[Sổ tay] Nỗi đau

bachsa

Moderator


Thói quen Thứ 8

Nỗi đau

Bạn có thể hình dung được cái giá phải trả của một tổ chức và cá nhân lớn như thế nào khi lực lượng lao động của họ luôn trong trạng thái mệt mỏi, thiếu từ sức sống, lòng nhiệt tình cho đến kiến thức và năng lực? Cái giá đó còn lớn hơn gấp nhiều lần so với các khoản thuế, lãi vay và chi phí tiền lương gộp lại! Có bao giờ bạn nghe những lời than vãn sau:

Tôi hoàn toàn bế tắc, không tìm thấy một lối thoát nào cho mình.”

“Tôi không còn chút sức lực nào nữa. Tôi cảm thấy quá mệt mỏi và kiệt sức.”


“Mọi người coi tôi chẳng ra gì. Sếp tôi không nhìn thấy tiềm năng lực thật sự của tôi.”


“Không ai cần đến tôi cả – dù là ở công sở hay ở nhà. Vợ/ chồng tơi chỉ nghĩ tới tôi khi có hóa đơn đang chờ thanh toán
.”

Tôi cảm thấy nản lòng và chẳng còn chút ý chí nào nữa.”

“Tôi làm việc thậm chí còn không đủ ăn. Chắc tôi chẳng thể nào tiến bộ được.”


“Cuộc sống của tôi thiếu thốn mọi thứ.”


“Tôi chẳng làm được gì ra hồn.”


“Tôi cảm thấy thật trống rỗng. Cuộc sống đối với tôi trở nên vô nghĩa, mọi thứ luôn khiến tôi hụt hẫng.”


“Tôi thật sự tức giận và rơi vào trạng thái hoảng sợ. Tôi không thể để mất việc được.”


“Tôi rất cô đơn.”


“Tôi hoàn toàn kiệt sức; mọi thứ lúc nào cũng gấp gáp.”


“Tôi bị quản lý chặt chẽ tưởng chừng không thở nổi.”


“Tôi phát ốm vì những chuyện bè phái và xu nịnh.”


“Tôi bị thúc ép bằng mọi giá phải đạt được chỉ tiêu doanh số. Tôi không thể chịu nổi áp lực công việc như thế. Tôi không đủ thời gian cũng như sức lực để hoàn thành việc gì cả.”


“Trong một gia đình mà vợ/ chồng không biết cảm thông cho nhau, con cái không nghe lời cha mẹ thì nhà không cũng không còn là một nơi chốn bình yên nữa.”


“Tôi không thể thay đổi được điều gì cả
.”

Những lời than vãn này có thể xuất phát từ những con người rất đỗi bình thường cho đến những người có địa vị cao trong xã hội. Họ là các bậc làm cha làm mẹ, những đứa con, các nhà quản lý, chuyên gia, cho tới các vị lãnh đạo cấp cao ở khắp mọi nơi trên thế giới. Họ đang từng ngày đối mặt với những thách thức của cuộc sống.

Những lời lẽ trên tuy được thốt ra từ những nỗi niềm riêng nhưng bạn có thể bạn nhìn thấy trường hợp của chính mình trong đó. Carl Rogers từng nói: “Những gì riêng tư nhất chính là những gì chung nhất”.

Thực tế có những người rất hăng hái, tận tụy, năng động và tích cực trong công việc, nhưng số người như thế không nhiều. Một câu hỏi tôi thường đặt ra cho cử tọa của mình là: “Bao nhiêu người trong số các bạn đồng ý với nhận định rằng tại nơi làm việc của mình, phần lớn các nhân viên thường có năng lực, tri thức và tiềm năng cao hơn nhiều so với yêu cầu công việc?”.

Đại đa số cử tọa đều giơ tay tán thành. Và cũng chính những người tán thành đó lại có chung một cảm nhận là họ đang chịu những p lực rất nặng nề trong cơng việc. Hãy thử nghĩ xem áp lực đó lớn đến mức nào khi họ đang phải đối mặt với những đòi hỏi ngày càng cao về việc tạo ra nhiều sản phẩm hơn với giá rẻ hơn để cạnh tranh trong một thế giới đầy biến động như hiện nay, nhưng họ lại không có cơ hội để thể hiện hết tài năng và trí tuệ của bản thân.

Sự bất cập này thể hiện rõ nhất ở các tổ chức khi họ thiếu tập trung cũng như không thực hiện các ưu tiên của mình. Tổ chức Harris Interactive gần đây đã tiến hành nhiều cuộc khảo sát về Chỉ số Thực hiện xQ (Execution Quotient) trên 23.000 người làm việc toàn thời gian trong các ngành nghề và lĩnh vực dịch vụ then chốt tại Mỹ. Kết quả thu được khá bất ngờ:

* Có 37% cho rằng họ hiểu rõ động cơ và các mục tiêu mà công ty của họ đang hướng tới.

* Trung bình một trong năm người được hỏi nói rằng họ thiết tha với mục tiêu chung của công ty.

* Trung bình một trong năm người được hỏi nói rằng họ hiểu rõ mối liên hệ giữa nhiệm vụ của bản thân với mục tiêu của công ty.

* Một nửa trong số những người được hỏi cho rằng họ hài lòng với kết quả công việc mà họ làm được hàng tuần.

* Có 15% số người được phỏng vấn nói rằng công ty đã thực sự tạo điều kiện thuận lợi giúp họ theo đuổi và hoàn thành mục tiêu.

* Có 15% nói rằng môi trường làm việc của họ đạt được sự tin cậy ở mức độ cao.

* Có 17% nói rằng công ty của họ khuyến khích giao tiếp cởi mở, tôn trọng những ý kiến khác biệt nhằm tìm kiếm những ý tưởng mới mẻ và hiệu quả.

* Có 10% nói rằng công ty của họ buộc mọi người phải hoàn toàn chịu trách nhiệm về kết quả công việc của bản thân họ.

* Có 20% nói rằng họ thực sự tin tưởng vào công ty của họ.

* Có 13% số người khảo sát cho rằng họ có mối quan hệ hợp tác chặt chẽ và đạt được độ tin cậy cao với đồng nghiệp và các bộ phận khác trong công ty.

Giả sử, nếu một đội bóng cũng có một tỷ lệ như thế, thì chỉ có bốn trong số mười một cầu thủ của đội trên sân biết rõ mục tiêu “chiến đấu” của đội mình là gì. Chỉ có hai trong số mười một cầu thủ quan tâm đến kết quả thi đấu của đội. Chỉ có hai trong số mười một cầu thủ biết chính xác vai trò của mình trong đội và biết rõ nhiệm vụ của mình là gì. Và trong toàn đội bóng, có hai cầu thủ, xét về một khía cạnh nào đó, sẽ cạnh tranh trong nội bộ của chính mình hơn là tập trung đánh bại đối thủ.

Những số liệu trên đây trùng khớp với những trải nghiệm mà tôi có được khi làm việc tại nhiều tổ chức khác nhau trên thế giới. Mặc dù thế giới đã có những bước tiến dài về kỹ thuật, đổi mới sản phẩm và toàn cầu hóa nhưng hầu hết mọi người đều không thể thành công trong chính tổ chức nơi họ đang làm việc.

Họ không có niềm say mê với công việc và thường không tìm được cảm giác hài lòng. Họ thất vọng, chán nản và không hiểu rõ mục tiêu mà tổ chức của họ đang nhắm tới hoặc những ưu tiên cao nhất của tổ chức đó là gì. Điều tồi tệ hơn là, họ nghĩ rằng mình chẳng thể thay đổi được gì cả.

Bạn có thể hình dung được cái giá phải trả của một tổ chức và cá nhân lớn như thế nào khi lực lượng lao động của họ luôn trong trạng thái mệt mỏi, thiếu từ sức sống, lòng nhiệt tình cho đến kiến thức và năng lực? Cái giá đó còn lớn hơn gấp nhiều lần so với các khoản thuế, lãi vay và chi phí tiền lương gộp lại!

STEPHEN R. COVEY

Mục lục
______________________
 

Facebook Comment

Similar threads
Thread starter Tiêu đề Diễn đàn Trả lời Ngày
ritter_bin Nỗi đau [Ngũ Cung] Nhạc Rock 1
rcp Chia sẽ nỗi niềm đau... Tin tức 24h 0
binho243 Nỗi đau tuổi 16 Địa chỉ cần giúp 10
Võ Đáng Nỗi nhớ mùa đông Văn nghệ Đà Nẵng 1
rcp [Thương hiệu] Chọn cách 'bán mình', doanh nghiệp Việt vì sao nên nỗi? KINH DOANH & ĐẦU TƯ 0
C [Miền trung] Nỗi niềm cụ ông trúng xổ số nhưng không được nhận thưởng Tin tức 24h 0
BNN [Quảng cáo] Nỗi khổ quảng cáo của Facebook Quảng bá thương hiệu 0
B Trước thềm Arsenal đại chiến với Liverpool: Arsenal nỗi lo lực lượng Tin Thể thao 24h 0
BNN [Kinh tế] Công trình sân bay "nỗi nhục quốc thể" mở cửa từ 15/12 Tin tức 24h 0
binho243 Nỗi khổ đàn ông Kinh nghiệm - Chia sẻ 7
BNN [Đà Nẵng] Nỗi lo hậu giải tỏa ở Đà Nẵng Tin tức 24h 0
BNN [Xã hội] Người dân Đà Nẵng: Trăm nỗi bức xúc Tin tức 24h 0
BNN SHB Đà Nẵng và nỗi lo hàng thủ Thể thao Đà Nẵng 2
NgocLyKim [Thơ văn] Nỗi niềm của Biển...Thuyền ơi ! Văn nghệ Đà Nẵng 1
_NyK_ Nỗi buồn từ “sự kiện Ngô Bảo Châu” Tin tức 24h 13
bachsa [Sổ tay] Vượt qua nỗi sợ hãi - Kỹ năng thương lượng -Kho sách trực tuyến Thư viện - Sổ tay 0
bachsa [Tản mạn] Những nỗi nhớ không tên Viết về Đà Nẵng 0
binho243 Nỗi buồn Thơ 2
bachsa Tăng thuế nhập khẩu thức ăn chăn nuôi - Nỗi lo tăng giá thực phẩm Thông tin thuế 0
binho243 Nỗi cô đơn qua ảnh đen trắng Ảnh của n/t nhiếp ảnh 1
BNN Trẻ em phạm pháp – nỗi lo lớn Viết về Đà Nẵng 0
binho243 Nỗi oan của cúm thường thời cúm H1N1 Viết về Đà Nẵng 0
L [Khác] Tìm hiểu phẫu thuật nâng ngực có đau không? QUẢNG CÁO - RAO VẶT 0
C [Sức khỏe] Đà Nẵng: Gia tăng đau mắt đỏ và sốt xuất huyết Tin tức 24h 0
C [Xã hội] 5 bài học đau đớn vì sự "vô tâm" trong quy hoạch giao thông Tin tức 24h 0
C [Kinh tế] ĐAU ĐẦU VỚI HÀNG TỒN KHO - Doanh nghiệp đang thoi thóp (2) Tin tức 24h 0
TranFlower [Xã hội] Quế Sơn: Đớn đau chuyện cháu gái có thai với ông ngoại họ Tin tức 24h 0
T Đau Đáu Hoàng Sa - Truyện ngắn của Phan Trang Hy Truyện Ngắn 0
F Hàng ngàn bài thi môn sử điểm 0: Bình thường mà... đau đớn! NHỊP SỐNG ĐÀ THÀNH 0
N Real Madrid – Tottenham: Biến đau thương thành hành động Tin Thể thao 24h 0
bachsa Làm thế nào để tránh một cơn đau tim (heart attack) vào mùa Đông? Kiến thức phổ thông 1
Y Quảng Nam: Nghẹn ngào nghe lời cầu xin của cô bé 3 tuổi: “Ba đau. Mổ. Giúp con" Tin tức 24h 0
bachsa Dịch đau mắt đỏ lây lan mạnh Tin tức 24h 1
big_boy5189 xem mà đau lòng quá à ! Hình độc - Vui cười 0

Similar threads

Top