bachsa
Moderator
Một người khách lỡ độ đường nơi rừng núi vắng vẻ, ghé vào xin tá túc cho qua cơn mưa tuyết đêm khuya. Nghe thấu câu chuyện của ông lão tội nghiệp cô độc nhớ những tháng ngày xưa cũ. Anh ta đã dùng cây sáo của mình hòa tấu lên một khúc trong bộ tứ Phong - Hoa - Tuyết - Nguyệt... Này là hoa lả tả khi xuân qua, này là gió khi lặng lẽ lúc cồn cào...
Cuộc đời thực thực hư hư, thoáng một cái tuổi xuân đã trôi qua. Và thế là cũng đã hết cả một đời người. Có những tiếc nuối, có những hư hao, có những lưu luyến, có những cuộc chia li không chờ được đến ngày tái ngộ để cuối cùng vẫn là buồn nhớ xót xa!
Có những nỗi buồn kết đọng lại thành những khúc ca bi lụy để người đời sau còn hoài vấn vương...
Phong Hoa Tuyết Nguyệt – Tương truyền khúc tấu ca tuyệt âm
Chuyện kể rằng:
Vào một đêm trăng sáng, trong cái lạnh giá của mùa đông trên núi, với gió, với tuyết rơi lất phất trắng xóa tứ bề, có một lữ khách phiêu bạt giang hồ lâm trọng bệnh. Ông ta vốn từ lâu sống ẩn dật trên núi, xa lánh cõi trần tục.
Trong cái tiết trời lạnh lẽo buốt giá và tàn nhẫn của mùa đông, dường như chẳng có một sự sống nào tồn tại nổi, những phút giây đau yếu khiến người đàn ông phiêu bạt từng trải bỗng nhiên thấm thía cái nỗi cô độc tận cùng của mình.
Bất chợt, ông bỗng nhớ đến người thiếu nữ ngày xưa thương nhớ. Chỉ vì định mệnh, ông và người con gái ấy đã không thể ở bên nhau.Suốt bao nhiêu năm tháng xa lánh trần gian, xa lánh thế tục cùng tình ái con người, ông vẫn chưa bao giờ nguôi đau đáu về hình bóng thuở trẻ trai.
Giờ phút này, chỉ còn ông với trăng, với gió, với hoa cỏ oằn mình trong lạnh giá và với những cơn mưa tuyết cứ rơi không ngừng...
Trong cái ngao ngán của kiếp người, ông lão tự than thở một mình rằng: "Phải chăng cuộc đời quá ngắn ngủi để thưởng thức Phong Hoa Tuyết Nguyệt?"
Cùng lúc đó, có một người khách lỡ độ đường đi ngang qua, ghé vào xin tá túc cho qua cơn mưa tuyết đêm khuya. Nghe thấu câu chuyện của ông lão tội nghiệp. Anh ta đã dùng cây sáo của mình hòa tấu lên một khúc trong bộ tứ Phong - Hoa - Tuyết - Nguyệt.
Quả thực, trước mắt đấy, là phong, là hoa, là tuyết, là nguyệt, là một bức tranh hoàn mỹ của thiên nhiên. Chỉ có điều, lòng người với những ưu tư, sầu muộn ngổn ngang nên vẫn ngỡ rằng mình không thể thấu trọn vẻ đẹp thanh tao kia!
Phong Hoa Tuyết Nguyệt – Bức tranh tuyệt sắc
Cổ nhân vẫn thường xem phong hoa tuyết nguyệt là đề tài hoàn mỹ cho thi ca, bích họa. Một bức tranh thanh nhã tuyệt sắc trong sự mê hoặc của đêm. Ánh trăng tắm đẫm cảnh vật cỏ cây, len vào đó là chút gió hiu hiu, là những tuyết hoa phất phới bay như mê hoặc tâm hồn con người. Trong tiên cảnh ấy, lòng người dễ nảy sinh những bùi ngùi, những chiêm nghiệm, những hoài nhớ về một thời đã qua.
Có kẻ tha hương lữ khách nhớ quê nhà, nhớ nước non trùng điệp, có kẻ nhớ tri âm tri kỉ từng một thời đàm đạo thi ca nhạc họa. Lại có kẻ nhớ về những mối tình thề hẹn dưới trăng, nguyện suốt kiếp tình chung mà vẫn phải xa lìa.
Thế nên, tâm trạng cảnh vật bao giờ cũng đồng điệu với tâm hồn con người. Cảnh đẹp, nhưng cái lạnh lẽo cô đơn lại gieo vào lòng người những ưu tư sâu sắc. Con người đứng giữa bao la của gió, hoa, tuyết, trăng mới thấy mình cô đơn và nhỏ bé biết bao trong chốn hồng trần này.
Đứng trước bức mặc họa ấy nỗi lòng cố nhân bỗng miên man những buồn, những vui, những xót xa, những tiếc nuối. Biết có kẻ tri kỉ nào hiểu thấu lòng ta như Bá Nha – Tử Kỳ xưa kia hay chăng?
Phong Hoa Tuyết Nguyệt – Nỗi lòng cố nhân.
Lời của gió
Buồn réo rắt tiếng sầu như lá rớt
Buồn hắt hiu như tiếng gió than thầm
Buồn tái tê như đêm mưa gió gảy
Lạnh cung đàn phiền muộn lá rụng rơi
Phong không chỉ là tiếng gió. Phong còn là lời gửi lắm lòng người, tiếng thở than hòa vào nhịp khúc của đất trời. Mỗi một nhịp sắc thái của gió giống như một nỗi lòng kẻ cố tri. Ấy là khi gió thổi nhẹ cuốn bụi bay, khi gió vờn mây, len qua những cành lá. Cũng có khi gió giận đùng đùng, gào thét, nổi cơn cuồng bạo dữ dội.
Bản nhạc Lời của gió cũng là lời của kẻ cố nhân với những u ẩn giấu kín trong lòng,
Thoạt nghe, cứ tưởng rằng đây là một bản nhạc vui với những tiết tấu gấp gáp tựa những cơn gió nô đùa dồn đuổi nhau. Nhưng những thanh âm réo rắt được tấu lên lại ẩn chứa một nỗi niềm ai oán sầu thương khôn tả. Này là tiếng lá rơi chao nghiêng rất khẽ, này là tiếng hiu hiu của một chiều tà yên ả, này là tiếng gió than khóc trong một đêm mưa tầm tã. Cung đàn lạnh tê đến muôn chiều!
Gió len qua ru sầu vang điệp khúc
Dư âm còn vọng tiếng gió chơi vơi
Gió hòa vào những thanh âm buồn của khúc sầu ca, gieo lại những tiếng chơi vơi hẫng hụt trong lòng người. Buồn miên man, da diết. Ấy vậy mà có kẻ trong nhân gian vẫn nguyện tình chung làm gió bụi suốt đời lưu luyến quấn quít chẳng lìa xa:
Sớm sớm chiều chiều
Quản chi gió bụi chốn hồng trần
Mãi mãi bên nhau
Chàng là gió, thiếp là cát
Quấn quít bên nhau đến tận chân trời
(Gió bụi lưu luyến)
Thế mới thấy, nhân tình thế thái chẳng ai có thể tỏ tường thấu triệt?
Hoa tàn
Cổ nhân vẫn thường xem hoa như hình ảnh của một người con gái yếu đuối mỏng manh trước gió. Có lẽ bởi một lẽ tất nhiên: hoa cũng hệt như tuổi xuân, hết rực rỡ sắc hương là đến thời khắc úa tàn.
Này người đẹp hoa tươi là thế,
Sao hoa tươi mà lệ vẫn rơi?
Đem hoa ví với lệ người
Lệ tuôn lã chã hoa cười tả tơi.
(Đào hoa hành - Tào Tuyết Cần)
Khi ngắm hoa, người ta chỉ yêu thích khi hoa ở độ xuân sắc. Mấy ai biết thương xót cho hoa khi lâm vào cảnh phai tàn.
Đời người lắm lúc nhanh tựa cái chớp mắt, sớm nở tối tàn như đóa phù dung. Nhất là với người thiếu nữ, thoắt vui đấy, lại buồn ngay được. Một kiếp má hồng tan vào với một kiếp đào hoa, rung rinh khoe sắc mà thổn thức lệ rơi trong thẳm sâu trái tim đa sầu đa cảm.
Lâm Đại Ngọc năm xưa – cô gái bạc mệnh thường nhặt cánh hoa rơi chôn xuống đất và khóc thương cho những sinh linh bé bỏng tồn tại kiếp bọt bèo. Khóc thương cho hoa cũng là khóc thương cho một kiếp hồng nhan đa truân. Kiếp người ấy, kiếp hoa ấy không chịu được cảnh úa tàn mà ra đi khi còn đương thì xuân sắc… Cõi hồng trần này, còn lấy ai làm bầu bạn tri kỉ với những cánh hoa mỏng manh?
Hoa tàn là khúc nhạc buồn nhưng không khiến người ta bi lụy. Mấy ai thoát được quy luật của sống. Hoa có nở thì cũng sẽ có tàn, có sinh thì ắt có tử, có hội ngộ rồi làm sao tránh được phút biệt ly?
Hoa buồn người cũng héo hon,
Hoa bay, người lả, chiều hôm còn gì?
Chỉ có nỗi tiếc nhớ còn hoài ám ảnh khi mỗi độ xuân sang, bóng hoa cứ thấp thoáng ánh hồng của một mùa mới mà bóng người nay xa khuất.
Nhân diện bất tri hà xứ khứ?
Đào hoa y cựu tiếu đông phong
(Đề Đô thành Nam trang – Thôi Hộ)
Biết tìm nơi đâu một bóng hình năm cũ để khỏa lấp những nỗi trống vắng hư hao trong kiếp người phiêu bạt?
Trong gió có những nỗi giận hờn, có những nhung nhớ, có những luyến tiếc về những tháng năm tuổi xuân đã sớm trôi qua. Trong hoa có thấp thoáng niềm ai oán xót thương cho những kiếp hồng nhan đa truân, cho những đóa hoa phù dung sáng nở tối tàn.
Ấy là trong cảnh có tâm, trong tâm lại thấp thoáng những hồi ức hòa tan vào cảnh. Tâm cảnh đan cài vào nhau, cho nên đứng trước một phong cảnh hữu tình chỉ có kẻ vô tình mới quay mặt làm ngơ! Hết gió, tới hoa, rồi tuyết, rồi trăng cứ khiến lòng người ngẩn ngơ những nỗi sầu vương thật vô định…
Nơi ấy có tuyết rơi không, cố nhân?
Từ xưa tuyết đã là đề tài vô tận cho các thi nhân khai thác bởi tuyết lạnh nhưng tuyết đẹp và tuyết khiến con người ta gần nhau hơn khi nghĩ về một mái nhà quây quần, sum họp, một nơi trụ ngụ dù đơn sơ, thô lậu, nhưng đủ khiến người ta thấy ấm áp hơn, được bảo vệ, được ủi an hơn.
Không có gì thú vị hơn ngồi uống rượu ngắm trời tuyết cùng tri kỉ giai nhân. Từng bông tuyết rơi trắng xóa rơi giăng mắc khắp vũ trụ tạo nên một không gian lạnh lẽo muôn trùng. Con người ta cố gắng bình thản để gạt đi những ưu tư của kiếp đời ly hương. Nhưng trong chén rượu vẫn còn vương vấn những giọt sầu chốn hồng trần:
Trường Sa tuyết bắc giăng đầy
Mây Hồ lạnh lẽo gieo lây khắp nhà
Lá rơi theo gió la đà
Mưa rơi tí tách khó mà nở hoa
Tiền đầy túi, chẳng lo xa
Rượu ngon bình bạc cứ pha ngập tràn
Không ai uống hết rượu ngon
Cùng nhau đợi lúc chiều tàn quạ kêu
(Đối tuyết - Đỗ Phủ)
Tuyết là đây, lạnh lẽo là đây, u hoài là đây. Là cái rợn ngợp trước sự bao la của vũ trụ. Là thấy mình bé nhỏ biết bao nhiêu, chỉ như một bông tuyết nhỏ nhoi trong trời đông lạnh giá.
Là một nỗi nhớ nhung đến cắt da cắt thịt một bóng hình. Ngày nào còn vui vầy bên nhau, cùng chung một mùa đông, chung một cơn mưa tuyết. Trời lạnh mà cõi lòng thật ấm áp! Nay mỗi kẻ một phương, ở nơi ấy, biết tuyết có rơi cho nỗi lòng người chẳng thế nguôi quên hồi ức của những ngày tháng cũ.
Một tiếng ca, một nốt nhạc, một phím đàn cũng đủ khiến lòng nao nao nhớ, đủ khiến con tim rung lên những nhịp khiến người ta lạc bước, cứ ngỡ đang ở một chốn miên man nào đã xa lắm!
Từng bông tuyết rơi, rồi đến làn mưa tuyết dày đặc. Cả dòng sông cũng thành băng giá. Những đóa hoa dường như càng trở nên câm lặng và giấu mình vào trong cái lạnh lẽo tàn khốc giá buốt. Ánh trăng cũng tan loãng vào cái lạnh đến nỗi phai nhòa cả ánh bạc lung linh...
Tuyết rơi rơi phủ trắng vầng mây trôi
(Chung Nam vọng dư tuyết - Tổ Vịnh)
Chỉ còn lại một màu trắng bao phủ khắp mọi nơi. Cái vẻ đẹp ấy trở thành bức tranh bi lệ. Cái đẹp ấy khiến lòng người càng thêm cô quạnh. Còn đâu những tháng ngày quân quần giai nhân tri kỉ, còn đâu những tháng ngày quấn quít mặn nồng, tất cả đã trở thành hồi ức xa xưa...
Chỉ còn lại khúc nhạc xưa cứ thổn thức những nhớ mong, trông ngóng, tháng ngày cũ qua rồi, người bây giờ còn nhớ hay chăng?
Nguyệt tình
Cuộc đời có sinh ly tử biệt, có hợp có tan tựa như ánh trăng trên trời, có khi tròn khi khuyết. Một vòng tuần hoàn của trăng cũng giống như đời người – có những cái đẹp tồn tại mong manh và có thể dễ tiêu tán chỉ trong một thoáng chốc. Có lẽ vì vậy, khi buồn, người ta thường ngắm trăng để tìm cho mình một sự đồng cảm, sẻ chia:
Ngẩng đầu nhìn trăng sáng
Cúi đầu nhớ cố hương
(Tĩnh dạ tứ - Lý Bạch)
Nguyệt tình là một bản nhạc đầy quyến rũ, với những thanh âm của đêm, tiếng côn trùng, của những nốt nhạc đa thanh đa sắc đã vẽ ra một khung cảnh thật thơ mộng. Có trăng, có tình, có hẹn ước.
Những âm thanh nhẹ nhàng đầy lắng đọng dần dần hòa vào lòng người lúc nào không hay. Có tiếng vỗ về ru êm của màn đêm, có tiếng réo rắt của nỗi lòng, có tiếng khóc than của ánh trăng đơn lạnh! Có tiếng đồng vọng của những kẻ tri âm xa cách muôn trùng chẳng hẹn ngày sum họp…
Trăng trong đêm xa mờ, tĩnh lặng. Một vầng trăng cô độc, một bóng kẻ lữ hành cô độc, ấy thế cũng là hai một mình soi chiểu trong nhau, sao chẳng thể nào vơi đi nỗi cô quạnh? Phải chăng lòng người còn vương vấn một nỗi niềm riêng?
Từng có kẻ ngồi ưu tư về một mùa tuyết biết có rơi chốn xa nào đó, thì giờ lại có kẻ u hoài khi biết chắc rằng "Minh nguyệt hà tằng thị lưỡng hương" (Tống Sài Thị Ngự - Vương Xương Linh) – Trăng sáng nơi này cũng chiếu sáng cả hai nơi. Nơi này ta có trăng làm bạn, nơi kia cũng có kẻ dốc cạn chén sầu dưới ánh sáng ôn nhu diễm lệ ấy!
Ánh trăng cứ muôn phần dịu dàng lại càng khiến nỗi cô quạnh trong lòng thêm phần sâu sắc. Huống hồ, có khi nào kẻ lữ hành trên con đường phiêu bạt lại chẳng một lần bầu bạn cùng trăng!
Cho nên, sao có thể không buồn, không hoài cảm trước một vầng trăng đơn lạnh trong đêm như thế, sao có thể không động lòng khi nghe một khúc tấu ca ám ảnh đến thế!
Thiên hạ suy cho cùng khốn đốn cũng chỉ vì một chữ tình, sầu não vì tình, buồn khổ vì tình. Ai cho xa cách để nhớ nhung vương vào từng cơn gió, xót xa cho từng cánh hoa tàn, đơn lạnh dưới một vầng trăng lẻ bóng, để rồi càng hiu quạnh hơn trong màn tuyết dày đặc giữa mùa đông băng giá!
Vậy chẳng phải là phong hoa tuyết nguyệt ấy, cảnh đẹp say lòng ấy chẳng qua cũng xuất phát từ chính tâm hồn con người, từ chính những đồng cảm sâu sắc nhất của những kẻ độc hành hay sao?
Thế mới biết rằng, dù thời gian có để lại dấu ấn ở nơi đâu đều có những kẻ si tình viết nên những giai điệu mà hàng ngàn năm sau vẫn có kẻ đồng điệu say mê. Bởi thế gian này, chẳng ai cắt nghĩa cho thấu chữ tình, để Lý Mạc Sầu phải thốt lên đầy trăn trở:
Hỏi thế gian tình ái là chi
Mà đôi lứa thề nguyền sống chết?
Cuộc đời thực thực hư hư, thoáng một cái tuổi xuân đã trôi qua. Và thế là cũng đã hết cả một đời người. Có những tiếc nuối, có những hư hao, có những lưu luyến, có những cuộc chia li không chờ được đến ngày tái ngộ để cuối cùng vẫn là buồn nhớ xót xa!
Có những nỗi buồn kết đọng lại thành những khúc ca bi lụy để người đời sau còn hoài vấn vương...
Phong Hoa Tuyết Nguyệt – Tương truyền khúc tấu ca tuyệt âm
Chuyện kể rằng:
Vào một đêm trăng sáng, trong cái lạnh giá của mùa đông trên núi, với gió, với tuyết rơi lất phất trắng xóa tứ bề, có một lữ khách phiêu bạt giang hồ lâm trọng bệnh. Ông ta vốn từ lâu sống ẩn dật trên núi, xa lánh cõi trần tục.
Trong cái tiết trời lạnh lẽo buốt giá và tàn nhẫn của mùa đông, dường như chẳng có một sự sống nào tồn tại nổi, những phút giây đau yếu khiến người đàn ông phiêu bạt từng trải bỗng nhiên thấm thía cái nỗi cô độc tận cùng của mình.
Bất chợt, ông bỗng nhớ đến người thiếu nữ ngày xưa thương nhớ. Chỉ vì định mệnh, ông và người con gái ấy đã không thể ở bên nhau.Suốt bao nhiêu năm tháng xa lánh trần gian, xa lánh thế tục cùng tình ái con người, ông vẫn chưa bao giờ nguôi đau đáu về hình bóng thuở trẻ trai.
Giờ phút này, chỉ còn ông với trăng, với gió, với hoa cỏ oằn mình trong lạnh giá và với những cơn mưa tuyết cứ rơi không ngừng...
Trong cái ngao ngán của kiếp người, ông lão tự than thở một mình rằng: "Phải chăng cuộc đời quá ngắn ngủi để thưởng thức Phong Hoa Tuyết Nguyệt?"
Cùng lúc đó, có một người khách lỡ độ đường đi ngang qua, ghé vào xin tá túc cho qua cơn mưa tuyết đêm khuya. Nghe thấu câu chuyện của ông lão tội nghiệp. Anh ta đã dùng cây sáo của mình hòa tấu lên một khúc trong bộ tứ Phong - Hoa - Tuyết - Nguyệt.
Quả thực, trước mắt đấy, là phong, là hoa, là tuyết, là nguyệt, là một bức tranh hoàn mỹ của thiên nhiên. Chỉ có điều, lòng người với những ưu tư, sầu muộn ngổn ngang nên vẫn ngỡ rằng mình không thể thấu trọn vẻ đẹp thanh tao kia!
Phong Hoa Tuyết Nguyệt – Bức tranh tuyệt sắc
Cổ nhân vẫn thường xem phong hoa tuyết nguyệt là đề tài hoàn mỹ cho thi ca, bích họa. Một bức tranh thanh nhã tuyệt sắc trong sự mê hoặc của đêm. Ánh trăng tắm đẫm cảnh vật cỏ cây, len vào đó là chút gió hiu hiu, là những tuyết hoa phất phới bay như mê hoặc tâm hồn con người. Trong tiên cảnh ấy, lòng người dễ nảy sinh những bùi ngùi, những chiêm nghiệm, những hoài nhớ về một thời đã qua.
Có kẻ tha hương lữ khách nhớ quê nhà, nhớ nước non trùng điệp, có kẻ nhớ tri âm tri kỉ từng một thời đàm đạo thi ca nhạc họa. Lại có kẻ nhớ về những mối tình thề hẹn dưới trăng, nguyện suốt kiếp tình chung mà vẫn phải xa lìa.
Thế nên, tâm trạng cảnh vật bao giờ cũng đồng điệu với tâm hồn con người. Cảnh đẹp, nhưng cái lạnh lẽo cô đơn lại gieo vào lòng người những ưu tư sâu sắc. Con người đứng giữa bao la của gió, hoa, tuyết, trăng mới thấy mình cô đơn và nhỏ bé biết bao trong chốn hồng trần này.
Đứng trước bức mặc họa ấy nỗi lòng cố nhân bỗng miên man những buồn, những vui, những xót xa, những tiếc nuối. Biết có kẻ tri kỉ nào hiểu thấu lòng ta như Bá Nha – Tử Kỳ xưa kia hay chăng?
Phong Hoa Tuyết Nguyệt – Nỗi lòng cố nhân.
Lời của gió
Buồn réo rắt tiếng sầu như lá rớt
Buồn hắt hiu như tiếng gió than thầm
Buồn tái tê như đêm mưa gió gảy
Lạnh cung đàn phiền muộn lá rụng rơi
Phong không chỉ là tiếng gió. Phong còn là lời gửi lắm lòng người, tiếng thở than hòa vào nhịp khúc của đất trời. Mỗi một nhịp sắc thái của gió giống như một nỗi lòng kẻ cố tri. Ấy là khi gió thổi nhẹ cuốn bụi bay, khi gió vờn mây, len qua những cành lá. Cũng có khi gió giận đùng đùng, gào thét, nổi cơn cuồng bạo dữ dội.
Bản nhạc Lời của gió cũng là lời của kẻ cố nhân với những u ẩn giấu kín trong lòng,
Thoạt nghe, cứ tưởng rằng đây là một bản nhạc vui với những tiết tấu gấp gáp tựa những cơn gió nô đùa dồn đuổi nhau. Nhưng những thanh âm réo rắt được tấu lên lại ẩn chứa một nỗi niềm ai oán sầu thương khôn tả. Này là tiếng lá rơi chao nghiêng rất khẽ, này là tiếng hiu hiu của một chiều tà yên ả, này là tiếng gió than khóc trong một đêm mưa tầm tã. Cung đàn lạnh tê đến muôn chiều!
Gió len qua ru sầu vang điệp khúc
Dư âm còn vọng tiếng gió chơi vơi
Gió hòa vào những thanh âm buồn của khúc sầu ca, gieo lại những tiếng chơi vơi hẫng hụt trong lòng người. Buồn miên man, da diết. Ấy vậy mà có kẻ trong nhân gian vẫn nguyện tình chung làm gió bụi suốt đời lưu luyến quấn quít chẳng lìa xa:
Sớm sớm chiều chiều
Quản chi gió bụi chốn hồng trần
Mãi mãi bên nhau
Chàng là gió, thiếp là cát
Quấn quít bên nhau đến tận chân trời
(Gió bụi lưu luyến)
Thế mới thấy, nhân tình thế thái chẳng ai có thể tỏ tường thấu triệt?
Hoa tàn
Cổ nhân vẫn thường xem hoa như hình ảnh của một người con gái yếu đuối mỏng manh trước gió. Có lẽ bởi một lẽ tất nhiên: hoa cũng hệt như tuổi xuân, hết rực rỡ sắc hương là đến thời khắc úa tàn.
Này người đẹp hoa tươi là thế,
Sao hoa tươi mà lệ vẫn rơi?
Đem hoa ví với lệ người
Lệ tuôn lã chã hoa cười tả tơi.
(Đào hoa hành - Tào Tuyết Cần)
Khi ngắm hoa, người ta chỉ yêu thích khi hoa ở độ xuân sắc. Mấy ai biết thương xót cho hoa khi lâm vào cảnh phai tàn.
Đời người lắm lúc nhanh tựa cái chớp mắt, sớm nở tối tàn như đóa phù dung. Nhất là với người thiếu nữ, thoắt vui đấy, lại buồn ngay được. Một kiếp má hồng tan vào với một kiếp đào hoa, rung rinh khoe sắc mà thổn thức lệ rơi trong thẳm sâu trái tim đa sầu đa cảm.
Lâm Đại Ngọc năm xưa – cô gái bạc mệnh thường nhặt cánh hoa rơi chôn xuống đất và khóc thương cho những sinh linh bé bỏng tồn tại kiếp bọt bèo. Khóc thương cho hoa cũng là khóc thương cho một kiếp hồng nhan đa truân. Kiếp người ấy, kiếp hoa ấy không chịu được cảnh úa tàn mà ra đi khi còn đương thì xuân sắc… Cõi hồng trần này, còn lấy ai làm bầu bạn tri kỉ với những cánh hoa mỏng manh?
Hoa tàn là khúc nhạc buồn nhưng không khiến người ta bi lụy. Mấy ai thoát được quy luật của sống. Hoa có nở thì cũng sẽ có tàn, có sinh thì ắt có tử, có hội ngộ rồi làm sao tránh được phút biệt ly?
Hoa buồn người cũng héo hon,
Hoa bay, người lả, chiều hôm còn gì?
Chỉ có nỗi tiếc nhớ còn hoài ám ảnh khi mỗi độ xuân sang, bóng hoa cứ thấp thoáng ánh hồng của một mùa mới mà bóng người nay xa khuất.
Nhân diện bất tri hà xứ khứ?
Đào hoa y cựu tiếu đông phong
(Đề Đô thành Nam trang – Thôi Hộ)
Biết tìm nơi đâu một bóng hình năm cũ để khỏa lấp những nỗi trống vắng hư hao trong kiếp người phiêu bạt?
Trong gió có những nỗi giận hờn, có những nhung nhớ, có những luyến tiếc về những tháng năm tuổi xuân đã sớm trôi qua. Trong hoa có thấp thoáng niềm ai oán xót thương cho những kiếp hồng nhan đa truân, cho những đóa hoa phù dung sáng nở tối tàn.
Ấy là trong cảnh có tâm, trong tâm lại thấp thoáng những hồi ức hòa tan vào cảnh. Tâm cảnh đan cài vào nhau, cho nên đứng trước một phong cảnh hữu tình chỉ có kẻ vô tình mới quay mặt làm ngơ! Hết gió, tới hoa, rồi tuyết, rồi trăng cứ khiến lòng người ngẩn ngơ những nỗi sầu vương thật vô định…
Nơi ấy có tuyết rơi không, cố nhân?
Từ xưa tuyết đã là đề tài vô tận cho các thi nhân khai thác bởi tuyết lạnh nhưng tuyết đẹp và tuyết khiến con người ta gần nhau hơn khi nghĩ về một mái nhà quây quần, sum họp, một nơi trụ ngụ dù đơn sơ, thô lậu, nhưng đủ khiến người ta thấy ấm áp hơn, được bảo vệ, được ủi an hơn.
Không có gì thú vị hơn ngồi uống rượu ngắm trời tuyết cùng tri kỉ giai nhân. Từng bông tuyết rơi trắng xóa rơi giăng mắc khắp vũ trụ tạo nên một không gian lạnh lẽo muôn trùng. Con người ta cố gắng bình thản để gạt đi những ưu tư của kiếp đời ly hương. Nhưng trong chén rượu vẫn còn vương vấn những giọt sầu chốn hồng trần:
Trường Sa tuyết bắc giăng đầy
Mây Hồ lạnh lẽo gieo lây khắp nhà
Lá rơi theo gió la đà
Mưa rơi tí tách khó mà nở hoa
Tiền đầy túi, chẳng lo xa
Rượu ngon bình bạc cứ pha ngập tràn
Không ai uống hết rượu ngon
Cùng nhau đợi lúc chiều tàn quạ kêu
(Đối tuyết - Đỗ Phủ)
Tuyết là đây, lạnh lẽo là đây, u hoài là đây. Là cái rợn ngợp trước sự bao la của vũ trụ. Là thấy mình bé nhỏ biết bao nhiêu, chỉ như một bông tuyết nhỏ nhoi trong trời đông lạnh giá.
Là một nỗi nhớ nhung đến cắt da cắt thịt một bóng hình. Ngày nào còn vui vầy bên nhau, cùng chung một mùa đông, chung một cơn mưa tuyết. Trời lạnh mà cõi lòng thật ấm áp! Nay mỗi kẻ một phương, ở nơi ấy, biết tuyết có rơi cho nỗi lòng người chẳng thế nguôi quên hồi ức của những ngày tháng cũ.
Một tiếng ca, một nốt nhạc, một phím đàn cũng đủ khiến lòng nao nao nhớ, đủ khiến con tim rung lên những nhịp khiến người ta lạc bước, cứ ngỡ đang ở một chốn miên man nào đã xa lắm!
Từng bông tuyết rơi, rồi đến làn mưa tuyết dày đặc. Cả dòng sông cũng thành băng giá. Những đóa hoa dường như càng trở nên câm lặng và giấu mình vào trong cái lạnh lẽo tàn khốc giá buốt. Ánh trăng cũng tan loãng vào cái lạnh đến nỗi phai nhòa cả ánh bạc lung linh...
Tuyết rơi rơi phủ trắng vầng mây trôi
(Chung Nam vọng dư tuyết - Tổ Vịnh)
Chỉ còn lại một màu trắng bao phủ khắp mọi nơi. Cái vẻ đẹp ấy trở thành bức tranh bi lệ. Cái đẹp ấy khiến lòng người càng thêm cô quạnh. Còn đâu những tháng ngày quân quần giai nhân tri kỉ, còn đâu những tháng ngày quấn quít mặn nồng, tất cả đã trở thành hồi ức xa xưa...
Chỉ còn lại khúc nhạc xưa cứ thổn thức những nhớ mong, trông ngóng, tháng ngày cũ qua rồi, người bây giờ còn nhớ hay chăng?
Nguyệt tình
Cuộc đời có sinh ly tử biệt, có hợp có tan tựa như ánh trăng trên trời, có khi tròn khi khuyết. Một vòng tuần hoàn của trăng cũng giống như đời người – có những cái đẹp tồn tại mong manh và có thể dễ tiêu tán chỉ trong một thoáng chốc. Có lẽ vì vậy, khi buồn, người ta thường ngắm trăng để tìm cho mình một sự đồng cảm, sẻ chia:
Ngẩng đầu nhìn trăng sáng
Cúi đầu nhớ cố hương
(Tĩnh dạ tứ - Lý Bạch)
Nguyệt tình là một bản nhạc đầy quyến rũ, với những thanh âm của đêm, tiếng côn trùng, của những nốt nhạc đa thanh đa sắc đã vẽ ra một khung cảnh thật thơ mộng. Có trăng, có tình, có hẹn ước.
Những âm thanh nhẹ nhàng đầy lắng đọng dần dần hòa vào lòng người lúc nào không hay. Có tiếng vỗ về ru êm của màn đêm, có tiếng réo rắt của nỗi lòng, có tiếng khóc than của ánh trăng đơn lạnh! Có tiếng đồng vọng của những kẻ tri âm xa cách muôn trùng chẳng hẹn ngày sum họp…
Trăng trong đêm xa mờ, tĩnh lặng. Một vầng trăng cô độc, một bóng kẻ lữ hành cô độc, ấy thế cũng là hai một mình soi chiểu trong nhau, sao chẳng thể nào vơi đi nỗi cô quạnh? Phải chăng lòng người còn vương vấn một nỗi niềm riêng?
Từng có kẻ ngồi ưu tư về một mùa tuyết biết có rơi chốn xa nào đó, thì giờ lại có kẻ u hoài khi biết chắc rằng "Minh nguyệt hà tằng thị lưỡng hương" (Tống Sài Thị Ngự - Vương Xương Linh) – Trăng sáng nơi này cũng chiếu sáng cả hai nơi. Nơi này ta có trăng làm bạn, nơi kia cũng có kẻ dốc cạn chén sầu dưới ánh sáng ôn nhu diễm lệ ấy!
Ánh trăng cứ muôn phần dịu dàng lại càng khiến nỗi cô quạnh trong lòng thêm phần sâu sắc. Huống hồ, có khi nào kẻ lữ hành trên con đường phiêu bạt lại chẳng một lần bầu bạn cùng trăng!
Cho nên, sao có thể không buồn, không hoài cảm trước một vầng trăng đơn lạnh trong đêm như thế, sao có thể không động lòng khi nghe một khúc tấu ca ám ảnh đến thế!
Thiên hạ suy cho cùng khốn đốn cũng chỉ vì một chữ tình, sầu não vì tình, buồn khổ vì tình. Ai cho xa cách để nhớ nhung vương vào từng cơn gió, xót xa cho từng cánh hoa tàn, đơn lạnh dưới một vầng trăng lẻ bóng, để rồi càng hiu quạnh hơn trong màn tuyết dày đặc giữa mùa đông băng giá!
Vậy chẳng phải là phong hoa tuyết nguyệt ấy, cảnh đẹp say lòng ấy chẳng qua cũng xuất phát từ chính tâm hồn con người, từ chính những đồng cảm sâu sắc nhất của những kẻ độc hành hay sao?
Thế mới biết rằng, dù thời gian có để lại dấu ấn ở nơi đâu đều có những kẻ si tình viết nên những giai điệu mà hàng ngàn năm sau vẫn có kẻ đồng điệu say mê. Bởi thế gian này, chẳng ai cắt nghĩa cho thấu chữ tình, để Lý Mạc Sầu phải thốt lên đầy trăn trở:
Hỏi thế gian tình ái là chi
Mà đôi lứa thề nguyền sống chết?
(Sưu tầm)