BNN
Hỏa Sơn
Sắp diễn tập ứng phó sóng thần tại Đà Nẵng
Cuộc diễn tập đầu tiên về phòng chống thảm họa sóng thần sẽ được tổ chức vào đầu tháng 9 tại Đà Nẵng. Tình huống giả định có thể là do một trận động đất ở khu vực bờ tây Philippines tạo ra.
Ngày 14/4, trao đổi bên lề Hội nghị triển khai công tác phòng chống lụt bão và tìm kiếm cứu nạn năm 2011, thiếu tướng Phạm Hoài Giang, Chánh văn phòng Ủy ban quốc gia tìm kiếm cứu nạn, cho biết cuộc diễn tập dự kiến diễn ra ở Đà Nẵng vào ngày 1/9. Hiện, Ủy ban đã chuẩn bị kế hoạch để làm việc cụ thể với địa phương này.
<table align="center" border="0" cellpadding="3" cellspacing="0" width="1"> <tbody><tr> <td>
“Chúng ta phải chủ động chứ không được đợi thảm họa xảy ra rồi mới tìm cách ứng phó. Khi xảy ra động đất dẫn đến sóng thần, nếu vào Đà Nẵng thì chỉ khoảng 2 giờ. Việc tổ chức thông tin phải nhanh nhất. Hành động lúc đó phải nhanh và kiên quyết, có thể phải cưỡng chế, chứ lúc đó không thể đi giáo dục vận động người dân được nữa”, ông Giang nói.
Đà Nẵng là nơi đầu tiên diễn tập, các tỉnh thành phố ven biển sẽ được mời đến để thăm quan và rút kinh nghiệm. Chánh văn phòng Ủy ban quốc gia tìm kiếm cứu nạn cho biết, sau Đà Nẵng căn cứ tình hình thực tế có thể tiếp tục diễn tập ở địa phương dự báo có nguy cơ sóng thần cao.
<table align="center" border="0" cellpadding="3" cellspacing="0" width="1"> <tbody><tr> <td>
Về mặt khoa học các trận động đất có cường độ lớn hơn 6,5 độ richter ở các vùng biển là có khả năng gây ra sóng thần. Việt Nam đang lắp thí điểm 10 trạm cảnh báo tự động. Khi có dấu hiệu sẽ tự động truyền tin về các trạm này. Ở Đà Nẵng, hệ thống này đã cơ bản lắp đặt xong.
Ngày 11/3, một trận động đất mạnh 9 độ richter đã gây sóng thần cao 10 mét đổ vào đông bắc Nhật Bản, làm 25.000 người chết và mất tích. Sau đó, hàng loạt trận động đất và dư chấn được ghi nhận ở châu Á, như Myanmar, Philippines, Đài Loan. Việt Nam cũng cảm nhận được rung động sau trận động đất 7 độ richter tại Myanmar tối 24/3.
Nguyễn Hưng (VNE)