Nhắc đến Đà Nẵng, người ta nghĩ ngay đến Thiên hạ đệ nhất hùng quan- đèo Hải Vân hay nam thiên danh thắng- Ngũ Hành Sơn huyền thoại, đến bán đảo Sơn Trà dịu mát, khu du lịch sinh thái núi Bà Nà xanh tươi, những bãi biển rực nắng
Nhưng vài năm gần đây, Đà Nẵng còn gắn liền với sự kiện Hội thi bắn pháo hoa quốc tế diễn ra vào tháng ba, tháng tư hàng năm.
Năm 2010, Hội thi bắn pháo hoa quốc tế sẽ diễn ra suốt từ các ngày 27 đến 29 tháng 3 - nhân kỷ niệm 35 năm ngày Giải phóng TP Đà Nẵng với bốn đội đến từ các nước Mỹ, Pháp, Nhật, Canada và đội chủ nhà Đà Nẵng- Việt Nam. Trước lễ hội chính thức, từ ngày 15-3, tại TP Đà Nẵng và các vùng lân cận còn diễn ra nhiều hoạt động bên lề.
Đến TP Đà Nẵng vào dịp này, bên cạnh tham quan những danh lam thắng cảnh và những khu du lịch nổi tiếng, du khách còn được tham quan triển lãm chuyên đề Cổ vật Phương Nam và phiên bán đấu giá cổ vật của các nhà sưu tập tư nhân tại Bảo tàng điêu khắc Chăm. TP Đà Nẵng nhộn nhịp đón hàng ngàn du khách đến các lễ hội đình làng Hải Châu. Đình làng Hải Châu và Nhà thờ chư phái tộc Hải Châu là nơi thờ tự anh linh những bậc tiền nhân của 43 dòng họ đầu tiên từ xã Hải Châu- huyện Tĩnh Gia - tỉnh Thanh Hoá đến sinh cơ lập nghiệp vào cuối thế kỷ 15, lập nên làng Hải Châu ngày xưa và nay là quận Hải Châu (nền tảng của TP. Đà Nẵng ngày nay). Ngày 21 tháng 7 năm 2001, Đình làng Hải Châu được công nhận là di tích lịch sử văn hoá cấp quốc gia.
Đình làng Hải Châu hiện còn nhiều bức hoành phi và liễn đối sơn son thếp vàng bằng chữ Hán từ hàng trăm năm - trong đó, bức hoành phi vào năm Gia Long thứ 17 (1818) với bốn chữ Vạn Cổ Anh Linh, ba tấm bia bằng đá cẩm thạch khắc các bài ký bằng chữ Hán, một bia được lập vào năm Tự Đức thứ 14 (1861), hai bia còn lại được lập vào năm Bảo Đại thứ I (1925)...
Lễ hội đình làng Hải Châu thường được tổ chức gồm các phần như: lễ vọng, lễ chánh tế, phần hội với các cuộc thi hát múa dân ca, trang phục các dân tộc, đấu cờ tướng, biểu diễn cờ người, thi chưng mâm bánh, chưng hoa quả dâng cúng tổ tiên, biểu diễn nghệ thuật Tuồng cổ, vui chơi bài chòi, trưng bày hình ảnh Hải Châu xưa và triển lãm thư pháp, múa lân, múa rồng.
Trong khuôn khổ những ngày Lễ hội bắn pháo hoa quốc tế, tại Công viên 29-3- TP Đà Nẵng đồng thời diễn ra Festival làng nghề Việt. Dạo quanh công viên, khách có thể được xem và mua sản phẩm của gần 80 làng nghề Việt điển hình ở ba miền Bắc- Trung- Nam với khoảng 120 gian hàng, tại đây sẽ có những mặt hàng độc đáo như mây tre thổ cẩm Tây Giang, gốm Chăm, rượu Bầu Đá, những quà tặng bằng đồng, gỗ, nón Huế... Ngoài ra, tại đây còn diễn ra các hoạt động văn nghệ dân gian, thao diễn tay nghề của các nghệ nhân và thợ thủ công.
Tranh thủ thời gian du khách có thể đến làng Phong Lệ, xã Hoài Châu huyện Hoà Vang xem lễ hội rước Mục Đồng và các trò chơi dân gian hay ra bãi biển Mỹ Khê xem cuộc thi thả diều và các môn thể thao trên bãi biển hay cuộc đua xích lô du lịch giữa các đơn vị lữ hành và điểm tham quan, xem diễu hành thuyền hoa và thả hoa đăng trên sông Hàn. Trong những đêm diễn ra cuộc thi bắn pháo hoa, du khách có thể mua vé đến sân khấu chính đường Trần Hưng Đạo để xem pháo hoa. Ban ngày, khách tranh thủ đi xem triển lãm tranh thêu tại đường Bạch Đằng, tại đây, ban tổ chức sẽ chuẩn bị 1.000 mặt nạ trắng để du khách tham gia vẽ nhân vật tuồng.
Du khách từ ĐBSCL muốn ra Đà Nẵng tham gia các sự kiện này có thể liên hệ trước với các Công ty du lịch tại Đà Nẵng như Vitours, Saigontourist, Vietravel để đi những tour gần (trong 1 hoặc 2 ngày) đến các khu du lịch nổi tiếng nằm quanh TP Đà Nẵng.
v Quangda.de
Bãi biển Mỹ Khê - Đà Nẵng. Ảnh: wikipedia.
Nhưng vài năm gần đây, Đà Nẵng còn gắn liền với sự kiện Hội thi bắn pháo hoa quốc tế diễn ra vào tháng ba, tháng tư hàng năm.
Năm 2010, Hội thi bắn pháo hoa quốc tế sẽ diễn ra suốt từ các ngày 27 đến 29 tháng 3 - nhân kỷ niệm 35 năm ngày Giải phóng TP Đà Nẵng với bốn đội đến từ các nước Mỹ, Pháp, Nhật, Canada và đội chủ nhà Đà Nẵng- Việt Nam. Trước lễ hội chính thức, từ ngày 15-3, tại TP Đà Nẵng và các vùng lân cận còn diễn ra nhiều hoạt động bên lề.
Đến TP Đà Nẵng vào dịp này, bên cạnh tham quan những danh lam thắng cảnh và những khu du lịch nổi tiếng, du khách còn được tham quan triển lãm chuyên đề Cổ vật Phương Nam và phiên bán đấu giá cổ vật của các nhà sưu tập tư nhân tại Bảo tàng điêu khắc Chăm. TP Đà Nẵng nhộn nhịp đón hàng ngàn du khách đến các lễ hội đình làng Hải Châu. Đình làng Hải Châu và Nhà thờ chư phái tộc Hải Châu là nơi thờ tự anh linh những bậc tiền nhân của 43 dòng họ đầu tiên từ xã Hải Châu- huyện Tĩnh Gia - tỉnh Thanh Hoá đến sinh cơ lập nghiệp vào cuối thế kỷ 15, lập nên làng Hải Châu ngày xưa và nay là quận Hải Châu (nền tảng của TP. Đà Nẵng ngày nay). Ngày 21 tháng 7 năm 2001, Đình làng Hải Châu được công nhận là di tích lịch sử văn hoá cấp quốc gia.
Pháo hoa tại cuộc thi pháo hoa quốc tế Đà Nẵng năm 2009.
Đình làng Hải Châu hiện còn nhiều bức hoành phi và liễn đối sơn son thếp vàng bằng chữ Hán từ hàng trăm năm - trong đó, bức hoành phi vào năm Gia Long thứ 17 (1818) với bốn chữ Vạn Cổ Anh Linh, ba tấm bia bằng đá cẩm thạch khắc các bài ký bằng chữ Hán, một bia được lập vào năm Tự Đức thứ 14 (1861), hai bia còn lại được lập vào năm Bảo Đại thứ I (1925)...
Lễ hội đình làng Hải Châu thường được tổ chức gồm các phần như: lễ vọng, lễ chánh tế, phần hội với các cuộc thi hát múa dân ca, trang phục các dân tộc, đấu cờ tướng, biểu diễn cờ người, thi chưng mâm bánh, chưng hoa quả dâng cúng tổ tiên, biểu diễn nghệ thuật Tuồng cổ, vui chơi bài chòi, trưng bày hình ảnh Hải Châu xưa và triển lãm thư pháp, múa lân, múa rồng.
Trong khuôn khổ những ngày Lễ hội bắn pháo hoa quốc tế, tại Công viên 29-3- TP Đà Nẵng đồng thời diễn ra Festival làng nghề Việt. Dạo quanh công viên, khách có thể được xem và mua sản phẩm của gần 80 làng nghề Việt điển hình ở ba miền Bắc- Trung- Nam với khoảng 120 gian hàng, tại đây sẽ có những mặt hàng độc đáo như mây tre thổ cẩm Tây Giang, gốm Chăm, rượu Bầu Đá, những quà tặng bằng đồng, gỗ, nón Huế... Ngoài ra, tại đây còn diễn ra các hoạt động văn nghệ dân gian, thao diễn tay nghề của các nghệ nhân và thợ thủ công.
Tranh thủ thời gian du khách có thể đến làng Phong Lệ, xã Hoài Châu huyện Hoà Vang xem lễ hội rước Mục Đồng và các trò chơi dân gian hay ra bãi biển Mỹ Khê xem cuộc thi thả diều và các môn thể thao trên bãi biển hay cuộc đua xích lô du lịch giữa các đơn vị lữ hành và điểm tham quan, xem diễu hành thuyền hoa và thả hoa đăng trên sông Hàn. Trong những đêm diễn ra cuộc thi bắn pháo hoa, du khách có thể mua vé đến sân khấu chính đường Trần Hưng Đạo để xem pháo hoa. Ban ngày, khách tranh thủ đi xem triển lãm tranh thêu tại đường Bạch Đằng, tại đây, ban tổ chức sẽ chuẩn bị 1.000 mặt nạ trắng để du khách tham gia vẽ nhân vật tuồng.
Du khách từ ĐBSCL muốn ra Đà Nẵng tham gia các sự kiện này có thể liên hệ trước với các Công ty du lịch tại Đà Nẵng như Vitours, Saigontourist, Vietravel để đi những tour gần (trong 1 hoặc 2 ngày) đến các khu du lịch nổi tiếng nằm quanh TP Đà Nẵng.
v Quangda.de