bachsa
Moderator
Thu thuế sàn vàng: Cách nào phù hợp?
Hai phương án của Bộ Tài chính đưa ra vẫn còn nhiều điểm chưa ổn, phát sinh những tình huống khó xử lý... Mặc dù quy chế hoạt động sàn vàng chưa ban hành nhưng Bộ Tài chính đã đề xuất hai phương án thu thuế kinh doanh vàng qua sàn.
<table style="width: 72px; height: 105px;" align="left" border="0"><tbody><tr><td>
</td></tr></tbody></table>Coi chừng thất thu
Theo Bộ Tài chính, nhà đầu tư có thể tạm nộp 0,002% trên giá chuyển nhượng, không phân biệt là lời hay lỗ (phương án 1). Nếu sàn vàng hạch toán được lời lỗ từng lần giao dịch thì nhà đầu tư tạm nộp 20% lợi nhuận (phương án 2). Với phương án 1: Giả sử giá vàng khớp lệnh là 25 triệu đồng/lượng, số thuế nhà đầu tư tạm nộp sẽ là 500 đồng.
Do sàn vàng có đặc điểm sinh lời khi giá vàng tăng hoặc giảm nên khi áp dụng phương án 2, nhà đầu tư có lời sẽ tạm nộp 20%/lợi nhuận. Cả hai phương án trên đều quyết toán vào cuối năm để xác định lời lỗ. Nếu nhà đầu tư lỗ sẽ được hoàn thuế. Trường hợp nhà đầu tư kinh doanh có lời, số tiền thuế phải nộp là 20%/lợi nhuận.
Một số chủ sàn vàng cho biết việc hạch toán lời lỗ không khó. Nhưng nếu quyết toán lời lỗ vào cuối năm, Nhà nước sẽ thất thu. Bởi các sàn vàng không có đầu mối chính lưu trữ dữ liệu như sàn giao dịch chứng khoán. Nhà đầu tư có thể lách thuế bằng cách bắt tay với chủ sàn vàng, thay đổi thông tin giao dịch, biến lời thành lỗ. Cơ quan thuế rất khó kiểm tra.
Ai truy thu và hoàn thuế?
Ông Nguyễn Lê Tâm, Giám đốc Trung tâm Giao dịch vàng Ngân hàng Việt Á, cho rằng quyết toán lời lỗ cuối năm sẽ phát sinh tình huống số tiền nộp thuế nhiều hơn số tiền đã tạm thu. Khi đó, ai là người truy thu thuế nhà đầu tư. “Việc hoàn thuế cho nhà đầu tư là trách nhiệm của ngành thuế nhưng ai là người trực tiếp thực hiện. Cơ quan thuế hay chủ sàn vàng?” - ông Tâm đặt vấn đề.
Trong khi đó, TS Lê Vũ Nam, Chủ nhiệm ngành luật tài chính – chứng khoán - ngân hàng, ĐH Quốc gia TPHCM, cho rằng phương án hạch toán lời lỗ mỗi lệnh giao dịch rồi tạm thu thuế, cuối năm quyết toán là khả thi. Cơ quan thuế cần ủy quyền cho chủ sàn vàng thu và hoàn thuế. Tuy nhiên, ông Nam cho rằng thuế suất tạm thu đầu nguồn ở mức nào là điều mà Nhà nước cần xem xét. Nên chăng ngành thuế tiến hành khảo sát tỉ suất sinh lời kinh doanh vàng qua sàn trong 2 năm qua, từ đó đưa ra mức thuế suất phù hợp.
Nên áp thuế trên giá trị chuyển nhượng
Ông N.M.H, một nhà đầu tư tại sàn vàng ACB, cho rằng nên tính thuế trên giá chuyển nhượng và đề xuất mức thuế suất là 0,002%/giá trị chuyển nhượng. Với thuế suất này, số tiền thuế chỉ bằng 1/8 phí giao dịch (phí mua - bán 4.000 đồng/lượng), phương thức tính thuế đơn giản, tạo bình đẳng giữa các nhà đầu tư.
Tuy phương thức tính thuế trên giá chuyển nhượng chỉ vài trăm đồng/lượng nhưng ông Nguyễn Trung Anh (Giám đốc Công ty Vàng Vina) cho rằng khối lượng giao dịch trên các sàn vàng lên tới hàng trăm ngàn lượng/ngày, cơ quan thuế sẽ thu về số tiền không nhỏ.
Mặt khác, phương thức này còn làm cho thông tin giao dịch trên các sàn vàng minh bạch hơn. Nhà đầu tư sẽ chấm dứt ý đồ làm giá sàn vàng. Chủ sàn không dám tăng ảo khối lượng giao dịch để thu hút khách hàng. Theo ông Anh, việc tạm thu 20%/lợi nhuận đối với mỗi giao dịch có sinh lời sẽ thiệt thòi cho nhà đầu tư.
Giả sử trong một ngày, nhà đầu tư giao dịch 100 lệnh, trong đó đến 80 lệnh có tổng lợi nhuận 100 triệu đồng. Nhà đầu tư tạm nộp 20 triệu đồng tiền thuế. Thế nhưng 20 lệnh còn lại nhà đầu tư lỗ 80 triệu đồng, tính ra trong ngày nhà đầu tư chỉ lời 20 triệu đồng, số thuế tạm nộp chỉ 200.000 đồng song trên thực tế nhà đầu tư bị chôn vốn 20 triệu đồng.
Hai phương án của Bộ Tài chính đưa ra vẫn còn nhiều điểm chưa ổn, phát sinh những tình huống khó xử lý... Mặc dù quy chế hoạt động sàn vàng chưa ban hành nhưng Bộ Tài chính đã đề xuất hai phương án thu thuế kinh doanh vàng qua sàn.
<table style="width: 72px; height: 105px;" align="left" border="0"><tbody><tr><td>
Theo Bộ Tài chính, nhà đầu tư có thể tạm nộp 0,002% trên giá chuyển nhượng, không phân biệt là lời hay lỗ (phương án 1). Nếu sàn vàng hạch toán được lời lỗ từng lần giao dịch thì nhà đầu tư tạm nộp 20% lợi nhuận (phương án 2). Với phương án 1: Giả sử giá vàng khớp lệnh là 25 triệu đồng/lượng, số thuế nhà đầu tư tạm nộp sẽ là 500 đồng.
Do sàn vàng có đặc điểm sinh lời khi giá vàng tăng hoặc giảm nên khi áp dụng phương án 2, nhà đầu tư có lời sẽ tạm nộp 20%/lợi nhuận. Cả hai phương án trên đều quyết toán vào cuối năm để xác định lời lỗ. Nếu nhà đầu tư lỗ sẽ được hoàn thuế. Trường hợp nhà đầu tư kinh doanh có lời, số tiền thuế phải nộp là 20%/lợi nhuận.
Một số chủ sàn vàng cho biết việc hạch toán lời lỗ không khó. Nhưng nếu quyết toán lời lỗ vào cuối năm, Nhà nước sẽ thất thu. Bởi các sàn vàng không có đầu mối chính lưu trữ dữ liệu như sàn giao dịch chứng khoán. Nhà đầu tư có thể lách thuế bằng cách bắt tay với chủ sàn vàng, thay đổi thông tin giao dịch, biến lời thành lỗ. Cơ quan thuế rất khó kiểm tra.
Ai truy thu và hoàn thuế?
Ông Nguyễn Lê Tâm, Giám đốc Trung tâm Giao dịch vàng Ngân hàng Việt Á, cho rằng quyết toán lời lỗ cuối năm sẽ phát sinh tình huống số tiền nộp thuế nhiều hơn số tiền đã tạm thu. Khi đó, ai là người truy thu thuế nhà đầu tư. “Việc hoàn thuế cho nhà đầu tư là trách nhiệm của ngành thuế nhưng ai là người trực tiếp thực hiện. Cơ quan thuế hay chủ sàn vàng?” - ông Tâm đặt vấn đề.
Trong khi đó, TS Lê Vũ Nam, Chủ nhiệm ngành luật tài chính – chứng khoán - ngân hàng, ĐH Quốc gia TPHCM, cho rằng phương án hạch toán lời lỗ mỗi lệnh giao dịch rồi tạm thu thuế, cuối năm quyết toán là khả thi. Cơ quan thuế cần ủy quyền cho chủ sàn vàng thu và hoàn thuế. Tuy nhiên, ông Nam cho rằng thuế suất tạm thu đầu nguồn ở mức nào là điều mà Nhà nước cần xem xét. Nên chăng ngành thuế tiến hành khảo sát tỉ suất sinh lời kinh doanh vàng qua sàn trong 2 năm qua, từ đó đưa ra mức thuế suất phù hợp.
Nên áp thuế trên giá trị chuyển nhượng
Ông N.M.H, một nhà đầu tư tại sàn vàng ACB, cho rằng nên tính thuế trên giá chuyển nhượng và đề xuất mức thuế suất là 0,002%/giá trị chuyển nhượng. Với thuế suất này, số tiền thuế chỉ bằng 1/8 phí giao dịch (phí mua - bán 4.000 đồng/lượng), phương thức tính thuế đơn giản, tạo bình đẳng giữa các nhà đầu tư.
Tuy phương thức tính thuế trên giá chuyển nhượng chỉ vài trăm đồng/lượng nhưng ông Nguyễn Trung Anh (Giám đốc Công ty Vàng Vina) cho rằng khối lượng giao dịch trên các sàn vàng lên tới hàng trăm ngàn lượng/ngày, cơ quan thuế sẽ thu về số tiền không nhỏ.
Mặt khác, phương thức này còn làm cho thông tin giao dịch trên các sàn vàng minh bạch hơn. Nhà đầu tư sẽ chấm dứt ý đồ làm giá sàn vàng. Chủ sàn không dám tăng ảo khối lượng giao dịch để thu hút khách hàng. Theo ông Anh, việc tạm thu 20%/lợi nhuận đối với mỗi giao dịch có sinh lời sẽ thiệt thòi cho nhà đầu tư.
Giả sử trong một ngày, nhà đầu tư giao dịch 100 lệnh, trong đó đến 80 lệnh có tổng lợi nhuận 100 triệu đồng. Nhà đầu tư tạm nộp 20 triệu đồng tiền thuế. Thế nhưng 20 lệnh còn lại nhà đầu tư lỗ 80 triệu đồng, tính ra trong ngày nhà đầu tư chỉ lời 20 triệu đồng, số thuế tạm nộp chỉ 200.000 đồng song trên thực tế nhà đầu tư bị chôn vốn 20 triệu đồng.
Nguồn: KTT