BNN
Hỏa Sơn
Thời gian qua, sự xuất hiện của các khuôn mặt tuổi vị thành niên ở cơ quan CA các địa bàn nông thôn ngày càng nhiều - điều đó cũng không làm chúng tôi ngạc nhiên, bởi việc hư hỏng, phạm pháp của các chú nhóc lâu nay đã trở thành vấn nạn của xã hội. Mặc dù biết rõ là như vậy, nhưng khi tiếp xúc, chúng tôi vẫn không khỏi giật mình về những hành vi vi phạm của các em, trong đó, nhiều em còn đang cắp sách đến trường... Với những gì được chứng kiến, chúng tôi có thể khẳng định rằng thực trạng về việc thanh thiếu niên vi phạm pháp luật, trong đó có nhiều vụ trọng án đã thực sự đáng báo động...
Trước khi đi sâu vào thực trạng “Vì sao trẻ em phạm pháp ngày càng nhiều?”, chúng tôi xin điểm lại một số vụ trọng án từ đầu năm 2009 đến nay. Đầu tiên phải kể đến trường hợp Lê Văn Đến (1993, trú Bình Minh, Thăng Bình, Quảng Nam), do có thời gian tập trung giáo dục ở Trường Giáo dưỡng số 3 nên Đến rất quen thuộc địa hình khu vực này. Đêm 21-6, Đến rủ thêm 2 đồng bọn cùng trang lứa là Phạm Duy Lên, Nguyễn Tấn Hòa mai phục lên đường ĐT604, đoạn đi qua địa phận xã Hòa Phú (Hòa Vang, TP Đà Nẵng) cướp tài sản.
Khi phát hiện vợ chồng anh Lê Thành Sơn (trú xã Ba, Đông Giang, Quảng Nam) chạy xe máy ngang qua, các đối tượng chặn xe và dùng cây gỗ tấn công khiến anh Sơn bị thương nặng, còn vợ anh phải quỳ lạy van xin, giao nộp tài sản mới bảo toàn được tính mạng. Trước đó, chiều 9-1, do mâu thuẫn, Nguyễn Hữu Huy (1992, trú Bình Nguyên, Thăng Bình) đã dùng dao đâm chết Trương Văn Khánh (1993, TT Hà Lam, Thăng Bình), gây bàng hoàng dư luận.
Song, vụ án để lại nhiều đau thương, mất mát nhất lại thuộc về trường hợp Lê Quý Thông (1994, trú TT Ái Nghĩa, Đại Lộc) – HS lớp 9. Chiều 10-1, chỉ vì thiếu tiền chơi game, Thông đã nhẫn tâm dùng khúc gỗ cướp đi mạng sống của bà nội mình là Trần Thị Hoạch (1924) để lấy 200 ngàn đồng. Mặc dù hung thủ gây án đã bị TAND các địa phương đưa ra xét xử, tuyên phạt những bản án nghiêm khắc, nhưng nhiều người dân biết vụ việc cũng không tránh khỏi những lo lắng trước thực trạng suy đồi đạo đức của một bộ phận thanh thiếu niên còn trong độ tuổi đến trường ở các địa bàn vùng sâu, vùng xa hiện nay.
Tại địa bàn Hòa Vang, sau một thời gian dài xác lập Chuyên án C-607/HV, lực lượng CAH phải tốn nhiều công sức mới làm rõ các thủ phạm đã gây ra 5 vụ cướp dây chuyền của người đi đường trên các đường bê-tông kiệt hẻm, thủ phạm cũng chỉ là các đối tượng tuổi teen gồm Nguyễn Văn Lý, Nguyễn Thanh Vũ, Trần Phước Đoàn, Huỳnh Ngọc Hải (cùng trú Miếu Bông, Hòa Phước), Trần Quang Giang (Cổ Mân, Hòa Xuân, Cẩm Lệ).
Đây là nhóm tội phạm “ăn hàng” có tổ chức. Bên cạnh đó, có một sự thật cũng cần phải quan tâm, đứng trên phương diện luật pháp, những vấn đề liên quan đến cuộc sống bình yên của nhân dân, đòi hỏi các ngành chức năng, nhất là lực lượng CAX phải có cái nhìn thận trọng và đánh giá đúng tình hình tội phạm tại địa phương. Tuy chưa hình thành băng, nhóm tội phạm hoạt động theo kiểu “xã hội đen”, nhưng việc manh nha băng nhóm giải quyết mâu thuẫn thì đã xuất hiện.
Đêm 16-9-2007, Lê Kim Tỉnh, Trần Sư King, Phạm Quang Vũ, Trương Công Tùng (cùng trú Hòa Liên) mang theo hung khí tìm đến thôn Quan Nam 2 để giải quyết mâu thuẫn với Ngô Đức Nghĩa. Hậu quả, sau một hồi tay dao tay gậy, 3 người dân địa phương bị thương phải đưa vào bệnh viện cấp cứu. Mới đây, đêm 5-6-2009, do mâu thuẫn, Bùi Hiển (1993, Tân Ninh, Hòa Liên) rủ một số HS cùng thôn mai phục, dùng cây đánh anh Huỳnh Ngọc Liêu (trú Vân Dương) bị thương tích nặng...
Qua các vụ trọng án trên cho thấy, hầu hết trẻ em vi phạm pháp luật tập trung ở lứa tuổi 14-18. Phần lớn những đối tượng phạm tội không có tiền án, tiền sự, đang cắp sách đến trường, nhưng hành vi phạm tội lại hết sức nghiêm trọng. Đáng chú ý là thanh thiếu niên phạm các tội như cướp tài sản, dùng hung khí gây án ngày càng nhiều. Thực trạng trên đang là mối lo của toàn xã hội và các bậc cha mẹ trong việc quản lý và giáo dục con cái.
Tại sao có tình trạng thanh thiếu niên có hành vi sai lệch và vi phạm pháp luật ngày càng nhiều? Có thể lý giải ở các nguyên nhân chủ yếu như sau: công tác phòng ngừa vi phạm pháp luật chưa được chú trọng; việc quản lý của các ngành chức năng đối với hoạt động kinh doanh giải trí ở địa bàn nông thôn, quán karaoke, cửa hàng Internet... thiếu chặt chẽ, đã tạo cho các cơ sở này trở thành nơi tụ tập, sinh hoạt của một số thanh thiếu niên hư hỏng, HS trốn học.
Mặc dù thời gian qua, các ban, ngành, đoàn thể của của các địa phương đã nỗ lực phối hợp với các nhà trường mở lớp giáo dục pháp luật cho số HS “chậm tiến bộ” đã từng bị chính quyền địa phương xử lý hành chính; tổ chức đối thoại với các bậc phụ huynh có con em vi phạm để tìm ra những giải pháp hữu hiệu nhằm giúp các em sớm trở thành con ngoan, trò giỏi, nhưng hiệu quả vẫn chưa thực sự như mong muốn.
Nhiều bậc phụ huynh thừa nhận có thiếu sót trong việc theo dõi, quản lý con em trong quá trình học tập, cho nên sự phối kết hợp giữa nhà trường, gia đình và xã hội là điều rất cần thiết để phát hiện kịp thời diễn biến tâm lý của các em, bởi giáo dục đạo đức ở nhà trường là môi trường thuận lợi để các em rèn luyện nhân cách, vươn lên trong học tập, nhưng đến nay hiệu quả vẫn chưa cao...
Trước khi đi sâu vào thực trạng “Vì sao trẻ em phạm pháp ngày càng nhiều?”, chúng tôi xin điểm lại một số vụ trọng án từ đầu năm 2009 đến nay. Đầu tiên phải kể đến trường hợp Lê Văn Đến (1993, trú Bình Minh, Thăng Bình, Quảng Nam), do có thời gian tập trung giáo dục ở Trường Giáo dưỡng số 3 nên Đến rất quen thuộc địa hình khu vực này. Đêm 21-6, Đến rủ thêm 2 đồng bọn cùng trang lứa là Phạm Duy Lên, Nguyễn Tấn Hòa mai phục lên đường ĐT604, đoạn đi qua địa phận xã Hòa Phú (Hòa Vang, TP Đà Nẵng) cướp tài sản.
Khi phát hiện vợ chồng anh Lê Thành Sơn (trú xã Ba, Đông Giang, Quảng Nam) chạy xe máy ngang qua, các đối tượng chặn xe và dùng cây gỗ tấn công khiến anh Sơn bị thương nặng, còn vợ anh phải quỳ lạy van xin, giao nộp tài sản mới bảo toàn được tính mạng. Trước đó, chiều 9-1, do mâu thuẫn, Nguyễn Hữu Huy (1992, trú Bình Nguyên, Thăng Bình) đã dùng dao đâm chết Trương Văn Khánh (1993, TT Hà Lam, Thăng Bình), gây bàng hoàng dư luận.

Lê Văn Đến và đồng bọn bị bắt sau khi thực hiện vụ cướp tài sản.
Tại địa bàn Hòa Vang, sau một thời gian dài xác lập Chuyên án C-607/HV, lực lượng CAH phải tốn nhiều công sức mới làm rõ các thủ phạm đã gây ra 5 vụ cướp dây chuyền của người đi đường trên các đường bê-tông kiệt hẻm, thủ phạm cũng chỉ là các đối tượng tuổi teen gồm Nguyễn Văn Lý, Nguyễn Thanh Vũ, Trần Phước Đoàn, Huỳnh Ngọc Hải (cùng trú Miếu Bông, Hòa Phước), Trần Quang Giang (Cổ Mân, Hòa Xuân, Cẩm Lệ).
Đây là nhóm tội phạm “ăn hàng” có tổ chức. Bên cạnh đó, có một sự thật cũng cần phải quan tâm, đứng trên phương diện luật pháp, những vấn đề liên quan đến cuộc sống bình yên của nhân dân, đòi hỏi các ngành chức năng, nhất là lực lượng CAX phải có cái nhìn thận trọng và đánh giá đúng tình hình tội phạm tại địa phương. Tuy chưa hình thành băng, nhóm tội phạm hoạt động theo kiểu “xã hội đen”, nhưng việc manh nha băng nhóm giải quyết mâu thuẫn thì đã xuất hiện.
Đêm 16-9-2007, Lê Kim Tỉnh, Trần Sư King, Phạm Quang Vũ, Trương Công Tùng (cùng trú Hòa Liên) mang theo hung khí tìm đến thôn Quan Nam 2 để giải quyết mâu thuẫn với Ngô Đức Nghĩa. Hậu quả, sau một hồi tay dao tay gậy, 3 người dân địa phương bị thương phải đưa vào bệnh viện cấp cứu. Mới đây, đêm 5-6-2009, do mâu thuẫn, Bùi Hiển (1993, Tân Ninh, Hòa Liên) rủ một số HS cùng thôn mai phục, dùng cây đánh anh Huỳnh Ngọc Liêu (trú Vân Dương) bị thương tích nặng...

Lê Quý Thông bên mẹ và em trong phiên tòa xét xử.
Tại sao có tình trạng thanh thiếu niên có hành vi sai lệch và vi phạm pháp luật ngày càng nhiều? Có thể lý giải ở các nguyên nhân chủ yếu như sau: công tác phòng ngừa vi phạm pháp luật chưa được chú trọng; việc quản lý của các ngành chức năng đối với hoạt động kinh doanh giải trí ở địa bàn nông thôn, quán karaoke, cửa hàng Internet... thiếu chặt chẽ, đã tạo cho các cơ sở này trở thành nơi tụ tập, sinh hoạt của một số thanh thiếu niên hư hỏng, HS trốn học.
Mặc dù thời gian qua, các ban, ngành, đoàn thể của của các địa phương đã nỗ lực phối hợp với các nhà trường mở lớp giáo dục pháp luật cho số HS “chậm tiến bộ” đã từng bị chính quyền địa phương xử lý hành chính; tổ chức đối thoại với các bậc phụ huynh có con em vi phạm để tìm ra những giải pháp hữu hiệu nhằm giúp các em sớm trở thành con ngoan, trò giỏi, nhưng hiệu quả vẫn chưa thực sự như mong muốn.
Nhiều bậc phụ huynh thừa nhận có thiếu sót trong việc theo dõi, quản lý con em trong quá trình học tập, cho nên sự phối kết hợp giữa nhà trường, gia đình và xã hội là điều rất cần thiết để phát hiện kịp thời diễn biến tâm lý của các em, bởi giáo dục đạo đức ở nhà trường là môi trường thuận lợi để các em rèn luyện nhân cách, vươn lên trong học tập, nhưng đến nay hiệu quả vẫn chưa cao...
An Dương (CADN)