BNN
Hỏa Sơn
Triết lý phát triển cho TP Đà Nẵng
Chắc cũng có nhiều người đặt câu hỏi: “Diện mạo của Đà Nẵng trong 10 năm hay 20 năm nữa sẽ như thế nào đây?”, có nhiều phương án trả lời cho câu hỏi này. Quy hoạch tổng thể phát triển KT-XH TP Đà Nẵng đến năm 2020 có nêu rõ là Đà Nẵng phấn đấu trở thành một trong những đô thị lớn của cả nước với quy mô dân số lên khoảng 1,5 triệu người, sẽ trở thành địa phương đi đầu trong sự nghiệp công nghiệp hóa và hiện đại hóa để trở thành thành phố công nghiệp vào năm 2020.
<table style="width: 20px; height: 20px;" align="center" cellpadding="0" cellspacing="2"> <tbody> <tr> <td>

Cầu Thuận Phước nối đường Nguyễn Tất Thành với Trường Sa thành con đường du lịch ven biển nổi tiếng. Ảnh: H.V.S
</td></tr></tbody></table>Hiện nay trên thế giới có nhiều lý thuyết và quan điểm khác nhau về phát triển đô thị: thành phố sống tốt, thành phố toàn cầu, thành phố phát triển bền vững, thành phố thông minh hơn... và nhiều cách đánh giá khác nhau. Tuy có nhiều điểm khác biệt, nhưng nhìn chung khi nói đến phát triển đô thị người ta đều luôn đề cập đến một sự phát triển hài hòa giữa kinh tế, môi trường và xã hội một cách bền vững với mục tiêu cuối cùng là đời sống cư dân đô thị phải khá giả hơn lên, sống tiện nghi hơn và hạnh phúc hơn. Tất cả những tiêu chí này nên là cơ sở tham khảo để có thể đề ra một triết lý phát triển cho TP Đà Nẵng phù hợp với đặc điểm của thực tiễn Việt Nam.
Cơ sở để xây dựng triết lý phát triển đô thị Đà Nẵng xuất phát từ đặc điểm những thế mạnh về vị trí địa lý, dân số, lịch sử, kinh tế, văn hóa, vai trò và tầm quan trọng của TP Đà Nẵng đối với khu vực và cả nước, cơ sở pháp lý của các văn bản luật, các văn kiện mà Đảng và Chính phủ đã ban hành. Các tiêu chí cơ bản được xây dựng trên các khía cạnh về: quy hoạch, quản lý đô thị, xây dựng chế độ chính sách, giao thông vận tải, bảo vệ môi trường, chống quan liêu, tham nhũng và lãng phí, nâng cao mức sống và điều kiện sống của nhân dân. Có thể nói triết lý phát triển đô thị cho Đà Nẵng xuất phát từ 4 quan điểm phát triển cốt lõi như sau:
<table style="width: 20px; height: 20px;" align="center" cellpadding="0" cellspacing="2"> <tbody> <tr> <td>

Đường Bạch Đằng, Đà Nẵng.
</td></tr></tbody></table>1. Phát triển phải mang tính bền vững. Cụ thể là trong lĩnh vực kinh tế phải có sự tăng trưởng liên tục và ổn định lâu dài; tăng trưởng kinh tế phải hướng tới mục tiêu không ngừng nâng cao chất lượng cuộc sống của người dân thông qua các tiêu chí về dịch vụ đô thị. Sự hài lòng của người dân về dịch vụ đô thị và dịch vụ công là cơ sở để đánh giá chất lượng phát triển. Để đạt được yếu tố bền vững trong phát triển thì mọi kế hoạch và chương trình mục tiêu luôn phải đảm bảo thỏa mãn được tất cả các tiêu chí bền vững về: xã hội, môi trường, kỹ thuật và tài chính. Phát triển kinh tế phải hài hòa với phát triển văn hóa - xã hội. Đặt người dân TP Đà Nẵng vào vị trí trung tâm của sự phát triển và mục tiêu cuối cùng là hướng tới sự phát triển con người toàn diện. Văn hóa vừa là nền tảng vừa là động lực cho phát triển kinh tế. Sự giàu có về vật chất phải đi liền với sự phát triển tương xứng về đời sống tinh thần, để đảm bảo cho một xã hội phát triển văn minh, hiện đại, thành phố xã hội chủ nghĩa.
2. Phát triển kinh tế TP Đà Nẵng phải gắn liền với tình hình phát triển đô thị. Kinh tế TP Đà Nẵng phải mang đặc điểm của một nền kinh tế đô thị. Mối quan hệ giữa phát triển kinh tế và phát triển đô thị sẽ thể hiện trên tất cả các mặt như: chuyển dịch cơ cấu kinh tế, quy hoạch và xây dựng đô thị, bố trí dân cư, và mặt bằng xây dựng và không gian kiến trúc đô thị.
3. Phát triển TP Đà Nẵng phải gắn kết hài hòa với phát triển kinh tế vùng miền Trung. TP Đà Nẵng phải là hạt nhân động lực cho sự phát triển toàn vùng. Do đó, các vấn đề như quy hoạch, bố trí lực lượng sản xuất, cung cấp dịch vụ hạ tầng, đào tạo nguồn nhân lực, và xử lý môi trường phải được tích hợp và gắn kết chặt chẽ trên phạm vi toàn vùng.
4. Chiến lược và kế hoạch phát triển KT-XH của TP Đà Nẵng phải được đặt trong bối cảnh nước ta đang từng bước hội nhập toàn diện với nền kinh tế toàn cầu. Do đó, vấn đề nâng cao năng lực cạnh tranh ở góc độ địa phương, doanh nghiệp và sản phẩm là rất quan trọng. Xây dựng lợi thế cạnh tranh của nền kinh tế TP phải được xem là một trong những ưu tiên hàng đầu của chiến lược phát triển Đà Nẵng.
Trong bối cảnh chung của đất nước đang mở rộng giao lưu và hội nhập quốc tế, phải chăng là Đà Nẵng cũng cần tham khảo các tiêu chí về các đô thị kiểu mẫu trên thế giới kết hợp với phát huy mạnh mẽ những lợi thế và thành tựu đã đạt được, đồng thời kiểm soát tốt những vấn đề nảy sinh, thực thi những chủ trương, chính sách của Đảng và Nhà nước, tiến tới xây dựng, phát triển thành phố theo hướng văn minh, hiện đại, giữ gìn và phát huy bản sắc văn hóa dân tộc và các giá trị tinh thần mang nét đặc trưng văn hóa của nhân dân TP Đà Nẵng.
TS Trương Tiến Hải