[Đà Nẵng] Những ý tưởng ban đầu cho định hướng thiết kế đô thị bên Sông Hàn

Congvien_it

Moderator
Những ý tưởng ban đầu cho định hướng thiết kế đô thị bên Sông Hàn


Sự phát triển của thành phố Đà Nẵng được ví như một cuốn sách được mở ra hai bên dòng sông Hàn, những gì tiềm ẩn trong ‘cuốn sách’ đó dường như đã được khai thoát thành một luồng năng lượng sung mãn và sảng khoái, hứa hẹn những bước tiến tiếp tục đầy ngoạn mục. Dòng sông Hàn – như gáy của cuốn sách, như cột trụ của sự phát triển ấy đã trở thành dòng sông có ý nghĩa hơn bao giờ hết đối với thành phố Đà Nẵng về mặt không gian, kinh tế, văn hoá – xã hội, môi trường và hơn thế nữa, còn là đại diện cho ‘tình thần’ của thành phố.



Thành phố Đà Nãng đã có những đầu tư đáng kể cho dòng sông từ khi cây cầu quay đầu tiên của Việt Nam – cầu Sông Hàn được bắc qua dòng sông năm 2000 với những đóng góp tài chính chủ yếu từ nhân dân thành phố. Rồi từ đó, những công viên, đường dạo được mở ra dọc hai bờ sông, những cây cầu nối tiếp nhau nối liền hai bờ Đông Tây, những sự kiện văn hoá tầm cỡ quốc tế hàng năm như lễ hội pháo hoa ...

Sông Hàn cũng đồng thời trở hành lang ‘vàng’ của các dự án bất động sản trăm triệu đô đầy tham vọng. Các dự án xây dựng hai bên sông Hàn, đặc biệt trong khu vực trung tâm diễn ra nhanh chóng với các công trình quy mô rất lớn, đầy ấn tượng, hứa hẹn một hình ảnh Đà Nẵng phát triển, hiện đại.

Những thế lực thị trường quá mạnh và năng động sẽ nhào nhặn ‘hình hài’ thành phố trở nên có vẻ hiện đại và phát triển với những cao ốc bọc kính láng bong, nhưng cũng chứa đựng đầy các nguy cơ làm mất đi các giá trị văn hóa, lịch sử của không gian đô thị hai bên sông. Sự phát triển quá nhanh này rất có thể bỏ qua cơ hội – duy nhất trong lịch sử để tạo dựng nên một Đà Nẵng và dòng sông không chỉ đẹp như trong ‘bưu thiếp’, mà còn có chiều sâu, đầy cuốn hút và khó quên với cả người dân Đà Nẵng và du khách.

Bài tham luận này tiếp cận vấn đề phát triển đô thị khu vực trung tâm Đà Nẵng – hai bên bờ sông Hàn từ góc độ thiết kế đô thị, để nhìn nhận một cách thấu đáo y nghĩa và tiềm năng của dòng sông, của không gian hai bên sông; từ đó đề xuất một định hướng khai thác không gian hiệu quả: vừa đạt được hiệu quả kinh tế, vừa đảm bảo lợi ích VH-XH, môi trường, vừa tạo dựng nên một Đà Nẵng giàu bản sắc. Với mục tiêu như vậy, các tác giả cũng xem đây là một đóng góp nhỏ bé cho sự phát triển tươi đẹp đầy hứa hẹn của thành phố.

I. Thiết kế đô thị đương đại:

Thiết kế đô thị (TKĐT) được xem là tất cả những nỗ lực liên quan đến việc thiết kế, quản lý không gian nhằm nâng cao chất lượng môi trường không gian đô thị (Carmona, 2000). Khởi đầu bằng những nỗ lực tạo dựng chất lượng thị giác và công năng cho đô thị, TKĐT dần dần đã quan tâm đến các chiều cạnh rộng hơn của đời sống xã hội đô thị như bản sắc, văn hóa, bình đẳng xã hội, sinh thái, trong đó đặc biệt nhấn mạnh đến ý nghĩa của “nơi chốn”, đặt ‘con người’ làm trung tâm, và lấy các yếu tố công cộng - không gian công cộng làm đối tượng quan tâm chính.

Ngày nay, công tác quy hoạch trên thế giới cũng đã có nhiều đổi mới để đáp ứng với những đòi hỏi mới của thời cuộc. Phương pháp lập masterplan (QHC) cứng nhắc đã được thay thế bởi cách làm“quy hoạch cấu trúc chiến lược” được xâydựng trên cơ sở một “tam thoại” (trialog) liên tục và linh hoạt gồm: (1) tạo “tầm nhìn” (visioning) làm khung cấu trúc cho sự phát triển bền vững, (2) xác định các “Dự án và hành động chiến lược” (strategic projects and actions) là công cụ để thực hiện tầm nhìn và (3) “sự tham gia hay đồng thực hiện” (co-producing) là phương thức để lôi cuốn nhiều tác nhân, đối tác khác nhau vào quá trình quy hoạch và ra quyết định (Kelly and Bruno). Trong bối cảnh của những đổi mới về phương thức làm quy hoạch như trên, bên cạnh vai trò truyền thống như là một công cụ thiết kế bổ trợ cho quy hoạch và kiến trúc, TKĐT đã trở thành công cụ tuyệt vời cho phép không gian trở thành trung gian cho thương lựơng, thỏa thuận giữa các chủ thể liên quan. TKĐT trở thành một quá trình “thiết kế qua nghiên cứu”, là công cụ sống còn để thúc đẩy toàn bộ quá trình phát triển của những dự án đô thị chiến lược. Thiết kế đô thị tham gia vào “tam thoại” đồng thời ở cả ba dải: từ xây dựng tầm nhìn và cấu trúc không gian đô thị, đến thiết kế triển khai các dự án chiến lược và tạo cơ chế cho hợp lực thực hiện.



TKĐT được dựa trên một phương pháp luận vững chắc: từ phân tích - phát triển y tưởng – cho đến hoạch định chiến lược. Một đồ án TKĐT hướng tới việc tổng hợp nhiều yếu tố, trên nhiều cấp độ. TKĐT trước hết là tìm hiểu, nghiên cứu, phát hiện vấn đề - tức là ‘Phân tích’ và sau đó tạo ra lý tưởng, phát triển ý tưởng, và hoạch định chiến lược. Cuối cùng, quá trình thiết kế này sẽ dẫn đến ý tưởng cho việc nâng cấp, nâng tầm khu vực (thông qua nghiên cứu hiện trạng tỷ mỉ, về những vai trò của địa điểm trên nhiều cấp độ khác nhau và vị trí của địa điểm trong toàn đô thị), lấy việc nâng cấp này làm công cụ để thương thảo (giữa các phe tranh chấp) đồng thời tranh luận về những giải pháp cụ thể tại những vị trí chiến lược. TKĐT vì vậy là công cụ rất thuận lợi: vừa cụ thể lại vẫn giữ được tính mở cho những thay đổi và giải pháp thay thế.

Phân tích là khâu tối quan trọng của TKĐT, là bước đầu tiên của mọi dự án tìm cách biến đổi một địa điểm. Phân tích đô thị bắt đầu bằng việc hiểu bối cảnh và ‘đọc’ được địa điểm. Điều này là tuyệt đối cần thiết để có thể tạo ra những biến đổi hay đề xuất những dự án phát triển một cách có logíc, phản ánh những điều kiện cụ thể của địa điểm đó và có thể xử lý một cách nhạy cảm đối với những giá trị lịch sử của đô thị. Bởi lẽ những thực tế và bối cảnh đô thị luôn phức tạp và chứa đựng nhiều lớp thông tin qua những giai đoạn lịch sử, phân tích đô thị cần phải sử dụng nhiều góc nhìn và nhiều phương pháp khác nhau. Phân tích đô thị sẽ trở thành một câu truyện nhiều lớp về khu vực, trong mối quan hệ với toàn đô thị. Một phân tích đô thị tốt cần kết hợp sự nhạy cảm với hiểu biết về những đặc điểm của khu vực, với sự thẩm định và đánh giá nhu cầu đương đại và tương lai. Phân tích đô thị là vô nghĩa nếu ta theo trường phái xóa sạch để xây mới.

Cách tiếp cận chắc chắn, logic và tinh tế này rất cần thiết khi TKĐT cho những thành phố năng động và có tốc độ biến đổi nhanh chóng như Đà Nẵng. Thị trường và những thế lực thị trường, cùng cách tiếp cận lấy tăng trưởng kinh tế làm mục tiêu chủ đạo sẽ cuốn đi những giá trị đã tồn tại và tiềm ẩn nhưng có lẽ chưa được nhận thức đầy đủ trong thành phố: đó là các di tích lịch sử, các không gian lịch sử, là không gian sinh thái, các không gian công cộng và cảnh quan mà tất cả mọi người trong xã hội có thể tiếp cận chứ không phải chỉ những nhóm có tiền, là môi trường không ô nhiễm và sự tiết kiệm tài nguyên năng lượng cho tương lai…



II. Phân tích khu vực nghiên cứu

2.1. Khu vực nghiên cứu

Khu vực của tham luận này có giới hạn khá ‘mở’: đó là toàn bộ khu vực đô thị nằm hai bên bờ sông Hàn:phía Bắc tính từ cửa sông Hàn (cầu Thuận Phước) và các khu vực đô thị hai bên cửa sông; Phía Đông là dải bờ biển Sơn Trà – Điện Ngọc; Phía Tây là ranh giới với Sân bay Đà Nẵng và phía Nam là đường Tuyên Sơn – cầu Tuyên Sơn và đường Hồ Xuân Hương. Ranh giới này có chỉ có ý nghĩa khoanh vùng tương đối phục vụ khảo sát.

2.2. Lịch sử đô thị

Đô thị dọc sông Hàn đã có lịch sử phát triển lâu đời. Từ năm 1835, khi vua Minh Mạng quyết định cửa Hàn là nơi duy nhất buôn bán với phương Tây thì Đà Nẵng đã nhanh chóng vượt lên Hội An và trở thành một thương cảng bậc nhất miền Trung. Cùng với sự phát triển kinh tế, các khu vực hành chính và dân cư bắt đầu được hình thành, Thành Điện Hải, Đình làng Hải Châu… được xem là dấu tích của giai đoạn phát triển đô thị đầu tiên này. ĐếnThời kỳ Pháp thuộc: Sau khi xâm chiếm toàn bộ đất nước ta vào năm 1889, thực dân Pháp tách Đà Nẵng khỏi Quảng Nam và đổi tên thành Tourane, chịu sự cai quản trực tiếp của Toàn quyền Đông Dương. Đầu thế kỷ XX, Tourane được Pháp xây dựng trở thành một đô thị theo kiểu Tây phương. Thành phố bắt đầu được hình thành dọc bờ Tây sông Hàn với 13 con đường được đặt tên. Những dấu tích thời Pháp thuộc vẫn còn đọng lại khá rõ nét trong cấu trúc lưới đường phố vuông vắn và các kiến trúc khu trung tâm thành phố, điển hình có tòa nhà UBND thành phố, Nhà thờ Con Gà, dãy phố thương mại dọc chợ Hàn...

2.3. Những yếu tố cảnh quan tự nhiên

Về mặt địa hình, Đà Nẵng là thành phố có nhiều đặc thù: vừa có đồng bằng vừa có núi, lại có sông có biển, là thế mạnh hiếm có để tạo nên một không gian đô thị đẹp mắt.

Phần đất bằng phẳng để xây dựng đô thị được ôm gọn bởi phần đồi núi phía Tây và Tây Bắc và dải bở biển phía Bắc và phía Đông, ở giữa có dòng sông Hàn chảy qua. Góc Đông Bắc thành phố, quá trình tạo sơn lập địa tự nhiên mang đến cho thành phố bán đảo Sơn trà có đỉnh núi Sơn trà độ cao…, xung quanh là biển, là điểm cảnh quan và sinh thái hấp dẫn sát ngay trung tâm thành phố.

Khu vực nghiên cứu là trung tâm thành phố Đà Nẵng, cũng nằm chính tại trung tâm của vùng đất bằng phằng rất thuận lợi cho phát triển đô thị đó. Sông Hàn chảy qua chính giữa khu vực này, và trở thành yếu tố cảnh quan chủ đạo chi phối không gian khu vực.

Sông Hàn, cùng một số sông ngòi khác như sông Cu đê, sông Túy Loan, đều là sông ngắn và dốc, bắt nguồn từ phía Tây, Tây Bắc và tỉnh Quảng Nam. Tuy có chế độ dòng chảy phân phối không đều trong năm nhưng nói chung chế độ thủy văn sông Hàn khá hiền hòa, mực nước sông dao động trong khoảng 1 đến 2m và không đe dọa những sinh hoạt của con người ở ven sông. Đây là điều kiện tiên quyết để dòng sông trở thành một ‘thành tố’ tham gia vào đời sống kinh tế, cảnh quan, văn hóa, xã hội của đô thị.

2.4. Đặc điểm sử dụng đất và các sinh hoạt đô thị:

Những sử dụng đất quan trọng và các sinh hoạt chủ đạo của đô thị như hành chính, thương mại, hỗn hợp, văn hóa thể thao, y tế, giáo dục… đã được khảo sát và đánh dấu trên một bản đồ sử dụng đất (Hình 2). Có thể thấy rất rõ là hầu hết các chức năng đô thị quan trọng đều tập trung với mức độ dầy đặc ở khu vực trung tâm thành phố cũ phía bờ Tây của sông Hàn. Điều này là logic vì đây chính là khu vực trung tâm lịch sử của thành phố với bề dầy phát triển lâu đời. Bề dầy thời gian đã mang lại cho khu vực này một vai trò quan trọng, là nơi tập hợp đậm đặc các sinh hoạt thường nhật và sự kiện của thành phố. Điều này, cùng với các đặc điểm về hình thái không gian của khu vực đã hình thành nên một bản sắc đô thị khá rõ nét.

Vì vậy, trước tốc độ phát triển nhanh chóng của thành phố, cần xác định và khoanh vùng khu vực trung tâm lịch sử để có những biện pháp kiểm soát phát triển nhằm duy trì các đặc trưng đô thị ở khu vực này, tránh tình trạng các phát triển mới làm xáo trộn và suy giảm sự hấp dẫn mang tính truyền thống, lịch sử của khu vực

Bờ Đông mới phát triển sau này, đã hình thành các khu dân cư và một số nhà hàng, dịch vụ ăn uống phục vụ tắm biển nhưng chưa hình thành nên các đặc điểm nổi trội. Một số chức năng mới bắt đầu xuất hiện ở bờ Đông thông qua một vài dự án lớn như dự án Olalani, hay Đà Nẵng World Trade center nhưng vẫn còn chưa đủ mang lại sự tập trung và đặc trung của khu vực.

Những dự án hiện đại được định hướng về phía bờ Đông sông Hàn là hợp ly vì ở đây quỹ đất khá dồi dào, khoảng cách đến sân bay xa hơn nên chiều cao các công trình ít ảnh hưởng đến khoảng an toàn tĩnh không cho sân bay, đồng thời những hình thức kiến trúc hiện đại được bố trí tại vùng đất mới phát triển này sẽ phù hợp hơn, mở ra cơ hội tạo dựng hai hình ảnh khác biệt giữa bờ Tây lịch sử và bờ Đông – hiện đại.



2.5. Các đặc điểm về hình thái không gian:

Hình thái đô thị là lĩnh vực quan tâm đến hình dạng của các yếu tố tạo nên cấu trúc không gian đô thị, bao gồm hình dạng mạng lưới đường tạo nên các ô đất có hình dạng và kích thước khác nhau, kiểu bố trí công trình trên các ô đất và hình dạng, khối tích của các công trình. Hình thái là một trong những nội dung quan trọng nhất của thiết kế đô thị. Bản đồ chụp từ vệ tinh (Google earth Image) và Bản đồ hình nền là những công cụ phân tích hình thái (Morphological Analysis) rất hiệu quả. Những khảo sát chi tiết về hình thái khu vực cho chúng ta những nhận xét sau:

- Khu vực thuộc phạm vi các đường Bạch Đằng Tây, Đống Đa, Ông Ích Khiêm, Lê Đình Dương – tạm gọi là trung tâm lịch sử có mạng lưới đường mạch lạc, tạo ra các ô phố tương đôi vuông vắn. Dải đô thị giữa hai tuyến đường Bạch Đằng và Phan Chu Trinh có hình thái đẹp nhất với các tuyến dọc chạy song song gồm Bạch Đằng, Trần Phú, Yên Bái, Nguyễn Chí Thanh và Phan Chu Trinh, giao cắt với một loạt các tuyến ngang, tạo ra một loạt các ô phố khá đều. Kiểu mạng đường này kết với kiến trúc vừa phải vốn có sẽ rất ly tưởng để tạo ra các không gian gần gũi con người (human-scale). Các kết nối ngang giữa hai tuyến đường Phan Chu Trinh và Bạch Đằng hướng ra sông Hàn có tiềm năng trở thành những tuyến phố đi bộ hoặc phố buôn bán đặc trưng rất hấp dẫn nhờ khoảng cách ngắn phù hợp đi bộ, phố nhỏ xinh xắn gần gũi con người, lại hướng tầm nhìn ra sông Hàn.

Vì những giá trị trên, cần kiểm soát việc xây dựng nhằm giữ gìn đặc trưng về hình thái không gian khu vực trung tâm lịch sử. Tất nhiên cần có những nghiên cứu sâu sắc hơn với các luận cứ khoa học khách quan nhằm xác định rõ những gì được xây và không được xây trong khu vực này

Gần đây xuất hiện một vài dự án cao tầng với dựng công trình nằm trong ô đất như Indochine, hay IT tower, hay Đà Nẵng Plaza. Đây là dạng hình thái đô thị hiện đại, với các ‘super block’, ‘super structure’ dạng tháp, và cũng là nơi tập trung đậm đặc các hoạt động, đòi hỏi một không gian rộng rãi và cơ sở hạ tầng - đặc biệt là giao thông tương xứng. Dạng hình thái này không phù hợp với đặc điểm về hình thái của các khu vực lịch sử. Nhiều thành phố trên thế giới với kinh nghiệm thiết kế đô thị thành công đều cẩn trọng trong vấn đề bản tồn các hình thái không gian lịch sử bằng cách không cho phép các công trình đồ sộ xuất hiện trong khu vực lịch sử mà tạo ra những khu vực đô thị mới, rộng rãi, có cơ sở hạ tầng đảm bảo, có không gian để chiêm ngưỡng cho các công trình hiện đại, cao tầng. Singapore, Thượng Hải cũng đã làm tốt y đồ này.

- Phần bên ngoài khu vực lịch sử, do cấu trúc không gian không rõ ràng, đường xá hạ tầng không phù hợp với đô thị hiện đại nên lâu dài cũng sẽ cần tiến hành những dự án tái phát triển, nâng cấp, chỉnh trang

- Phía bờ Đông sông Hàn là các khu vực đô thị mới hình thành trong những năm gần đây theo kiểu dự án nhỏ dạng phố ngắn và nhà chia lô, nên chưa tạo được những yếu tố hình thái có tính cấu trúc và chưa khai thác được vị thế của khu vực. Với lợi thế nằm sông và biển, lại là vùng đất mới, nên ở đây có khả năng tạo ra một khu vực đô thị có hình thái không gian hiện đại, ấn tượng, đẹp mắt, nơi thành phố có thể tiếp nhận những siêu dự án.

2.6. Các công trình kiến trúc có giá trị

Đà Nẵng đã được người Pháp xây dựng theo kiểu một đô thị thuộc địa vào đầu TK XX. Vì vậy, vẫn còn một loạt các công trình kiến trúc từ thời Pháp thuộc vẫn còn tồn tại như Bảo tàng Điêu khắc Chămpa, UBND thành phố, Nhà thờ Con gà, dãy phố thương mại dọc chợ Hàn... Đặc biệt dải đô thị nằm giữa hai tuyến đường Bạch Đằng Tây và Trần phú, và dọc hai bên đường Trần Phú là nơi tập trung dầy đặc những công trình kiến trúc có giá trị thẩm mỹ và lịch sử. Việc bảo tồn không chỉ nên được thực hiện với từng công trình kiến trúc mà còn cần được thực hiện trên phạm vi khu vực. Vì vậy, việc cần làm ngay là đánh giá kiểm kê quỹ kiến trúc lịch sử và có kế hoạch bảo tồn quỹ di sản ngày kịp thời; xác định ranh giới vùng đô thị lịch sử cần bảo tồn và xây dựng hanh lang pháp 1 hiệu quả cho công tác bảo tồn.



2.7. Các công trình cao tầng (yếu tố thị giác mạnh)

Gần đây đã xuất hiện hàng loạt các dự án cao tầng ở thành phố Đà Nẵng. Có những công trình đã xây dựng xong và tham gia vào việc tạo lập không gian đô thị và phản ảnh hình ảnh đương đại của thành phố. Một số công trình đang thi công và một số khác là dự án đã được phê duyệt và đang trong quá trình triển khai. Một số lượng lớn các dự án tập trung ở khu vực trung tâm phía bờ Tây của sông Hàn, thuộc khu vực đô thị có giá trị lịch sử lâu đời. Các công trình cao tầng ở đây thường nằm rải rác, được tái xây dựng trên các miếng đất cũ bằng cách phá bỏ các công trình kiến trúc trước đó. Hiện nay nổi bật nhất là công trình Indochina Riverside. Bờ Đông sông Hàn hiện chưa có công trình cao tầng nào xuất hiện nhưng đang có hai dự án lớn đang triển khai là WTC và Olalani. Phía Vịnh Đà Nẵng, cửa sông Hàn đổ ra biển hiện cũng đang có hai quần thể công trình cao tầng đang trong giai đoạn thi công là khu Đa Phước và Blooming Tower.

Những công trình cao tầng này chắc chắn sẽ có tác động mạnh mẽ đến không gian và hình ảnh đô thị. Với sự phân bố như hiện nay phản ánh trên bản đồ và dựa vào bản mô phỏng 3D, có thể thấy là các công trình cao tầng này chưa tạo nên một hình ảnh tổng thể đẹp mắt, độc đáo và ấn tượng cho thành phố - điều mà thành phố Đà Nẵng đang có cơ hội hiếm có để tạo dựng cho mình.

<img alt="" height="156" width="240">Có hai điểm cần lưu tâm khi tiếp nhận các dự án cao tầng trong khu vực trung tâm thành phố:

Thứ nhất, các công trình cao tầng trong khu vực trung tâm cũ đang có nguy cơ phá hỏng đặc điểm không gian và hoạt động đô thị ở đây do có quy mô, khối tích và các chức năng mới không phù hợp với bối cảnh khu vực. Đây là điều cần xem xét nghiêm túc vì các đặc trưng đô thị với các biểu hiện tinh tế rất có thể bị phá hỏng bởi các tác động của các kiến trúc hiện đại.

Vấn đề thứ hai là sông Hàn là một hành lang thị giác tuyệt vời để chiêm ngưỡng kiến trúc hai bên bờ sông. Từng công trình kiến trúc đẹp mắt, hiện đại không đảm bảo một hình ảnh tổng thể đô thị đẹp mắt, ấn tượng và đáng nhớ. Nguy cơ các công trình được thực hiện bởi các chủ đầu tư khác nhau mà không có một kịch bản thiết kế đô thị dẫn hướng sẽ làm mất đi một cơ hội duy nhất trong lịch sử để Đà Nẵng trở thành một trong những thành phố đẹp và ấn tượng trên thế giới. Đà Nẵng phải lấy cơ hội này để nâng tầm vóc của mình thông qua hình ảnh có thể quảng bá trên thế giới. Hình ảnh đô thị là một trong những công cụ hiệu quả để marketing cho thành phố và thu hút du lịch

Như vậy, cần cân nhắc, hạn chế hoặc dừng các dự án cao tầng thuộc khu vực trung tâm cũ. Các kiểm soát về tầng cao phù hợp (về mặt thiết kế đô thị và quản íy sân bay) cần được cân nhắc một cách khoa học. Cần xây dựng một thiết kế tổng thể về mặt hình ảnh đô thị (skyline) làm cơ sở cho việc triển khai các dự án, chú trọng hướng các phát triển mới sang khu vực bờ Đông sông Hàn

2.8. Các trục đô thị chính (Main Urban Axis)

Các trục đường, phố lớn là thành tố quan trọng trong lĩnh vực thiết kế đô thị và là một trong những thành tố tạo cấu trúc không gian cho thành phố. Các trục phố vừa đóng với trò các tuyến di chuyển (Path) vừa là các tuyến không gian (Edge) (Path và edge là hai trong 5 yếu tố chính của “Image of the city”, Kevin Lynch). Hiện nay, có thể nhận thấy một số trục không gian lớn của thành phố tại khu vực nghiên cứu, được hình thành nhờ các tuyến đường chính, chạy thẳng qua nhiều khu vực của thành phố như:

- Trục Lê Duẩn – Cầu Sông Hàn – Phạm Văn Đồng

- Trục Nguyễn Văn Linh – Cầu Rồng

- Dải Bạch Đằng

- Dải Trần Phú

Những tuyến đường này đã manh nha hình thành nên các “trục không gian” chính của thành phố, tuy nhiên do không có các nghiên cứu về TKĐT chi tiết để đưa ra những hướng dẫn cho việc xây dựng các công trình kiến trúc hai bên các trục đường nên cảnh quan đường phố trên các trục này cũng chưa tạo được hiệu quả thị giác tốt.

2.9. Mạng lưới không gian mở và đường đi bộ và đi xe đạp

Có thể nói trục đi bộ, thư giãn, giải trí quan trọng và ấn tượng nhất hiện này là hai dải không gian đi bộ (promenade) dọc hai bờ sông Hàn: rộng rãi và được TKĐT khá đẹp mắt. Buổi chiều sau giờ làm việc hai trục này thu hút hoạt động đi dạo của khá nhiều người dân thành phố. Ngoài ra còn có dải bờ biển phục vụ công cộng dọc đường Sơn Trà Điện Ngọc phục vụ tắm biển, ăn uống và dạo bộ của người dân, được khai thác và quản ly rất tốt. Hai trục này đều chạy dọc theo sông và bờ biển, trực tiếp khai thác hai yếu tố tự nhiên này.

Tuy nhiên, KGCC và đường dạo chưa tạo thành mạng lưới do thiếu các kết nối ngang từ lõi đô thị ra sông Hàn và từ sông Hàn ra đến biển. Cũng chính do thiếu các kết nối này, nên phần còn lại của thành phố dường như chưa được ‘mở’ ra sông ra biển, và hạn chế những cơ hội làm cho toàn bộ đô thị trở nên hấp dẫn hơn nhờ sự kết nối liên hoàn ra mặt nước. Nhận xét thứ hai là Đà Nẵng có cơ hội nhưng chưa tạo ra được mạng lưới đường cho xe đạp, là một trong những yêu cầu quan trọng của một thành phố sống tốt, vì đi bộ đi xe đạp sẽ là giải pháp bổ trợ quan trọng cho GTCC để tạo nên hệ thống GT bền vững mà Đà Nẵng đang hướng tới.

Nhận xét thứ ba là những dải KGCC hiện hữu dọc hai bên bờ sông hiện đã khang trang nhưng còn đơn điệu về chức năng và không gian nên nếu có điều kiện thì chỉ cần một chút đầu tư cải tạo lại sẽ nâng cao được chất lượng KG.

2.10. Vai trò của sông Hàn (Role of Han River):

Hiện nay vai trò cảnh quan và kinh tế của sông Hàn đã được nhận thức và khẳng định thông qua các đầu tư khá hiệu quả của thành phố như làm cầu, đường dạo dọc sông. Các dự án bất động sản cũng cố gắng chen chân dọc sông Hàn. Tuy nhiên, cần tạo dựng một vai trò lớn hơn, có tầm ảnh hưởng rộng hơn cho sông Hàn đối với thành phố, biến sông Hàn thành huyết mạch về văn hóa, kinh tế, xã hội, môi trường và cảnh quan.

III. Các đề xuất định TKĐT mang tính định hướng

Từ những phân tích và tổng hợp các vấn đề của khu vực như trên, tham luận này xin đề xuất một ‘Tầm nhìn’ cho khu vực hai bên sông Hàn cùng một số chiến lược TKĐT nhằm hiện thực hóa tầm nhìn

3.1. Tầm nhìn

Toàn bộ khu vực trung tâm thành phố Đà Nẵng sẽ trở thành một khu vực đô thị có chất lượng và giá trị, với con sông Hàn kết nối đôi bờ. Mỗi bên sẽ là một khu vực đô thị có bản sắc riêng, tương phản giữa truyền thống và hiện đại thể hiện ở cả hình thái không gian lẫn chức năng, nhưng được kết nối hoàn hảo về mặt giao thông bằng hệ thống đường, cầu, giao thông công cộng và các tuyến đi bộ.

Sông Hàn sẽ chính là huyết mạch về văn hóa, kinh tế, xã hội, du lịch, môi trường và cảnh quan, là nơi người dân thành phố cùng du khách sẽ có cơ hội ngắm nhìn hình ảnh tươi đẹp và ấn tượng của thành phố, tham gia các sinh hoạt công cộng trong đô thị và từ đó khám phá không gian và hoạt động đô thị ở khu vực hai bên bên bờ.

3.2. Các chiến lược thiết kế đô thị:

Tầm nhìn trên được cụ thể hóa bởi 6 chiến lược chính

Chiến lược 1. Bảo tồn di sản đô thị và kiến trúc:

Khoanh vùng bảo tồn đô thị (vùng I), và vùng kiểm soát phát triển (vùng II)

- Vùng I. dự kiến được giới hạn bởi các phố Bạch Đằng – Trần Phú – Phan Đình Phùng

- Vùng II. dự kiến được giới hạn bở các phố Bạch Đằng – Đống Đa – Ông Ích Khiêm và Nguyễn Văn Linh

Lập danh sách các công trình kiến trúc phải bảo tồn, tiến hành công tác bảo tồn và xem xét việc khai thác các kiến trúc bảo tồn này vào mục đích (văn hóa nghệ thuật) gần gũi với người dân. Cần có một nghiên cứu sâu về vấn đề di sản và di tích làm tiền đề cho việc thực hiện chiến lược này.

Chiến lược 2: Tạo hình ảnh đô thị dọc hai bên bờ sông và dọc các trục không gian chủ đạo.

Việc này liên quan đến: xác định tổng thể nhưng ở mức độ tương đối

- Công trình điểm nhấn (về khối tích và quy mô) và hình dáng silhuotete hiện đại bên bờ Đông sông

- Hướng dẫn và kiểm soát hình dáng silhuotte bờ Tây (kết hợp bảo tồn) và thiết kế cảnh quan

- Kiến trúc cảnh quan dọc theo các trục không gian lớn (các trục ngang): bao gồm hướng dẫn về quy mô, khối tích, chiều cao các công trình, chiều cao phần đế công trình (hướng đến sự thống nhất chung toàn tuyến) và thiết kế cảnh quan vỉa hè, phân bố các hoạt động trên vỉa hè và bố trí các tiện ích

Chiến lược 3. Tăng cường vai trò của sông Hàn thành một ’huyết mạch’ về văn hóa, kinh tế, xã hội, du lịch, môi trường và cảnh quan của thành phố - trở thành một ’sân khấu’ vĩ đại cho các sinh hoạt đô thị. Chiến lược này liên quan đến:

- Tăng cường các công trình văn hóa mới dọc hai bên sông như Trung tâm văn hóa quốc tế, nhà hát, thủy cung, các bảo tàng … có thể kết hợp với các dự án phát triển lớn tại các mảnh đất tiềm năng ở sát hoặc gần sông. Ví dụ: khu vực đất của Nhà máy đóng tàu Sông Thu và các kho nhiên nguyên liệu, sẽ có thể tiếp nhận một dự án phát triển mới, nhưng nhất thiết dự án phải có một số chức năng văn hóa và khai thác y nghĩa lịch sử của mảnh đất (một nhà máy đóng tàu cũ) trong những công trình có công năng mới như: Bảo tàng ngành hàng hải (bảo tàng trên thuyền), quán ăn trên tàu thủy v.v... Âu thuyền có thể được giữ lại và biến thành một không gian công cộng nhưng vẫn gợi nhớ chức năng xưa của khu vực.

- Tăng cường thiết kế cảnh quan có chủ đề văn hóa cho các đoạn sông, khai thác các ’đầu mối’ lịch sử của con sông như: vườn tượng (mô phỏng các hình ảnh lịch sử), tổ chức lại bến đậu thuyền xưa nhưng dưới dạng cụm các nhà hàng cao cấp trên thuyền đậu trên sông...

- Tăng cường kết nối đi bộ và cảnh quan ra sông (theo phương ngang) và ra biển: phố thương mại ngắn (bờ Tây), phố đi bộ và đi xe đạp với canh xanh bóng mát (bờ Đông)

- Khai thác các tuyến du lich đường sông với các bến thuyền du lịch dọc sông gắn với việc tạo ra chuỗi các điểm thăm quan dọc sông.

- Kết hợp với các hoạt động văn hóa có tính chất sự kiện khác.

Chiến lược 4. Tổ chức các vùng chức năng có đặc trưng ở các quy mô khác nhau

- Các khu vực (Quy mô ’district’): cần có định hướng rõ nét về phân bố chức năng cho khu vực lịch sử (bờ Tây) và hiện đại với các dịch vụ, mua sắm, giải trí, nhà ở hiện đại (bờ Đông)

- Ở quy mô nhỏ hơn như quy mô các tuyến phố chính, phố nhỏ, các tiểu khu vực: tổ chức thành các vùng chức năng chuyên sâu như: các tuyến phố ẩm thực, phố tranh, phố cà phê, phố thời trang, phố các câu lạc bộ đêm, phố nghề.... cùng các cụm chức năng như: cụm nhà hàng trên sông, cụm khách sạn mini, các công viên theo điểm và theo tuyến...

- Sự hòa trộn các tiểu vùng đặc trưng thành một tổng thể khu vực đô thị đa dạng các hoạt động sẽ tạo nên sự hấp dẫn mang đậm chất văn hóa cho khu vực.

Chiến lược 5. Tổ chức mạng lưới đi bộ và KGCC

Tổ chức mạng lưới đi bộ và KGCC lấy sông Hàn làm trung tâm từ đó tỏa đi toàn bộ khu vực hai bên bờ sông, kết nối với các KGCC nhỏ khác trong đô thị và ven biển, cùng với điểm dừng của các tuyến GTCC tạo thành một thành phố có môi trường đi bộ thân thiện

Chiến lược 6. Tổ chức các sự kiện văn hóa quanh năm

Tiếp tục phát huy và tăng cường các sự kiện văn hóa gắn với sông: thi bắn pháo hoa, lễ hội, đua thuyền, biểu diễn nghệ thuật, các festival quốc tế quốc gia về điện ảnh, hội họa, văn học nhằm quảng bá hình ảnh và xúc tiến kinh tế du lịch cho thành phố.



Đây mới chỉ là những y kiến ban đầu của tác giả dựa trên những khảo sát sơ bộ và đánh giá nhanh[1] do tác giả cùng một nhóm sinh viên ĐH Kiến trúc Đà Nẵng thực hiện vào tháng 4 năm 2010. Cần có những nghiên cứu sâu hơn trên nhiều cấp độ để có được những giải pháp cụ thể và sâu sắc hơn về mặt không gian và cả các giải pháp quản ly cho từng chiến lược.

PGS.TS. Phạm Thuý Loan
Trường Đại học Xây dựng Hà Nội
<hr align="left" size="1" width="33%">​
 

Facebook Comment

Similar threads
Thread starter Tiêu đề Diễn đàn Trả lời Ngày
M Những ý tưởng quảng cáo độc đáo Marketing 0
tinhkhucvang Những ý tưởng sắp đặt vui nhộn trong nhiếp ảnh Hình độc - Vui cười 1
bachsa Ý tưởng về những ngôi nhà "sống chung với bão" cho đồng bào nghèo ven biển Tin tức 24h 1
S Thành Lập Công Ty Và Những Điều Hết Sức Lưu Ý Tin tức 24h 0
D Những Kiểu Tour Du Lịch Đà Nẵng Thú Vị Nhất Sau Dịch Tin tức 24h 2
H Những cách khóa vân tay bằng ứng dụng trên Android CLB TIN HỌC 0
T những tác dụng dành cho màn rèm cửa mọi người nên biết QUẢNG CÁO - RAO VẶT 0
T những chiếc bàn ghế quán bar QUẢNG CÁO - RAO VẶT 0
G Những yếu tố khiến tuổi của dung dịch dinh dưỡng thủy canh tăng lên Website - Blog 0
denledroman Những lý do nên sử dụng đèn LED Downlight Roman Du lịch - Mua sắm 0
T Những lưu ý thiết kế nội thất không bị lỗi thời Du lịch - Mua sắm 0
dakhoadaitin Những bệnh nấm da hay gặp QUẢNG CÁO - RAO VẶT 0
dakhoadaitin [Dịch Vụ] Cô bé có mùi hôi - Những điều phụ nữ cần biết QUẢNG CÁO - RAO VẶT 0
dakhoadaitin [Dịch Vụ] Những nguyên nhân chủ quan dẫn tới bệnh liệt dương mà chúng ta bị phải QUẢNG CÁO - RAO VẶT 0
T Những loại gạch lát nền nhà tắm nổi bật nhất hiện nay Nhà đất Đà Nẵng 0
P [Hà Nội] Những điểm hấp dẫn của Feliz Homes giúp bạn cảm thấy thoải mái Nhà đất Đà Nẵng 0
L [Tư vấn] Có nên làm tiếp thị liên kết với Tiki không? Cần lưu ý những gì ? Website - Blog 0
H [Khác] Nghề Affiliate Marketing tại Việt Nam cần chuẩn bị những kiến thức gì ? [/b] Website - Blog 1
H [Tư vấn] Làm tiếp thị liên kết tại Việt Nam như thế nào để bền vững trong những tháng cuố Website - Blog 0
H [Khác] Tiếp thị liên kết cho Accesstrade - Những quy trình kiếm tiền bạn cần biết[/b] Website - Blog 0
L [Khác] Phẫu thuật nâng ngực là gì và những điều cần biết QUẢNG CÁO - RAO VẶT 0
Q Những sự cố làm mất dữ liệu trên ổ cứng của bạn Máy tính - Điện thoại 0
V [Quản trị] Những chiến lược quảng bá hình ảnh cho doanh nghiệp Thông tin & Giao lưu 0
V [Tin tức] Những điều cần làm để duy trì và tăng doanh thu thời COVID-19 Marketing 0
T [Đăng ký] Những cách gửi tiền vào account W88 thành công 100% KINH DOANH & ĐẦU TƯ 0
Q Những kinh nghiệm cần biết khi tới với cá cược bóng đá[/b] CLB THỂ THAO DNG 0
Q Những cấp bậc để thành một cao thủ chơi Poker tại các casino[/b] CLB THỂ THAO DNG 0
T [Thế giới] Những giải bóng nổi bật của đội tuyển Việt Nam trong năm 2020 Tin tức 24h 1
G Bộ vector trang trí noel cực kỳ dễ thương cho những ai muốn làm nên 1 giáng sinh Graphic - Design 0
lehieu91 Hiệp hội những người yêu Bóng Rổ NBA 15/12 Tin Thể thao 24h 0
zoromask Hướng tới WC 2014: Những bàn thắng đẹp nhất trong bóng đá Tin Thể thao 24h 1
zoromask Hướng tới WC 2014: Những bàn thắng trong trận Deportivo vs Sociedad Tin Thể thao 24h 0
zoromask Hướng tới Worldcup 2014: Những bàn thắng trận Italy vs Mexico 2 - 1 Confederatio Tin Thể thao 24h 0
zoromask Hướng tới Worldcup 2014 cùng 12BET: Những bàn thắng đẹp tại giải AFC Cup 2013 Tin Thể thao 24h 0
C [Xã hội] Những đòn trả thù tình rúng động Đà Nẵng Tin tức 24h 0
C [Du lịch] Những cây cầu độc đáo nhất Việt Nam Tin tức 24h 0
C [Xã hội] Những nhà vệ sinh hàng tỉ đồng ở Quảng Ngãi Tin tức 24h 0
C [Thể thao] Những mẫu xe dành cho 'phượt tử' Việt Tin tức 24h 0
Q Những bài hát hay về Đà Nẵng Văn nghệ Đà Nẵng 0
zoromask Hướng tới Worldcup 2014 cùng 12BET: Những cú sút phạt đẳng cấp của Juninho Tin Thể thao 24h 0
zoromask Hướng tới Worldcup 2014: Những kỹ thuật lừa bóng siêu đỉnh trong bóng đá Tin Thể thao 24h 0
zoromask Hướng tới Worldcup 2014: Những màn trình diễn kỹ thuật đặc sắc trong bóng đá Tin Thể thao 24h 0
C [Xã hội] Những câu chuyện của ngư dân về những lần đụng độ tàu Trung Quốc Tin tức 24h 0
vifotour [Du lịch] Những lễ hội được chờ đón trong tháng 6 Tin tức 24h 0
C [Kinh tế] Những bất cập của Đà Nẵng trong thu hút đầu tư Tin tức 24h 0
zoromask Hướng tới Worldcup 2014: Những bàn thắng đẹp và kỹ thuật của Goran Pandev Tin Thể thao 24h 0
zoromask Hướng tới Worldcup 2014: Những pha vui nhộn và hài hước trong bóng đá Tin Thể thao 24h 0
Z Sự Trỗi Dậy Của Những Vị Thần Rise of the Guardians Film hoạt hình 0
lehieu91 Hướng tới Worldcup 2014: Kỹ thuật và những bàn thắng đẹp mắt của Robin Van Persi Tin Thể thao 24h 0
zoromask Hướng tới Worldcup 2014: Kỹ thuật và những bàn thắng đẹp mắt của van Persie Tin Thể thao 24h 0

Similar threads

Top