naughtyboy77621
New member
Phần 1:
Tại sao tham gia tình nguyện tự phát?
Qua nội dung 02 bài viết mà những thực tế đã trải nghiệm ở NHG, Thuật có rút ra một kinh nghiệm của riêng bản thân. Tình nguyện tự phát vốn có thế mạnh về sự linh động trong tổ chức và tham gia. Nhưng đó cũng là điểm yếu khi mà các thành viên không ràng buộc nhiều. Nếu được phân chia 1 cách tương đối để xét mục đích tham gia tình nguyện, chúng ta có thể chia làm 05 nguyên nhân chính:
Những thành viên còn lại sẽ là những người kết hợp hài hoà giữa 5 (hoặc ít hơn) nguyên nhân trên. Và họ nhận thức rõ được việc họ làm khi tham gia vào CLB sẽ đem lại niềm vui cho họ chứ không phải là họ tham gia vào CLB vì niềm vui nào đó (sinh hoạt, hát hò, trò chơi, bạn bè....). Và để giữ chân được những thành viên đó gắn bó, ngoài việc cá nhân họ mong muốn gắn bó, thì môi trường và những con người chủ chốt trong CLB là một yếu tố quan trọng.
Mâu thuẫn trong tổ chức tình nguyện - xã hội thu nhỏ
Với một nhóm 10 - 20 người, chúng ta dễ dàng thông cảm cho nhau khi có sai sót. Với 1 nhóm 50 - 100 người, chúng ta khó hơn khi tìm tiếng nói chung, khó thông cảm hơn. Và với những tổ chức quy mô lớn hơn 100, mâu thuẫn cá nhân - cá nhân, cá nhân - nhóm, nhóm - nhóm, cá nhân - tổ chức là chuyện bình thường. Vấn đề của trưởng nhóm/ người đứng đầu tổ chức là đưa ra các cơ chế giải quyết các mâu thuẫn đó và đứng ra giải quyết các mâu thuẫn đó nếu cần.
Các bạn có bao giờ nghĩ, những tổ chức tình nguyện cũng là 1 xã hội thu nhỏ? Và dù muốn dù không ở nơi đó cũng sẽ có những đặc trưng của một xã hội: đa tính cách, đa ngành nghề, đa công việc, sự phân hoá các nhóm nhỏ (cùng sở thích, cùng độ tuổi, cùng quan điểm), sự gắn kết bạn bè, các mối quan hệ, quyền lực - quyền lợi, mâu thuẫn (vốn đi liền với quyền lực- quyền lợi), nghĩa vụ, trách nhiệm, công việc ......
Và với những đặc trưng này, việc duy nhất mà bạn có thể làm là chấp nhận nó là 1 sự tồn tại mặc nhiên và tìm cách (phương thức, phương tiện, lực lượng) để giải quyết nó. Và chỉ có mâu thuẫn mới làm tạo ra sự vận động làm cho tổ chức phát triển.
Tại sao Thuật chia sẻ vấn đề này? Vì vấn đề mâu thuẫn là vấn đề mà tất cả các nhóm/ CLB tình nguyện đều gặp phải trong quá trình phát triển. Bản thân NHG đã có những mâu thuẫn mà nếu không giải quyết được, sẽ dẫn tới việc suy yếu hay thậm chí là sụp đổ về mặt tổ chức.
.... còn thiếu
Tại sao tham gia tình nguyện tự phát?
Qua nội dung 02 bài viết mà những thực tế đã trải nghiệm ở NHG, Thuật có rút ra một kinh nghiệm của riêng bản thân. Tình nguyện tự phát vốn có thế mạnh về sự linh động trong tổ chức và tham gia. Nhưng đó cũng là điểm yếu khi mà các thành viên không ràng buộc nhiều. Nếu được phân chia 1 cách tương đối để xét mục đích tham gia tình nguyện, chúng ta có thể chia làm 05 nguyên nhân chính:
- Vì tình nguyện (muốn làm công tác xã hội, muốn giúp đỡ người khác, muốn phát triển tình nguyện ...)
- Vì ham vui
- Vì cuộc sống đang gặp khó khăn và muốn xả stress
- Vì muốn kết giao bạn bè
- Vì một số lí do - mục đích cá nhân khác

Những thành viên còn lại sẽ là những người kết hợp hài hoà giữa 5 (hoặc ít hơn) nguyên nhân trên. Và họ nhận thức rõ được việc họ làm khi tham gia vào CLB sẽ đem lại niềm vui cho họ chứ không phải là họ tham gia vào CLB vì niềm vui nào đó (sinh hoạt, hát hò, trò chơi, bạn bè....). Và để giữ chân được những thành viên đó gắn bó, ngoài việc cá nhân họ mong muốn gắn bó, thì môi trường và những con người chủ chốt trong CLB là một yếu tố quan trọng.
- Bạn có gắn bó với 1 nơi mà bạn cảm thấy không hoà đồng, thân thiện? - Không!
- Bạn có gắn bó với 1 nơi mà cách làm việc không chuyên nghiệp, không đem lại hiệu quả cho đối tượng? - Không!
- Bạn có gắn bó với 1 nơi mà những gì bạn làm không được ghi nhận, trân trọng? - Không!
- Bạn có gắn bó với 1 nơi mà hoạt động của nó không đúng với tiêu chí, tôn chỉ của tổ chức - và cũng là của bạn? - Không!
- Bạn có gắn bó với 1 nơi mà những người đứng đầu tổ chức hạn hẹp về tầm nhìn, không đủ năng lực lãnh đạo? - Không!
Mâu thuẫn trong tổ chức tình nguyện - xã hội thu nhỏ
Với một nhóm 10 - 20 người, chúng ta dễ dàng thông cảm cho nhau khi có sai sót. Với 1 nhóm 50 - 100 người, chúng ta khó hơn khi tìm tiếng nói chung, khó thông cảm hơn. Và với những tổ chức quy mô lớn hơn 100, mâu thuẫn cá nhân - cá nhân, cá nhân - nhóm, nhóm - nhóm, cá nhân - tổ chức là chuyện bình thường. Vấn đề của trưởng nhóm/ người đứng đầu tổ chức là đưa ra các cơ chế giải quyết các mâu thuẫn đó và đứng ra giải quyết các mâu thuẫn đó nếu cần.
Các bạn có bao giờ nghĩ, những tổ chức tình nguyện cũng là 1 xã hội thu nhỏ? Và dù muốn dù không ở nơi đó cũng sẽ có những đặc trưng của một xã hội: đa tính cách, đa ngành nghề, đa công việc, sự phân hoá các nhóm nhỏ (cùng sở thích, cùng độ tuổi, cùng quan điểm), sự gắn kết bạn bè, các mối quan hệ, quyền lực - quyền lợi, mâu thuẫn (vốn đi liền với quyền lực- quyền lợi), nghĩa vụ, trách nhiệm, công việc ......
Và với những đặc trưng này, việc duy nhất mà bạn có thể làm là chấp nhận nó là 1 sự tồn tại mặc nhiên và tìm cách (phương thức, phương tiện, lực lượng) để giải quyết nó. Và chỉ có mâu thuẫn mới làm tạo ra sự vận động làm cho tổ chức phát triển.
Tại sao Thuật chia sẻ vấn đề này? Vì vấn đề mâu thuẫn là vấn đề mà tất cả các nhóm/ CLB tình nguyện đều gặp phải trong quá trình phát triển. Bản thân NHG đã có những mâu thuẫn mà nếu không giải quyết được, sẽ dẫn tới việc suy yếu hay thậm chí là sụp đổ về mặt tổ chức.
.... còn thiếu