bachsa
Moderator
Thị trường xe máy Đà Nẵng: “Loạn” các kiểu xe vi phạm nhãn mác, thương hiệu
Hiện nay, trên địa bàn TP Đà Nẵng có không ít cửa hàng kinh doanh xe máy ngang nhiên bày bán các loại xe “nhái” kiểu dáng và nhãn mác của các hãng xe có thương hiệu, uy tín, nổi bật nhất là các loại xe như Jupiter, Sirius của Yamaha; Honda... Tình trạng này không những gây bức xúc cho nhà sản xuất mà còn làm cho người tiêu dùng hết sức bối rối khi họ hoàn toàn “mập mờ” về chất lượng sản phẩm. Làm thế nào để kiểm soát được chất lượng các sản phẩm có xuất xứ không rõ ràng và để đảm bảo uy tín, chất lượng của các thương hiệu nổi tiếng khác là câu hỏi đặt ra cho ngành chức năng hiện nay...
Tại cửa hàng xe máy N.T.T trên đường Lý Thái Tổ (Đà Nẵng), đập vào mắt chúng tôi là hầu hết các sản phẩm ở đây đều bày bán “đủ các kiểu” xe máy giá rẻ, giá khoảng từ 6,5 triệu đồng/xe trở lên. Đặc biệt, hầu như các loại xe ở đây đều “nhái” kiểu dáng và nhãn mác của xe Jupiter hoặc Sirius của Yamaha VN. Khi được hỏi xuất xứ của các loại xe đang được bày bán, nhân viên cửa hàng này giải thích rằng: đây là xe máy của các đơn vị của Việt Nam liên doanh với Hàn Quốc và Nhật Bản sản xuất(?).
Tìm hiểu về giá cả của các loại xe, điều dễ nhận thấy nhất là mặc dù có kiểu dáng giống nhau nhưng giá cả thì “một trời một vực”. Loại xe máy “nhái” theo kiểu dáng Sirius và dán tem R, nhưng lốc máy là Sihamoto tại cửa hàng này chỉ có giá 7,1 triệu đồng/xe, trong khi đó, xe Sirius R tương tự của chính hãng Yamaha được bán trên đường Điện Biên Phủ thì có giá gần 20 triệu đồng/xe.
Tương tự, một loại xe máy có kiểu dáng y hệt xe Jupiter và có dán nhãn mác Jupiter, nhưng lốc máy là ATZ có giá 9 triệu đồng/xe. Một loại khác nữa có kiểu dáng xe Jupiter, nhãn mác dán trên xe cũng là Jupiter, nhưng lốc máy lại là SYM có giá 10 triệu đồng/xe... Chúng tôi đặt câu hỏi rằng: Mua xe nhãn mác và kiểu dáng Jupiter, nhưng lốc máy lại là SYM, lỡ ra đường bị Công an phạt thì biết phải làm thế nào? Nhân viên cửa hàng giải thích: “Đây là xe của SYM, lốc máy SYM, sau khi mua chỉ cần dán thêm nhãn mác SYM... là không sao cả”.
Rảo quanh các cửa hàng kinh doanh xe máy trên địa bàn thành phố, chúng tôi nhận thấy hầu như ở đâu cũng có bày bán các loại xe “nhái nhãn mác”. Tạt vào cửa hàng xe máy H.Y trên đường Phan Châu Trinh, đập vào mắt chúng tôi là các loại xe máy “copy” lại kiểu dáng, nhãn mác của xe máy chính hãng, chỉ khác ở chỗ là giá rất “mềm”: Xe máy “nhái” lại kiểu dáng và nhãn mác (RS) có giá 6,5 triệu đồng/xe, còn loại “nhái” kiểu dáng xe Jupiter (HD) có giá 8,3 triệu đồng/xe (bao luôn cả làm biển số, bảo hành 1 năm).
Cũng thời gian bảo hành tương tự, một loại xe máy khác được “nhái” theo kiểu “đầu Ngô, mình Sở”, nghĩa là trông đầu xe giống với Click, đuôi xe giống Future Neo, hoặc Future F1, nhưng lốc máy được ghi theo kiểu “lập lờ” là SYW với giá bán 12 triệu đồng/xe. Hỏi nhân viên cửa hàng loại xe máy này do đơn vị nào sản xuất, hoặc được nhập về từ đâu thì nhận được câu trả lời chung chung là do “Liên doanh sản xuất”(!).
Theo Luật sư Phạm Văn Thanh - Văn phòng Luật sư Phạm và Liên Danh tại TP Đà Nẵng thì trước đây, đối với vi phạm về sở hữu công nghiệp thì QLTT có thể phối hợp với CSGT để kiểm tra, xử lý cả khi sản phẩm đang lưu thông. Sau khi Luật Sở hữu trí tuệ có hiệu lực, việc kiểm tra, xử lý “hàng giả, hàng nhái” phải theo quy trình hiện hành. Cụ thể là trước hết đơn vị bị “nhái” sản phẩm bán trên thị trường phải có khuyến cáo gửi trực tiếp đến các đơn vị vi phạm yêu cầu chấm dứt sai phạm. Nếu đã hết thời hạn yêu cầu mà tình trạng buôn bán hàng nhái, hàng giả vẫn còn tiếp tục thì chủ sở hữu công nghiệp làm đơn khiếu nại lên Chi cục QLTT, Cảnh sát Kinh tế, Thanh tra chuyên ngành. Lúc này các cơ quan chức năng sẽ vào cuộc...
Xe máy “nhái” kiểu dáng của các thương hiệu uy tín, chất lượng (điển hình là của hãng Yamaha) đã là điều không thể chấp nhận, chất lượng luôn là dấu hỏi, đó là chưa kể đến rất nhiều những vấn đề liên quan... Chúng tôi đã đi tìm câu trả lời cho những thắc mắc, “bối rối” của người tiêu dùng, cũng như nắm bắt việc xâm phạm quyền sở hữu trí tuệ, kiểu dáng công nghiệp của các loại xe máy “nhái” đang được lưu thông trên thị trường hiện nay.
Trao đổi với một cán bộ QLTT của Yamaha VN tại miền Trung thì được trả lời rằng: “Chúng tôi đã có báo cáo với lãnh đạo công ty về việc xe máy Jupiter, Sirius của Yamaha bị nhái kiểu dáng, nhãn mác và đang được bày bán tại thị trường Đà Nẵng. Chúng tôi rất mong cơ quan chức năng sớm vào cuộc để xử lý. Lãnh đạo Yamaha VN cũng đã làm việc với đại diện Tư vấn pháp luật của Yamaha để tiến hành các thủ tục, yêu cầu cơ quan chức năng vào cuộc để xử lý...”.
Trước đó, chúng tôi cũng đã đến làm việc với ông Trần Cảnh Phúc - Đội trưởng Đội số 8 (Chi cục QLTT Đà Nẵng). Ông Phúc cho biết: “Đã nhận được yêu cầu phối hợp xử lý của Yamaha, và đang xây dựng kế hoạch để tiến hành kiểm tra, xử lý theo quy định. Theo quy định hiện hành, Yamaha cũng đang khuyến cáo để các đơn vị kinh doanh xe máy biết việc kinh doanh như thế là xâm phạm quyền được bảo hộ về sở hữu trí tuệ, kiểu dáng công nghiệp của xe máy Yamaha tại VN...”.

Tại cửa hàng xe máy N.T.T trên đường Lý Thái Tổ (Đà Nẵng), đập vào mắt chúng tôi là hầu hết các sản phẩm ở đây đều bày bán “đủ các kiểu” xe máy giá rẻ, giá khoảng từ 6,5 triệu đồng/xe trở lên. Đặc biệt, hầu như các loại xe ở đây đều “nhái” kiểu dáng và nhãn mác của xe Jupiter hoặc Sirius của Yamaha VN. Khi được hỏi xuất xứ của các loại xe đang được bày bán, nhân viên cửa hàng này giải thích rằng: đây là xe máy của các đơn vị của Việt Nam liên doanh với Hàn Quốc và Nhật Bản sản xuất(?).
Tìm hiểu về giá cả của các loại xe, điều dễ nhận thấy nhất là mặc dù có kiểu dáng giống nhau nhưng giá cả thì “một trời một vực”. Loại xe máy “nhái” theo kiểu dáng Sirius và dán tem R, nhưng lốc máy là Sihamoto tại cửa hàng này chỉ có giá 7,1 triệu đồng/xe, trong khi đó, xe Sirius R tương tự của chính hãng Yamaha được bán trên đường Điện Biên Phủ thì có giá gần 20 triệu đồng/xe.
Tương tự, một loại xe máy có kiểu dáng y hệt xe Jupiter và có dán nhãn mác Jupiter, nhưng lốc máy là ATZ có giá 9 triệu đồng/xe. Một loại khác nữa có kiểu dáng xe Jupiter, nhãn mác dán trên xe cũng là Jupiter, nhưng lốc máy lại là SYM có giá 10 triệu đồng/xe... Chúng tôi đặt câu hỏi rằng: Mua xe nhãn mác và kiểu dáng Jupiter, nhưng lốc máy lại là SYM, lỡ ra đường bị Công an phạt thì biết phải làm thế nào? Nhân viên cửa hàng giải thích: “Đây là xe của SYM, lốc máy SYM, sau khi mua chỉ cần dán thêm nhãn mác SYM... là không sao cả”.
Rảo quanh các cửa hàng kinh doanh xe máy trên địa bàn thành phố, chúng tôi nhận thấy hầu như ở đâu cũng có bày bán các loại xe “nhái nhãn mác”. Tạt vào cửa hàng xe máy H.Y trên đường Phan Châu Trinh, đập vào mắt chúng tôi là các loại xe máy “copy” lại kiểu dáng, nhãn mác của xe máy chính hãng, chỉ khác ở chỗ là giá rất “mềm”: Xe máy “nhái” lại kiểu dáng và nhãn mác (RS) có giá 6,5 triệu đồng/xe, còn loại “nhái” kiểu dáng xe Jupiter (HD) có giá 8,3 triệu đồng/xe (bao luôn cả làm biển số, bảo hành 1 năm).
Cũng thời gian bảo hành tương tự, một loại xe máy khác được “nhái” theo kiểu “đầu Ngô, mình Sở”, nghĩa là trông đầu xe giống với Click, đuôi xe giống Future Neo, hoặc Future F1, nhưng lốc máy được ghi theo kiểu “lập lờ” là SYW với giá bán 12 triệu đồng/xe. Hỏi nhân viên cửa hàng loại xe máy này do đơn vị nào sản xuất, hoặc được nhập về từ đâu thì nhận được câu trả lời chung chung là do “Liên doanh sản xuất”(!).
Theo Luật sư Phạm Văn Thanh - Văn phòng Luật sư Phạm và Liên Danh tại TP Đà Nẵng thì trước đây, đối với vi phạm về sở hữu công nghiệp thì QLTT có thể phối hợp với CSGT để kiểm tra, xử lý cả khi sản phẩm đang lưu thông. Sau khi Luật Sở hữu trí tuệ có hiệu lực, việc kiểm tra, xử lý “hàng giả, hàng nhái” phải theo quy trình hiện hành. Cụ thể là trước hết đơn vị bị “nhái” sản phẩm bán trên thị trường phải có khuyến cáo gửi trực tiếp đến các đơn vị vi phạm yêu cầu chấm dứt sai phạm. Nếu đã hết thời hạn yêu cầu mà tình trạng buôn bán hàng nhái, hàng giả vẫn còn tiếp tục thì chủ sở hữu công nghiệp làm đơn khiếu nại lên Chi cục QLTT, Cảnh sát Kinh tế, Thanh tra chuyên ngành. Lúc này các cơ quan chức năng sẽ vào cuộc...
Xe máy “nhái” kiểu dáng của các thương hiệu uy tín, chất lượng (điển hình là của hãng Yamaha) đã là điều không thể chấp nhận, chất lượng luôn là dấu hỏi, đó là chưa kể đến rất nhiều những vấn đề liên quan... Chúng tôi đã đi tìm câu trả lời cho những thắc mắc, “bối rối” của người tiêu dùng, cũng như nắm bắt việc xâm phạm quyền sở hữu trí tuệ, kiểu dáng công nghiệp của các loại xe máy “nhái” đang được lưu thông trên thị trường hiện nay.
Trao đổi với một cán bộ QLTT của Yamaha VN tại miền Trung thì được trả lời rằng: “Chúng tôi đã có báo cáo với lãnh đạo công ty về việc xe máy Jupiter, Sirius của Yamaha bị nhái kiểu dáng, nhãn mác và đang được bày bán tại thị trường Đà Nẵng. Chúng tôi rất mong cơ quan chức năng sớm vào cuộc để xử lý. Lãnh đạo Yamaha VN cũng đã làm việc với đại diện Tư vấn pháp luật của Yamaha để tiến hành các thủ tục, yêu cầu cơ quan chức năng vào cuộc để xử lý...”.
Trước đó, chúng tôi cũng đã đến làm việc với ông Trần Cảnh Phúc - Đội trưởng Đội số 8 (Chi cục QLTT Đà Nẵng). Ông Phúc cho biết: “Đã nhận được yêu cầu phối hợp xử lý của Yamaha, và đang xây dựng kế hoạch để tiến hành kiểm tra, xử lý theo quy định. Theo quy định hiện hành, Yamaha cũng đang khuyến cáo để các đơn vị kinh doanh xe máy biết việc kinh doanh như thế là xâm phạm quyền được bảo hộ về sở hữu trí tuệ, kiểu dáng công nghiệp của xe máy Yamaha tại VN...”.
Bài, ảnh : P.V (CADN)