(Theo thời báo kinh tế Saigon Online) - Trong khi rau quả tươi xuất khẩu từ đầu năm đến nay sụt giảm mạnh thì lượng rau quả qua chế biến như đóng hộp và đông lạnh xuất khẩu lại tăng mạnh.
“Xuất khẩu rau quả tươi chưa bao giờ gặp khó như đầu năm nay”, ông Nguyễn Đức Năm, Giám đốc Công ty cổ phần xuất nhập khẩu rau quả Sài Gòn cho biết. Lượng rau quả qua sơ chế xuất khẩu đi các thị trường Canada và châu Âu của công ty trong tháng vừa qua chỉ trên 10 tấn, gồm nhiều chủng loại.
“Thậm chí còn thấp hơn cùng kỳ năm 2009, thời điểm mà nhu cầu tiêu thụ của các nước giảm mạnh do kinh tế khó khăn”, ông Năm nói.
Lượng trái cây tươi xuất khẩu trong những tháng giáp tết thường tăng nhẹ do những gia đình người Việt Nam tại nước ngoài tiêu thụ nhiều hơn vào thời gian đón tết cổ truyền. Nhu cầu này được thể hiện qua những đơn hàng từ cuối năm trước. Tuy nhiên lượng đơn hàng cuối năm qua giảm đáng kể.
Tương tự, ông Trần Ngọc Hiệp, Giám đốc Công ty thanh long Bình Thuận trong cuộc trao đổi cách đây 2 tuần cho Thời báo Kinh tế Sài Gòn Online biết sức tiêu thụ thanh long tại thị trường Mỹ từ đầu năm 2010 khá yếu và không ổn định, chủ yếu do chi phí chiếu xạ, kiểm dịch, cước vận chuyển… làm đội giá thành sản phẩm lên đến trên 3 đô la Mỹ/kg.
Ngược lại với trái cây tươi xuất khẩu, rau củ, trái cây đông lạnh hoặc đóng hộp xuất khẩu lại tăng khá mạnh kể từ cuối năm 2009 đến nay.
Ông Huỳnh Quang Đấu, Giám đốc Công ty dịch vụ kỹ thuật nông nghiệp An Giang (Antesco) cho biết các mặt hàng trái cây đông lạnh của công ty như đu đủ, xoài… hay đóng hộp như bắp non, dứa, các loại đậu đóng hộp của công ty tăng đến hơn 20% so với tháng 12 năm 2009 và tăng khoảng 14% so với cùng kỳ, do nhu cầu tại các nước châu Âu và Mỹ tăng mạnh trong mùa đông.
Trung bình mỗi ngày các nhà máy chế biến của công ty cho ra khoảng 20 tấn sản phẩm xuất khẩu các loại.
Tuy nhiên, việc các hãng tàu tăng cước vận tải hàng loạt từ đầu tháng 2 cũng khiến việc kinh doanh của doanh nghiệp xuất khẩu phần nào bị khó khăn. Theo ông Đấu, giá CIF bao gồm giá thành phẩm, cước vận chuyển và bảo hiểm của các mặt hàng giao trong tháng 2 đã tăng khoảng 5%, trong khi khách hàng thương lượng các hợp đồng mới đều yêu cầu công ty hạ giá bán.
Theo Bộ Công Thương, trong năm 2009, kim ngạch xuất khẩu các mặt hàng rau quả của Việt Nam vào khoảng 431 triệu đô la Mỹ, tăng khoảng 5% so với kim ngạch năm 2008.
Click here http://www.thesaigontimes.vn/Home/kinhdoanh/xuatnhapkhau/29818/
“Xuất khẩu rau quả tươi chưa bao giờ gặp khó như đầu năm nay”, ông Nguyễn Đức Năm, Giám đốc Công ty cổ phần xuất nhập khẩu rau quả Sài Gòn cho biết. Lượng rau quả qua sơ chế xuất khẩu đi các thị trường Canada và châu Âu của công ty trong tháng vừa qua chỉ trên 10 tấn, gồm nhiều chủng loại.
“Thậm chí còn thấp hơn cùng kỳ năm 2009, thời điểm mà nhu cầu tiêu thụ của các nước giảm mạnh do kinh tế khó khăn”, ông Năm nói.
Lượng trái cây tươi xuất khẩu trong những tháng giáp tết thường tăng nhẹ do những gia đình người Việt Nam tại nước ngoài tiêu thụ nhiều hơn vào thời gian đón tết cổ truyền. Nhu cầu này được thể hiện qua những đơn hàng từ cuối năm trước. Tuy nhiên lượng đơn hàng cuối năm qua giảm đáng kể.
Tương tự, ông Trần Ngọc Hiệp, Giám đốc Công ty thanh long Bình Thuận trong cuộc trao đổi cách đây 2 tuần cho Thời báo Kinh tế Sài Gòn Online biết sức tiêu thụ thanh long tại thị trường Mỹ từ đầu năm 2010 khá yếu và không ổn định, chủ yếu do chi phí chiếu xạ, kiểm dịch, cước vận chuyển… làm đội giá thành sản phẩm lên đến trên 3 đô la Mỹ/kg.
Ngược lại với trái cây tươi xuất khẩu, rau củ, trái cây đông lạnh hoặc đóng hộp xuất khẩu lại tăng khá mạnh kể từ cuối năm 2009 đến nay.
Ông Huỳnh Quang Đấu, Giám đốc Công ty dịch vụ kỹ thuật nông nghiệp An Giang (Antesco) cho biết các mặt hàng trái cây đông lạnh của công ty như đu đủ, xoài… hay đóng hộp như bắp non, dứa, các loại đậu đóng hộp của công ty tăng đến hơn 20% so với tháng 12 năm 2009 và tăng khoảng 14% so với cùng kỳ, do nhu cầu tại các nước châu Âu và Mỹ tăng mạnh trong mùa đông.
Trung bình mỗi ngày các nhà máy chế biến của công ty cho ra khoảng 20 tấn sản phẩm xuất khẩu các loại.
Tuy nhiên, việc các hãng tàu tăng cước vận tải hàng loạt từ đầu tháng 2 cũng khiến việc kinh doanh của doanh nghiệp xuất khẩu phần nào bị khó khăn. Theo ông Đấu, giá CIF bao gồm giá thành phẩm, cước vận chuyển và bảo hiểm của các mặt hàng giao trong tháng 2 đã tăng khoảng 5%, trong khi khách hàng thương lượng các hợp đồng mới đều yêu cầu công ty hạ giá bán.
Theo Bộ Công Thương, trong năm 2009, kim ngạch xuất khẩu các mặt hàng rau quả của Việt Nam vào khoảng 431 triệu đô la Mỹ, tăng khoảng 5% so với kim ngạch năm 2008.
Click here http://www.thesaigontimes.vn/Home/kinhdoanh/xuatnhapkhau/29818/