Chủ tịch Hội. Đây là tổ chức phi chính trị và phi lợi nhuận của sinh viên Việt Nam tại Grenoble gồm 400 thành viên với mục đích hỗ trợ, giúp đỡ nhau trong học tập và cuộc sống. Bên cạnh đó, Chi còn là thành viên của nhóm Biển Đông tại Pháp, là một trong những mắt xích chuyển tải và cung cấp các thông tin, kiến thức về Biển Đông đến cộng đồng người Việt Nam tại Pháp cũng như toàn thế giới thông qua thư điện tử, mạng xã hội, tổ chức hội thảo, tọa đàm, các cuộc thi viết báo tiếng Việt, Anh, Pháp…
Mang hoài bão về xây dựng quê hương
Không phải ngẫu nhiên Võ Văn Chi theo đuổi ngành học Vật lý nano. Hiện tại, ở Việt Nam nói chung và Đà Nẵng nói riêng, lĩnh vực nghiên cứu này còn khá mới mẻ. Vật lý nano là phân ngành vật lý tập trung vào vật liệu ở kích thước nanomét (vật liệu nano), tức là một phần tỷ của mét. Thông thường, vật liệu được coi là vật liệu nano nếu có kích thước nằm trong khoảng 1-100 nm, ở cấp phân tử và nguyên tử (1 nguyên tử có kích thước ở thang 0.1 nm). Tại kích thước này, vật liệu mang tính chất quang học, điện, nhiệt,... và kèm theo đó là những hiện tượng vật lý rất khác biệt.
<table class="image rightside" width="300" align="right"> <tbody> <tr> <td>
</td> </tr> <tr> <td class="image_desc" style="text-align: justify;">Võ Văn Chi tại buổi báo cáo luận án Tiến sĩ tại Pháp tháng 3-2013.</td> </tr> </tbody> </table> Sau hơn 8 năm nghiên cứu lĩnh vực này, Võ Văn Chi cho rằng, ngành công nghệ nano hứa hẹn là ngành tạo nên cuộc cách mạng công nghệ vào thập niên 2020, với kỳ vọng các sản phẩm nano sẽ được sản xuất đại trà vào năm 2025. Hiện nay, trên thế giới đã đạt được nhiều kết quả nghiên cứu quan trọng và đột phá nhưng một trong những trở ngại lớn nhất của công nghệ nano là khâu sản xuất, là sự hạn chế trong việc thao tác chính xác tạo nên các thiết bị ở cấp độ phân tử và nguyên tử. Tuy nhiên, cùng với sự phát triển nhanh chóng của phương pháp và kỹ thuật tổng hợp và xử lý các vật liệu nano, các loại máy móc thiết bị hiện đại cho phép tiếp cận đến kích thước siêu nhỏ đang được phát triển và khẳng định tính khả thi trong việc sản xuất, chế tạo những thiết bị kích thước nano.
Tại Việt Nam, những năm gần đây công nghệ nano bắt đầu được quan tâm với việc thành lập một số cơ sở nghiên cứu như Phân viện Vật liệu điện tử thuộc Viện khoa học Vật liệu tại Hà Nội (từ năm 2004) và Phòng thí nghiệm nano tại Khu công nghệ cao Thành phố Hồ Chí Minh (từ năm 2004). Tuy nhiên, quy mô và kết quả nghiên cứu về công nghệ nano tại Việt Nam đến nay vẫn còn nhiều hạn chế.
Từ chối lời mời làm nghiên cứu sau tiến sĩ tại ESRF để trở về Đà Nẵng, Chi chia sẻ đó không phải là quyết định khó khăn bởi trong anh luôn thôi thúc ý nghĩ trở về quê hương ngay khi bảo vệ thành công luận án TS. Trong suy nghĩ của Chi, Đà Nẵng là thành phố trẻ, đang phát triển mạnh mẽ về du lịch và các ngành công nghiệp công nghệ cao. Do đó, để có thể bắt kịp nhịp phát triển của công nghệ nano, Đà Nẵng cần nhiều thời gian để chuẩn bị cơ sở hạ tầng, đầu tư nguồn nhân lực theo hướng đi tắt đón đầu, tranh thủ tối đa nguồn lực trong và ngoài nước.
Về những dự định của mình trong tương lai, TS Vật lý nano Võ Văn Chi chia sẻ: “Tôi may mắn hoàn thành luận án TS về chuyên ngành nano đúng vào thời điểm thành phố Đà Nẵng bắt đầu hình thành khu công nghệ cao. Đó là một thuận lợi để tôi có thể tham gia vào giai đoạn đầu của lĩnh vực nano tại Đà Nẵng. Thời gian tới, tôi có rất nhiều việc để làm như viết sách khoa học, tư vấn định hướng phát triển công nghệ nano tại Đà Nẵng, đào tạo đội ngũ nhân lực chuyên môn về công nghệ nano, phổ cập kiến thức về công nghệ cao cũng như công nghệ nano đến người dân… Ngoài ra, tôi sẽ tận dụng các mối quan hệ với các nhóm nghiên cứu ở nước ngoài để có thể hợp tác nghiên cứu và thu hút bạn bè có trình độ chuyên môn trở về làm việc tại Đà Nẵng”.
Theo đúng lịch trình, ngày 22 tháng 4 tới đây, TS Vật lý nano Võ Văn Chi sẽ có buổi báo cáo kết quả học tập và nghiên cứu tại Trung tâm Phát triển nguồn nhân lực chất lượng cao thành phố Đà Nẵng, trước khi anh bắt đầu thực hiện những dự định, hoài bão của mình trên hành trình xây dựng thành phố thân yêu.
Tại Việt Nam, những năm gần đây công nghệ nano bắt đầu được quan tâm với việc thành lập một số cơ sở nghiên cứu như Phân viện Vật liệu điện tử thuộc Viện khoa học Vật liệu tại Hà Nội (từ năm 2004) và Phòng thí nghiệm nano tại Khu công nghệ cao Thành phố Hồ Chí Minh (từ năm 2004). Tuy nhiên, quy mô và kết quả nghiên cứu về công nghệ nano tại Việt Nam đến nay vẫn còn nhiều hạn chế.
Từ chối lời mời làm nghiên cứu sau tiến sĩ tại ESRF để trở về Đà Nẵng, Chi chia sẻ đó không phải là quyết định khó khăn bởi trong anh luôn thôi thúc ý nghĩ trở về quê hương ngay khi bảo vệ thành công luận án TS. Trong suy nghĩ của Chi, Đà Nẵng là thành phố trẻ, đang phát triển mạnh mẽ về du lịch và các ngành công nghiệp công nghệ cao. Do đó, để có thể bắt kịp nhịp phát triển của công nghệ nano, Đà Nẵng cần nhiều thời gian để chuẩn bị cơ sở hạ tầng, đầu tư nguồn nhân lực theo hướng đi tắt đón đầu, tranh thủ tối đa nguồn lực trong và ngoài nước.
Về những dự định của mình trong tương lai, TS Vật lý nano Võ Văn Chi chia sẻ: “Tôi may mắn hoàn thành luận án TS về chuyên ngành nano đúng vào thời điểm thành phố Đà Nẵng bắt đầu hình thành khu công nghệ cao. Đó là một thuận lợi để tôi có thể tham gia vào giai đoạn đầu của lĩnh vực nano tại Đà Nẵng. Thời gian tới, tôi có rất nhiều việc để làm như viết sách khoa học, tư vấn định hướng phát triển công nghệ nano tại Đà Nẵng, đào tạo đội ngũ nhân lực chuyên môn về công nghệ nano, phổ cập kiến thức về công nghệ cao cũng như công nghệ nano đến người dân… Ngoài ra, tôi sẽ tận dụng các mối quan hệ với các nhóm nghiên cứu ở nước ngoài để có thể hợp tác nghiên cứu và thu hút bạn bè có trình độ chuyên môn trở về làm việc tại Đà Nẵng”.
Theo đúng lịch trình, ngày 22 tháng 4 tới đây, TS Vật lý nano Võ Văn Chi sẽ có buổi báo cáo kết quả học tập và nghiên cứu tại Trung tâm Phát triển nguồn nhân lực chất lượng cao thành phố Đà Nẵng, trước khi anh bắt đầu thực hiện những dự định, hoài bão của mình trên hành trình xây dựng thành phố thân yêu.
TIỂU YẾN
Theo Báo Đà Nẵng
Theo Báo Đà Nẵng