Những bản hòa tấu cổ điển bất hủ của Beethoven

samurai

New member
1. Bản Sonata Ánh Trăng (Moonlight Sonata).

DNG Video
Lỗi: Bạn không xem được video này vì bạn chưa cài đặt Flash hoặc file đã bị xóa.

Bài giao hưởng này nghe thì tuyệt vời - nhưng nếu biết xuất xứ của nó bạn sẽ còn phải thốt lên tuyệt vơi hơn nữa ! Bài này nghe thì buồn nhưng nếu nghe kỹ hơn nó sẽ làm mình yêu cuộc sống hơn rất nhiều . Bản sonata chứa đựng sự đau đớn đến tột cùng của con người nhưng trong sự đau đớn đó lại đâm chồi hy vọng . Sự hy vọng một cái gì tốt đẹp hơn trong cơn bão đau khổ . Cuối cùng cái nào sẽ thắng ....

Xuất xứ bài Sonata Ánh Trăng

Vào năm 1801 là lúc Beethoven đang sống ở Vienna - thủ đô nước Áo - kinh đô âm nhạc của thế giới khi ấy . Bên cạnh việc sáng tác , để có thể trang trải cho những khó khăn trong cuộc sống của mình ông còn phải đi dạy nhạc cho con gái các nhà quý tộc . Một trong những học trò của Beethoven là Countess Giulietta Guicciardi - Beethoven đã đem lòng yêu cô gái này ngay từ lần gặp đầu tiên , Giulietta dường như cũng biết được tình cảm của Beethoven dành cho mình nhưng nàng chỉ im lặng , điều ấy khiến Beethoven càng thêm hi vọng . Vào một tối sau buổi học , dưới vòm hoa rất đẹp của nhà Giulietta , Beethoven đã ngỏ lời với người mình yêu nhưng ông thực sự thất vọng và đau khổ khi bị từ chối .

Không về nhà , ông đi một mình trên đường phố thành Vienna một cách vô định , lúc này ông chẳng để ý gì đến thế giới xung quanh nữa , và cũng chẳng biết mình đang đi đâu Đã rất khuya , lúc này Beethoven đang đứng cô đơn một mình trên chiếc cầu bắc qua dòng Danube xinh đẹp , hiền hòa. Gió và nước sông Danube lấp lánh ánh vàng làm Beethoven chợt thoát khỏi dòng suy nghĩ và nhận ra đêm nay là một đêm trăng rất sáng . Cả thành Vienna cổ kính đang chìm sâu vào giấc ngủ , tĩnh lặng dưới ánh trăng dịu dàng huyền ảo .

Bất chợt ông nghe thấy đâu đó tiếng đàn Piano vang lên thánh thót nhưng buồn bã , xa vắng . Đi theo âm thanh của cây đàn Beethoven cuối cùng cũng đến được một ngôi nhà trong khu lao động nghèo , trong nhà chỉ có một người cha đang ngồi nghe con gái mình chơi dương cầm . Người cha của cô gái nói với Beethoven rằng con gái mình đã không được nhìn thấy ánh mặt trời ngay từ khi mới sinh ra , suốt đời cô chỉ có một ước mơ duy nhất là được ngắm nhìn ÁNH TRĂNG trên dòng Danube ... người cha đau khổ nói rằng có lẽ chẳng bao giờ ông có thể đem đến cho con niềm hạnh phúc giản dị ấy Beethoven cảm thấy rất ngạc nhiên khi thấy cô gái vẫn chơi được piano và xúc động trước tình cảm của người cha dành cho con gái và số phận không may mắn của người thiếu nữ . Ông ngồi vào cây dương cầm và bắt đầu chơi , những nốt nhạc cứ ào ạt dâng lên theo cảm xúc mãnh liệt của nhà soạn nhạc thiên tài , lúc nhẹ nhàng hiền dịu như ánh trăng , lúc lại mạnh mẽ mênh mang như sóng Danube - những nốt nhạc và ánh trăng như hòa quyện vào với nhau dường như đang đưa con người ta đến một thế giới cổ tích huyền ảo - ở nơi ấy , không còn những lo toan thường nhật của cuộc sông lao động nghèo khó vất vả , không còn những bất công , đau khổ - mà là một thế giới của tình yêu , lòng nhân ái , sự cao thượng - một thế giới của chân thiện mỹ mà từ thuở hồng hoang cho đến bây giờ , con người vẫn không ngừng khao khát vươn tới .


Xin nhấn mạnh rằng , bài này được Beethoven ngẫu hứng sáng tác ngay từ sự việc được chứng kiến và chơi ngay tại chỗ chứ không hề chuẩn bị trước .

Đọan thứ 1 : Đây chính là phần được biết đến nhiều nhất. Nét giai điệu trong chương một là những âm điệu chậm rãi khoan thai, trên nền hợp âm rải là những giai điệu sâu lắng, đưa người nghe vào một thế giới vô thức, thế giới của giấc mơ và hồi ức. Chương một của bản sonata được coi là một bản dạ khúc tuyệt vời

Đọan thứ 2 : Chuẩn bị cho người nghe mốt sự việc sắp xảy ra và sẽ rất dữ dội

Đọan cuối : Một cơn bão thật sự nổi lên và khi nghe đến đọan này người nghe có cảm giác chính họ đang vật lôn và cố gắng vượt qua cơn cuồng phong của định mệnh

(Sieunoob - Sưu tầm)​
 
Sửa lần cuối:

samurai

New member
Ðề: Bản Sonata Ánh Trăng (Moonlight Sonata)

2. Beethoven - Fur elise

Bản Fur Elise - For Elise - Lettre à Élise của Beethoven là một bản mà rất nhiều người biết. Bản này được sáng tác khoảng 1810, nhưng hơn 50 năm sau mới được xuất bản, năm 1867, nghĩa là sau khi ông qua đời. Tựa đề của bản nhạc cho ta nghĩ rằng đây là một ‘bức thư gửi Elise’, nhưng đó là một sự nhầm lẫn của nhà xuất bản. Bản nhạc này lý ra phải là Fur Theresa (Gửi Theresa). Theresa là một cô gái mà Beethoven hy vọng sẽ kết hôn vào năm 1810. Dù sao đi nữa, bản nhạc này trở nên một lời tỏ tình của một chàng thanh niên mới biết yêu: những nốt nhạc lặp đi lặp lại diễn tả cái ngập ngừng rất lâu trước khi thoát thành một câu nói trôi chảy... và phải mất nhiều cái áp úng như thế thì lời tỏ tình cuối cùng mới trào ra lai láng...

DNG Video
Lỗi: Bạn không xem được video này vì bạn chưa cài đặt Flash hoặc file đã bị xóa.

(-sưu tầm-)​
 

samurai

New member
Đôi điều về Beethoven (thiên tài bất hạnh)


Từ lâu, công chúng đã quen thuộc với tên tuổi bất tử của nhà soạn nhạc vĩ đại người Đức thế kỷ 19 Ludvigvan Beethoven. Chỉ kể các bản giao hưởng số 3: "Anh hùng", giao hưởng số 5: "Định mệnh", giao hưởng số 9 với chương kết "Hướng tới niềm vui", hoặc sonate "Ánh trăng", sonate "Apassionata"... cũng đủ thấy niềm vinh quang mà ông đã đạt được trong cuộc đời nghệ sĩ 57 năm (1770-1827).


Nhưng có lẽ ít người biết đến những bất hạnh mà Beethoven phải nếm trải khiến nhiều lúc ông tự nguyền rủa mình sao lại sinh ra trên đời này. Ông thậm chí có ý định tự sát và đã viết bản di chúcgửi lại cho hai người anh với dòng chữ "Thực hiện sau khi tôi chết" viết ngày 16/10/1802 tại một làng quê vùng ven đô thành phố Vienna. Giở lại trang sử cuộc đời những nhạc sĩ thiên tài của thế kỷ trước, không hiếm những trang thấm đầy nước mắt đau khổ của Johan Sebastian Bach, Wolgang Amadeus Mozart, Frederic Chopin,... nhưng dường như sự bất hạnh của Beethoven là chồng chất hơn cả. Roi vọt, đòn đau của người bố tham lam, chỉ muốn con mau chóng trở thành thần đồng để kiếm tiền, những bước đường vào đời long đong, lận đận, gian truân không kể xiết. Đến lập nghiệp ở Vienna, thủ đô nước Áo, thoạt đầu tưởng như suôn sẻ do tài ứng tác tuyệt vời trên piano của ông (một số người cho rằng vượt cả Mozart), nhưng với bản tính không chịu gục lụy giới quyền quý giàu có, tài năng của ông thường không được giới quyền quý công nhận.
Còn truyền lại đời nay trong lịch sử âm nhạc câu chuyện giữa Beethoven và nhà quý tộc Lichnopxki: Trong một buổi chiêu đãi các sĩ quan quân đội của Napoleon khi đó đang chiếm đóng thành phố Vienna, Lichnopxki đề nghị, rồi ra lệnh cho Beethoven biểu diễn nhưng ông cương quyết từ chối, rời nhà Lichnopxki trong cơn mưa tầm tã. Về đến nhà, Beethoven đập tan pho tượng bán thân của Lichnopxki tặng ông, và viết bức thư phẫn nộ: "Là hoàng thân như ông hiện nay là do sự ngẫu nhiên của việc sinh đẻ, còn là như tôi hiện nay là do chính tôi học hỏi mà nên. Hoàng thân thì đang và sẽ còn có hàng ngàn, còn Beethoven thì chỉ có một mà thôi!".
Với tính cách ấy, và với số lượng sáng tác ngày càng hướng về đấu tranh cách mạng, xa rời thị hiếu của giới thượng lưu, ông sống ngày càng túng thiếu cho đến khi từ giã cõi đời. Beethoven là người luôn tha thiết được hưởng cuộc sống gia đình ấm cúng bên một người vợ yêu, nhưng đường tình duyên của ông chẳng hề suôn sẻ. Tình yêu đầu tiên ông dành cho tiểu thư quý tộc Giulieta Gvitracdi không được đáp lại vì cô nàng quá chú trọng đến chuyện "môn đăng hộ đối" và sau đó kết hôn với vị bá tước chủ hiệu bánh ngọt lắm tiền nhiều của. Tình yêu thứ hai dành cho Theresa Brunxvich cũng bị gia đình quý tộc của cô ta ngăn trở dù cô rất yêu và đến cuối đời vẫn dành tình cảm cho ông.

Điều khổ tâm nhất trong cuộc đời nhạc sĩ Beethoven chính là bệnh điếc. Dấu hiệu của căn bệnh hiểm nghèo này tự bản thân Beethoven phát hiện ra từ năm 1796, lúc ông 26 tuổi. Một hôm, trong một buổi đi chơi rừng, người bạn đồng hành nhắc ông nghe tiếng sáo vút lên ở đâu đó, mà Beethoven lại chẳng thấy gì. Về sau, nếu không đứng gần, ông không thể nghe thấy những âm cao của giọng hát và những cây đàn. Bệnh cứ từ từ phát triển, dù Beethoven cố giấu mọi người, tự tìm thuốc chạy chữa. Mãi đến đầu năm 1801, ông mới thổ lộ với người bạn bác sĩ trong một bức thư: "... Tôi đang sống một cuộc sống thảm hại. Đã 2 năm nay tôi lẩn tránh mọi người vì không đủ can đảm để thú nhận rằng mình bị điếc. Nếu tôi làm một nghề gì khác thì còn khả dĩ, nhưng với nghề của tôi thì điều đó thật khủng khiếp. Liệu những kẻ thù ghét tôi, vốn cũng chẳng ít, sẽ nói gì về điều này?... Tôi muốn chống lại số phận nghiệt ngã, cho dù trong đời sẽ có lúc tôi cảm thấy mình là người bất hạnh nhất!".
Không có thuốc nào giúp ông loại bỏ được bệnh tật bởi thời đó, y học chưa đủ tiến bộ để tìm ra nguyên nhân căn bệnh chứ đừng nói đến chữa trị. Đến năm 1816 thì ông hoàn toàn không còn nghe thấy gì nữa và phải dùng bút viết ra những điều mình cần trao đổi với người khác. Nhưng ông vẫn tiếp tục sáng tác những tuyệt phẩm, trong đó có các bản sonate cho piano, những tứ tấu đàn dây, và nhất là bản giao hưởng số 9, một tác phẩm bất hủ, lớn nhất và đặc sắc nhất trong kho tàng nhạc giao hưởng của thế giới. Ông vẫn có thể nhìn tay người trên phím đàn mà nhận ra âm thanh và vẫn có những lời chỉ bảo vô giá, như trường hợp nhạc sĩ Schubert đến thăm và xin ý kiến về sáng tác của mình.
Một thiên tài âm nhạc gặp đầy bất hạnh trong cuộc đời, nhưng bằng ý chí kiên cường, lòng yêu nghệ thuật không bờ bến ông đã đủ sức, đủ tài năng để lại cho đời sau một di sản âm nhạc vô giá, sống mãi với thời gian.

(st: VnE)​
 

samurai

New member
Symphony

Beethoven đã viết 9 symphonie, những tác phẩm mà có ảnh hưởng tới toàn bộ tương lai của nền âm nhạc bởi sự phát triển của nền âm nhạc truyền thống. Nổi tiếng nhất là bản symphonie số 3 "Eroica" viết với dụng ý kỷ niệm những thành tựu đầu tiên của Napoleon khi xây dựng chế độ cộng hoà. Bản symphonie số 5,6 "Pastoral" (Đồng quê) và thứ 9 "choral" (bài thánh ca). Bản symphonie "Battle" ít thành công hơn, kỷ niệm những chiến thắng đầu tiên của quân đội của công tước vùng Wellinglon. Beethoven cũng đã viết rất nhiều những khúc nhạc dạo đầu cho các nhà hát vào những dịp lễ khác nhau. Trong số bốn bản nhạc dạo đầu cho opera, có một tác phẩm duy nhất mang tên Fidelo còn lại ba bản kia lấy tên vị nữ anh hùng Leonara. Ngoài ra còn có một số khúc dạo đầu khác đó là Egmont, Carionlan, Prometheus, the Consecration và The Ruins of Athens. Beethoven đã hoàn thành một concerto cho Violon, 5 concerto cho đàn Piano cũng như một bản concerto cho bộ ba hoà tấu Violon, cello, piano và một bản thánh ca Fantasia cho độc tấu đàn piano, dàn nhạc giao hưởng và dàn đồng ca. Những bản concerto cho piano được dành cho chính tác giả biểu diễn trong buổi hoà nhạc. Bản symphonie số 5 được gọi là bản concerto "Hoàng đế" có lẽ là bản nhạc ấn tượng nhất. Bản concerto viết riêng cho đàn violon với 2 bản Romances - thể hiện chuẩn mực của người phụ nữ - có thể là những bước chuyển động nhỏ cho 1 bản concerto viết cho violon truyền thống.

Thính phòng

Beethoven đã viết 10 bản Sonat cho đàn Vionlon và piano, trong số đó bản "Spring" và "Kreutzer" được khán giả đặc biệt yêu thích. ông dã mở rộng khả năng to lớn của nhóm tứ tấu, thậm chí ngay cả với 18 tác phẩm đầu tiên. Có lẽ những bản tứ tấu đã được đặt tên gồm có 3 bản viết cho hoàng tử Raumovsky và vì thế có tên là bản tứ tấu Raumovsky. Tác phẩm thứ 59 là tác phẩm nổi tiếng nhất. Những bộ tứ tấu đàn dây sau đó đã đặt ra rất nhiều thách thức cho cả nhạc công lẫn người nghe, trong đó đáng chú ý nhất là bản Grosse Fuge - một tác phẩm đồ sộ được xem là chương cuối cùng của tứ tấu đàn dây và được sản xuất riêng (tác phẩm thứ 103). Những tác phẩm thính phòng khác gồm có một số bản tam tấu cho violon, cello và piano với bản tam tấu xuất sắc "Hoàng tử nước áo" và bản "Ghost". Những bản sonat viết cho cello và những khúc biến tấu cho cello và violon gồm các tác phẩm dựa theo tác phẩm opera của Mozart và của Handel đều là những tiết mục trình diễn có giá trị cho bất kỳ tay chơi cello nào. Nhạc thính phòng với nhạc cụ khí nhạc và piano gồm 1 bản ngũ tấu (tác phẩm số 16) cho piano, kèn oboe, clarinet, kèn và kèn pha gót.

Nhạc piano

32 bản sonate cho đàn piano của Beethoven đã được tận dụng hết trong sự phát triển loại hình này của piano với những phạm vi và khả năng rộng hơn của sự đối lập cực độ. Cũng có rất nhiều khúc biến tấu hấp dẫn bao gồm những tác phẩm dựa trên tác phẩm "God save the King,Rule, Britannia", những biến tấu dựa trên cốt truyện của bản hoà tấu Eroica và một tác phẩm lớn dựa trên cốt truyện của nhà sản xuất Diabelli. những bản nổi tiếng nhất là những bản có cái tên dễ thương như tác phẩm số 13, ánh trăng...Những bản nhạc cho piano ít hiện thực hơn, bao gồm ba tập hợp những khúc bagaten, và một bản nhạc cũng rất nổi tiếng là "Thư gửi Elise".
(sưu tầm)​
 

samurai

New member
Bức thư được tìm thấy sau khi Beethoven mất, cùng thời gian với chúc thư Heligenstadt. Được viết trên hai tờ giấy đúp trên cả hai mặt, tổng cộng là 8 trang. kích thước chu vi giấy là 200*238mm. Và thêm một tờ giấy đơn nữa kích thước 201*119mm cũng viết trên hai mặt. Vậy toàn bộ là 10 trang.
Chữ được viết băng bút chì. Một chuyên gia phân tích đã chỉ ra rằng một số từ đã được tô lại cũng bằng bút chì để dễ đọc hơn. Không nghi ngờ gì về việc tô lại là do Anton Schildler, người đã sử dụng một phần bản chụp lại của bức thư trong tiểu sử Beethoven xuất bản lần thứ 3. Số đánh trong mỗi trang là của Schildler. và có thể nhận thấy 2 dấu niêm trên đầu trang 1 và 5 đươc đóng bởi thư viện Berlin.

Sau đây là nội dung bức thư: (Nhờ các bạn CLB Ngoại Ngữ dịch giúp mọi người:) )

The First Letter
July 6, in the morning
My angel, my all, my very self - Only a few words today and at that with pencil (with yours) - Not till tomorrow will my lodgings be definitely determined upon - what a useless waste of time - Why this deep sorrow when necessity speaks - can our love endure except through sacrifices, through not demanding everything from one another; can you change the fact that you are not wholly mine, I not wholly thine - Oh God, look out into the beauties of nature and comfort your heart with that which must be - Love demands everything and that very justly - thus it is to me with you, and to your with me. But you forget so easily that I must live for me and for you; if we were wholly united you would feel the pain of it as little as I - My journey was a fearful one; I did not reach here until 4 o'clock yesterday morning. Lacking horses the post-coach chose another route, but what an awful one; at the stage before the last I was warned not to travel at night; I was made fearful of a forest, but that only made me the more eager - and I was wrong. The coach must needs break down on the wretched road, a bottomless mud road. Without such postilions as I had with me I should have remained stuck in the road. Esterhazy, traveling the usual road here, had the same fate with eight horses that I had with four - Yet I got some pleasure out of it, as I always do when I successfully overcome difficulties - Now a quick change to things internal from things external. We shall surely see each other soon; moreover, today I cannot share with you the thoughts I have had during these last few days touching my own life - If our hearts were always close together, I would have none of these. My heart is full of so many things to say to you - ah - there are moments when I feel that speech amounts to nothing at all - Cheer up - remain my true, my only treasure, my all as I am yours. The gods must send us the rest, what for us must and shall be -
Your faithful LUDWIG

The Second Letter
Evening, Monday, July 6
You are suffering, my dearest creature - only now have I learned that letters must be posted very early in the morning on Mondays to Thursdays - the only days on which the mail-coach goes from here to K. - You are suffering - Ah, wherever I am, there you are also - I will arrange it with you and me that I can live with you. What a life!!! thus!!! without you - pursued by the goodness of mankind hither and thither - which I as little want to deserve as I deserve it - Humility of man towards man - it pains me - and when I consider myself in relation to the universe, what am I and what is He - whom we call the greatest - and yet - herein lies the divine in man - I weep when I reflect that you will probably not receive the first report from me until Saturday - Much as you love me - I love you more - But do not ever conceal yourself from me - good night - As I am taking the baths I must go to bed - Oh God - so near! so far! Is not our love truly a heavenly structure, and also as firm as the vault of heaven?

The Third Letter
Good morning, on July 7
Though still in bed, my thoughts go out to you, my Immortal Beloved, now and then joyfully, then sadly, waiting to learn whether or not fate will hear us - I can live only wholly with you or not at all - Yes, I am resolved to wander so long away from you until I can fly to your arms and say that I am really at home with you, and can send my soul enwrapped in you into the land of spirits - Yes, unhappily it must be so - You will be the more contained since you know my fidelity to you. No one else can ever possess my heart - never - never - Oh God, why must one be parted from one whom one so loves. And yet my life in V is now a wretched life - Your love makes me at once the happiest and the unhappiest of men - At my age I nedd a steady, quiet life - can that be so in our connection? My angel, I have just been told that the mailcoach goes every day - therefore I must close at once so that you may receive the letter at once - Be calm, only by a clam consideration of our existence can we achieve our purpose to live together - Be calm - love me - today - yesterday - what tearful longings for you - you - you - my life - my all - farewell. Oh continue to love me - never misjudge the most faithful heart of your beloved.
ever thine
ever mine
ever ours

(sưu tầm)​
 

lsqisme

New member
Bạn samurai ui ! ko có link download à ?? Gửi link lên đê ! hay wá !!! :)
 

pluto1

New member
DNG Video
Lỗi: Bạn không xem được video này vì bạn chưa cài đặt Flash hoặc file đã bị xóa.
Bài giao hưởng này nghe thì tuyệt vời - nhưng nếu biết xuất xứ của nó bạn sẽ còn phải thốt lên tuyệt vơi hơn nữa ! Bài này nghe thì buồn nhưng nếu nghe kỹ hơn nó sẽ làm mình yêu cuộc sống hơn rất nhiều . Bản sonata chứa đựng sự đau đớn đến tột cùng của con người nhưng trong sự đau đớn đó lại đâm chồi hy vọng . Sự hy vọng một cái gì tốt đẹp hơn trong cơn bão đau khổ . Cuối cùng cái nào sẽ thắng .... Xuất xứ bài Sonata Ánh Trăng Vào năm 1801 là lúc Beethoven đang sống ở Vienna - thủ đô nước Áo - kinh đô âm nhạc của thế giới khi ấy . Bên cạnh việc sáng tác , để có thể trang trải cho những khó khăn trong cuộc sống của mình ông còn phải đi dạy nhạc cho con gái các nhà quý tộc . Một trong những học trò của Beethoven là Countess Giulietta Guicciardi - Beethoven đã đem lòng yêu cô gái này ngay từ lần gặp đầu tiên , Giulietta dường như cũng biết được tình cảm của Beethoven dành cho mình nhưng nàng chỉ im lặng , điều ấy khiến Beethoven càng thêm hi vọng . Vào một tối sau buổi học , dưới vòm hoa rất đẹp của nhà Giulietta , Beethoven đã ngỏ lời với người mình yêu nhưng ông thực sự thất vọng và đau khổ khi bị từ chối . Không về nhà , ông đi một mình trên đường phố thành Vienna một cách vô định , lúc này ông chẳng để ý gì đến thế giới xung quanh nữa , và cũng chẳng biết mình đang đi đâu Đã rất khuya , lúc này Beethoven đang đứng cô đơn một mình trên chiếc cầu bắc qua dòng Danube xinh đẹp , hiền hòa. Gió và nước sông Danube lấp lánh ánh vàng làm Beethoven chợt thoát khỏi dòng suy nghĩ và nhận ra đêm nay là một đêm trăng rất sáng . Cả thành Vienna cổ kính đang chìm sâu vào giấc ngủ , tĩnh lặng dưới ánh trăng dịu dàng huyền ảo . Bất chợt ông nghe thấy đâu đó tiếng đàn Piano vang lên thánh thót nhưng buồn bã , xa vắng . Đi theo âm thanh của cây đàn Beethoven cuối cùng cũng đến được một ngôi nhà trong khu lao động nghèo , trong nhà chỉ có một người cha đang ngồi nghe con gái mình chơi dương cầm . Người cha của cô gái nói với Beethoven rằng con gái mình đã không được nhìn thấy ánh mặt trời ngay từ khi mới sinh ra , suốt đời cô chỉ có một ước mơ duy nhất là được ngắm nhìn ÁNH TRĂNG trên dòng Danube ... người cha đau khổ nói rằng có lẽ chẳng bao giờ ông có thể đem đến cho con niềm hạnh phúc giản dị ấy Beethoven cảm thấy rất ngạc nhiên khi thấy cô gái vẫn chơi được piano và xúc động trước tình cảm của người cha dành cho con gái và số phận không may mắn của người thiếu nữ . Ông ngồi vào cây dương cầm và bắt đầu chơi , những nốt nhạc cứ ào ạt dâng lên theo cảm xúc mãnh liệt của nhà soạn nhạc thiên tài , lúc nhẹ nhàng hiền dịu như ánh trăng , lúc lại mạnh mẽ mênh mang như sóng Danube - những nốt nhạc và ánh trăng như hòa quyện vào với nhau dường như đang đưa con người ta đến một thế giới cổ tích huyền ảo - ở nơi ấy , không còn những lo toan thường nhật của cuộc sông lao động nghèo khó vất vả , không còn những bất công , đau khổ - mà là một thế giới của tình yêu , lòng nhân ái , sự cao thượng - một thế giới của chân thiện mỹ mà từ thuở hồng hoang cho đến bây giờ , con người vẫn không ngừng khao khát vươn tới . Xin nhấn mạnh rằng , bài này được Beethoven ngẫu hứng sáng tác ngay từ sự việc được chứng kiến và chơi ngay tại chỗ chứ không hề chuẩn bị trước . Đọan thứ 1 : Đây chính là phần được biết đến nhiều nhất. Nét giai điệu trong chương một là những âm điệu chậm rãi khoan thai, trên nền hợp âm rải là những giai điệu sâu lắng, đưa người nghe vào một thế giới vô thức, thế giới của giấc mơ và hồi ức. Chương một của bản sonata được coi là một bản dạ khúc tuyệt vời Đọan thứ 2 : Chuẩn bị cho người nghe mốt sự việc sắp xảy ra và sẽ rất dữ dội Đọan cuối : Một cơn bão thật sự nổi lên và khi nghe đến đọan này người nghe có cảm giác chính họ đang vật lôn và cố gắng vượt qua cơn cuồng phong của định mệnh
 

binho243

New member
...Hãy khoan thai, chầm chậm cảm nhận cuộc sống.... Hãy đánh thức mọi cảm quan của bạn .... Hãy sống trọn vẹn với những gì được ban tặng@};-
 

tientubi

New member
Sặc..
toàn mấy bài kinh điển......
có một bài mình ghiền là bài lá thư gởi nàng monalisa.....................
 

Facebook Comment

Similar threads
Thread starter Tiêu đề Diễn đàn Trả lời Ngày
BNN [Thương hiệu] Những nguyên tắc cơ bản trong định vị thương hiệu Tổng quát thương hiệu 0
khaidat Đẹp mê hồn những thác hoa Tử đằng ở Nhật Bản Hình ảnh đẹp 0
rcp [Kinh nghiệm] Phong cách chụp nghệ thuật theo kịch bản của những cốt truyện. Kinh nghiệm săn ảnh 1
bachsa [Sổ tay] Những yếu tố cơ bản trong công tác huấn luyện - Kỹ năng thương lượng Thư viện - Sổ tay 0
rcp [PHP] PHP, những điều căn bản nhất (tập 2) Ngôn ngữ WEB 1
rcp [PHP] PHP, những điều căn bản nhất (tập 1) Ngôn ngữ WEB 0
bachsa [Sổ tay] Những nguyên tắc cơ bản của việc kinh doanh - kho sách trực tuyến Thư viện - Sổ tay 0
BNN Những vấn đề cơ bản cần thiết cho người mới cầm máy Kinh nghiệm săn ảnh 18
samurai Những kỹ năng viết cơ bản Để Học Tiếng Anh Hiệu Quả 1
S Thành Lập Công Ty Và Những Điều Hết Sức Lưu Ý Tin tức 24h 0
D Những Kiểu Tour Du Lịch Đà Nẵng Thú Vị Nhất Sau Dịch Tin tức 24h 2
H Những cách khóa vân tay bằng ứng dụng trên Android CLB TIN HỌC 0
T những tác dụng dành cho màn rèm cửa mọi người nên biết QUẢNG CÁO - RAO VẶT 0
T những chiếc bàn ghế quán bar QUẢNG CÁO - RAO VẶT 0
G Những yếu tố khiến tuổi của dung dịch dinh dưỡng thủy canh tăng lên Website - Blog 0
denledroman Những lý do nên sử dụng đèn LED Downlight Roman Du lịch - Mua sắm 0
T Những lưu ý thiết kế nội thất không bị lỗi thời Du lịch - Mua sắm 0
dakhoadaitin Những bệnh nấm da hay gặp QUẢNG CÁO - RAO VẶT 0
dakhoadaitin [Dịch Vụ] Cô bé có mùi hôi - Những điều phụ nữ cần biết QUẢNG CÁO - RAO VẶT 0
dakhoadaitin [Dịch Vụ] Những nguyên nhân chủ quan dẫn tới bệnh liệt dương mà chúng ta bị phải QUẢNG CÁO - RAO VẶT 0
T Những loại gạch lát nền nhà tắm nổi bật nhất hiện nay Nhà đất Đà Nẵng 0
P [Hà Nội] Những điểm hấp dẫn của Feliz Homes giúp bạn cảm thấy thoải mái Nhà đất Đà Nẵng 0
L [Tư vấn] Có nên làm tiếp thị liên kết với Tiki không? Cần lưu ý những gì ? Website - Blog 0
H [Khác] Nghề Affiliate Marketing tại Việt Nam cần chuẩn bị những kiến thức gì ? [/b] Website - Blog 1
H [Tư vấn] Làm tiếp thị liên kết tại Việt Nam như thế nào để bền vững trong những tháng cuố Website - Blog 0
H [Khác] Tiếp thị liên kết cho Accesstrade - Những quy trình kiếm tiền bạn cần biết[/b] Website - Blog 0
L [Khác] Phẫu thuật nâng ngực là gì và những điều cần biết QUẢNG CÁO - RAO VẶT 0
Q Những sự cố làm mất dữ liệu trên ổ cứng của bạn Máy tính - Điện thoại 0
V [Quản trị] Những chiến lược quảng bá hình ảnh cho doanh nghiệp Thông tin & Giao lưu 0
V [Tin tức] Những điều cần làm để duy trì và tăng doanh thu thời COVID-19 Marketing 0
T [Đăng ký] Những cách gửi tiền vào account W88 thành công 100% KINH DOANH & ĐẦU TƯ 0
Q Những kinh nghiệm cần biết khi tới với cá cược bóng đá[/b] CLB THỂ THAO DNG 0
Q Những cấp bậc để thành một cao thủ chơi Poker tại các casino[/b] CLB THỂ THAO DNG 0
T [Thế giới] Những giải bóng nổi bật của đội tuyển Việt Nam trong năm 2020 Tin tức 24h 1
G Bộ vector trang trí noel cực kỳ dễ thương cho những ai muốn làm nên 1 giáng sinh Graphic - Design 0
lehieu91 Hiệp hội những người yêu Bóng Rổ NBA 15/12 Tin Thể thao 24h 0
zoromask Hướng tới WC 2014: Những bàn thắng đẹp nhất trong bóng đá Tin Thể thao 24h 1
zoromask Hướng tới WC 2014: Những bàn thắng trong trận Deportivo vs Sociedad Tin Thể thao 24h 0
zoromask Hướng tới Worldcup 2014: Những bàn thắng trận Italy vs Mexico 2 - 1 Confederatio Tin Thể thao 24h 0
zoromask Hướng tới Worldcup 2014 cùng 12BET: Những bàn thắng đẹp tại giải AFC Cup 2013 Tin Thể thao 24h 0
C [Xã hội] Những đòn trả thù tình rúng động Đà Nẵng Tin tức 24h 0
C [Du lịch] Những cây cầu độc đáo nhất Việt Nam Tin tức 24h 0
C [Xã hội] Những nhà vệ sinh hàng tỉ đồng ở Quảng Ngãi Tin tức 24h 0
C [Thể thao] Những mẫu xe dành cho 'phượt tử' Việt Tin tức 24h 0
Q Những bài hát hay về Đà Nẵng Văn nghệ Đà Nẵng 0
zoromask Hướng tới Worldcup 2014 cùng 12BET: Những cú sút phạt đẳng cấp của Juninho Tin Thể thao 24h 0
zoromask Hướng tới Worldcup 2014: Những kỹ thuật lừa bóng siêu đỉnh trong bóng đá Tin Thể thao 24h 0
zoromask Hướng tới Worldcup 2014: Những màn trình diễn kỹ thuật đặc sắc trong bóng đá Tin Thể thao 24h 0
C [Xã hội] Những câu chuyện của ngư dân về những lần đụng độ tàu Trung Quốc Tin tức 24h 0
vifotour [Du lịch] Những lễ hội được chờ đón trong tháng 6 Tin tức 24h 0

Similar threads

Top