BNN
Hỏa Sơn
Chắc chắn không chỉ Đà Nẵng, kiểu phá đường này rất phổ biến ở Việt Nam và nhất là theo đúng ...luật:
Ào ạt đào cắt nền đường
Từ việc thi công dự án nâng cấp hệ thống đèn tín hiệu giao thông và ngầm hóa cáp viễn thông, cấp nước nên đường phố Đà Nẵng đang bị đào cắt, gây nên những vết loang lổ, gồ ghề, mất mỹ quan đô thị, tác động xấu đến các phương tiện giao thông.
<table class="image center" align="center" width="500"> <tbody> <tr><td style="text-align: justify;">

Cắt đường trên diện rộng
Cuối năm 2011, tại 16 tuyến đường ở trung tâm thành phố bị đào cắt như: Lê Lợi, Lý Tự Trọng, Quang Trung, Phan Đình Phùng, Thái Phiên, Yên Bái, Lê Hồng Phong, Hùng Vương, Lý Thái Tổ, Điện Biên Phủ, Nguyễn Tri Phương, Phan Châu Trinh, Trưng Nữ Vương, Nguyễn Văn Trỗi, Núi Thành và Trần Cao Vân, để thi công cống và bể cáp ngầm thuộc dự án Xây dựng, nâng cấp hệ thống đèn tín hiệu điều khiển giao thông và camera trên địa bàn thành phố.
Danh sách các tuyến đường có triển khai ngầm hóa hệ thống cáp thông tin, cáp điện sau đó tiếp tục nâng lên ở đường 3 tháng 2, Đống Đa, Lê Lợi, Phan Châu Trinh, Trưng Nữ Vương, Núi Thành, Xô Viết Nghệ Tĩnh, 2 tháng 9, Cách mạng Tháng Tám, đường dẫn hai đầu cầu Tiên Sơn và cầu Tiên Sơn, Phan Đăng Lưu, Nguyễn Hữu Thọ, Nguyễn Văn Linh, Nguyễn Tri Phương, Lê Độ, Trần Cao Vân, Hà Huy Tập, Điện Biên Phủ, Lý Thải Tổ, Hùng Vương, Phan Đình Phùng, Lê Duẩn, Nguyễn Thị Minh Khai, Quang Trung, Ông Ích Khiêm, Nguyễn Chí Thanh, Nguyễn Văn Trỗi, Hoàng Diệu, Lê Đình Dương, Triệu Nữ Vương, Trần Quốc Toản, Lê Hồng Phong, Thái Phiên, Yên Bái, Lý Tự Trọng. Đến nay, số lượng nút tín hiệu giao thông, điều chỉnh từ 60 nút thành 64 nút cho thấy tại các vị trí giao lộ giao thông loang lổ dọc ngang bị cắt.
Cùng với thi công cáp thông tin quản lý giao thông, việc thi công cáp ngầm, cấp nước cũng diễn ra làm cho mạng lưới giao thông ở thành phố đầy những vết cắt. Hàng loạt tuyến đường ngang ven đường Bà Huyện Thanh Quan, phường Mỹ An, quận Ngũ Hành Sơn cũng được phép cắt đường làm cản trở giao thông và mất mỹ quan đô thị.
Tại sao không chọn giải pháp khoan?
Hiện nay, công nghệ khoan ngang qua đường trở nên phổ biến. Đây là công nghệ thi công tiên tiến cho phép đặt đường cáp thông tin và ống dẫn nước ở chiều sâu lớn dưới các chướng ngại như sông suối, mương, đường sá, trong các điều kiện dân cư đông đúc. Công nghệ lắp đặt mạng lưới kỹ thuật không đào hào là một phương pháp tiên tiến đột phá rất phù hợp để thay thế phương pháp đào hào lộ thiên đặt đường ống. Hiện nay, công nghệ khoan ngang, không đào được sử dụng cho những công việc như đặt mạng cấp nước, thoát nước, ống dẫn khí đốt; đặt cáp cấp điện, đường thông tin liên lạc và tín hiệu; thay thế mới đường kỹ thuật bị hư hỏng khi vượt qua sông; thi công dưới đường sắt dày đặc và đường ô-tô không đào và dừng giao thông; đặt đường cáp dưới các công viên, vườn hoa, đặt đường ống cao áp, tự chảy, thoát nước…
Thực tế khi thi công đào ngầm hóa hệ thống công trình ngầm chỉ giải quyết được tiến độ cho đơn vị thi công nhưng lại gây ách tắc giao thông cục bộ. Khi thi công cắt nền đường làm gián đoạn giao thông, kế đến là thi công đào và lắp đặt thiết bị, lại thêm công đoạn hoàn trả nền đường, bù lún và thảm nhựa.
Việc đào cắt đường hiện nay gây xâm hại đến các công trình hiện trạng mà cụ thể là mặt đường giao thông vốn bằng phẳng, sạch đẹp nay trở nên loang lổ. Nhiều đoạn tuyến sau thi công hoàn trả nền đường gây nên mấp mô, hoặc sụt lún. Thiết nghĩ việc cắt mặt đường cần chấm dứt và nên áp dụng phương pháp khoan ngang để giữ gìn mặt đường giao thông.
Bài và ảnh: NAM PHƯƠNG (ĐNĐT)