binho243
New member
Kỳ 1: Người Quảng với “Khoảnh khắc một lần và mãi mãi”
(Cadn.com.vn) - Tấm ảnh đầu tiên được chụp tại Việt Nam là khi nào, ở đâu? Người đầu tiên nghiên cứu về máy ảnh và lập “nhà làm ảnh” là ai, “nhiếp ảnh gia” đầu tiên nào đoạt giải ảnh nghệ thuật của Việt Nam?... Nhà sử học Dương Trung Quốc cho chúng tôi biết: “Theo hiểu biết của tôi, bức ảnh đầu tiên được chụp tại Việt Nam là... thành Điện Hải của Đà Nẵng! Người nghiên cứu về máy ảnh đầu tiên lại cũng là người Quảng - cụ Phạm Phú Thứ, người gốc H. Điện Bàn, Quảng Nam!”.
Ngành nhiếp ảnh thế giới ra đời từ năm 1839 do nhà sáng chế Daguerre phát minh, kể từ đó loài người mới biết đến một loại công cụ làm cho “một khoảnh khắc trở nên mãi mãi”. Điều khá thú vị là, chỉ một thời gian ngắn sau đó, kỹ thuật nhiếp ảnh đã có mặt tại Việt Nam. Mới đây, trong dịp trưng bày ảnh “1.000 năm Thăng Long – Hà Nội” tại Đà Nẵng, Nhà sử học Dương Trung Quốc cho chúng tôi biết: “Theo hiểu biết của tôi, bức ảnh đầu tiên được chụp tại Việt Nam là... thành Điện Hải của Đà Nẵng! Người nghiên cứu về máy ảnh đầu tiên lại cũng là người Quảng - cụ Phạm Phú Thứ, người gốc H. Điện Bàn, Quảng Nam!”.
Từ thông tin trên, tôi về lần giở lại tập sách ảnh “Đà Nẵng xưa và nay” mới hay điều ông Dương Trung Quốc nói là có thật. Tấm ảnh đầu tiên chụp tại Việt Nam do một sĩ quan Pháp tên là Jules Itier chụp ngày 31-5-1845 với loại máy Daguerreréotype, phim là một tấm kim loại bằng đồng có tráng bạc, bức ảnh này được ghi chú là “ĐonHai” (tức thành Điện Hải) tại Tourane.
Như vậy, chỉ 6 năm sau khi nhiếp ảnh ra đời thì hình ảnh của đất nước Việt Nam đã được thế giới biết đến. Ông Dương Trung Quốc còn cho chúng tôi biết thêm: Hiện nay, kho văn khố Bộ Thuộc địa của Pháp còn lưu trữ rất nhiều hình ảnh về Đà Nẵng và Quảng Nam xưa, nhất là những tấm ảnh về cuộc chiến tranh tại cửa Hàn năm Mậu Ngọ (1858) mà nhiều người gọi là... tranh tiếu tượng!”.
Tôi thật sự bất ngờ khi nhìn thấy một tấm ảnh khác có giá trị lịch sử được ghi tại Đà Nẵng là: Năm 1862, Pháp cử hạm trưởng tàu chiến Forbin là Simon đến cửa biển Thuận An để đưa thư thông báo triều đình Huế cử phái đoàn qua Pháp điều đình chuộc lại 3 tỉnh miền Đông Nam kỳ. Chiến hạm trên đã ghé lại Đà Nẵng trước khi đến Huế. Nhìn tấm ảnh này ta thấy: quan Tuần vũ Quảng Nam đã tổ chức đón tiếp phái đoàn của Simon ngay trên bãi biển, với thể thức đúng như tiếp một đoàn sứ giả ngoại quốc đến Đà Nẵng.
Một điều độc đáo nữa là, cụ Phạm Phú Thứ - một người say mê tìm tòi, ghi chép về văn minh phương Tây trong những lần đi sứ (được tập hợp qua tác phẩm “Tây hành nhật ký”) là người Việt Nam đầu tiên nghiên cứu và ghi chép về... máy ảnh! Tôi tìm đọc trong “Tây hành nhật ký” có đoạn cụ chép về các công đoạn chụp ảnh lúc bấy giờ như sau: “Trước hết, lấy nước thuốc xoa lên một tấm kính rồi đặt tấm kính vào ống kính; sau đó, người được chụp đứng trước ống kính và quay mặt về ống kính; ánh sáng mặt trời lọt vào ống kính làm cho hình người in lên tấm kính, không sai một sợi tóc.
Tục người Tây thích chụp ảnh nhất, phàm những người mới quen biết nhau thì thích có ảnh của người quen; người trên, kẻ dưới đều như vậy vì người ta nói rằng, làm như vậy để tỏ ra không quên nhau”. Sau cụ Phạm Phú Thứ là cụ Đặng Huy Trứ - người lập “nhà làm ảnh” Cam Hiếu Đường đầu tiên của Việt Nam tại Hà Nội.
Đầu thế kỷ XX, để quảng cáo thu hút đầu tư của chính quốc và các nước Châu Âu vào “vùng đất mới” Đông Dương, người Pháp đã sử dụng bưu ảnh để đưa “xứ Đông Dương thuộc Pháp” đến với thế giới. Tại Quảng Nam và Đà Nẵng, hàng trăm tấm bưu thiếp với các công trình kiến trúc độc đáo tại Hội An, Mỹ Sơn, tỉnh thành La Qua... và các công trình kiến trúc cổ kính như đình chùa còn khá nguyên vẹn được lần lượt đưa lên bưu thiếp.
Một nhà nghiên cứu lịch sử trẻ tại Đà Nẵng đã cho tôi tiếp cận bộ sưu tập ảnh Quảng Nam, Đà Nẵng xưa của anh: Đây là hầm số 1 đường sắt Huế - Tourane, khu chợ Hàn nhộn nhịp, ga xe lửa chợ Hàn, bệnh viện dành cho người Pháp bên trong thành Điện Hải, Cổ viện Chàm, nhà thờ Con Gà, một Bà Nà thành phố trong mây thơ mộng, Tòa thị chính (nay là trụ sở UBND thành phố)... Đặc biệt, người Pháp còn hướng góc máy của mình về một góc làng Hải Châu ven sông khá thơ mộng, một thiếu nữ Đà Nẵng, hay những ngư dân Tourane với nụ cười thân thiện bên cạnh chiếc thuyền buồm. Khôn ngoan hơn, họ còn in cả cảnh mỏ than Nông Sơn, mỏ vàng Bồng Miêu bên cạnh các công trình giao thông, kiến trúc hiện đại do thực dân Pháp xây dựng.
Mặt sau các tấm bưu thiếp, tôi bắt gặp những dòng chữ khá “bắt mắt”. Ví như, một tấm bưu thiếp có in hình khu phố Tây dọc theo đường Quai Courbet (đường Bạch Đằng hiện nay), với dòng chữ: “Anh đang ở Tourane, nơi những chiến binh của chúng ta dưới sự chỉ huy của Trung tướng Rigault de Gounelly từng chiến đấu!”. Hay tấm khác in hình bãi biển Đà Nẵng, xa xa là Ngũ Hành Sơn với dòng chữ: “Em yêu, đây là Tourane, nơi anh đang sống và làm việc vào những ngày hè rực nắng!”. Làm tất cả những điều ấy, người Pháp muốn chứng minh rằng “đây là vùng đất an toàn, đã được bình định và là một vùng đất tươi đẹp, giàu có với nhiều tiềm năng sinh lợi”, để thu hút các nhà đầu tư đến với vùng đất mới...
(Cadn.com.vn) - Tấm ảnh đầu tiên được chụp tại Việt Nam là khi nào, ở đâu? Người đầu tiên nghiên cứu về máy ảnh và lập “nhà làm ảnh” là ai, “nhiếp ảnh gia” đầu tiên nào đoạt giải ảnh nghệ thuật của Việt Nam?... Nhà sử học Dương Trung Quốc cho chúng tôi biết: “Theo hiểu biết của tôi, bức ảnh đầu tiên được chụp tại Việt Nam là... thành Điện Hải của Đà Nẵng! Người nghiên cứu về máy ảnh đầu tiên lại cũng là người Quảng - cụ Phạm Phú Thứ, người gốc H. Điện Bàn, Quảng Nam!”.
Ngành nhiếp ảnh thế giới ra đời từ năm 1839 do nhà sáng chế Daguerre phát minh, kể từ đó loài người mới biết đến một loại công cụ làm cho “một khoảnh khắc trở nên mãi mãi”. Điều khá thú vị là, chỉ một thời gian ngắn sau đó, kỹ thuật nhiếp ảnh đã có mặt tại Việt Nam. Mới đây, trong dịp trưng bày ảnh “1.000 năm Thăng Long – Hà Nội” tại Đà Nẵng, Nhà sử học Dương Trung Quốc cho chúng tôi biết: “Theo hiểu biết của tôi, bức ảnh đầu tiên được chụp tại Việt Nam là... thành Điện Hải của Đà Nẵng! Người nghiên cứu về máy ảnh đầu tiên lại cũng là người Quảng - cụ Phạm Phú Thứ, người gốc H. Điện Bàn, Quảng Nam!”.
Từ thông tin trên, tôi về lần giở lại tập sách ảnh “Đà Nẵng xưa và nay” mới hay điều ông Dương Trung Quốc nói là có thật. Tấm ảnh đầu tiên chụp tại Việt Nam do một sĩ quan Pháp tên là Jules Itier chụp ngày 31-5-1845 với loại máy Daguerreréotype, phim là một tấm kim loại bằng đồng có tráng bạc, bức ảnh này được ghi chú là “ĐonHai” (tức thành Điện Hải) tại Tourane.
Như vậy, chỉ 6 năm sau khi nhiếp ảnh ra đời thì hình ảnh của đất nước Việt Nam đã được thế giới biết đến. Ông Dương Trung Quốc còn cho chúng tôi biết thêm: Hiện nay, kho văn khố Bộ Thuộc địa của Pháp còn lưu trữ rất nhiều hình ảnh về Đà Nẵng và Quảng Nam xưa, nhất là những tấm ảnh về cuộc chiến tranh tại cửa Hàn năm Mậu Ngọ (1858) mà nhiều người gọi là... tranh tiếu tượng!”.

Làng ven biển Đà Nẵng xưa được in trên bưu thiếp.
Tôi thật sự bất ngờ khi nhìn thấy một tấm ảnh khác có giá trị lịch sử được ghi tại Đà Nẵng là: Năm 1862, Pháp cử hạm trưởng tàu chiến Forbin là Simon đến cửa biển Thuận An để đưa thư thông báo triều đình Huế cử phái đoàn qua Pháp điều đình chuộc lại 3 tỉnh miền Đông Nam kỳ. Chiến hạm trên đã ghé lại Đà Nẵng trước khi đến Huế. Nhìn tấm ảnh này ta thấy: quan Tuần vũ Quảng Nam đã tổ chức đón tiếp phái đoàn của Simon ngay trên bãi biển, với thể thức đúng như tiếp một đoàn sứ giả ngoại quốc đến Đà Nẵng.
Một điều độc đáo nữa là, cụ Phạm Phú Thứ - một người say mê tìm tòi, ghi chép về văn minh phương Tây trong những lần đi sứ (được tập hợp qua tác phẩm “Tây hành nhật ký”) là người Việt Nam đầu tiên nghiên cứu và ghi chép về... máy ảnh! Tôi tìm đọc trong “Tây hành nhật ký” có đoạn cụ chép về các công đoạn chụp ảnh lúc bấy giờ như sau: “Trước hết, lấy nước thuốc xoa lên một tấm kính rồi đặt tấm kính vào ống kính; sau đó, người được chụp đứng trước ống kính và quay mặt về ống kính; ánh sáng mặt trời lọt vào ống kính làm cho hình người in lên tấm kính, không sai một sợi tóc.
Tục người Tây thích chụp ảnh nhất, phàm những người mới quen biết nhau thì thích có ảnh của người quen; người trên, kẻ dưới đều như vậy vì người ta nói rằng, làm như vậy để tỏ ra không quên nhau”. Sau cụ Phạm Phú Thứ là cụ Đặng Huy Trứ - người lập “nhà làm ảnh” Cam Hiếu Đường đầu tiên của Việt Nam tại Hà Nội.

Quang cảnh đón tiếp phái đoàn của Simon ngay trên bãi biển Đà Nẵng.
Đầu thế kỷ XX, để quảng cáo thu hút đầu tư của chính quốc và các nước Châu Âu vào “vùng đất mới” Đông Dương, người Pháp đã sử dụng bưu ảnh để đưa “xứ Đông Dương thuộc Pháp” đến với thế giới. Tại Quảng Nam và Đà Nẵng, hàng trăm tấm bưu thiếp với các công trình kiến trúc độc đáo tại Hội An, Mỹ Sơn, tỉnh thành La Qua... và các công trình kiến trúc cổ kính như đình chùa còn khá nguyên vẹn được lần lượt đưa lên bưu thiếp.
Một nhà nghiên cứu lịch sử trẻ tại Đà Nẵng đã cho tôi tiếp cận bộ sưu tập ảnh Quảng Nam, Đà Nẵng xưa của anh: Đây là hầm số 1 đường sắt Huế - Tourane, khu chợ Hàn nhộn nhịp, ga xe lửa chợ Hàn, bệnh viện dành cho người Pháp bên trong thành Điện Hải, Cổ viện Chàm, nhà thờ Con Gà, một Bà Nà thành phố trong mây thơ mộng, Tòa thị chính (nay là trụ sở UBND thành phố)... Đặc biệt, người Pháp còn hướng góc máy của mình về một góc làng Hải Châu ven sông khá thơ mộng, một thiếu nữ Đà Nẵng, hay những ngư dân Tourane với nụ cười thân thiện bên cạnh chiếc thuyền buồm. Khôn ngoan hơn, họ còn in cả cảnh mỏ than Nông Sơn, mỏ vàng Bồng Miêu bên cạnh các công trình giao thông, kiến trúc hiện đại do thực dân Pháp xây dựng.
Mặt sau các tấm bưu thiếp, tôi bắt gặp những dòng chữ khá “bắt mắt”. Ví như, một tấm bưu thiếp có in hình khu phố Tây dọc theo đường Quai Courbet (đường Bạch Đằng hiện nay), với dòng chữ: “Anh đang ở Tourane, nơi những chiến binh của chúng ta dưới sự chỉ huy của Trung tướng Rigault de Gounelly từng chiến đấu!”. Hay tấm khác in hình bãi biển Đà Nẵng, xa xa là Ngũ Hành Sơn với dòng chữ: “Em yêu, đây là Tourane, nơi anh đang sống và làm việc vào những ngày hè rực nắng!”. Làm tất cả những điều ấy, người Pháp muốn chứng minh rằng “đây là vùng đất an toàn, đã được bình định và là một vùng đất tươi đẹp, giàu có với nhiều tiềm năng sinh lợi”, để thu hút các nhà đầu tư đến với vùng đất mới...