BNN
Hỏa Sơn
Giới thiệu bộ sưu tập của Ngô Bá Dũng nói:Đà Nẵng được xem như "Yết hầu của vùng Thuận Quảng", Quảng Nam với ý nghĩa rộng là vùng đất mở rộng về phương Nam, cùng với sự kiện năm 1471 vua Lê Thánh Tông lập Quảng Nam Thừa tuyên đạo gồm 3 phủ Thăng Hoa, Tư Nghĩa và Hoài Nhơn. Cư dân đầu tiên ở đây là cư dân Sa Huỳnh.
Tourane là tên của Đà Nẵng trong thời Pháp thuộc. Do sức ép của Pháp, năm 1888 vua Đồng Khánh phải ra một Đạo dụ nhượng Đà Nẵng (Hà Nội và Hải Phòng ) bao gồm Hải Châu, Phước Ninh, Thạch Thang, Nam Dương và Nại Hiên Tây, thường gọi là "ngũ xã". Bộ máy cai trị do viên Đốc lý người Pháp đứng đầu và các cơ quan giúp việc.
Theo đó các phố tây và công sở phần lớn nằm trên các trục đường chính như Quai Courbet (Bạch Đằng), Jules Ferry nối dài Rue de Musée (Trần Phú ), Francis Garnier nối dài Marc Pourpe (Lê Lợi và Phan Châu Trinh) và khu dân cư bản xứ ở phía tây.
Đà Nẵng 1859 -Tranh vẽ của J Minot cho nhãn của thương hiệu chocola nỗi tiếng lúc bấy giờ (Chocolat Lombart) về cuộc kháng chiến của quân dân Đà Nẵng trước sức tấn công của liên quân Pháp - TBN. Tranh vẽ về thành Điện Hải bị bốc cháy trong cơn giao chiến.
Tranh vẽ Đà Nẵng 1860 của Gravure về một chợ tạm của người Pháp và TBN ở vùng tạm chiếm trên bán đảo Sơn Trà, Đà Nẵng. Chợ tạm được hình thành chỉ trong vòng hơn một năm khi liên quân Pháp -TBN nổ súng tấn công Đà Nẵng vào năm 1858... Qua bức tranh cho thấy những người buôn bán ở chợ này là người châu Âu và một vài người Trung Hoa. Hàng hóa rất ít dường như là khoáng sản, lâm sản quý, ngọc trai...,
Tranh vẽ Đà Nẵng xưa ở bến tàu Courbet với những xe kéo của người bản xứ phục vụ một cặp vợ chồng người Âu. Dưới sông là những chiếc ghe bầu đang cập cầu tàu để buôn bán, bốc dỡ hàng hóa (cầu tàu này là tiền thân của chiếc cầu chữ T trước mặt UBND thành phố hiện nay).
Trên đường Courbet 1912 . Xe chở nước, có lẽ họ lấy nước sạch từ sông Hàn để phân phối cho cư dân lân cận.
Vua Thành Thái vi hành Đà Nẵng bằng tàu Hỏa (người đang dắt một Hoàng tử từ tàu hỏa bước xuống). Bên dưới là những cận thần lo việc bảo vệ. Trông dáng vua có chiều cao rất khiêm tốn (điều nầy phù hợp với sử sách) .
Thuyền của nhà vua đi thăm cửa Hàn
Đà Nẵng, đón rước vua Thành Thái đi kinh lý và thăm một ngôi chùa. Ảnh cho thấy binh lính tất bậc với cờ, kiệu, lọng, dù. Hộ giá đức Vua. Cổng ngôi chùa này giống với chùa An Long (một ngôi chùa cổ, tọa lạc gần cổ viện Chàm- có trong album nầy)
Ga chính của Đà Nẵng xưa, được xây dựng vào năm 1905 trên đường Lagtie (nay là đường Hải Phòng), Gare principale de Tourane - Old
Đường rail hỏa xa và Ga phụ chạy dọc sông Hàn. Tàu hỏa chuyển hàng hóa và khởi hành tại đây. Tàu chạy bằng than, phun khói mù mịt, thỉnh thoảng có kèm theo tro lửa nên dân ta quen gọi "tàu lửa".
"Cảnh mô vui bằng cảnh đất Hàn
Dưới sông tàu chạy, trên đàng hỏa xa"
Tàu lửa từ Đà Nẵng đi Huế. Những nhân viên hỏa xa đang tất bật cho chuyến khởi hành. Thị dân Đà Nẵng phần lớn đi chân đất, nam nữ đều đội nón lá có vành rộng, đi hoặc đứng đều có thói quen chắp tay phía sau!
Hỏa xa ở Đà Nẵng (trên đường Bạch Đằng ngày nay)
Cầu Nam Ô (chủ yếu phục vụ tàu lửa, ô tô chỉ đi "ké")
Cầu Nam Ô, một cây cầu đẹp, không thua gì cầu Tràng Tiền ở Huế. Vùng này có sản phẩm nước mắm và món gỏi cá rất nổi tiếng - Liên Chiểu Đà Nẵng (old photo)
Đường hầm tàu lửa Hải Vân Đà Nẵng - Huế được hoàn thành vào năm 1906 với sức người là chính. Đã có hàng trăm phu phen bỏ mạng khi đường hầm được hoàn thành. Tàu chạy qua đây mỗi ngày chỉ có 2 chuyến nên "Sếp hầm" thả chó đi rông và ngồi chơi luôn ở đây!
Đèo Hải Vân (old) với đường đèo rất hẹp chỉ đủ cho xe lưu thông một chiều nên phải chờ rất lâu. Đường đèo hẹp lại quanh co hiểm trở, không có lan can phòng hộ như bây giờ!
Những công nhân điện tín đầu tiên của Đà Nẵng vào năm 1906. Có tên gọi nôm na là nhà dây thép ! Tiền thân của Bưu điện Đà Nẵng bây giờ! VNPT Đà Nẵng nên tìm con cháu của những người nầy để sử dụng...cũ<wbr>ng là cách trả ơn tiền nhân.
Những ngư dân đánh cá đầu tiên ở Đà Nẵng- Những tiền hiền nghề biển của các ngư dân Sơn Trà ngày nay( hữu ngạn sông Hàn ), trông họ rất khỏe mạnh, vạm vỡ và đen nắng. Ảnh chụp cho thấy sinh hoạt, nhà cửa chủ yếu bằng tranh tre, có mái rất thấp để tránh bão tố khắc nghiệt thường xuyên của vùng nầy.
Tòa Thị chính (cũ) - sưu tầm từ bưu thiếp
Theo Ngô Ba Dũng (BNN có hiệu đính)