bbcincorporation
New member
Kỷ nguyên công nghệ 4.0 phát triển mạnh như vũ bão cũng là lúc nền kinh tế có sự phát triển vượt trội. Cùng với đó, marketing trực tuyến ngày càng ảnh hưởng lớn đến doanh thu và lợi nhuận của doanh nghiệp. Tại Đà Nẵng, ngành Du lịch được xếp vào nhóm ngành tạo ra GDP lớn cho Thành phố, có được sự phát triển và đóng góp này là do ngành du lịch đã sử dụng marketing trực tuyến để đưa thương hiệu du lịch đến với khách hàng một cách hiệu quả.
Theo số liệu của Tổng cục Thống kê, hiện nay, ở Việt Nam có khoảng 70% dân số sử dụng internet, trong đó, ở các thành phố lớn, người dân sử dụng internet chiếm tỷ trọng 90%. Internet và các dịch vụ trên nền tảng internet đã trở thành một phần không thể thiếu đối với các cơ quan và DN, cũng như đông đảo người dân.
Đà Nẵng là một trong những Thành phố phát triển mạnh về du lịch, là địa điểm du lịch lý tưởng cho các tổ chức, cá nhân, gia đình. Các công ty du lịch tại Đà Nẵng cũng ngày càng nở rộ (hơn 150 công ty du lịch) không ngừng nâng cao chất lượng để đem đến những chuyến đi trọn vẹn cho khách hàng.
Hơn một thập kỷ qua, du lịch Đà Nẵng đã có những bước tiến vượt trội, cơ sở hạ tầng đạt tầm quốc tế với những công trình nghỉ dưỡng đẳng cấp do các nhà đầu tư lớn (như: Sun Group, Vingroup…) đầu tư xây dựng, kinh doanh. Theo Sở Du lịch Đà Nẵng, năm 2018, tổng lượng khách tham quan, du lịch đến Đà Nẵng đạt 7,6 triệu lượt khách, tăng 15,5% so với năm 2017. Trong đó, khách quốc tế đạt 2.875.000 lượt; nội địa đạt 4,7 triệu lượt khách, tăng 11,2%. Tổng thu từ du lịch đạt 24.060 tỷ đồng, tăng 36% so với năm 2017.
Với sự phát triển mạnh mẽ của internet như hiện nay thì việc chọn tour du lịch tự thiết kế, đặt chỗ qua mạng; tự lựa chọn dịch vụ, không đi theo tour trọn gói đã trở nên phổ biến. Do vậy, sản phẩm du lịch phải thay đổi để tạo sự hài lòng và thoải mái cho khách. Theo thống kê, khoảng 6% chuyến du lịch hiện nay được tìm, mua bán thông qua trực tuyến, 96% du khách sẽ tìm hiểu trên internet. Tuy nhiên theo nghiên cứu, hầu hết các công ty du lịch trên địa bàn Đà Nẵng vẫn chưa có một chiến lược marketing trực tuyến rõ ràng. Các hoạt động marketing triển khai trên công cụ điện tử còn rời rạc và chưa được tính toán trên cơ sở phân tích đầy đủ đối tượng khách hàng và môi trường kinh doanh thời kỹ thuật số hiện nay, cụ thể:
Các công ty chưa xác định được mục tiêu cũng như các đoạn thị trường mục tiêu cần chinh phục trên môi trường ảo, nên chưa định hình được kế hoạch marketing trực tuyến với đối tượng cụ thể.
Theo số liệu của Tổng cục Thống kê, hiện nay, ở Việt Nam có khoảng 70% dân số sử dụng internet, trong đó, ở các thành phố lớn, người dân sử dụng internet chiếm tỷ trọng 90%. Internet và các dịch vụ trên nền tảng internet đã trở thành một phần không thể thiếu đối với các cơ quan và DN, cũng như đông đảo người dân.
Đà Nẵng là một trong những Thành phố phát triển mạnh về du lịch, là địa điểm du lịch lý tưởng cho các tổ chức, cá nhân, gia đình. Các công ty du lịch tại Đà Nẵng cũng ngày càng nở rộ (hơn 150 công ty du lịch) không ngừng nâng cao chất lượng để đem đến những chuyến đi trọn vẹn cho khách hàng.
Hơn một thập kỷ qua, du lịch Đà Nẵng đã có những bước tiến vượt trội, cơ sở hạ tầng đạt tầm quốc tế với những công trình nghỉ dưỡng đẳng cấp do các nhà đầu tư lớn (như: Sun Group, Vingroup…) đầu tư xây dựng, kinh doanh. Theo Sở Du lịch Đà Nẵng, năm 2018, tổng lượng khách tham quan, du lịch đến Đà Nẵng đạt 7,6 triệu lượt khách, tăng 15,5% so với năm 2017. Trong đó, khách quốc tế đạt 2.875.000 lượt; nội địa đạt 4,7 triệu lượt khách, tăng 11,2%. Tổng thu từ du lịch đạt 24.060 tỷ đồng, tăng 36% so với năm 2017.
Với sự phát triển mạnh mẽ của internet như hiện nay thì việc chọn tour du lịch tự thiết kế, đặt chỗ qua mạng; tự lựa chọn dịch vụ, không đi theo tour trọn gói đã trở nên phổ biến. Do vậy, sản phẩm du lịch phải thay đổi để tạo sự hài lòng và thoải mái cho khách. Theo thống kê, khoảng 6% chuyến du lịch hiện nay được tìm, mua bán thông qua trực tuyến, 96% du khách sẽ tìm hiểu trên internet. Tuy nhiên theo nghiên cứu, hầu hết các công ty du lịch trên địa bàn Đà Nẵng vẫn chưa có một chiến lược marketing trực tuyến rõ ràng. Các hoạt động marketing triển khai trên công cụ điện tử còn rời rạc và chưa được tính toán trên cơ sở phân tích đầy đủ đối tượng khách hàng và môi trường kinh doanh thời kỹ thuật số hiện nay, cụ thể:
Các công ty chưa xác định được mục tiêu cũng như các đoạn thị trường mục tiêu cần chinh phục trên môi trường ảo, nên chưa định hình được kế hoạch marketing trực tuyến với đối tượng cụ thể.
- Các công cụ marketing trực tuyến được sử dụng khá đa dạng nhưng rời rạc và tiềm ẩn nhiều rủi ro.
- Đặc thù liên tục cập nhật của ngành công nghệ thông tin gây khó khăn trong quản lý và điều hành du lịch.
- Vấn đề bảo mật thông tin cá nhân, xâm phạm tự do cá nhân trên mạng (như spam, tiết lộ thông tin…) đã tạo tâm lý e ngại đối mới người tiêu dùng.
- Bên cạnh việc kiểm soát an ninh mạng thì hệ thống quảng bá và xúc tiến hỗ trợ kinh doanh nhờ ứng dụng marketing điện tử của hầu hết các DN du lịch cũng chưa đạt được hiệu quả cao. Về tổng quan, hệ thống quảng bá DN hiện nay còn yếu và thiếu, thông tin dàn trải và chưa có sự tập trung, liên kết giữa các tổ chức và DN với nhau.
- Các DN chưa thật sự nắm bắt được hết lợi ích từ các giải pháp công nghệ thông tin. Đội ngũ kỹ thuật viên, chuyên viên chuyên trách về công nghệ thông tin còn thiếu và yếu, phần lớn các DN đều phải thuê công ty thiết kế web bên ngoài quản lý và hỗ trợ.