bachsa
Moderator
1. Khái quát chung
Trường Đại học Ngoại ngữ thuộc Đại học Đà Nẵng được thành lập theo Quyết định số 709/QĐ-TTg của Chính phủ ngày 26 tháng 8 năm 2002, mang một sứ mạng rất quan trọng là "một đại học chuyên ngành ngoại ngữ, có sứ mạng đào tạo nguồn nhân lực chất lượng cao về trình độ ngoại ngữ, đồng thời là trung tâm nghiên cứu ngôn ngữ và văn hoá nước ngoài, đáp ứng công tác giáo dục, đối ngoại, giao lưu, hợp tác quốc tế, góp phần tích cực cho việc phát triển kinh tế - xã hội của thành phố Đà Nẵng, các tỉnh Miền Trung - Tây Nguyên và của cả nước".
Ảnh
Từ sau khi có Quyết định của Chính phủ, Đại học Đà Nẵng đã nhanh chóng triển khai các công tác trước mắt về sửa chữa xây dựng cơ sở vật chất của trường, công tác nhân sự và chuẩn bị cho bộ máy trường Đại học Ngoại ngữ sớm đi vào hoạt động.
Ngày 02 tháng 6 năm 2003, Đảng uỷ Đại học Đà Nẵng đã có phiên họp thống nhất về công tác nhân sự cho trường Đại học Ngoại ngữ. Kể từ ngày 10 tháng 6 năm 2003, trường Đại học Ngoại ngữ thuộc Đại học Đà Nẵng đã chính thức hoạt động trên cơ sở các Quyết định của Chính phủ, Bộ GD & ĐT và Giám đốc Đại học Đà Nẵng về cán bộ chủ chốt của Trường.
Trường Đại học Ngoại ngữ là đơn vị sự nghiệp đào tạo công lập, là một trong sáu trường thành viên chịu sự quản lý trực tiếp của Đại học Đà Nẵng.
2. Chức năng - nhiệm vụ
Trường Đại học Ngoại ngữ thuộc Đại học Đà Nẵng có nhiệm vụ đào tạo giáo viên ngoại ngữ, đào tạo và bồi dưỡng cán bộ ngoại ngữ phục vụ khu vực miền Trung và Tây Nguyên và cả nước đồng thời là trung tâm nghiên cứu ngôn ngữ và văn hoá nước ngoài của khu vực miền Trung - Tây Nguyên. Cụ thể, trường Đại học Ngoại ngữ - Đại học Đà Nẵng có chức năng nhiệm vụ sau:
- Đào tạo giáo viên và chuyên gia ngôn ngữ có trình độ đại học tại một số ngôn ngữ thông dụng trên thế giới.
- Đào tạo cử nhân khoa học và sau đại học
- Giảng dạy ngoại ngữ cho các trường thành viên thuộc Đại học Đà Nẵng.
- Đào tạo bồi dưỡng ngoại ngữ chuyên ngành.
- Bồi dưỡng giáo viên ngoại ngữ các trường phổ thông.
- Giảng dạy tiếng Việt và giới thiệu Văn hoá Việt Nam cho người nước ngoài.
- Nghiên cứu khoa học và thực hiện các dịch vụ xã hội thuộc lĩnh vực ngoại ngữ
- Mở rộng quan hệ hợp tác Quốc tế và giao lưu văn hoá.
- Giảng dạy và tổ chức thi các chứng chỉ quốc tế
Một số ngành nghề đào tạo chính của Nhà trường:
1. Sư phạm tiếng Anh
2. Cử nhân tiếng Anh
3. Sư phạm tiếng Nga
4. Cử nhân tiếng Nga
5. Sư phạm tiếng Pháp
6. Cử nhân tiếng Pháp
7. Sư phạm tiếng Trung
8. Cử nhân tiếng Trung
9. Cử nhân tiếng Nhật
10. Cử nhân tiếng Hàn Quốc
11. Cử nhân tiếng Thái Lan
12. Cử nhân Quốc tế học
13. Tiếng Việt và cơ sở văn hóa dành cho người nước ngoài
14. Cử nhân tiếng Anh Thương mại
15. Cử nhân tiếng Trung Thương mại
16. Cử nhân tiếng Pháp du lịch
17. Cử nhân Sư phạm tiếng Anh bậc tiểu học
18. Thạc sĩ Ngôn ngữ Anh
19. Thạc sĩ Ngôn ngữ Pháp
3. Mục tiêu
Trường Đại học Ngoại ngữ là đơn vị sự nghiệp đào tạo công lập, dưới sự quản lý trực tiếp của Đại học Đà Nẵng. Mục tiêu của trường là phấn đấu trở thành trung tâm đào tạo giáo viên và cán bộ ngoại ngữ đồng thời là trung tâm nghiên cứu ngôn ngữ và văn hoá nước ngoài đáp ứng nguồn nhân lực chất lượng cao, góp phần tích cực cho việc phát triển kinh tế - xã hội của các tỉnh miền Trung - Tây Nguyên.
4. Hợp tác Quốc tế
Trường có quan hệ hợp tác với nhiều Trường Đại học, Viện nghiên cứu trong nước và Quốc tế.
Viện khoa học Giáo dục, Đại học Ngoại ngữ - Đại học Quốc gia Hà Nội, Đại học Ngoại ngữ Hà Nội, các Sở Giáo dục và Đào tạo, các Trung tâm Giáo dục thường xuyên các địa phương.
Các Trường Đại học và Viện nghiên cứu tại Cộng hoà Liên bang Nga và các nước SNG (Viện Puskin Institute), Hội đồng Anh(British Council), Mỹ, Canada (World University Service of Canada),Úc (The University of Queensland), Pháp (Agence Universitaire de la Francophone Crefap), Ấn Độ, Trung Quốc, Thái Lan, Malayxia, Singapore, KOICA Hàn Quốc, JICA Nhật Bản...
Trường Đại học Ngoại ngữ thuộc Đại học Đà Nẵng được thành lập theo Quyết định số 709/QĐ-TTg của Chính phủ ngày 26 tháng 8 năm 2002, mang một sứ mạng rất quan trọng là "một đại học chuyên ngành ngoại ngữ, có sứ mạng đào tạo nguồn nhân lực chất lượng cao về trình độ ngoại ngữ, đồng thời là trung tâm nghiên cứu ngôn ngữ và văn hoá nước ngoài, đáp ứng công tác giáo dục, đối ngoại, giao lưu, hợp tác quốc tế, góp phần tích cực cho việc phát triển kinh tế - xã hội của thành phố Đà Nẵng, các tỉnh Miền Trung - Tây Nguyên và của cả nước".
Ảnh
Từ sau khi có Quyết định của Chính phủ, Đại học Đà Nẵng đã nhanh chóng triển khai các công tác trước mắt về sửa chữa xây dựng cơ sở vật chất của trường, công tác nhân sự và chuẩn bị cho bộ máy trường Đại học Ngoại ngữ sớm đi vào hoạt động.
Ngày 02 tháng 6 năm 2003, Đảng uỷ Đại học Đà Nẵng đã có phiên họp thống nhất về công tác nhân sự cho trường Đại học Ngoại ngữ. Kể từ ngày 10 tháng 6 năm 2003, trường Đại học Ngoại ngữ thuộc Đại học Đà Nẵng đã chính thức hoạt động trên cơ sở các Quyết định của Chính phủ, Bộ GD & ĐT và Giám đốc Đại học Đà Nẵng về cán bộ chủ chốt của Trường.
Trường Đại học Ngoại ngữ là đơn vị sự nghiệp đào tạo công lập, là một trong sáu trường thành viên chịu sự quản lý trực tiếp của Đại học Đà Nẵng.
2. Chức năng - nhiệm vụ
Trường Đại học Ngoại ngữ thuộc Đại học Đà Nẵng có nhiệm vụ đào tạo giáo viên ngoại ngữ, đào tạo và bồi dưỡng cán bộ ngoại ngữ phục vụ khu vực miền Trung và Tây Nguyên và cả nước đồng thời là trung tâm nghiên cứu ngôn ngữ và văn hoá nước ngoài của khu vực miền Trung - Tây Nguyên. Cụ thể, trường Đại học Ngoại ngữ - Đại học Đà Nẵng có chức năng nhiệm vụ sau:
- Đào tạo giáo viên và chuyên gia ngôn ngữ có trình độ đại học tại một số ngôn ngữ thông dụng trên thế giới.
- Đào tạo cử nhân khoa học và sau đại học
- Giảng dạy ngoại ngữ cho các trường thành viên thuộc Đại học Đà Nẵng.
- Đào tạo bồi dưỡng ngoại ngữ chuyên ngành.
- Bồi dưỡng giáo viên ngoại ngữ các trường phổ thông.
- Giảng dạy tiếng Việt và giới thiệu Văn hoá Việt Nam cho người nước ngoài.
- Nghiên cứu khoa học và thực hiện các dịch vụ xã hội thuộc lĩnh vực ngoại ngữ
- Mở rộng quan hệ hợp tác Quốc tế và giao lưu văn hoá.
- Giảng dạy và tổ chức thi các chứng chỉ quốc tế
Một số ngành nghề đào tạo chính của Nhà trường:
1. Sư phạm tiếng Anh
2. Cử nhân tiếng Anh
3. Sư phạm tiếng Nga
4. Cử nhân tiếng Nga
5. Sư phạm tiếng Pháp
6. Cử nhân tiếng Pháp
7. Sư phạm tiếng Trung
8. Cử nhân tiếng Trung
9. Cử nhân tiếng Nhật
10. Cử nhân tiếng Hàn Quốc
11. Cử nhân tiếng Thái Lan
12. Cử nhân Quốc tế học
13. Tiếng Việt và cơ sở văn hóa dành cho người nước ngoài
14. Cử nhân tiếng Anh Thương mại
15. Cử nhân tiếng Trung Thương mại
16. Cử nhân tiếng Pháp du lịch
17. Cử nhân Sư phạm tiếng Anh bậc tiểu học
18. Thạc sĩ Ngôn ngữ Anh
19. Thạc sĩ Ngôn ngữ Pháp
3. Mục tiêu
Trường Đại học Ngoại ngữ là đơn vị sự nghiệp đào tạo công lập, dưới sự quản lý trực tiếp của Đại học Đà Nẵng. Mục tiêu của trường là phấn đấu trở thành trung tâm đào tạo giáo viên và cán bộ ngoại ngữ đồng thời là trung tâm nghiên cứu ngôn ngữ và văn hoá nước ngoài đáp ứng nguồn nhân lực chất lượng cao, góp phần tích cực cho việc phát triển kinh tế - xã hội của các tỉnh miền Trung - Tây Nguyên.
4. Hợp tác Quốc tế
Trường có quan hệ hợp tác với nhiều Trường Đại học, Viện nghiên cứu trong nước và Quốc tế.
Viện khoa học Giáo dục, Đại học Ngoại ngữ - Đại học Quốc gia Hà Nội, Đại học Ngoại ngữ Hà Nội, các Sở Giáo dục và Đào tạo, các Trung tâm Giáo dục thường xuyên các địa phương.
Các Trường Đại học và Viện nghiên cứu tại Cộng hoà Liên bang Nga và các nước SNG (Viện Puskin Institute), Hội đồng Anh(British Council), Mỹ, Canada (World University Service of Canada),Úc (The University of Queensland), Pháp (Agence Universitaire de la Francophone Crefap), Ấn Độ, Trung Quốc, Thái Lan, Malayxia, Singapore, KOICA Hàn Quốc, JICA Nhật Bản...
5. Địa chỉ:
Cơ sở 1: 41 Lê Duẩn - Quận Hải Châu, Tp. Đà Nẵng
Cơ sở 2: 131 Lương Nhữ Hộc, Quận Cẩm Lệ, Tp.Đà Nẵng.
Điện thoại: (+84.511). 3699324- 3699323
Fax: (+84.511). 3699338
Website: www.cfl.udn.vn
Email: dhnn@ud.edu.vn
Cơ sở 1: 41 Lê Duẩn - Quận Hải Châu, Tp. Đà Nẵng
Cơ sở 2: 131 Lương Nhữ Hộc, Quận Cẩm Lệ, Tp.Đà Nẵng.
Điện thoại: (+84.511). 3699324- 3699323
Fax: (+84.511). 3699338
Website: www.cfl.udn.vn
Email: dhnn@ud.edu.vn
HIỆU TRƯỞNG
TS. PHAN VĂN HOÀ
TS. PHAN VĂN HOÀ