[Xã hội] Ngư dân Đà Nẵng cứu nhau trên biển

Congvien_it

Moderator
Ngư dân Đà Nẵng cứu nhau trên biển

(TNO) Tối 21.5, Trung tâm phối hợp tìm kiếm cứu nạn hàng hải khu vực 2 (Đà Nẵng MRCC) cho hay tàu cá ĐNa 90043 đang trên đường đến cứu tàu cá ĐNa 90244 bị hỏng máy trên biển.

Trưa cùng ngày, tàu cá ĐNa 90244 cùng 11 ngư dân khi đang đánh bắt tại vị trí có tọa độ 16,24 độ vĩ bắc, 110,20 độ kinh đông, cách Đà Nẵng khoảng 118 hải lý về hướng đông bắc thì bị hỏng máy không khắc phục được, trôi dạt tự do trong khu vực có gió nam cấp 4.
Thuyền trưởng Phạm Tiến Đức liên lạc với Đài TTDH Đà Nẵng nhờ hỗ trợ.
<table align="center"> <tbody> <tr> <td>
cuu-keo.jpg

Ngư dân miền Trung thường xuyên hỗ trợ, cứu kéo nhau khi bị nạn giữa biển - Ảnh: Nguyễn Tú

</td> </tr> </tbody> </table> Đài TTDH Đà Nẵng đã liên lạc với các đơn vị tìm kiếm cứu nạn khu vực và địa phương, đồng thời phát thông tin cấp cứu khẩn cấp yêu cầu các phương tiện hoạt động trong khu vực tăng cường quan sát và hỗ trợ tàu bị nạn.
Đến chiều nay 21.5, tàu cá ĐNa 90043 của thuyền trưởng Hồ Văn Thanh (trú P.Thanh Khê Đông, Q.Thanh Khê) nhận tin báo liền lên đường hỗ trợ, lúc này hai tàu đang cách nhau 75 hải lý.
Đà Nẵng MRCC cho hay, dự kiến tàu ĐNa 90043 sẽ cứu kéo tàu ĐNa 90244 về đến Đà Nẵng lúc 2 giờ rạng sáng 22.5.
Nguyễn Tú
 

mulove

New member
Thế mà có lần trên thời sự đưa tin tầu cứu hộ của nhà nước ra đến nơi không thỏa thuận được giá cả cứu hộ tàu cá nên lại quay về mặc kệ ngư dân trên biển đấy. Đúng là vô cảm.
 

BNN

Hỏa Sơn
May là ngư dân Đà Nẵng mới cứu nhau chứ nếu của tỉnh khác thì sẽ không cứu hay sao?. Hay ý nói là ngư dân của Đà Nẵng "đáng sống" rất là đoàn kết, hơn hẳn mấy tỉnh khác :) .
 

Congvien_it

Moderator
Nếu được tiếp xúc với những người dân đi biển các bạn mới biết được họ đoàn kết như thế nào khi ngoài khơi xa giữa mênh mông biển, nguy hiểm gió bão chỉ lác đác vài con tàu họ sẽ tự động đoàn kết để vượt qua, không đơn độc. Tàu cứu hộ cũng sẽ làm tốt nhiệm vụ của mình bảo hộ ngư dân, đặc biệt từ khi ngư dân bị các tàu Trung Quốc chiếm ngư trường thì điều đó đang được thể hiện hơn bao giờ hết để bảo vệ và thêm lòng tin cho ngư dân bám biển. Các vụ việc thỏa thuận cứu hộ chẳng qua là tàu của các doanh nghiệp, họ còn phải tính toán lợi hại khi bỏ tiền của ra cứu vớt với trị giá của tàu thuyền và hàng hóa, bất đồng nhiều thứ nữa, việc cứu hộ các tàu lớn cũng không phải dễ dàng gì. Có rất nhiều phóng sự và tin tức viết về tình cảm của ngư dân với tàu cứu hộ sau khi họ trãi qua nhưng lúc thập tử nhất sinh cùng nhau. Các bác chắc nên nhìn tích cực hơn trong chuyện này
 

Congvien_it

Moderator
Giờ Ngư dân ngày càng được trang bị nhiều thết bị hiện đại và được hỗ trợ cho vay làm lại tàu mới tốt hơn nên khả năng liên lạc tương tác nhau rất tốt. Một bài viết mình muốn chia sẽ với mọi người để hiểu thêm về nhiều khía cạnh biển đảo. Mình có những người bạn làm trong hải quân, an ninh nên cũng biết một phần về mặt tối rất bức xúc nhưng bên cạnh đó, những điều cũng rất đáng tự hào về đất nước. Bài viết đón nhận được sự phản biện của mọi người: Nguồn http://www.facebook.com/photo.php?fbid=352229568233343&set=a.213966772059624.43591.213961285393506&type=1

Chào các đồng chí, hôm nay đơn vị sẽ gửi đến các đồng chí bài viết của anh Nguyễn Ngọc Long, một hot blogger hiện nay, bài viết của anh rất tâm huyết về tình hình biển đảo hiện nay. Đơn vị mong rằng bài viết này sẽ giúp mọi người có cái nhìn đúng đắn hơn về tình hình biển đảo Tổ quốc ta
=====================
TRƯỜNG SA - HOÀNG SA VÀ NHỮNG CHUYỆN CHƯA BAO GIỜ KỂ

Hôm trước, mình đặt câu hỏi về việc các bạn suốt ngày phê phán Người phát ngôn Bộ Ngoại Giao Việt Nam "nhai đi nhai lại" các thông điệp phản đối khi Trung Quốc có hành vi xâm phạm chủ quyền của Việt Nam, vậy theo các bạn chúng ta phải làm gì? Thật bất ngờ khi câu hỏi này thu hút một số lượng lớn các bạn vào thảo luận và đưa ý kiến cực kỳ nghiêm túc (http://on.fb.me/13FuVDS). Theo đó, hàng trăm comments đã được gửi lên. Tổng hợp lại thì có các ý lớn thế này:

1- Việc "nhai đi nhai lại" này là cần thiết để mai mốt nếu Việt Nam có kiện ra tòa án Quốc Tế thì cũng có bằng chứng.
2- Các bạn tin tưởng tuyệt đối vào sách lược của Chính phủ trong vấn đề biển đảo. Dù có những cái các bạn vẫn thấy "mơ hồ" nhưng các bạn cho rằng nếu làm cho mọi thứ "rõ ràng" hơn thì không còn gì gọi là bí mật và khi đó Trung Quốc có thể dễ dàng đối phó.
3- Ủng hộ việc dùng vũ lực
4- Kiện ra tòa án quốc tế
5- Tranh thủ sự ủng hộ của cộng đồng quốc tế
6- Tăng cường hỗ trợ giúp ngư dân bám biển
7- Thoát khỏi tầm ảnh hưởng của Trung Quốc về kinh tế, chính trị và văn hóa
8- Tăng cường năng lực quân sự

Mình cực kỳ trân trọng các ý kiến đóng góp kèm theo những giải thích, lập luận xác đáng của tất cả các bạn. Còn trong phạm vi những gì mình hiểu biết thông qua tự tìm tòi nghiên cứu, phỏng vấn những người có ảnh hưởng, có uy tín trong xã hội và Chính phủ, thông qua thực tế mắt thấy tai nghe khi ra Trường Sa và tiếp xúc với các chiến sĩ, mình xin được cung cấp thêm thông tin thế này để các bạn tham khảo nhé.

1.
Trung Quốc là nước lớn, mạnh hơn Việt Nam về mọi mặt như Kinh tế, Quân sự, Vũ khí, Đạn dược và tiếng nói trong Cộng đồng Quốc tế. Nếu "đánh nhau" tay đôi, thắng thua không biết, nhưng chắc chắn phía chịu thiệt hại nặng nề là Việt Nam của chúng ta. Khi nói chuyện với các tướng lĩnh từ cấp thấp đến cấp vừa, cấp cao của Việt Nam, mình phải ghi nhận một điều là chẳng ai "run sợ" nếu buộc phải sa vào tình thế chiến tranh. Chúng ta "anh hùng" 1, họ anh hùng gấp 1 triệu lần. Khi chúng ta hứa hẹn này kia trên bàn phím, họ đã và đang anh hùng bằng những hành động và việc làm thiết thực.

Các bạn có biết trong một chuyến đi đón công binh làm nhiệm vụ xây dựng từ một đảo chìm về lại đất liền, tai nạn đã xảy ra. Không rõ vì lý do gì mà chiến sĩ công binh này mất tích (có giả thiết trượt trân ngã rơi xuống biển khi đang câu cá). Rất nhiều tàu cứu hộ đã được phái ra vùng biển đó cấp tốc tìm kiếm trong nhiều ngày trước khi chấp nhận mất đi 1 người đồng đội. Dù đó là điều không ai mong muốn nhưng toàn bộ các chiến sĩ có mặt trên tàu cũng như các cấp chỉ huy tại đất liền đã bị kỷ luật từ quân đến tướng. Mất vạch, mất sao và nhiều hình thức kỷ luật cộng thêm khác nữa. Kể chuyện này để các bạn hiểu rằng mạng sống con người không phải là thứ để mang ra làm chuyện mua vui như vậy được. Mình nhấn mạnh, đó là sự mất mát của chỉ duy nhất 1 người.

Các bạn có biết khi Trung Quốc cử tàu hộ tống mang dàn khoan khổng lồ cao hàng trăm mét ra tìm cách thả xuống biển Đông để khai thác dầu khí, chiến sĩ của chúng ta trên các nhà giàn đã phải thay nhau theo dõi ngày đêm, kết hợp chặt chẽ với chỉ huy tại đất liền để giám sát nhất cử nhất động của tàu địch. Nếu bất cứ khi nào đội tàu hộ tống này có dấu hiệu ngưng lại tại vùng biển chủ quyền của Việt Nam thì lập tức chúng ta phải cử tàu chiến ra "xua đuổi" không cho dàn khoan này được thả xuống dù với bất cứ lý do gì. Chúng ta “tuyệt đối yếu” hơn đối phương, trong khi chúng lại thường xuyên gây hấn, kích động để Việt Nam "ra tay" trước. Khi ấy, chúng sẽ có lý do hợp pháp để đánh chiếm vào những hòn đảo của chúng ta.

Nếu tình huống xấu nhất là Trung Quốc chiếm thành công 1 đảo của Việt Nam (điều này khó có khả năng xảy ra) thì chúng ta sẽ làm gì? Lên tiếng nhờ cộng đồng quốc tế ủng hộ mình ư? Cũng được, nhưng Trung Quốc sẽ ngay lập tức la làng lên rằng họ không đi xâm lược, không đi đánh chiếm đảo của Việt Nam. Họ chỉ đang "đòi lại" những gì thuộc về “chủ quyền bấy lâu nay” của họ. Trung Quốc sẽ ngay lập tức ngang ngược nói rằng chính Việt Nam mới đi chiếm đảo của Trung Quốc và bây giờ "bị lấy lại". Hãy nhìn vào những gì Trung Quốc đang ngày đêm bắc loa tuyên bố một cách trơ trẽn về Hoàng Sa sẽ hiểu điều mình nói. Tất cả những gì Trung Quốc CẦN, CẦU MONG VÀ CHỜ ĐỢI LÚC NÀY chính là một hành động thiếu kiềm chế bất kỳ từ phía Việt Nam để họ có thể đàng hoàng phát pháo. Và đó cũng chính là điều mà tất cả chiến sĩ của chúng ta ngoài hải đảo phải thuộc nằm lòng. Phải luyện chí rèn gan, giữ vững lập trường và kiên định để tránh tuyệt đối phạm vào sai lầm như vậy.

2.
Còn về vấn đề kiện tụng, ngay khi ngồi ở trên tàu ra Trường Sa mình đã hỏi một luật sư có tiếng. Cô ấy nói Việt Nam không thể nào làm như vậy được. Thứ nhất, chúng ta đang bị lệ thuộc quá nhiều vào Trung Quốc (bạn nào có comment ý này vô cùng chuẩn xác). Nếu chúng ta chỉ cần "lên gân" với Trung Quốc thì có thể hàng chục triệu gia đình sẽ lâm vào cảnh lầm than bằng những đòn đánh vào kinh tế. Để thoát ra khỏi sự lệ thuộc này, cần rất nhiều nỗ lực và thời gian. Thứ hai, ngay cả nếu chúng ta "kiện thắng" thì tòa án Quốc tế cũng không có chức năng hành pháp. Họ CHỈ CÓ THỂ KÊU GỌI bên "thua kiện" thực hiện điều ABC nào đó. Tòa án Quốc tế không giống như tòa án trong nước để có thể có chế tài buộc ông A bà B nào đó phải vào tù hay ông C phải bồi thường cho bà D vài chục triệu, trả lại tang vật trong vụ án v.v... Tức là đừng quá kỳ vọng việc tòa án Quốc tế sẽ giúp chúng ta bảo vệ chủ quyền biển đảo.

Ai đó nói rằng chúng ta cần “đánh động” thì xin thưa, việc đi kiện tụng như thế chẳng đánh động được cái gì ngoài việc khiến cho Trung Quốc có cớ sử dụng các đòn trừng phạt phi quân sự nhắm tới Việt Nam. Cùng với đó, họ sẽ dùng ảnh hưởng của mình để gây sức ép lên cộng đồng Quốc tế và cô lập Việt Nam, bao vây kinh tế v.v... Trong khi đó, cái mà chúng ta cần nhất bây giờ là tranh thủ sự ủng hộ của cộng đồng Quốc tế. Thế nên phương án kiện là KHÔNG NÊN VÀ KHÔNG THỂ, vì chúng ta sẽ bị hại nhiều hơn lợi. Và cũng cần nói thêm rằng việc "tranh thủ sự ủng hộ của cộng đồng Quốc tế" không đồng nghĩa với việc phụ thuộc hoàn vào vào một "Quốc gia đồng minh" nào cả. Thật ngây thơ khi cho rằng Mỹ, hay Nga hay Nhật sẽ giúp chúng ta một cách vô tư và họ chẳng có ý đồ gì trong đó. Nên nhớ, tiền của dân nước ngoài ta đóng thuế, máu của binh sĩ người ta không có mang qua "cúng chùa" cho Việt Nam đâu ạ. Điều này sẽ rất dễ để hình dung ra được khi các bạn tránh được việc đồng nhất giữa việc bảo vệ chủ quyền biển đảo với việc "chống một mình Trung Quốc".

Các ý như tăng cường sức mạnh quân sự, tăng cường trợ giúp ngư dân bám biển thì Việt Nam đã và đang làm rất tốt. Còn phải làm đến thế nào mới thỏa lòng tất cả mọi người thì đó là câu hỏi không thể có đáp án chung. Cách đây 4 năm, việc di chuyển từ tàu hải quân vào tiếp cận nhà giàn được thực hiện bằng... dây thừng! Hiện nay chúng ta đã có xuồng CQ có thể vào tận nơi một cách dễ dàng. Trước kia các chiến sĩ phải phấn đấu cả 6 tháng trời để được một lần gọi bộ đàm về liên lạc với đất liền thì ngày nay, 100% đảo nổi đảo chìm và nhà giàn của chúng ta được trang bị trạm thu phát sóng vệ tinh của Tập đoàn viễn thông. Chúng ta có cả hệ thống liên lạc internet đủ mạnh để thực hiện họp online, chữa bệnh từ xa. Đời sống ở Trường Sa giờ đây đã hoàn toàn thay đổi.

3.
Ngày trước, mỗi khi đọc tin Trung Quốc khai trương một tòa nhà nào đó ở quần đảo Hoàng Sa của Việt Nam mà họ đang chiếm đóng phi pháp, mình rất cay cú và tự hỏi "tại sao một việc đơn giản thế mà Việt Nam không làm, cứ để cho Trung Quốc một mình một chợ?". Ngày hôm nay thì thấy nó khởi công xây nhà. Ngày mốt thì thấy nó rồng rắn đưa người ngựa ra đốt pháo khánh thành. Ngày sau nữa lại thấy nó làm sân bay. Ngày sau sau nữa lại thấy nó đưa khách ra tham quan du lịch? VẬY TẠI SAO VIỆT NAM KHÔNG CHỊU LÀM NHƯ VẬY MÀ CỨ PHẢN ĐỐI LÊN PHẢN ĐỐI XUỐNG LÀM GÌ???

Và đến khi mình được nghe chuyện về lực lượng công binh, là những người đi phá mìn mở đường xây nhà trên đảo thì mình đã tự có câu trả lời rồi. Tóm lại một cách đơn giản và dễ hiểu thì xây nhà trên đất liền khó 1 thì đặt một viên đá trên mặt biển khó gấp 1 vạn lần. Mình ước gì tất cả các bạn có thể tận mắt chứng kiến nhà giàn có 8 cây cột thép choài ra làm "chân chống" với mỗi cây cột có đường kính khoảng chừng nửa mét, lại được giằng thêm hàng chục cây thép nhỏ hơn để đan kết vào nhau sừng sững giữa bạt ngàn sóng nước. Và nếu các bạn biết rằng cách đó 4 năm, những nhà giàn vững chắc kiên cố như một tòa lâu đài thép đã bị kéo đổ nhào xuống biển, mang theo cả một tiểu đội mãi mãi không bao giờ trở về được đất liền, các bạn sẽ "cảm" được một phần của công việc xây cất ở nhà giàn cũng như trên các đảo.

Hãy thử hình dung, nếu bạn đang ở giữa một đảo san hô, xung quanh ngập nước chừng 1m, xuồng CQ không thể nào tiếp cận, tàu hộ tống chở theo nguyên liệu là xi măng đá tảng buộc phải neo đậu cách đó chừng 5km thì bạn sẽ làm thế nào để mang vác được xi măng, gạch, đá, sắt thép rồi canh thủy triều lên xuống để đổ cho được một cây cọc bê tông đầu tiên xuống rồi "khô lại" giữa lòng biển khơi? Hãy cố hình dung đi. Chỉ cần hình dung với nhiệm vụ là một cây cọc bê tông duy nhất chứ chưa nói tới những gì lớn lao to tát. Khi đã lờ mờ tìm ra một cách làm nào đấy, bạn sẽ tự có câu trả lời cho câu hỏi "đơn giản" được bôi hoa toàn bộ ở phía trên.

Cũng có thể tiết lộ với các bạn rằng ở phạm vi bán kính chừng 1km quanh các đảo (thay đổi tùy theo diện tích) là cơ man các cọc bê tông sừng sững để sẵn sàng "nghênh chiến" với các loại tàu thuyền... [Các chi tiết sâu hơn liên quan đến vũ khí và hệ thống chiến đấu, phòng thủ ở đoạn này đã bị cắt ]. Thực sự, nếu được đặt chân lên một đảo tại Trường Sa, các bạn sẽ biết rằng "Việt Nam tuy không hiếu chiến, nhưng để đánh được vào các đảo của Việt Nam là cả một vấn đề".

4.
Cũng trong chuyến đi 10 ngày lênh đênh trên biển, có một sự bất ngờ tới mức "gây sốc" cho toàn bộ đoàn công tác. Đó là dù quan sát ở bất cứ góc độ nào, cũng chỉ thấy có ta và.. ta và... biển. Thế nhưng ngay khi tàu HQ960 "tình cờ" chạm trán với tàu hải giám Trung Quốc (bẻ lái cắt ngang vuông góc) thì ngay lập tức thấy lù lù 2 tàu chiến của hải quân Việt Nam xuất hiện. Tất cả mọi người đều không biết các tàu chiến này ở đâu ra, và càng sốc hơn nữa khi được cho biết họ đi theo bảo vệ đoàn công tác ngay từ khi rời cảng!!! Chưa hết, khi đặt chân lên tới An Bang, mình còn được tận mục sở thị một buổi huấn luyện của đặc công biển Việt Nam với hành trình bơi hàng chục km mỗi ngày luyện tập mang theo vũ khí đổ bộ vào đảo và hiệp đồng tác chiến với các chiến sĩ tại trận địa. Có thể tin hay không tùy bạn, nhưng họ còn có khả năng nằm im dưới nước sâu trong suốt nhiều giờ đồng hồ cho đến khi được lệnh tiếp tục "hành quân" vào đảo.

Tuy nhiên, tất cả các trang thiết bị vũ khí, súng ống đạn được, quân lính tinh nhuệ… của chúng ta không phải được sinh ra để tấn công mà là phòng thủ. Việt Nam còn yếu, nên chủ trương của chúng ta là đối thoại và hợp tác, dựa trên việc thu thập, củng cố rồi tuyên truyền các bằng chứng lịch sử để tranh thủ sự ủng hộ của cộng đồng Quốc tế. Việt Nam không bao giờ đối đầu, không bao giờ dùng vũ lực, không bao giờ "phát pháo" trước trong mọi tình huống để kẻ thù có thể dựa vào làm nguyên nhân gây chiến. Trong khi đó, chúng ta bằng mọi giá bảo vệ chủ quyền tất cả những đảo chìm, đảo nổi, bãi cạn... mà chúng ta đang có. Luôn luôn bày tỏ quan điểm phản đối, nêu rõ chủ quyền, quyền chủ quyền và quyền tài phán không thể tranh cãi của Việt Nam với các đảo, quần đảo, bãi cạn mà chúng ta thực sự có chủ quyền, BAO GỒM CẢ NHỮNG NƠI ĐÃ BỊ KẺ THÙ DÙNG VŨ LỰC CHIẾM ĐÓNG TRÁI PHÉP (trong lịch sử). Điều mà các bạn hay gọi là "nhai đi nhai lại".

5.
Liên quan đến việc tàu cá Việt Nam bị Trung Quốc ngăn chặn, xua đuổi, bắn phá khi khai thác trong khu vực quần đảo Trường Sa, Hoàng Sa và tàu cá Trung Quốc ngang ngược tiến vào quần đảo Trường Sa của Việt Nam để đánh bắt trái phép thì do chính những nhà báo của mình NHIỀU KHI không nắm rõ thông tin nên việc tuyên truyền dễ gây ra những nhầm lẫn căn bản.

Đầu tiên phải hiểu thế này. Trường Sa và Hoàng Sa là quần đảo tức là gồm nhiều đảo nhỏ. Với mỗi đảo thì chúng ta lại có rất nhiều thuật ngữ liên quan đến việc xác lập chủ quyền, nhưng gần gũi nhất có lẽ là "lãnh hải". Nếu chỉ xét riêng về lãnh hải, thì các bạn cứ tạm hiểu như một vòng tròn kim cô xung quanh các đảo. Nếu chúng ta xác lập chủ quyền ở 1 đảo, thì mặc nhiên chúng ta có thêm chủ quyền ở một đường biên lớn hơn chạy xung quanh đó nữa.

Tập hợp các đường viền như vậy ở tất cả các đảo mà chúng ta có chủ quyền nó sẽ là nơi chúng ta mặc nhiên đi lại và khai thác. Chứ không phải cứ lấy cây bút rồi khoanh một vòng "to đùng" bao hết các đảo lại cho rằng đó là vùng bất khả xâm phạm của mình. Vậy nên chủ quyền của chúng ta sẽ là một vùng thực sự rất... loằng ngoằng, có chỗ thì chồng chéo, có chỗ bị "hở" ra. Và theo luật, cái chỗ hở đó là hải phận quốc tế. Dù nhìn vô bản đồ nó có vẻ nằm hoàn toàn trong "khu vực" quần đảo Trường Sa.

Chưa hết, trong lịch sử một số đảo chúng ta đã bị Trung Quốc dùng vũ lực chiếm đi. Cho nên, dù cái đường vòng quanh đảo đó là lãnh hải của Việt Nam nhưng trong thực tế nếu tầu thuyền của ngư dân đi vào đó thì sẽ bị xua đuổi và bắn phá. Tức là các tàu đó bị bắn phá do xâm phạm vào "lãnh hải có được vì chiếm đóng trái phép" của Trung Quốc, nhưng lại là "lãnh hải dựa trên cơ sở pháp lý quốc tế và căn cứ lịch sử không thể tranh cãi" của Việt Nam. Cho nên báo chí sẽ phải đưa tin là tàu cá ngư dân bị bắn trong vùng lãnh hải "của Việt Nam". Thậm chí Bộ Ngoại Giao cũng phải tuyên bố như vậy. Và chính sự nhập nhằng này cũng khiến nhiều người cho rằng chúng ta quá hèn kém khi để cho ngư dân bị vạ lây như vậy.

Tương tự với việc Trung Quốc xua đội tàu cá hàng chục chiếc "tràn vào khu vực Trường Sa và Hoàng Sa" của Việt Nam để đánh bắt trái phép. Trong thực tế, quanh năm suốt tháng đều có tàu cá của Trung Quốc "mon men" đến gần các đảo của Việt Nam. Và khi này, chắc chắn 100% chiến sĩ trên đảo sẽ theo quy trình để có hành động xua đuổi thích hợp và mức cao nhất là sẵn sàng chiến đấu không khoan nhượng nếu việc xua đuổi không thành công.

Tuy nhiên, nếu các tàu cá này đi vào những vùng "lỗ thủng" của lãnh hải đan xen giữa các đảo thì thực tế không xâm phạm lãnh hải Việt Nam nhưng vẫn coi là "ùa vào khu vực quần đảo Trường Sa của Việt Nam được". Điều tương tự xảy ra nếu các tàu này đi vào lãnh hải của các đảo thuộc chủ quyền Việt Nam nhưng bị đánh cướp bằng vũ lực và chiếm đóng trái phép trong quá khứ. Chưa kể theo thông lệ quốc tế, nếu tàu họ "vô tình" đi vào một vùng lãnh hải nào đó thực sự hoàn toàn thuộc Việt Nam thì mình cũng không thể nào ra bắn phá mà trước tiên là xua đuổi. Và trong đại đa số các trường hợp, khi mình xua đuổi thì nó sẽ dời đi. Nhưng báo chí vẫn coi đấy là việc ùa vào vùng lãnh hải của Việt Nam.

6.
Tóm lại những việc mà chính phủ đang làm - THEO CÁ NHÂN MÌNH ĐÁNH GIÁ - là hoàn toàn đúng đắn về đường lối chính sách, phù hợp với tình hình thực tế hiện nay của đất nước. Sau khi đi thực tế, theo cách gọi của đoàn công tác, là "thăm và kiểm tra các đảo" thì phải nói là mình hoàn toàn yên tâm rằng ít nhất là các đảo mình đang giữ sẽ khó mà bị Trung Quốc đánh chiếm. Những sự vi phạm chủ quyền theo dạng quấy nhiễu của Trung Quốc chúng ta đều có quy trình đối phó an toàn nhất.

Về phía cộng đồng quốc tế, chúng ta đang làm cực tốt việc "nhai đi nhai lại bài ca phản đối" mọi lúc mọi nơi, trên mọi phương diện dù sự vi phạm có lớn như con voi hay nhỏ như con kiến. THEO THÔNG LỆ LUẬT PHÁP QUỐC TẾ, ĐIỀU ĐÓ LÀ CỰC KỲ QUAN TRỌNG! Chúng ta cũng chấp nhận việc "gây hiểu lầm" về năng lực bảo vệ ngư dân hay năng lực phòng thủ khi sẵn sàng ra tuyên bố chủ quyền ngay cả trong trường hợp thực ra chúng ta chỉ bị vi phạm chủ quyền theo lý thuyết. Theo mình, đây là một đánh đổi cực kỳ quan trọng và dũng cảm. Các bạn hãy đọc thật kĩ phần trên để hiểu và cùng đi giải thích cho nhiều người khác cùng hiểu nữa.

Việc tốt nhất mà mỗi người chúng ta có thể chung tay, theo mình chính là nâng cao nhận thức, kiến thức về luật biển, về UNCLOS, phải hiểu được lãnh hải là gì, đường cơ sở là gì, cơ sở xác lập chủ quyền biển đảo thế nào, vùng nội thủy là gì, vùng đặc quyền kinh tế là gì, thềm lục địa là gì, thềm lục địa mở rộng là gì... v.v... và v.v... Chừng nào làm được như vậy chúng ta mới mong hiểu đúng, hiểu rõ và hiểu sâu về tình hình chiến sự tại Biển Đông. Mới không hoang mang khi tiếp nhận thông tin từ những nhà báo thực ra nhiều khi cũng chưa hiểu sâu về biển đảo, từ những thông tin mà Nhà nước buộc phải nói theo kiểu khiến người dân nghe vô sẽ tự nhiên thấy hoang mang (http://on.fb.me/13FvJIW). Và quan trọng nhất là đủ tỉnh táo để phân biệt đúng sai, mức độ chính xác của thông tin từ những nguồn tin không thiện chí.

>>> Hình minh họa là một trong những hình ảnh hiếm hoi liên quan đến vũ khí tại Trường Sa được Chuẩn đô đốc LMT cho phép công bố.

>>> Join grouo Những bài viết hay nhất trên facebook Nguyễn Ngọc Long Backmoon để không bỏ lỡ các bài viết quan trọng trên facebook của mình.

>>> ĐỌC THÊM:

+ KHÔNG YÊU NƯỚC BẰNG MÁU CỦA BẤT CỨ NGƯỜI NÀO - http://on.fb.me/13FuyJp

+ NGƯỜI CHIẾN SĨ VÔ DANH - http://on.fb.me/10MfiGp

+ SỰ TÍCH PHAN VINH - http://on.fb.me/10MflSI

+ TRƯỜNG SA KÝ SỰ P1 - http://on.fb.me/10MfkxY

+ TRƯỜNG SA KÝ SỰ P2 - http://on.fb.me/10Mfrts

+ TRƯỜNG SA KÝ SỰ P3 - http://on.fb.me/10Mftla

+ TRƯỜNG SA KÝ SỰ P4 - http://on.fb.me/10Mfu8H

+ TRƯỜNG SA KÝ SỰ P5 - http://on.fb.me/10MfvcL

+ TRƯỜNG SA KÝ SỰ P6 - http://on.fb.me/10MeXnk

+ TRƯỜNG SA KÝ SỰ P7 - http://on.fb.me/10Mfzt6

+ TÌM HIỂU VỀ QUÁ TRÌNH XÁC LẬP CHỦ QUYỀN CỦA VIỆT NAM (http://bitly.com/13FuMjR), TẠI HOÀNG SA (http://bitly.com/13FuBoF), TRƯỜNG SA (http://bitly.com/13FuF82) VÀ CÔNG ƯỚC LIÊN HIỆP QUỐC VỀ LUẬT BIỂN (http://bitly.com/13FuDgb).
 

Facebook Comment

Similar threads
Thread starter Tiêu đề Diễn đàn Trả lời Ngày
C [Xã hội] Đà Nẵng: Sát cánh bảo vệ ngư dân Tin tức 24h 0
C [Đà Nẵng] Đà Nẵng xuất tiền cho ngư dân đóng tàu khủng Tin tức 24h 0
mulove Ngư dân Đà Nẵng trúng mẻ cá lớn Tin tức 24h 2
C [Doanh nghiệp] Ngư dân Đà Nẵng vây Công ty Procimex đòi nợ Tin tức 24h 1
BNN Phát động nhắn tin ủng hộ ngư dân tại Đà Nẵng Sóng BIỂN ĐÔNG 0
Viết Sang Đà Nẵng: Đưa 9 ngư dân gặp nạn trên biển vào bờ an toàn Tin tức 24h 0
C [Xã hội] Những câu chuyện của ngư dân về những lần đụng độ tàu Trung Quốc Tin tức 24h 0
C [Sức khỏe] Lời thề của ngư dân Lý Sơn Tin tức 24h 0
rcp [Sức khỏe] Bướm lạ quấy nhiễu ngư dân Quảng Nam Tin tức 24h 1
BNN [Đà Nẵng] Bắn chìm "tàu lạ", cứu ngư dân Tin tức 24h 0
rcp Ngư dân Trung Quốc và... hải quân nhân dân Sóng BIỂN ĐÔNG 2
K Ngư dân đánh bắt vùng Trường Sa được mùa Tin tức 24h 0
Viết Sang Cứu sống ngư dân Philippines gặp nạn gần Trường Sa NHỊP SỐNG ĐÀ THÀNH 0
Viết Sang [Đà Nẵng] Ngư dân sắp có điện thoại chuyên dụng Tin tức 24h 0
B Một ngư dân lại trúng hơn 2 tỷ đồng sau 1 ngày ra khơi Tin tức 24h 0
BNN [Việt Nam] 6 ngư dân biệt tích ở Hoàng Sa suốt hai tháng Tin tức 24h 2
Y Ngư dân Quảng Ngãi nộp tiền chuộc vẩn bị phía Trung Quốc cướp ngư cụ Tin tức 24h 0
C [Xã hội] Phát hiện dép nhãn hiệu Trung Quốc gây ngứa, nhức chân Tin tức 24h 0
BNN Đà Nẵng ưu tiên cho "ngư quân" Sóng BIỂN ĐÔNG 0
A Tìm tuyến xe bus ở đà nẵng(thpt thái phiên tới dh ngoại ngư) Địa chỉ Đà Nẵng 0
D Ăn bào ngư ở Cù Lao Chàm VĂN HÓA ĐÓ ĐÂY! 2
BNN Hàng trăm công ty VN ngừng sản xuất hải sản Sóng BIỂN ĐÔNG 0
rcp Lễ hội "cầu ngư" và "nghinh Ông" - biển Thuận An Viết về Đà Nẵng 0
bachsa [Tài chính] Giải thích thuật ngữ tài chính-Hệ thống tài chính toàn cầu-Sách trực tuyến Thư viện - Sổ tay 0
Q Cần mua cá Liếc Ngư sll,ai biết nguồn chỉ giúp với. Địa điểm ở Đà Nẵng á? Các Địa Chỉ Khác 2
cong_cong Song ngư-Pisces(19/2-20/3) Bói toán - Phong thủy 1
samurai Bò Tái Thái Ngư - Đà Nẵng Khách sạn - Nhà hàng 1
O [Truyền thống] Lễ hội Cầu Ngư Lịch sử Đà Nẵng 0
denledroman 4 mẫu công tắc điện dân dụng được sử dụng phổ biến hiện nay Tin dịch vụ 0
rcp [Sự kiện] Xe chở bia bị lật, dân giúp tài xế thu gom Tin tức 24h 0
C Cách viết CV hấp dẫn cho dân IT Hỏi đáp Tin học 1
C [Tin tức] Đầu tư xây dựng đường giao thông tại khu dân cư Đa Phước ngay trong 6 tháng cuối Dự án Đà Nẵng 0
D MÁY TUỐT LẠC của nông dân sáng chế Máy móc - Thiết bị 0
C [Xã hội] Náo loạn vì xe khách "nhốt" người dân rồi bỏ chạy Tin tức 24h 0
C [Xã hội] Bình về cái "cầu hiền", đãi ngộ, dân chủ ở Đà Nẵng Tin tức 24h 0
Q Cư dân mạng "sục sôi" với bài thơ "Thực trạng sinh viên ra trường" Tin tức 24h 0
C [Đà Nẵng] Bá Thanh:"Người dân tin tôi đi. xây nhiều sân golf..ngồi đó cũng có thể thu tiền Tin tức 24h 0
C [Xã hội] Tiên Lãng:khoảng chục ôtô chở các tên côn đồ đến đánh người dân Tin tức 24h 2
C [Đà Nẵng] Đừng để mồ côi dân Tin tức 24h 0
C Dân Đà Nẵng vây bắt 'cát tặc' Tin tức 24h 2
C [Xã hội] Bài học dân gian cho những cây cầu tuổi thọ ngắn Tin tức 24h 0
C [Xã hội] Người dân Đà Nẵng chặn hàng trăm xe tải Tin tức 24h 0
C [Đà Nẵng] 410 cán bộ Đà Nẵng xuống làm tổ trưởng dân phố Tin tức 24h 0
C [Kinh tế] Ngân hàng "bốc thuốc sai", dân chịu thiệt Tin tức 24h 0
mulove CSGT và người dân 'khẩu chiến' Tin tức 24h 4
C [Khu hỗn hợp] Quy hoạch khu dân cư đô thị Dự án Đà Nẵng 0
C [Du lịch] Đà Nẵng: Ban hành Đề án Bảo tồn và phát huy giá trị di sản văn hóa dân tộc giai Tin tức 24h 0
C [Đà Nẵng] Tổng đài hành chính công Đà Nẵng: Chủ động “chăm sóc” người dân Tin tức 24h 0
C [Đà Nẵng] Người xây cầu cho voọc Sơn Trà: Mong người dân Đà Nẵng hiểu hơn về núi Tin tức 24h 0
C [Xã hội] Quyền giám sát tối cao thuộc về nhân dân Tin tức 24h 0

Similar threads

Top